ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

4

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3,

 

6. Những lư trí đa diện (tiếp theo)

Thế kỷ XX ghi nhận sự phát triển của văn chương và những khoa học nhân văn trên cơ sở triết học, xuất phát từ những tư tưởng mới làm đảo lộn những quan niệm nhận thức truyền thống. Như Nietzsche từng khẳng định: [Các nhà triết học] không biết đọc và lư giải đúng, Họ coi thường cái khó để lĩnh hội thực điều ǵ người khác đă nói, và không để ư đến nó. Trong La gaya scienza, Nietzsche viết: người ta có thể phán đoán mức độ ư nghĩa lịch sử của một thời đại theo phương cách nó thực hiện những thông dịch và t́m kiếm cách sáp nhập  những thởi đại và sách vở của quá khứ [33]. Nietzsche khởi sự tư tưởng từ khoa ngữ học (mối quan tâm mà những nhà luận về ông sau này, như G. Deleuze, Jean-Michel Rey phát hiện): Ngữ học đóng góp vào việc chứng tỏ con người hoàn toàn không nhận ra và nêu tên một cách sai lầm; song chúng ta là kẻ thừa kế những minh danh sự vật này, tinh thần đă lớn lên trong những lầm lẫn này, đă nuôi dưỡng và tạo sức mạnh cho nó [34]. Để vượt ra khỏi sa lầy đó, Nietzsche khẳng định phải đặt lại vấn đề của Kant về 'làm thế nào những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm khả hữu?' bằng câu hỏi 'tại sao cần phải tin vào loại phán đoán này?', bởi có thể chúng tất yếu được coi là đúng, song không ngăn được nghi vấn về việc chúng có thể sai? [35]

Nietzsche nghĩ là có nhiều lư giải/unendliche Interpretationen. Dilthey chính là người đề xuất những Weltanschauungen  trong thời quá độ cuối-thế-kỷ. Trong Bản chất triết học 1907, ông xác định những thế giới quan này là những lư giải thực tại [36]. Cũng trong giai đoạn này, Dilthey đă cho in trên tập san triết học, kỷ niệm ngày sinh 70 của Christoph Sigwart (28.3.1830-5.8.1904) bài diễn thuyết đọc tại Viện Hàn lâm khoa học Phổ nhan đề Nguồn gốc phát triển thông diễn học [37] trong đó ông minh thi việc 'chúng ta gọi là   sớ chú hay lư giải cho thuật lĩnh hội có phương pháp những biểu hiện sống động nhất định tồn tại'[38]. Lĩnh hội là khởi điểm đánh dấu sự khu biệt giữa những khoa học tự nhiên và nhân văn, trong tuyên ngôn của Dilthey: chúng ta giải thích thiên nhiên và lĩnh hội đời sống tâm linh [39]. Ông cũng xác định sớ chú/Auslegung là khởi điểm của khoa bác ngữ học, và thuật lư giải/ermhneia như sự phát triển lịch sử của thông diễn học.  Schleiermacher như Dilthey đánh giá là người xây dựng một thông diễn học đầy hiệu lực v́ thống nhất được kỳ diệu của lư giải bác ngữ với khả năng thực sự của triết lư, đă phát triển những quy tắc của thông diễn học tạo một lư luận chung cho sáng tạo văn chương, mà mục đích sau cùng của thông diễn học là hiểu tác giả hơn chính tự thân tác giả. Tuy nhiên, Dilthey c̣n nh́n ra vai tṛ chủ yếu của thông diễn học là giá trị phổ quát của lư giải, làm cơ sở cho mọi xác thực lịch sử. Ông chỉ ra vị thế của thông diễn học khi sáp nhập vào toàn bộ hợp thành của tri thực học, luận lư học và phương pháp luận trong khoa học nhân văn, lư luận thông diễn học là một thành phần liên lạc quan trọng giữa triết học và những khoa học sử, một cấu thành chủ lực cho cơ sở khoa học nhân văn [40]. Đó là lư do ông không đi t́m phê b́nh lư văn chương, mà lo hoàn tất một phê b́nh lư sử. Ngay từ giai đoạn đầu với Dẫn nhập vào khoa học nhân văn/tinh thần 1883, Dilthey đă chỉ ra thiết yếu  của cơ sở lư luận nhận thức cho khoa học đặc thù nhân văn  là "hoàn tất kiến thức của thực tại xă hội lịch sử; tuy nhiên điều đó đ̣i hỏi ư thức về mối quan hệ chân lư của chúng với thực tại, tại những nội dung riêng phần, và đối với những chân lư khác rút ra từ thực tại này; và chỉ ư thức đó mới có thể truyền đạt sự trong sáng cho những khái niệm của chúng và sự hiển nhiên toàn diện cho những vấn đề. Từ những tiền đề này nổi lên nhiệm vụ phát triển một cơ sở lư luận  tri thức của những khoa học nhân văn và khởi từ đó sử dụng  công cụ phát triển  trong cơ sở nhằm xác định  mối liên hệ nội tại giữa những khoa học nhân văn đặc thù, giới hạn mà nhận thức khả hữu trong đó, cũng như mối quan hệ của những chân lư này đối với những chân lư khác Ta có thể chỉ ra giải pháp của nhiệm vụ này như thể phê b́nh  lư trí lịch sử, nghĩa là khả năng của con người nhận thức  được chính ḿnh và cũng như xă hội và lịch sử con người tạo ra" [41].

