ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

146

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137, Kỳ 138, Kỳ 139, Kỳ 140, Kỳ 141, Kỳ 142, Kỳ 143, Kỳ 144, Kỳ 145, Kỳ 146,

 

Hölderlin-Dilthey-Nietzsche (tiếp)

Trong phần cuối chuyên đề về Hölderlin , Dilthey nhận xét thơ của ông có một tiềm lực diễn đạt hoàn chỉnh nhất, một vị trí ưu việt bên cạnh Novalis, Uhland và Mörike trong lĩnh vực thơ trữ t́nh kể từ sau Goethe.[257] Theo Dilthey, những nhà thơ trữ t́nh này làm sống dậy trong ta mối quan hệ với đời sống nội tâm, cái nh́n mới về nội tâm con người qua khả năng diễn đạt nghệ thuật. Song cái then khóa để hiểu, để lănh hội thơ là t́m trong kinh nghiệm sống/Erlebnis. Trong thông diễn học Dilthey như đă nói ở phần trên, kinh nghiệm sống và lănh hội là hai mặt của quá tŕnh luận lư thông diễn. Qua cuộc đời Hölderlin và biểu hiện trong hai tác phẩm lớn, có thể hợp nhất khi xét đến thơ trữ t́nh của ông, Dilthey xác định đă đạt được thành tựu bất tử.[258]

Mối quan hệ giữa cuộc đời và thơ của Hölderlin cho thấy những kinh nghiệm sống của thi sĩ dàn trải qua những bài thơ, qua những giai đoạn khác nhau trong ứng xử phát triển h́nh thái thơ của ông. Những phân tích hai tác phẩm nói trên của Dilthey cho người đọc rơ thái độ của thi sĩ về cuộc đời, h́nh dung ra được tính khí, dựa vào những tượng trưng trong thơ ông. Khi Dilthey khẳng định Hölderlin mở đầu triều thơ mới, đối chiếu với Goethe: thơ của Goethe rút ra từ những kinh nghiệm sống biểu hiện một nhân cách có bản tính nhậy cảm vô cùng, một khả năng không bao giờ cạn, kể cả trong những bài thơ buồn, thi sĩ cũng vượt lên mọi nỗi buồn, đáp ứng với mọi t́nh cảnh. Hölderlin lại khác, luôn luôn sống trong hoàn cảnh, cảm nghĩ của ông chịu ảnh hưởng những ǵ ông chịu đựng và do t́nh thế xẩy ra; điều đó có nghĩa là ông không bao giờ sống hoàn toàn trong thực tế, hơn nữa từ hoài vọng quá khứ vĩ đại của Hy lạp “phá huỷ cảm nghĩ của ông đối với hiện tại”, “thơ ông cũng giống như cuộc đời của ông: hiện hữu của ẩn sĩ Hyperion hoàn toàn thoả măn từ trạng thái tinh thần về những ǵ kinh qua, Empedokles cảm nhận quá khứ mạnh đến độ chỉ c̣n hy vọng giải thoát qua cái chết.” Những bài thơ của ông cũng phản ảnh cảm nghĩ như vậy, theo Dilthey có nghĩa là quan hệ hiện hữu cá nhân của thi sĩ trở thành quan hệ của chính đời sống một nhà thơ triết lư/philosophische Dichter. Tiêu biểu như bài thơ nói về  cảnh  tượng của buổi chiều (Abendstimmung) trong Abenphantasie/Ảnh tưởng chiều:

                  

                   Wohin denn ich? Es leben die Sterblichen

                   Von Lohn und Arbeit; wechselnd in Mü’ und Ruh’

                               Ist alles freudig; warum schläft den

                               Nimmer nur mir der Brust der Stachen?

                   …………..

                   In Licht und Luft zerrinnen mir Lieb und Leid! -

Doch, wie verscheucht von törichter Bitte, flieht

       Der Zauber; dunkel wirds und eisam

       Unter dem Himmel, wie immer, bin ich. –

Komm du nun, sanfter Schlummer! Zu viel begehrt

Das Herz; doch endlich, Jugend, verglühst du ja,

       Du ruhelose, träumerisch!

Vậy rồi tôi đi về đâu? Há không phải con người/[sinh ra rồi phải chết] sống

Nhờ đồng lương và lao động; tính toán quân b́nh lao khổ với nghỉ ngơi

       tấc cả là lạc thú; tại sao một ḿnh lại không bao giờ

       chú tâm đến gai góc thúc phọc tôi?

