ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

73

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73,

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Onfray mượn lời nói của Flaubert : “Bà Bovary, chính là tôi” để áp dụng vào trường hợp Camus, có thể khẳng định “Meursault, chính là tôi”[131]. Onfray bảo vệ quan điểm này qua mấy luận cứ: đây không phải là sự trùng hợp hai h́nh tượng, nhưng là sự chồng chập hai khí chất; khi nhận xét nhân vật Meursault trong cơ chế trí thức và tinh thần dưới chỉ dấu minh họa tam giác triết lư phổ hệ giữa Pyrrhon, Nietzsche, Granier, sống đời phi lư của một con người tầm thường mà Camus đă khắc họa cuộc sống và h́nh thái qua Kẻ xa lạ, như một thú tội kiểu Augustin, biểu hiện như một tự truyện qua văn phong trung tính. Onfray viết: cũng như Camus [bị lao phổi ngay từ năm 17 tuổi (1930)], Meursault biết cái chết kề cận, cả hai đều bị kết án tử. Từ đó dẫn đến mối quan tâm tự truyện và triết lư cho tác giả Kẻ xa lạ sáng tạo và kích khởi tiểu thuyết/giả tưởng này để đặt thành vấn nạn: làm thế nào sống v́ biết rồi cũng phải chết và đi t́m những đáp án thực, là: cứ muốn những điều ǵ cần muốn.[132]

Khi Flaubert nói “bà Bovary, chính là tôi”, theo Vargas Llosa, điều đó có nghĩa là tiểu thuyết gia không sáng tạo từ hư vô, nhưng đi theo kinh nghiệm của ông, mà khởi điểm của thực tại giả tưởng luôn luôn là thực tại thật như nhà văn trải nghiệm, tiểu thuyết gia chỉ tạo ra những câu chuyện lịch sử từ chính lịch sử cá nhân của ḿnh [133].

Nếu đem Emma Bovary đồng nhất với Flaubert, th́ cũng giống như đem Thuư Kiều đối với Nguyễn Du, tâm cảnh lịch sử nằm trong hành trạng, nổi loạn đi trước thời đại.

Tại sao lại là Meursault, đối với Camus? Trong Huyền thuyết Sisyphe, mở  đầu phần luận về con người phi lư, Camus nhận xét những thái độ đặt thành vấn đề ở đây chỉ có ư nghĩa khi xét đến những phản diện: một viên chức ngoại ngạch của sở bưu điện th́ cũng ngang bằng với một người chinh phục nếu lương tri/ư thức cùng như nhau đối với họ [134]. Camus khai triển rơ hơn khi viết, mọi kinh nghiệm về phương diện này đều như nhau, dầu là phục vụ hay làm hại con người. Những kinh nghiệm phục vụ con người nếu có ư thức, bằng không, có ǵ quan trọng: những thất bại của một người không xét đoán những trạng huống, nhưng chính con người đó…Trong thế giới phi lư, giá trị của một quan niệm hay một cuộc đời xét bằng sự bần hàn/vô sinh của nó.

Cho nên, xét trong thế giới của chàng sở khanh Don Juan, tuyệt không phải thiếu t́nh yêu mà y đi lại hết từ đàn bà này qua đàn bà khác, càng yêu lại càng củng cố cái phi lư; ở trên tôi đă nói đến ba mẫu người phi lư của Camus, trong đó nghệ sĩ hài dạy cho con người ta ảo/thực, ngoại quan/hiện thực không có biên giới, đối với diễn viên cũng như con người phi lư, cái chết yểu là điều không thể văn hồi; số phận của diễn viên là làm ra và liệt cử những nhân vật và t́m cách chế ngự chúng trong thời gian, càng sống nhiều cuộc đời khác nhau lại càng t́m cách xa rời chúng, đến thời phải chết trên sân khấu và ngoài đời. Người đi chinh phục, như đă đề cập khi nói đến con người phi lư chỉ có một hành động hữu ích là làm lại con người và thế gian, trước đây cái để đo lường độ lớn của chinh phục thuộc về địa lư, là những lănh thổ chiếm được, ngày nay là trong kháng biện/thệ ước và hy sinh không có ngày mai; chỉ có một chiến thắng, vĩnh cửu, “đó là cái chiến thắng không bao giờ có”: cách mạng chẳng hạn, luôn luôn chống lại thần thánh, như Prométhée có thể gọi là người đầu tiên trong những người đi chinh phục hiện đại, cái hơn nhau ở chỗ người đi chinh phục cảm được sức mạnh của ḿnh để tin chắc sống thường cửu trên cao đỉnh và ư thức đầy đủ cái vĩ đại này, song không bao giờ rời khỏi cái rèn luyện, hun đúc con ngưởi, lao ḿnh vào trong ḷng cách mạng.Tài năng, trí khôn, biết được quyền lực và hạn chế, biết được những lao dịch,  biết chết cùng với cái thể xác này, đó là cái tự do của nó.