Bản phác thảo phê b́nh lư sử [42]tuy vậy chỉ là di cảo (v́ sinh thời tác giả chưa hề cho in ra) được môn đệ là Bernhard Groethuysen biên tập vào Hạ 1926 và cho xuất bản năm 1927 trong Hợp tuyển VII với nhan đề H́nh thành thế giới sử trong những khoa học nhân văn/tinh thần [43]vốn là tên khảo luận khoa học cuối cùng của Dilthey cho in ở Viện Hàn lâm khoa học Phổ năm 1910. Bản phác thảo phê b́nh lư sử này nằm trong kế hoạch tiếp của h́nh thành thế giới sử trong khoa học nhân văn/tinh thần này [44].

Dilthey có theo Kant nhằm tiếp tục công tŕnh phê b́nh thứ tư sau ba tác phẩm phê b́nh của Kant? Ông không đặt vấn đề theo kiểu Kant, như trong những điều kiện nào một khoa học nhân văn khả hữu, hay một triết học lịch sử khả hữu? mà đi thẳng vào việc khả hữu của kinh nghiệm nội tại, sự xác thực trực tiếp của những khoa học nhân văn/tinh thần trên cơ sở phê b́nh luận dựa vào những phân tích về mặt thông diễn, tâm lư, lịch sử, nhân loại học. Hành trạng tư tưởng Dilthey nhất quán ở chỗ ngay từ Dẫn nhập vào khoa học nhân văn/tinh thần (GS I) đến những bản viết ở thập niên đầu thế kỷ XX như tác phẩm dẫn trên [GS VII], ông vẫn chủ trương một triết học về đời sống/Lebensphilosophie, một triết học phê b́nh lịch sử, kinh nghiệm sống/Erlebnis, lĩnh hội, biểu hiện/Ausdruck. Trong H́nh thành thế giới sử ông xác định 'nó là quá tŕnh lĩnh hội ở đó đời sống minh giải được cái sâu sắc của nó, và mặt khác chúng ta  chỉ hiểu được chính ta và tha nhân trong khi chúng ta dẫn dắt đời sống trải qua kinh nghiệm vào mọi loại biểu hiện đời sống của chính chúng ta và tha nhân. Đó là quá tŕnh đặc thù  của toàn bộ kinh nghiệm sống, biểu hiện, và lĩnh hội thông qua nó, chúng nhân hiện hữu với chúng ta như một đối tượng của khoa học nhân văn/tinh thần. Những khoa học này xây dựng trên cơ sở toàn bộ đời sống dày kinh nghiệm, biểu hiện và lĩnh hội' [45].   