…………..                                                                                      

T́nh yêu và sầu năo của tôi tan vào trong ánh sáng và không khí! -

Như thể yêu cầu điên khùng tan ră, lời nguyền

       Đă nát; bóng tối đổ xuống và đơn côi

       Dưới  trời; tôi hằng như vậy. –

Giờ đây ngươi đến, giấc ngủ nhẹ nhàng! V́ trái tim

Đ̣i hỏi quá nhiều; rốt cuộc, tuổi trẻ, chết đó,

       tuổi trẻ hiếu động, mơ mộng!

      

Đây cũng là một trong những bài thơ mà Nietzsche thích và từng ca ngợi vần điệu thơ Hölderlin ví như “những đợt sóng biển động”, “đầy những tư tưởng sâu sắc vô tận”, “những hạt ngọc thuần khiết vô giá trong văn chương Đức”.[259]

Những triết gia giao thời giữa hai thế kỷ 19/20 như Heinrich Rickert (1863-1936), Max Scheler (1874-1928) nhận xét Dilthey, Nietzsche và Bergson là những đại biểu của ḍng triết học đời sống [260], Scheler ca ngợi Dilthey triết lư dựa trên “sự phong phú của kinh nghiệm và đời sống”.

Tuy nhiên, tư tưởng Nietzsche không nhất thiết có chung quan điểm với Dilthey, khi ông đặt vấn nạn về kinh nghiệm sống: Thử hỏi kinh nghiệm sống của con người chúng ta là ǵ? Hay là đúng ra là điều mà chúng ta đưa vào, như thể định vị ở đó! Hay nó thực không có nghĩa: một cái ǵ không nằm trong đó ? Kinh nghiệm sống là một bịa đặt? [261]                                     

Song, kinh nghiệm sống là một trong những chủ điểm của thông diễn học văn chương đối với Dilthey, qua những nhận xét về con đường thơ mới của Hölderlin như: “ thiên tài của một nhà thơ trữ t́nh trên hết dựa vào tính riêng biệt ông sống qua quá tŕnh nội tại, hoàn toàn phù hợp với phát triển chính thống cố hữu” hay biểu hiện thơ ông “như một nhà soạn nhạc làm việc trong một giai đoạn trường kỳ sáng tạo ra một lối diễn tả âm nhạc bao quát cho kinh nghiệm sống ban đầu, trong thời gian đó những chuỗi nhạc mới của cảm xúc liên tục hỗ trợ, Hölderlin làm việc một thời gian dài tiếp hợp nhịp điệu của chuỗi cảm xúc trong chủ điểm cơ bản, liên kết phần này với phần kia, biểu hiện trong ḍng ngôn ngữ nội tại.”[262] 

Hölderlin tạo ra phong cách trong quá tŕnh nội tại làm cơ sở cho bài thơ, từ những bài thơ ban đầu có khổ, có nhịp điệu dần dà đến chỗ giải phóng ra khỏi khuôn khổ bằng những thơ sáu âm tiết và vận luật bi thương tái tạo ḍng cảm xúc đến âm điệu tự do không phân chia ra những khổ thơ. Theo gương những nhà thơ cổ đại Hy lạp, ông sử dụng trật tự chữ một cách tự do trong cấu trúc cú pháp ngôn ngữ Đức để diễn tả tiến triển nội tại của tri giác và quá tŕnh tâm lư trong những chuỗi từ. Thơ trữ t́nh của ông phát triển đến độ chuyển h́nh thái tụng ca thành thơ mang dấu ấn của riêng ông.

Dilthey xác định: Quay về với chính ḿnh, nhà thơ nghiền ngẫm thiên mệnh/Schicksal, một lần nữa, ông biểu hiện thiên mệnh của nhân vật trong bài thơ Der Rhein/Sông Ranh [263]:

                   … Denn weil

                   Die Seligsten nichts fühlen von selbst,

                   Muß wohl, wenn solches zu sagen

                   Erlaubt ist, in der Götter Namen

                   Teilnehmend fühlen ein Andrer,

                   Den brauchen sie;

                   … Kể từ

                   Những kẻ toàn phúc không cảm thấy ǵ nơi họ,

                   Quả thật là, nếu muốn nói

                   Điều cho phép, nhân danh thần thánh

                   Được dự phần từ tha nhân,

                   Mà họ cần;

 

Hölderlin-Dilthey-Heidegger

Bài thơ Sông Ranh là một trong hai bài thơ mở đầu giáo tŕnh của triết gia Heidegger về Hölderlin, và cũng là lần đầu ông giảng về văn chương vào Hạ 1934-1935 ở đại học Freiburg i.B.