Camus minh thị, đó là một phong cách sống: t́nh nhân, diễn viên hay kẻ mạo hiểm cũng đều thủ cái phi lư, song nếu muốn, cũng có thể là kẻ tiết tháo, hay viên chức, ngay cả là tổng thống của chế độ cộng hoà.

Cho nên nhân vật Kẻ xa lạ, Meursault chỉ là một viên chức tầm thường trong xă hội, không cần phải anh hùng, nghệ sĩ, kẻ đào hoa. Nhưng đó là khuôn mặt nồng nhiệt, mà theo Camus, trí tưởng tượng có thể đẩy xa hơn, đến nhiều khuôn mặt khác, gắn bó với thời gian và lưu đày, biết sống với một vũ trụ không tương lai và không yếu đuối [135].

Khi Onfray nghĩ Camus có thể khẳng định: “Meursault, chính là tôi” chỉ khả hữu trong chiều hướng phá thể tiểu thuyết, như tôi đă nói đến trong Phá truyện và trong Tiểu thuyết có khả hữu? [136]. Những tác giả như Philip Thody trong nghiên cứu công tŕnh của Camus cũng nhận xét mối quan hệ thực rơ rệt giữa Kẻ xa lạHuyền thuyết Sisyphe chỉ ra Meursault đă nhận ra tính phi lư của cuộc đời và trải qua kinh nghiệm phi lư trước khi câu chuyện bắt đầu, tuy là kẻ xa lạ với xă hội và xa lạ với chính ḿnh, song không có nghĩa là dửng dưng với thế giới, cho nên thay v́ mời người đọc vào một cái sướng khoái ủ dột/delectatio morosa trong thân phận vô vọng của chính họ, Camus khám phá ra cái phi lư của thế giới, thật nghịch lư, lại là mời gọi vào hạnh phúc; Maurice Blanchot trong hai lần viết về Camus,một bàn về huyền thuyết Sisyphe (cùng với những huyền thuyết Oreste trong kịch Ruồi của Sartre, và huyền thuyết Phèdre trong khảo luận Đọc Phèdre về kịch Racine của Thierry Maulnier) đă dẫn lời Camus “rút ra ba hệ quả của phi lư là sự đối kháng/nổi loạn, tự do và đam mê của tôi”, để h́nh dung tại sao Camus đ̣i hỏi người đọc phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc, một là những phản tư về địa ngục, nói đến Người nổi loạn của Camus, đề cập đến câu “tôi nổi loạn, vậy chúng ta hiện hữu” xem như tác giả đă đặt hết niềm tin khẳng định vào một hy vọng liên đới, bởi vận động của phi lư cũng tương đương với hoài nghi có phương pháp, nói lên cái Không của người nổi loạn, nên câu nói tương ứng với “Cogito” của Descartes [137].   

Tác phẩm nói trên của Camus như đă nói là tiếp nối Huyền thuyết Sisyphe về “ư niệm phi lư” [xem gio-o kỳ 70], nếu như “phi lư” là vấn đề đă được nói đến nơi những nhà văn trước ông như Kafka, Malraux, Sartre nhưng không liên kết với tư tưởng “nổi loạn”, th́ chính Camus đă quan niệm nổi loạn là một trong những chiều kích cơ bản cuả con người. Mối quan hệ giữa hai khái niệm ấy được nhà văn miêu tả: Tôi la lên là không tin vào đâu cả và mọi sự th́ phi lư, song tôi không thể nghi ngờ tiếng kêu của tôi và ít ra tôi phải tin vào kháng biện của tôi. Cái hiển nhiên đầu tiên và duy nhất mà tôi có được, trong nội tại kinh nghiệm phi lư là nổi loạn. Huyền thuyết Sisyphe khởi từ vấn đề tự tử và Người nổi loạn từ vấn đề sát nhân. Chính Camus khi phê b́nh truyện ngắn Tường năm 1939 của Sartre đă xác định miêu tả cái phi lư của cuộc đời không phải là cái tận cùng nhưng chỉ là khởi đầu. Ở tự tử là vấn đề của cá thể, song nổi loạn là vấn đề của nhiều người, là liên đới của con người, như Camus viết “đoàn kết của con người xây dựng trên vận động của nổi loạn” [138].