Tuy Dilthey đồng ư với Kant về tiên nghiệm là hoạt động tự lập của con người, song khác biệt giữa Dilthey và Kant ở chỗ tiên nghiệm đối với Kant giả định những nguyên lư h́nh thức, phi thời gian tương ứng với những quy luật của luận lư học v́  theo Dilthey 'có tính cứng nhắc và chết, v́ những điều kiện thực của ư thức và những giả định của chúng là một phần của quá tŕnh sinh động, có tính lịch sử, một sự phát triển; chúng có một lịch sử và quá tŕnh của lịch sử này là sự phù hợp với một đa phần nội dung cảm giác luôn luôn chính xác hơn, do quy nạp mà biết được' [46]. Nếu như lịch sử là mở đầu cần thiết cho triết học hệ thống v́ ư thức cụ thể của bản ngă có thể phân tích được song không tách rời nhận thức mang tính lịch sử, như ông tŕnh bày trong Lư luận về những thế giới quan [47]th́ ở đây, ông khẳng định h́nh thành thế giới sử chỉ thực hiện được trong những khoa học nhân văn/tinh thần [48]. Có thể nói kinh nghiệm sử là điều kiện tiên nghiệm của đời sống, v́ sống là sống trong thế giới, mà những điều kiện lịch sử của ư thức th́ không bao giờ có thể bị hủy triệt, v́ con người có khả năng suy tư nhờ vào những điều kiện ấy. Trong lời Tựa tác phẩm Dẫn nhập vào khoa học nhân văn/tinh thần, ông đă xác quyết 'những câu hỏi đặt để cho triết học không thể trả lời được bằng những điều kiện tiên nghiệm của nhận thức, mà chỉ có thể nhờ vào lịch sử vận động từ toàn bộ bản thể con người' [49]. Phê b́nh lư sử  của nghệ thuật này là thông diễn học khả hữu nhằm khai phá những khả năng nền tảng của nhận thức lịch sử, cảm thức được những công tŕnh văn chương cũng như thấu hiểu đời sống tâm linh của nhân thế - đó là đề cương trong bản phác thảo tiến tŕnh phê b́nh.

Nội dung bản phác thảo gồm hai phần:

Phần thứ nhất luận về kinh nghiệm sống, biểu hiện và lĩnh hội. Chủ điểm của phần này xét đến quan hệ về kinh nghiệm sống, hành trạng/Biographie và tự truyện/Selbstbiographie như nhiệm vụ của phê b́nh lư sử, lĩnh hội thực tại qua thời tính, h́nh thái lĩnh hội đời sống cao nhất qua tự truyện, toàn bộ đời sống xét trên những phạm trù; lĩnh hội tha nhân như trong nhiệm vụ của phê b́nh lư sử, Dilthey xác định là t́m lại cái Tôi trong Anh [50], những thể hiện đời sống trong thế giới cảm giác, song cũng là biểu hiện của tinh thần/Ausdruck eines Geistigen. Dilthey nhận xét lĩnh hội dựa trên một loại thiên tài (như Kant khi bàn về mỹ nghệ) đặc biệt, cá nhân, song lĩnh hội có nhiệm vụ xây dựng khoa học lịch sử, nên thiên tài  cá nhân trở thành một kỹ thuật phát triển cùng với vận động của ư thức lịch sử. Ông gọi lư giải là lĩnh hội những thể hiện đời sống, song đời sống tinh thần chỉ biểu hiện qua ngôn ngữ, trong lư giải những ǵ ghi lại bằng văn tự của hiện hữu con ngưồi. Nghệ thuật này là cơ sở của bác ngữ học và khoa học của nghệ thuật này là thông diễn luận [51]. Như Dilthey đă chỉ ra trong Lư luận về những thế giới quan (GS VIII): chúng ta sống tất nhiên để sống và tích cực v́ ư chí hành động, song "ư nghĩa/Sinn và biểu thị/Bedeutung trước hết phát sinh từ nơi con người và lịch sử của con người, mà con người là hữu lịch sử"[52]. Nói đến thế giới con người, ông xác định đó cũng là lĩnh vực của văn chương, cho nên chúng ta có thể khai thác một lư luận đưa lịch sử văn chương vào khoa học lịch sử. Cho nên trước hết ông định nghĩa đời sống là toàn bộ hỗ tác dưới những điều kiện của ngoại giới giữa những con người với nhau song lư giải  độc lập của toàn bộ này với biến đổi của thời gian và không gian [53];  Khái niệm về đời sống lập thành cơ sở cho mọi h́nh thái cá thể và hệ thống cho kinh nghiệm, lĩnh hội, biểu hiện và nghiên cứu so sánh trong thế giới con người, không phải trong thiên nhiên, hay là những đối tượng của tự nhiên như cơ thể/organische Lebenwesen. Trong phần nghiên cứu những phạm trù đời sống này, Dilthey xét đến kinh nghiệm sống (quan hệ của tổng thể và thành phần), lĩnh hội trong kỳ gian/Dauer, đến biểu thị (toàn bộ kinh nghiệm sống trong thực tại cụ thể như Dilthey xác định nằm trong phạm trù biểu thị), đến phạm trù cấu trúc (do phân tích những ǵ lại diễn ra trong đời sống, phân tích hiểu theo nghĩa chỉ xét đến những ǵ thuộc về tái diễn này). Trong quan niệm này, Dilthey phê b́nh trường phái tâm lư Brentano có tính kinh viện/psychologische Scholastik (mà Husserl là người cực đoan nhất) v́ chỉ tạo ra những thực thể trừu tượng như ứng xử, đối tượng, nội dung nhằm tái lập đời sống, Đứng trên quan điểm toàn bộ đời sống, cấu trúc toàn bộ tổng thể này được xác định qua những quan hệ thực về ngoại giới [54]. Dilthey xác định nghiên cứu về con người không chỉ giới hạn trong khoa học tâm lư mà từ nhiều góc cạnh khác nhau, như nhân loại học tiếp cận với những vấn đề về biểu thị và giá trị của đời sống, thi ca cũng như mọi loại văn chương có sự biến/Geschehnis dẫn đến nền tảng của toàn bộ hỗ tác của đời sống, lịch sử là lĩnh vực của đời sống, như một tổng thể không bao giờ hoàn tất. Khi nói đến những phạm trù của đời sống, ông nói đến khái niệm giá trị h́nh thành như một quyền năng, v́ nó kết hợp lại những ǵ phân rẽ, tối tăm và phù du trong đời sống. Khai phá những giá trị trong lịch sử, đánh giá những biểu hiện của đời sống là t́m lại được mối quan hệ nguyên ủy của đời sống.

