ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

114

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, 

 

 

Thơ phá thể (tiếp theo)

 

Francis Ponge có thể liệt vào danh sách những nhà thơ bị nguyền rủa/poètes maudits (không kể là dưới mắt người feminist, Ponge tiêu biểu cho kẻ ghét đàn bà/mysogynie [503]). Đứng về phía sự vật, ông mời gọi sự vật nhởn nhơ, vui thú, hoan hỉ với chính nó, rồi làm nó mang thai, nghệ thuật thi ca và đặc sắc luyến ái ở chỗ đó: đó là phương pháp đặc thù của ông (trong Pour un Malherbe 1965). Ponge xác định tu từ học của ông là có thể làm tinh thần tiến lên, nói đúng ra là “biến đổi bộ mặt sự vật”[504], trong những lư do viết, để vẫn là (hay trở thành) thi sĩ, động lực đầu tiên là ghê tởm điều ǵ người ta bắt buộc phải nghĩ và nói, cũng như ghê tởm điều mà bản nhiên con người buộc phải tham phần, nên:

Honteux de l’arrangement tel qu’il est des choses, honteux de tous ces grossiers camions qui passent en nous, de ces usines, manufactures, magasins, théâtres, monuments publics qui constituent bien plus que le décor de notre vie, honteux de cette agitation sordide des hommes non seulement autour de nous, nous avons observé que la Nature autrement puissante que les homes fait dix fois moins de bruit, et que la nature dans l’homme, je veux dire la raison, n’en fait pas du tout.

Xấu hổ cho sự sắp đặt như thể là sự vật, xấu hổ cho mọi xe hàng thô lậu này hóa thành chúng ta, cho những nhà máy, công xưởng, báo chí, rạp hát, tượng đài công cộng xây dựng lạ hơn nữa là trang hoàng cho đời sống chúng ta, xấu hổ cho khích động đê tiện này của những con người không chỉ quanh ta, chúng ta quan sát thấy là Tự nhiên mạnh khác hơn con người mười lần làm ít tiếng động, là bản nhiên trong con người, tôi muốn nói lư trí,  không làm ǵ hết.[505]

Sự vật đối với nhà thơ, có thể là mưa, là cái bồ nhỏ, điếu thuốc, quả cam, con hàu, hay miếng thịt:

                               Le morceau de viande        

Chaque morceau de viande est une sorte d’usine, moulins et pressoirs à sang.

Tubulures, hauts fourneaux, cuves y voisinent avec les marteaux-pilons, les coussins de graisse.

       La vapeur y jaillit, bouillante. Des feux sombres ou clairs rougeoient.

       Des ruisseaux à ciel ouvert charrient des scories avec le fiel.

       Et tout cela refroidit lentement à la nuit, à la mort.

Aussitôt, sinon la rouille, du moins d’autres réactions chimiques se produisent, qui dégagent des odeurs pestilentielles.

       Mỗi miếng thịt là một loại nhà máy, xay và ép máu.

       Ống dẫn khí, ḷ luyện sắt, thùng gỗ bên cạnh những búa chày, đệm mỡ.

       Hơi nước phun lên, sôi sục. Những ngọn lửa sẫm hay sáng đỏ hồng.

       Những gịng suối lộ thiên cuốn đi cứt sắt với cay đắng.

       Và tất cả cái đó nguội lạnh từ từ vào đêm, vào cái chết.

Tức thời, nếu không rỉ, ít ra cũng những phản ứng hoá học khác sản sinh, toát những mùi ôn dịch.

Từ một miếng thịt, có lẽ là sự vật ít đáng để ư, Ponge nh́n nó như thể vận động cơ khí, nên ông từng xác định điều đáng nói đến trong một bài thơ là “tính đặc thù về kiếp khổ ải của mỗi sự vật”[506], chẳng hạn như chiếc bồ nhỏ:

                                           Le cageot

A mi-chemin de la cage au cachot la langue française a cageot, simple caissette à claire-voie vouée au transport de ces fruits qui de la moindre suffocation font à coup sûr une maladie.

       …

       …Tout neuf encore, et légèrement ahuri d’être dans une pose maladroit à la voirie jeté sans retour,

                               Chiếc bồ nhỏ

Ở giữa chừng của chuồng/ngục với ngục nhỏ tiếng Pháp có từ cageot/bồ nhỏ, là chiếc thùng thưa đơn giản để chở những trái cây này với cái ngột ngạt nhỏ nhất chắc chắn cũng tạo ra bệnh tật.

… Dầu hăy c̣n mới, và hơi sững sờ trong một tư thế vụng về ở chỗ đường sá cũng làm nó bị quẳng đi không trở lại,

khổ kiếp của sự vật, có khác ǵ nói đến thân phận người, đó là điều vài nhà phê b́nh nghiên cứu Ponge, như Raymond Jean, Jean-Marie Gleize và Bernard Veck nói đến ư thức cái khổ/la conscience du malheur trong thơ Ponge, mà chính ông xác định: “sự vật và những tạo vật của thế giới là những biến hoá vô tận của những lầm lẫn của Thượng đế hay Thiên nhiên, hay Quyền lực”[507].