Kẻ xa lạ, như đă nói đến ở trên là “tiểu thuyết triết lư” – trong một văn chương triết lư, như Onfray đă gọi – và Huyền thuyết Sisyphe, Người nổi loạn trong một triết học văn chương. Camus quả thực quan tâm đến chủ nghĩa hư vô, song không phải trong chiều hướng như Donald A. Crosby hay Jean-Michel Heimonet nghĩ [139]. Crosby quan niệm chủ nghĩa hư vô hiện sinh phán đoán hiện hữu của con người là vô nghĩa và phi lư, bao hàm chủ nghĩa hư vô vũ trụ của Schopenhauer, hay Shakespeare (qua miệng nhân vật Macbeth: cuộc đời chỉ như chiếc bóng qua đi…như câu chuyện của gă khờ kể, đầy âm thanh và cuồng nộ, không có ư nghĩa) hay như trong kịch Caligula của Camus, mà bản thân Camus đă là điển h́nh cho chủ nghĩa hư vô hiện sinh. Với Heimonet, khi mệnh danh cái “nổi loạn bất khả thi” của Camus, ở ngay những trang đầu Người nổi loạn đă miêu tả t́nh cảm của phi lư như kinh nghiệm sống của một xoắn vẹo không thể cứu văn giữa thế giới và con người, cho nên vận động nổi loạn theo một hướng nghịch đảo, ly tâm, mở ra nội hướng tính của chủ thể, giải phóng nó về ngoại tại, về thế giới và tha nhân. Trong song luận của nổi loạn là trong khi dị biệt với lịch sử, với dự tŕnh và lộ tŕnh thẳng, nó cũng không thể vượt qua nó. Trong đối chiếu tư tưởng của Bataille với Camus, ông nhận xét cả hai đối nghịch với Hegel, song không thể vượt Hegel [140].

Đặt để Camus theo chủ nghĩa hư vô hiện sinh là đi ngược với quan niệm phê phán chủ nghĩa hư vô của ông. Phải đọc chính tác phẩm của Camus để thấy quan điểm của ông rơ ràng: chúng ta phải bắt đầu ra khỏi chủ nghĩa hư vô, t́m những lư do vượt qua. Ngay từ những trang đầu phần dẫn nhập Người nổi loạn, Camus đă chỉ ra chủ nghĩa hư vô tuyệt đối là thứ chủ nghĩa chấp nhận hợp thức hoá tự tử để dễ dàng tiến về việc sát nhân có luận lư; nếu thời đại của chúng ta nh́n nhận dễ dàng kẻ sát nhân có những biện giải, chính là v́ sự dửng dưng lănh đạm với cuộc đời là dấu ấn của chủ nghĩa hư vô [141].   

Người đọc Người nổi loạn có thể ngỡ ngàng hoặc nhận ra hàm ư của Camus trong chương về Người nổi loạn khi ông viết: vấn đề nổi loạn dường như mang ư nghĩa đích xác ở trong nội tại của tư tưởng tây phương…vấn đề nổi loạn chỉ có ư nghĩa trong nội bộ xă hội phương tây của chúng ta.[chi in nghiêng do tôi-ĐPQ].

Tại sao? Chính là hàm ngụ chủ nghĩa hư vô tuyệt đối đang thống trị thời đại. Khi Camus luận đến nổi loạn về mặt siêu h́nh và lịch sử, đă gây một cú sốc, phản cảm dữ dội, như đă nói đến trong chú thích [96- kỳ 68], về mặt văn chương phân giải Lautréamont, Rimbaud và trường phái siêu thực, qua những luận điểm “chủ nghĩa tuân thủ/công thức là một trong những toan tính hư vô chủ nghĩa của nổi loạn đang thống trị một bộ phận lớn trong lịch sử trí thức của chúng ta”, “Lautréamont, được chào đón b́nh thường như thi nhân của nổi loạn thuần tuư, thật ra trái lại báo triệu trước cái hứng thú làm tôi mọi trí thức đang nở rộ trong thế giới chúng ta”[142]. Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong phần bàn về thơ.

Kẻ xa lạ của Camus có thể xem như trong truyền thống tiểu thuyết triết lư với những Kafka, Musil, Joyce, Borges v.v…trước khi xuất hiện một ḍng tiểu thuyết phá thể khác. Điển h́nh như Aminadab của Blanchot, mà Sartre phê phán dưới cái nh́n cổ điển kiểu Benda.

 

-------------------------

[131] “Madame Bovary, c’est moi”; “Meursault, c’est moi”.