Phần thứ hai luận về nhận thức toàn bộ lịch sử phổ quát. Chủ điểm của phần này luận về lịch sử; Dilthey xác định, ' khi chúng ta ra khỏi ḍng đời, và sa vào biển cả mênh mông' [55], mọi viễn tượng khác nhau về giá trị, biểu thị, mục đích vẫn c̣n đó, song phương thức kết hợp đều biến đổi, ư nghĩa của đời sống nơi chủ thể cũng có vấn đề.

Để ra khơi, con người phải mang theo những công cụ định hướng thủ đắc từ những phạm trù lịch sử như kinh nghiệm sống, lĩnh hội, tự truyện và nghệ thuật hành trạng, từ phản tư đời sống trở thành phương tiện trí thức. Dilthey chỉ ra nhiệm vụ mới là nắm được mối liên hệ nội tại trong những quan hệ giữa những phạm trù này nhằm lĩnh hội ư nghĩa của thực tại xác định là đời sống cá nhân.

Dự án thứ nhất của h́nh thành thế giới sử trong những khoa học nhân văn/tinh thần này nghiên cứu mối quan hệ nền tảng của đời sống và lịch sử, cấu trúc của những h́nh thành lịch sử. Ông viết: Ở nơi nào đời sống qua đi và tới chỗ khả tri, ở đó có lịch sử [56]. Chất liệu cơ bản của đời sống là một với lịch sử cũng như mỗi điểm lịch sử là đời sống.

Khi hỏi làm thế nào lịch sử khả hữu, là gỉả định một quan niệm lịch sử. Đời sống lịch sử là một phần của đời sống nói chung, lư ưng đời sống là sự kiện cơ bản để xây dựng khởi điểm của triết học. Dilthey nhận xét  điều kiện đầu tiên để h́nh thành thế giới sử là thanh lọc những kư ức mơ hồ, sai lạc của nhân chủng tự tại  thông qua phê b́nh tương ứng với lư giải. Cho nên, bác ngữ học là khoa học lịch sử cơ bản, bao gồm nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ.

Vấn đề kế tiếp là chủ thể của những xác ngôn lịch sử, chẳng hạn  khi cộng đồng  là chủ thể, vậy nhiệm vụ đặt ra là xác quyết  đâu là cái mới dưới viễn cảnh này từ thế giới nhân văn/tinh thần. Liệu cộng đồng có thể hành xử như một cá nhân? Có thể thấy quá khứ, kết hợp hiện tại và tương lai yểm trợ điều này. Lịch sử, dầu c̣n tranh biện trong việc sử dụng , vẫn là ư thức của cộng đồng từ lịch sử đời sống của ṇ, cũng như là trí nhớ sản sinh ra những ghi nhớ cho đời sống cộng đồng của chúng nhân [57]. Khi đi t́m hiểu lịch sử cộng đồng có nghĩa là làm sao lịch sử  như thể trí nhớ của chúng nhân  có thể xây thành cộng đồng, th́ ngược lại cũng t́m ra tại sao ư thức cộng đồng từ nguồn cảm thống nhất sáng tạo ra những anh hùng bộ lạc, những quốc phụ, giáo phụ [58].