Heidegger lư giải bài thơ Der Rhein [264] bằng tư tưởng về những bán thần/Halbgott trong dự tŕnh kiến tạo của thi sĩ, mà ông nhận xét trục của toàn bài xoay ṿng ở khổ X [Heidegger chia bài thơ 221 câu ra làm 15 khổ], từ bốn câu đầu:

                   Halbgötter denk ich jetzt,

                   Und kennen muß ich die Teuern,

                   Weil oft ihr Leben so

                   Die sehnende Brust mir beweger.

                   Những bán thần tôi đang nghĩ đến,

                   Và tôi phải rơ là những người thân,

                   V́ cuộc sống của họ thường

                   Làm rung động ḷng ao ước của tôi

“Bán thần” gặp trong nhiều bài thơ khác của Hölderlin, chẳng hạn như Brot und Wein/Bánh và rượu:

                   … Kaum weiß zu sagen ein Halbgott,

                   Wer mit Namen sie sind, die mit den Gaben ihm nahn.

                   …  khó biết nói một bán thần,       

                   họ là ai, nêu tên những người đến với phần tặng.

Bán thần là những người thi sĩ nghĩ đến. Nghĩ ở đây muốn nói ǵ? Heidegger xác định, thi sĩ nghĩ họ là những người như thế, nghĩa là nghĩ về bản chất của bán thần, như một dự tŕnh kiến lập, hiểu theo nghĩa sáng tạo. Khi hỏi, như trong bài thơ  Die Wandering/Di cư:

                   Die Dienerinnen des Himmels

                   Sind aber wunderbar,

                   Wie alles Göttlichgeborne.

                   Zum Traume wirds ihm, will es Einer

                   Beschleichen und straft den, der

                   Ihm gleichen will mit Gewalt;

                   Oft überrascht es einen,

                   Der eben kaum es gedacht hat.

                   Những tôi tớ của trời

                   Thường kỳ diệu,

                   Như mọi sự sinh ra từ các thần.

                   Chỉ là mộng tưởng, với ai muốn

                   Lén gần bên họ, và đáng trừng phạt kẻ nào

                   Muốn bằng sức để ngang hàng họ;

                   Thường xung đột ai

                   Chỉ vừa nghĩ đến điều đó.

Heidegger xác định phải nghĩ đến những bán thần, tức “những tôi tớ của trời”sinh ra từ “Der eben kaum es gedacht hat”; vậy nghĩ đến điều ǵ, khi nghĩ đến họ?

Bài thơ Di cư có vị trí gần Sông Ranh, ví như người thi sĩ ra khỏi mộng v́ đă đi quá xa, để trở về quê nhà, trong tư tưởng trở về, bởi trong câu thơ của Der Rhein:       

                   …       … von da

                   Vernahm ich ohne Vermuten

                   Ein Schicksal

                               … từ đó

                   Tôi hiểu ra mà không tự thị

                   Một thiên mệnh

Từ “thiên mệnh” xuất hiện nhiều lần trong bài:

                   Doch unverständig ist

                   Das Wünschen vor dem Schicksal.

                   Dẫu rằng phi lư

                   Hy vọng đối đầu thiên mệnh

                   ….

                   Drum wohl ihm, welcher fand

                   Ein wohlbeschiedenes Schicksal

                   V́ thế hạnh phúc thay cho ai t́m thấy

                   Một thiên mệnh đáng hưởng

                   …….

                   Und ausgeglichen

                   Ist eine Weile das Schicksal

                   Và được đền bù

                   Là một thời thiên mệnh,

Heidegger khẳng định, với từ này, người đọc tiếp chạm ngôn từ cơ bản của bài thơ. Nghĩa là nắm được then khóa của thơ. Schicksal, đó là tiếng để chỉ Hữu thể của bán thần, tư tưởng về Hữu này mở ṿng/vận hội bao la và sâu sắc để có thể nghĩ đến Hữu của trời và người.