[132] M. Onfray, L’ordre libertaire 2013.

[133] ĐPQ, Mario Vargas Llosa, người đọc Flaubert trong Đường vào văn chương 2012.

[134] A. Camus, Le mythe de Sisyphe: Les attitudes dont il sera question ne peuvent prendre tout leur sens qu’ả la considération de leurs contraires. Un surnuméraire aux Postes est l’égal d’un conquérant si la conscience leur est commune.

[135] Sdt: L’imagination peut en ajouter beaucoup d’autres, rivés au temps et à l’exil, qui savent aussi vivre à la mesure d’un univers sans avenir et sans faiblesse.

[136] Xem: ĐPQ, Phá truyện trong Tự truyện, phá thể tiểu thuyết 1997, và Tiểu thuyết có khả hữu? trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002.

[137] P. Thody, Albert Camus, A Study of his Work 1957: Meursault has recognized the absurdity of life and has gone through the experience of the absurd before his story begins…Far from inviting his readers to a delectatio morosa in their own hopeless condition, Camus found that the absurdity of the world was, paradoxically, an invitation to happiness.

M. Blanchot, Faux Pas 1943: “Je [AC] tire ainsi de l’absurde trois conséquences qui sont ma révolte, ma liberté et ma passion”, và L’Entretien Infini 1969: “Je me révolte, donc nous sommes”, a dit Camus dans une parole où il a mis toute la décision d’un espoir solidaire…[A. Camus dit avec netteté que] le mouvement de l’absurde est l’équivalent du doute méthodique, il dit aussi que le Non de l’homme révolté, cette parole qui signifie: “Je me révolte, donc nous sommes”, correspond au “Cogito” de Descartes.

[138] A. Camus, L’homme révolté 1951: Je crie que je ne crois à rien et que tout est absurde, mais je ne puis douter de mon cri et il faut au moins croire à ma protestation. La première et la seule évidence qui me soit ainsi donnée, à l’intérieur de l’expérience absurde, est la révolte ... La solidarité des hommes se fonde sur le mouvement de révolte.

[139] Xem: Donald A. Crosby: The Specter of the Absurd, Sources and Criticisms of Modern Nihilism 1988; Jean-Michel Heimonet: De la Révolte à l’Exercice, Essai sur l’Hédonisme contemporain 1990.

[140] Xem: Crosby, Sdt: “The existential nihilism judges human existence to be pointless and absurd”…

Dẫn Macbeth: Life’s but a walking shadow…it is a tale told by an idiot, full of sound and fury, signifying nothing.

[Camus] is an interesting example of an existential nihilism”.

J.-M. Heimonet, Sdt: “Dans les premières pages de L’Homme révolté Camus décrit le sentiment de l’absurde comme l’expérience vécue d’une distorsion irréparable entre le monde et l’homme…Le mouvement de révolte va en sens opposé…dans la direction inverse, centrifuge, qui ouvre…l’intériorité du sujet et la libère vers l’extérieur, vers le monde et les autres.

Le dilemme de la révolte sera donc que tout en étant hétérogène à l’histoire, à son projet et à son trajet linéaires, elle ne peut se passer d’elle. Après Bataille, Camus s’oppose à Hegel, mais il ne peut lui échapper.”

[141] Camus: “Nous commençons à sortir du nihilisme” (dẫn theo M. Blanchot, Réflexions sur l’enfer trong L’Entretien infini); “j’ai cherché seulement des raisons de dépasser ce nihilisme” (dẫn theo M. Onfray, L’Ordre libertaire).

“Le nihilisme absolu, celui qui accepte de légitimer le suicide, court plus facilement encore au meurtre logique. Si notre temps admet aisément que le meurtre ait ses justifications, c’est à cause de cette indifférence à la vie qui est la marque du nihilisme” (Introduction, L’Homme révolté).

[142] Camus, Sdt: “Le problème de la révolte semble ne prendre de sens précis qu’à l’intérieur de la pensée occidentale…Le problème de la révolte n’a donc de sens qu’à l’intérieur de notre société occidentale”.

Le conformisme est une des tentations nihilistes de la révolte qui domine une grande partie de notre histoire intellectuelle”

“Lautréamont, salué ordinairement comme le chantre de la révolte pure, annonce au contraire le goût de l’asservissement intellectuel qui s’épanouit dans notre monde”.

Những h́nh thức trấn áp, hiện tượng bồi bút trong thời phát xít, hay thời chuyên chính Stalin chẳng hạn là những điều Camus nói đến ở đây.

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013