Ư thức lịch sử như nói ở trên dẫn đến quan niệm phải chăng Dilthey nghĩ đến một phê b́nh lịch sử của lư trí, hơn là thực hiện một phê b́nh lư sử? Raymond Aron đă dựa trên tài liệu do con gái của Dilthey xuất bản năm 1933 [59] để nhận xét khai phá quá khứ con người, những khoa học đạo đức, nghệ thuật, thi ca, tôn giáo, triết học đưa Dilthey trở lại đối tượng duy nhất của triết học và lịch sử: hiểu con người và trước hết hiểu lối nhận thức của con người bởi chính ḿnh: nói cách khác, phê b́nh lư sử; tuy nhiên Dilthey đă nghĩ đến, không phải một phê b́nh lư sử, nhưng về một phê b́nh lịch sử của lư trí [60].  Aron lư giải: phê b́nh trở thành lịch sử, v́ lư trí là nguyên lư của tiến hóa  Triết học đời sống của Dilthey dẫn từ ư niệm quyết định: chủ thể triết học, con người triết lư và con ngườI phải lấy triết học làm nguyên tắc, không phải là cái tôi thuần tuư những là đời sống. Vấn đề phê b́nh như vậy không chỉ từ lư trí, v́ lư đă mất cái ưu tiên, tư tưởng chỉ là một chức năng của đời sống.

Tuy nhiên, chính đời sống là phản lư, như khi luận về lư giải, Dilthey nhận xét: lĩnh hội không thể quan niệm đơn giản như một khai triển luận lư.. .Cho nên có một phản lư trong mọi lĩnh hội, như ngay chính đời sống cũng là một phản lư; nó không thể biểu hiện qua công thức diễn tả bằng luận lư học [61]. Otto Friedrich Bollnow (1903-1991) Đức nghiên cứu triết học đời sống, đặc biệt về Dilthey trong Die Lebensphilosophie 1958  nhận xét đời sống liên quan đến quyền lực nội tại của con người, nhất là những quyền năng phi lư của cảm xúc và đam mê như để chống lại quyển lực thống trị của lĩnh hội thuần lư. Trong Bản phác thảo phê b́nh lư sử, viết về quan hệ giữa kinh nghiệm sống và lĩnh hội, Dilthey nhận xét: kinh nghiệm sống th́ sâu thẳm và không tư duy nào có thể hiểu thấu [62], và Bollnow xem đặc tính này là phản diện của bản chất sáng tạo của nó, v́ 'nó có khả năng rút ra cái mới, đó là kẻ sáng tạo, khởi từ những căn rễ sâu xa trong bản thể của nó.' Con người là kẻ sáng tạo ra thế giới của ḿnh, cũng là kẻ sáng tạo ra lư trí.

Khái niệm phản lư cũng là một luận điểm cơ bản trong hữu thể luận mới của Nicolai Hartmann [63], nhấn mạnh đến mặt vô tận của hữu ở ngoài nhận thức là phương tiện để lấp cái hố ngăn cách giữa hiện tượng/phänomenon và ẩn tượng/noumenon. G. Lukács không hiểu rơ nguồn khởi sinh lư trí nơi đời sống trong học thuyết của Dilthey, nên đă sai lầm trong lư giải Dilthey như một khuôn mặt tiêu biểu của chủ nghĩa phản lư [64].

 

  -----------------------                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

[33] Man kann den Grad des historischen Sinns, welchen eine Zeit besitz, daran abschätzen, wie diese Zeit Übersetzungen macht und vergangene Zeiten und Bücher sich einzuverleiben sucht. Die fröhliche Wissenschaft [la gaya scienza, § 83].

[34] X. Menschliches, Allzumenschliches I, §23-24.

[35] Es ist endlich an der Zeit, die Kantische Frage, 'wie sind synthetische Urteile a priori möglich?' durch eine andre Frage zu ersetzen: 'warum ist der Glaube an solche Urteile nötig?' - nämlich zu begreifen, daβ zum Zweck der Erhaltung von Wesen unsrer Art solche Urteile als wahr geglaubt werden müssen; weshalb sie natürlich noch falsche Urteile sein könnten. Jenseits von Gut and Böse, §11.

[36] So erheben sich allenthalben Interpretationen der Wirklichkeit: die Weltanschauungen. Das Wesen der Philosophie, Gesammelte Schriften/GS V.

[37] Die Enstehung der Hermeneutik, in den Philosophische Abhandlungen, Christoph Sigwart zu seinem 70. Geburtstag (28. März 1900) gewidmet. 