Ư thức khốn khổ - then khóa trong triết học Hegel – như Lautréamont từng viết: Racine, Corneille, có thể có khả năng viết những tác phẩm như Descartes, Malebranche, Bacon, v́ tâm hồn của họ là một với tâm hồn của những vị này. Cho nên, ông quan niệm “thơ phải có mục đích là chân lư thực tiễn, nói lên những quan hệ giữa những nguyên lư đầu tiên và những chân lư thứ yếu của đời sống”. Trước Karl Jaspers, ông đă có ư tưởng “ hăy trở lại với Khổng tử, với Phật, với Socrate, với Jésus-Christ, những nhà đạo lư đi khắp làng mạc để chịu sự đói khổ![508]

Thơ phá thể như tôi đă nói là một vận động huỷ tạo hiểu theo nghĩa vận động huỷ triệt trong sáng tạo, không nhất thiết chung một ngữ pháp sáng tạo. Chẳng hạn, Rainer Maria Rilke sử dụng chữ để vẽ chân dung ḿnh:

                   Selbstbildnis aus dem Jahre 1906

       Des alten lange adligen Geschlechtes

       Feststehendes im Augenbogenbau

       Im Blicke noch der Kindheit Angst und Blau

       Und Demut da und dort, nicht eines Knechtes

       Doch eines Dienenden und einer Frau

                   Tự họa chân dung thi sĩ năm  1906

       Trong hồ h́nh đôi mắt sự kiên tŕ của một gịng quư phái

       trong cái nh́n c̣n niềm sợ hăi và màu xanh của trẻ thơ

       của khiêm cung, không phải nơi người hầu

       nhưng nơi nô bộc và đàn bà

 

Từ Oulipo với Cent mille milliards de poèms/100 000 000 000 000 (tức một trăm ngàn tỷ/10 luỹ thừa 14) bài thơ của Raymond Queneau, như một loại máy chế tạo những bài thơ, song có số hạn chề, thực sự con số này, dầu giới hạn, cũng đ̣i hỏi đọc mất khoảng hai trăm triệu năm  đê đọc  (đọc hai mươi bốn trên hai mươi bốn 24/24 giờ), toán thuật/algorithm của Harry Mathews  đến những Dada, Siêu thực, thi thư pháp, thơ cụ thể v.v…, đến La poésie vit d’insomnie perpétuelle [509] của Char, và nghịch đảo La poésie est inadmissible, d’ailleurs elle n’existe pas [510] của Roche đă là quá tŕnh vận động phá thể, ở mỗi nhà thơ tiền phong là một hiệu ứng, khiến mỗi định nghĩa về thơ là hành trạng của ngôn ngữ, vô cùng, văn tự hay phi văn tự, trong cáo chung của thơ/phi thơ để hoan hỉ trở về trên đường làm mới hữu thể văn chương.

*

Phá thể tiểu thuyết và phá thể thơ chỉ ra tất yếu thông diễn luận và tính bổ xung giữa lư luận văn chương và phê b́nh văn học.

Song định luận của lư luận ấy như thế nào? vị thế/khora của ngôn ngữ không thể chối quan hệ với phủ định/huỷ thể trong văn chương/ lư trí văn chương ra sao? Tương lai của thời đại tin học với chỉ dấu viễn đích luận có phải là cáo chung của quyển sách, eskhate biblos như tên gọi một bài thơ của Czeslaw Milosz? Đó là những vấn đề.

 

----------------------------

[503] Ponge có những câu thơ như: L’eau est folle, à cause de cet hystérique besoin de n’obéir qu’à sa pesanteur…conduire l’eau dans des tuyaux pour la faire ensuite jaillir verticalement afin de jouir enfin de sa façon de s’abîmer en pluie: une véritable esclave/Nước thật điên, v́ lẽ nhu cầu ưu uất này chỉ vâng lệnh tŕ độn của nó…dẫn nước vào trong những ống để sau đó làm nó phun thẳng lên ngơ hầu sau đó vui đùa với kiểu nó ch́m đắm trong mưa: một nô lệ thực sự. (De l’eau trong Le parti pris des choses).

Yvette Bozon –Scalzitti trong Francis Ponge: Parti pris des choses ou misogynie? (in The French Review Vol 67, No 2, December 1993) nhận xét: La féminité séduisante de la chose autorise la jouissance du poète et leur rencontre n’est féconde que dans l’étreinte amoureuse…Mais cet amour de la chose-femme est un amour suspect, inévitablement coloré par l’assimilation inverse de la femme à la chose/Nữ tính cám dỗ của sự vật làm cho nhà thơ lạc thú và sự gặp gỡ giữa nhà thơ và sự vật chỉ phong phú trong sự gắn bó yêu đương…Song t́nh yêu của sự vật-đàn bà này là một t́nh yêu đáng ngờ, tất chi là được tô màu qua sự đồng hoá nghịch đảo giữa đàn bà với sự vật.

[504] Ponge, Le parti pris des choses,(Phần Proêmes: Rhétorique): changer la face des choses.

[505] Ponge, Sdt: Des raisons d’écrire.

[506] Ponge, Pratiques d’écritures, ou l’inachèvement perpétuel: la particularité de la damnation de chaque chose.

[507] Ponge, Sdt: les infinies variétés d’erreurs de Dieu, ou de la Nature, ou de la Puissance, voilà ce que sont les choses et les créatures du monde.

[508] Lautréamont (Isidore Ducasse), Poésies II: “Racine, Corneille, auraient été capable de composer les ouvrages de Descartes, de Malebranche, de Bacon. L’âme des premiers est une avec celle des derniers”. “Revenons à Confucius, au Boudha, à Socrate, à Jésus-Christ, moralists qui couraient les villages en souffrant de faim!”. 

Xem: ĐPQ, Cơ sở tư tưởng thời quá độ: Trong quyển I [bộ Die grossen Philosophen/Những triết gia lớn], (Karl Jaspers) viết về những người lănh đạo mẫu mực nhân quần/Die maßgebenden Menschen là Sokrates, Buđha, Konfuzius, Jesus…

[509] René Char, Sur la Poésie: thơ sống đời mất ngủ triền miên.

[510] Denis Roche, le Mécrit: thơ không được thừa nhận, vả lại không hiện hữu.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014