ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
96
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,
Thơ phá thể (tiếp theo)
Để trả lời cho câu hỏi “thơ là ǵ?”, một trong những lựa chọn hay nhất là luận về bản chất của thơ, như Heidegger trong lư giải Hölderlin [355].Tại sao lại chọn Hölderlin, thay v́ những nhà thơ lớn khác, như Homer, Sophokles, Vergil, Dante, Shakespeare, hay Goethe? Không phải v́ tác phẩm của Hölderlin thể hiện bản chất phổ quát của thơ, cũng như những công tŕnh của nhiều nhà thơ khác, song v́ theo Heidegger, thơ của Hölderlin xác định nhiệm vụ thơ duy nhất là những bài thơ ông làm chỉ thi hoá/dichten bản chất thơ, đối với chúng ta, Hölderlin mang ư nghĩa tuyệt vời là nhà thơ của những nhà thơ/Hölderlin ist uns in einem ausgezeichneten Sinne der Dichter des Dichters.
Một trong ba bài thơ quan trọng nhất làm nền cho Minh giải thơ Hölderlin là Andenken/Hồi niệm kết thúc bằng câu:
Was bleibet aber, stiften die Dichter
Song, thi sĩ tạo dựng thực lưu tồn
soi sáng cho con đường đi t́m về bản chất thơ, cái thực lưu đó là ǵ, Heidegger khẳng định thơ là nền tảng của chữ và trong chữ. Ch́a khoá mở cửa vào trong căn nhà của thơ ở diễn ngôn ông viết vào tháng Tám năm 1942 minh giải thơ Ngợi ca Andenken nói trên, như ông viết: lưu tồn từ chào đón thánh thiện [hăy tưởng tượng thi sĩ khởi từ ngọn gió đông bắc thổi qua miền Garonne, qua những thảo viên Bordeaux, trên đất như tơ lụa vào tháng Ba, khi ngày và đêm đều nhau, những lối đường nặng chĩu những giấc kê vàng, song bằng hữu ở đâu tá?/Wo aber sind die Freunde? nhiều người đang e ấp ngược về nguồn, v́ phong phú bắt đầu từ biển cả…song giờ đây biển đă mang đi kư ức và con mắt t́nh yêu không rời chăm chú nh́n [356]], cái lưu tồn xây dựng trong những chữ của bài thơ Hồi niệm. Bài thơ không “diễn tả” “những kinh nghiệm” của thi sĩ, song du thi sĩ vào miền khai mở bản chất của thơ, như bài thơ. Bài thơ bao dung những lời cảm tạ lạ lùng cho diệu kỳ thánh thiện đón chào và như vậy gọi tới trong chốn cơ lập…Mấu chốt cuộc hành tŕnh trở về cố quận được cơ cấu về mặt thơ này trong cái “song/nhưng” cho bài thơ một âm hưởng ẩn mật:
Gió đông bắc thổi ------
Song bây giờ phải đi------
Tôi c̣n nhớ rơ điều đó------
Trong sân song lại trổ cây sung------
Song có người đi đến tôi-------
Song bằng hữu ở đâu tá?------
Song sự phong phú bắt đầu------
Song giờ đây mang đi------
Song lấy đi------
Song thực lưu tồn
thi sĩ tạo dựng.[357]
Heidegger tiếp: Thơ là Hồi niệm. Hồi niệm là cơ lập. Chốn ở của thi sĩ chỉ ra và hiến dâng cơ sở cho chốn thơ của những người con của đất.[358]
“Hồi niệm/Andenken” chỉ nhắc đến trong trí nhớ thi sĩ những miền ông đă qua, lưu cữu ở miền Nam nước Pháp, như Garonne, Bordeaux, Dordogne song với triết gia lại là tưởng nhớ/denken…an về cố quận tư tưởng Hy lạp, về miền miên viễn Ấn độ, mà cuối đời ông đă thực hiện cuộc hành tŕnh về Hy lạp trong bút kư Aufenthalte [359] thực sự nhằm minh giải hai câu thơ dẫn đạo ở đầu bài Hölderlin và bản chất của thơ:
“Voll Verdienst, doch dichterisch wohnet
Der Mensch auf dieser Erde” (VI, 25.)
“Với đầy công trạng, song từ góc nh́n thi tứ
Con người lưu trú trên mặt đất này”
-------------------------------
[355] Martin Heidegger, Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung/Minh giải thơ Hölderlin qua Hölderlin und das Wesen der Dichtung: § 4 “Dichtung ist Stiftung durch das Wort und im Vort”, “Dichtung ist worthafte Stiftung des Seins”; § 5 “Das Wesen der Dichtung muß daher aus dem Wesen der Sprache begriffen werden”.
[356] Friedrich Hölderlin, Andenken: Und giebt Gedächtniß die See, Und die Lieb’ auch heftet fleißige Augen [dịch theo Richard Sieburth, Hymns and Fragments by F. Hölderlin: But memory is taken and given by the oceans, and the eyes of love do not waver in their gaze].
[357] Heidegger, Sdt. “Andenken”: Diese Fuge des wandernden Heimischwerdens im Eigenen ist dichterisch gefügt in das aber, das dem Gedicht den verborgenen Ton gibt:
Der Nordost wehet------
Geh aber nun-------
Noch denket das mir wohl------
Im Hofe aber wächset ein Feigenbaum------
Es reiche aber------
Wo aber sind die Freunde?------
Es beginnet nemlich der Reichtum------
Nun aber sind------
Es nehmet aber------
Was bleibet aber
stiften die Dichter.
[358] Heidegger, Sdt: Dichten ist Andenken. Andenken ist Stiftung. Das stiftende Wohnen des Dichters weist und weiht dem dichterischen Wohnen der Erdensöhne den Grund.
[359] Xem: ĐPQ, Triết học nào cho thế kỷ XXI.
(c̣n nữa)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013