[38] Solches kunstmäβige Verstehen von dauernd fixierten Lebensäuβerungen nennen wir Auslegung oder Interpretation, Sdt.

[39] Die Natur erklären wir, das Seelenleben verstehen wir. Trong Triết học và Khoa học 1972, tôi đă nói đến trong chương V: Lĩnh hội nhấn mạnh ở chỗ t́m lại cái tôi trong cái anh, trong mỗi chủ thể của một cộng đồng, trong mỗi hệ thống văn hóa, sau cùng trong toàn thể tinh thần và lịch sử phổ quát, điều làm khả hữu tác động tương liên của tất cả những ǵ hoàn tất trong lĩnh vực khoa học nhân văn.

[40] Aufgenommen in den Zusammenhang von Erkenntnistheorie, Logik und Methodenlehre der Geisteswissenschaften, wird diese Lehre von der Interpretation ein wichtiges Verbindungsglied zwischen der Philosophie und den geschichtlichen Wissenschaften, ein Hauptbestandteil der Grundlegung der Geisteswissenschaften. Die Enstehung der Hermeneutik, § 5.

[41] Das Erkennen der geschichtlich-gesellschaftlihen Wirklichkeit vollzieht sich in den Einzelwissenschaften des Geistes. Diese aber bedürfen ein Bewuβtsein über das Verhältnis ihrer Wahrheiten zu der Wirklichkeit, deren Teilinhatte sie sind, sowie zu den anderen Wahrheiten, die gleich ihnen aus dieser Wirklichkeit abstrahiert sind, und nur ein solches Bewuβtsein kann ihren Begriffen die volle Klarheit, ihren Sätzen die volle Evidenz gewähren.

Aus diesen Prämissen ergibt sich die Aufgabe, eine erkenntnis-theoretische Grundlegung der Geisteswissenschaften zu entwickeln, alsdann  das in einer solchen geschaffene Hilfsmittel zu gebrauchen, um den inneren Zusammenhang der Einzelwissenschaften des Geistes, die Grenzen, innerhalb deren ein Erkennen in ihnen möglich ist, sowie das Verhältnis ihrer Wahrheiten zueinander zu bestimmen. Die Lösung dieser Aufgabe könnte als Kritik der historischen Vernunft, d. h. des Vermögens des Menschen, sich selber und die von ihm geschaffene Gesellschaft und Geschichte zu erkennen, bezeichnet werden. Einleitung in die Geisteswissenschaften, Erstes einleitendes Buch, XIX.

[42] Entwürfe zur Kritik der historischen Vernunft.

[43] Der Aufbau der geschichtlichen Welt in den Geisteswissenschaften (in GS VII). Cụm từ Geisteswissenschaften dịch theo nghĩa chữ là khoa học tinh thần, chịu ảnh hưởng Hegel, trong  những bản dịch sang tiếng Pháp, tiếng Anh, nhiều dịch giả dùng từ 'sciences morales', 'moral sciences' chịu ảnh hưởng John Stuart Mill, 'human sciences, human studies, humanities; Sylvie Mesure dịch sát nghĩa  là 'sciences de l'esprit'. Tôi dùng từ chung là khoa học nhân văn, nhằm đối lập với những khoa học tự nhiên, theo tinh thần Dilthey.

Hai tác giả Rudolf Ạ Makkreel và Frithjof  Rodi  phụ trách biên tập tác phẩm này [GS VII] sang tiếng Anh, trong phần dẫn nhập có ư phê phán những dịch giả tác phẩm Sein und Zeit của Heidegger sang Anh ngữ (hai bản dịch khác nhau) đă không hiểu ư Heidegger trong câu 'Die Thematisierung, das heiβt die historische  Erschlieβung von Geschichte ist die Voraussetzung für den möglichen "Aufbau der geschichtlichen Welt in den Geisteswissenschaften" (tr. 376 SuZ) ám chỉ bản khảo luận nói trên của Dilthey [cho nên Heidegger đặt trong dấu ngoặc-ĐPQ]. Quả thật cả hai bản dịch trong câu văn đều viết là "...is the presupposition for the possibility of the way one 'builds up the historical world in the human sciences' [bản dịch của J. Macquarrie và Ẹ Robinson]"; hay "...is the presupposition for the possibility of 'building up the historical world in the sciences of the humanities' [bản dịch của Joan Stambaugh]". Ảnh hưởng của Dilthey lên Heidegger  khá rơ trong yêu cầu giả định công tŕnh 'h́nh thành sử giới trong lĩnh vực khoa học nhân văn', mặc dầu khi viết Sein und Zeit, Heidegger chỉ có thể được đọc thiên khảo luận 1910.