Như tôi đă nói ở trên [xem: gio-o kỳ 145], Heidegger thừa kế nhiều tư tưởng của Dilthey. Chỉ giới hạn trong phần luận về Hölderlin, chuyên đề của Dilthey xuất hiện năm 1905, những bài giảng của Heidegger trong kỳ Hạ 1934-1935 về tụng ca GermanienDer Rhein, diễn thuyết về Hölderlin và bản thể thơ ở Roma năm 1936, kỳ Hạ 1942 về tụng ca Der Ister v.v… chắc hẳn Heidegger đă đọc chuyên đề nói trên. Chọn lựa một thi sĩ để nghiền ngẫm, Heidegger t́m ra Hölderlin khi đọc Dilthey và Nietzsche là hai nhà tư tưởng chỉ hướng cho ông vào con đường triết học văn chương, và do đó độc đáo hơn nhiều “nhà hiện tượng luận” khác.

Những luận điểm chính mà Heidegger chịu ảnh hưởng Dilthey rơ rệt như: luận về siêu nhân (Übermensch), về tứ tượng (Geviert), về tính nhạc (Musikalisch), về chết (Sein zum Tode), về nghe và nh́n (Horen und Sehen).

 

---------------------

[257] Dilthey, Sdt: Hölderlins poetische Kraft fand in seinen Gedichten den vollendesten Ausdruck. In der nachgoetheschen Lyrik nimmt er eine der ersten Stellen neben Novalis, Uhland, Mörike ein: in diesem Berreich der Lyrik wird erst seine ganze Bedeutung sichtbar.

[258] Dilthey, Sdt: Was uns aus Hölderlins Leben und aus den beiden großen Werken, in denen er es darstellte, entgegenkam, schließt sich nun zusammen zur Auffassung seiner Lyrik, in der seins unvergänglichen künstlerischen Leistungen  liegen.

[259] Trong bài luận văn tháng Mười 1866, Nietzsche đă chọn Hölderlin là văn gia Đức để viết theo yêu cầu của người thầy (nhà văn học sử Koberstein) và những bài thơ ông thích là Abendphantasie, Andenken, Dia Wanderung, Der blinde Sänger, Sonnenuntergang, Der gefesselte Strom, Rückkehr in die Heimat của Hölderlin biểu hiện những t́nh cảm gần gũi với Nietzsche về tuổi trẻ hiếu động sẵn sàng lao đầu liều lĩnh về một tương lai bất trắc, song cũng cảm nhận phản hưởng của quê nhà nuôi dưỡng ra ḿnh.

[260] X. H.Richkert, Die Philosophie des Lebens: Darstellung und Kritik der philosophischen Modeströmungen unserer Zeit (Triết học về đời sống: Biểu hiện và phê phán phong trào thời thượng trong thời đại chúng ta) 1920. Ngoài ba triết gia kể trên, Rickert c̣n liệt kê W. James, G. Simmel, M. Scheler và Husserl trong trào lưu này; M.Scheler, Versuche einer Philosophie des Lebens: Nietzsche – Dilthey – Bergson (Thử thách của triết học đời sống: Nietzsche-Dilthey-Bergson) 1913.

[261] F. Nietzsche, Morgenröte § 119: Was sind denn unsere Erlebnisse? Viel mehr das, was wir hineinlegen, als das, was darin liegt! Oder muß es gar heißen: an sich liegt nichts darin? Erleben ist ein Erdichten?

[262] Dilthey, Sdt: “Das lyrische Genie liegt zu nächst in der Eigenheit des lyrischen Dichters, kraft deren er diesen inneren Vorgang nach der ihm eigenen Gesetzlichkeit voll und rein durchlebt”,”Hölderlin bildete langsam an dieser Darstellung. Wie der Instrumentalmusiker lange Zeiten hindurch arbeitet am breiten musikalischen Ausdruck des ersten Erlebnisses, wobei ihm dann neue Gefühlsvorgänge immer wieder zu Hilfe kommen, so scheint Hölderlin lange gearbeitet zu haben, den Rhythmus des Gefühlsverlaufs in seinen einfachen wesenhaften Zügen herauszuheben, seine Glieder fest aneinander zu binden und im inneren Fluß der Sprache ihm Ausdruck zu geben”.

[263] Dilthey, Sdt: In sich gekehrt brütet der Dichter über dem Schicksal. Noch einmal hat er in dem Gedichte “Der Rhein” das Schicksal des Helden dargestellt.

[264] Heidegger, Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein”, GA 39.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014