Trong Triết học nào cho thế kỷ 21, tôi đă đề cập việc trở về vớI Dilthey/Rückkehr zu Dilthey của Heidegger.Đó là mười bài diễn thuyết tại Kassel vào năm 1925, Heidegger nói đến tư tưởng Dilthey có một hơi thở mới với  công tŕnh cơ bản suy niệm hoạt động riêng của ông trong Das Wesen der Philosophie năm 1907Aufbau der geschichtlichen Welt in den Geisteswissenschaften 1910.

[44] III. Plan der Fortsetzung zum Aufbau der geschichtlichen Welt in den Geisteswissenschaften - Entwürfe zur Kritik der historischen Vernunft (in GS VII).

[45] "Es ist der Vorgang des Verstehens, durch den Leben über sich selbst in seinen Tiefen aufgeklärt wird, und andererseits verstehen wir uns selber und andere nur, indem wir unser erlebtes Leben hineintragen in jede Art von Ausdruck eigenen und fremden Lebens. So ist überall der Zusammenhang von Leben, Ausdruck und Verstehen".

[46] Dẫn theo Charles R. Bambach, Heidegger, Dilthey and the crisis of historicism;  xem: W. Dilthey,  Introduction to the Human Sciences , bản dịch tiếng Anh của R. Makkreel và F. Rodi, Drafts for Volume II of the Introduction to the Human Sciences, [Bản phác thảo cho tập Hai này đă được in trong GS XIX: Grundlegung der Wissenschaften vom Menschen, der Gesellschaft und der Geschichte. Ausarbeitungen und Entwürfe zum Zweiten Band der Einleitung in die Geisteswissenschaften (ca 1870-1895), do Helmut Johach và Frithjof Rodi xuất bản năm 1982].

[47] Weltanschauungenslehre - Abhandlungen zur Philosophie der Philosophie (GS VIII) do Bernhard Groethuysen xuất bản năm 1931.

[48]  In den Geisteswissenschaften vollzieht sich nun der Aufbau der geschichtlichen Welt.

[49] Nicht die Annahme eines starren a priori unseres Erkenntnisvermögens, sondern allein Entwicklungsgeschichte, welche von der Totalität unseres Wesens ausgeht, kann die Fragen beantworten, die wir alle an die Philosophie zu richten haben. Sdt, Vorrede.

[50] Das Verstehen ist ein Wiederfinden des Ich im Du. Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi đă đề cập ảnh hưởng của Dilthey đối với Nishida Kitarō: Quán triệt vận động của triết học Đức, Nishida tiếp cận những phương pháp như thông diễn học của Dilthey về triết học lịch sử, phân tích thế giới lịch sử/rekishiteki sekai như thể tự đồng nhất mâu thuẫn tuyệt đối. Tuy nhiên, Nishida cũng nhấn mạnh đến chỗ thế giới lịch sử phải vừa mang sử tính và thời tính, ngay chính sự kiện tư duy/nghĩ cũng đă là sự kiện lịch sử...Cũng như Dilthey, ông quan niệm phải có một thế giới quan, v́ con người sống không thể thiếu thế giới quan. Ở đâu có thế giới quan, ở đó có tự thức về đời sống.

Tôi không đồng ư với Tanabe Hajime khi phê phán triết học Nishida thiếu mặt lịch sử, v́ quan điểm lịch sử của Nishida thể hiện rơ trong những tiểu luận về thời gian đối với phi thời gian, về quan hệ giữa Tôi và Anh/watashi to nanji minh thị 'chúng ta bị hạn định trong lịch sứ, 'cái ǵ xác định ư thức về cái tôi/tư cũng phải là cái xác định ư thức về anh/nhữ qua nguyên lư đồng nhất'.

[51] Da nun das geistige Leben nur in der Sprache seinen vollständigen, erschöpfenden und darum eine objective Auffassung ermöglichenden Ausdruck findet, so vollendet sich die Auslegung in der Interpretation der in der Schrift enthaltenen Reste menschlichen Daseins. Diese Kunst ist die Grundlage der Philologie. Und die Wissenschaft dieser Kunst ist die Herneutik. Entwürfe zur Kritik der historischen Vernunft, Erster Teil, II.

[52] Sinn und Bedeutung erst im Menschen und seiner Geschichte entstehen...denn der Mensch ist ein geschichtliches Wesen. Entwürfe zur Kritik der historischen Vernunft, Zweiter Teil, Schluβ der Abhandlung.

[53] Leben ist der Zusammenhang der unter den Bedingungen der äuβeren Welt bestehenden Wechselwirkungen zwischen Personen, aufgefaβt in der Unabhängigkeit dieses Zusammenhangs von den wechselnden Zeiten und Orten. Sdt, Erster Teil, III.

[54] Im Gegensatz hierzu: Leben Ganzes. Struktur: Zusammenhang dieses Ganzen, bedingt durch die reale Bezüge zur Auβenwelt. Sdt.

[55] Wir verlassen den Fluβ des Lebenslaufes, und das unendliche Meer nimmt uns auf, Sdt, Zweiter Teil, Einleitendes.

[56] Überall da, wo Leben vergangen ist und zum Verständnis kommt, ist Geschichte. Sdt.

[57] Wie wird eine solche Gemeinschaft zum Subjekt, das wie ein Individuum einheitlich wirkt? Dazu tragen die Vergangenheit, das gegenwärtige Zusammenwirken und die Zukunft bei. Hier sieht man, wie die Geschichte, über deren Nutzen so viel diskutiert wird, als Bewuβtsein der Gemeinschaften von ihrer Lebensgeschichte, als Gedächtnis derselben über ihren Lebenslauf produktiv wirkt für das Gemeinschaftsleben der Menschheit. Sdt.

[58] Wenn wir die Geschichte der Gemeinschaften studieren, so sollen wir daran denken, daβ es umgekehrt diese Geschichte als Gedächtnis der Menschheit ist, welche gemeinschaftbindend wirkt. Und umgekehrt schafft das Gemeinschaftsbewuβtsein aus dem Gefühl der Einheit heraus Stammesheroen, Staatenbegründer, Religionsstifter.Sdt.

[59] Der junge Dilthey. Ein Lebensbild in Briefen und Tagebüchern.

[60] Raymond Aron, La philosophie critique de l'histoire, Essai sur une théorie allemande de l'histoire 1938. Trong tác phẩm này, Aron luận bàn về Dilthey, Rickert, Simmel và Max Weber, trong đó ông nhận xét Dilthey giữ một vị trí ngoại lệ, ở khởi điểm song cũng là chung cuộc. Tất cả tiến triển biện chứng mà chúng ta muốn theo, ông đă trải qua. Tuy nhiên thiên về hiện tượng luận, như trong Hồi kư/Mémoires Aron phê b́nh: Tôi suy tưởng về lịch sử và nộI tại những biểu thị ở thực tại con người - thực tại đ̣i minh giải. Cho nên đối với tôi, ở Dilthey thiếu một triết học như triết học của Husserl để có thể rọi sáng những trực giác của ông. Aron nhận xét phê b́nh lư sử xác định những giới hạn chứ không phải những nền tảng của tính khách quan lịch sử. Triết học phê b́nh lịch sử  kể trên là luận án phụ của Aron tŕnh năm 1938 dưới nhan đề Essai sur la théorie de l'histoire dans l'Allemagne contemporaine, vớI luận án chính là Introduction à la philosophie de l'histoire. Essai sur les limites de l'objectivité historique, như trong bản báo cáo việc bảo vệ luận án in trên Revue de métaphysique et de morale số tháng 7, 1938 ghi nhận: về đề tài của luận án phụ, Aron đă gặp nơi Dilthey, Rickert, Simmel và Weber một phê b́nh lư sử mà ông chú tâm đến việc xác định ư nghĩa và giá trị của nó. Khi đưa ra luận điểm về kết quả phê b́nh lư sử không đạt được, dẫn đến vấn đề trong luận án chính là: trong chừng mực nào, một khoa học có giá trị phổ biến vế quá khứ có thể hiện hữu.  

[61] So ist in allem Verstehen ein Irrationales, wie das Leben selbst ein solches ist; es kann durch keine Formeln logischer Leistungen repräsentiert werden. GS VII.

[62] Das Erleben unergründlich ist und kein Denken hinter dasselbe kommen kann. GS VII.

[63] Xem: Cơ sở tư tưởng thờI quá độ, chương 7, xb. 2007 của tác giả.

[64] Trong Die Zerstörung der VernunftDie Lebensphilosophie im imperialistischen Deutschland: 2. Dilthey als Begründer der imperialistischen Lebensphilosophie, 1954. Tôi coi tác phẩm này thuộc vào giai đoạn Stalinit của Lukács.

  (c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2011