ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

143

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137, Kỳ 138, Kỳ 139, Kỳ 140, Kỳ 141, Kỳ 142, Kỳ 143,

 

Hölderlin qua lăng kính thông diễn học

Trong Cuồng lư [229] khi luận về một trong những điều khó  chịu  trong triết học là  cái  nhăn hiệu “chủ nghĩa phi lư” gán cho những tư tưởng mà nhà phê b́nh cảm thấy bất đồng, không muốn nghe, không chịu hiểu đến một điều khó chịu khác là nỗi ảo tưởng ngộ nhận sáng tạo văn chương gắn liền với thác loạn, cuồng trí. Tôi nhắc đến Dilthey ở vào cuối thế kỷ XIX đă phân biệt giữa trí tưởng sáng tạo với mê cuồng:

Thiên tài không là một hiện tượng bệnh lư nhưng chính là con người lành mạnh và hoàn toàn.[230]

Hölderlin là tiêu biểu của trí tưởng sáng tạo khu biệt với cuồng lư, là một trong bốn nhà thơ Dilthey lư giải trong tác phẩm Das Erlebnis und die Dichtung (Kinh nghiệm sống và văn chương) cùng với Lessing, Goethe và Novalis.

Trong tiểu luận quan trọng phản ảnh xu hướng mỹ học và khoa học văn chương của Dilthey viết năm 1887 với tiêu đề Trí tưởng của văn gia. Những nhân tố cho sáng tạo luận  [231], trong tiết thứ nhất, tiểu đoạn 3 Những vấn đề và tư lực của sáng tạo ngày nay đặt vấn nạn  những tư lực và phương pháp nào để sử dụng nguồn quan sát và phổ biến tài năng cũng như thiết lập giây liên lạc khoa học giữa những kết quả của sáng tạo chuyên môn và của tư duy mỹ học, ông liệt cử tu từ học, thông diễn học, ngữ pháp, âm luật học như những nền tảng của sáng tạo luận.  

Điều đáng chú ư là trong tiểu luận trên, Dilthey không nói đến Hölderlin trong suốt trên một trăm trang sách và đối với ông, Goethe và Schiller như những hoàng đế mà khoa mỹ học mới của họ ngự trị suốt lănh thổ thơ Đức, trong khi Humboldt, Moritz, Körner, Schelling, anh em nhà Schlegel và Hegel là những thượng thư của triều đại mỹ nghệ này [232].

Vậy, tại sao ông lại chọn Hölderlin sau những công tŕnh đă viết dành cho Lessing, Schiller? Và có phải từ thông diễn học, ông đă có một cái nh́n mới về thơ Hölderlin mà vẫn phù hợp với quan niệm triết học về đời sống của ông?

Những bài viết về Hölderlin đầu tiên vào năm 1867 Hölderlin và nguyên nhân chứng cuồng của ông có thể xem như khởi thảo cho chuyên đề về Friedrich Hölderlin [233]. Dilthey đă sử dụng thông diễn học [xem gio-o kỳ 124/126] để lư giải Hölderlin trên cơ sở cấu trúc là quan hệ hiện hữu trong những thành phần cấu tạo kinh nghiệm sống; do đó ông chú trọng đến kinh nghiệm nội tâm của thi sĩ nhiều hơn là những ư tưởng dàn trải trong thơ, đến phong cách trong gịng cảm xúc phát triển trên những ‘tiết điệu’ tự do mà không chia thành những ‘khổ’ thơ, ‘giai điệu’ mang ‘nhạc tính’như một đặc tính dưới h́nh thái nội tại trong những bài thơ của thi sĩ, như Dilthey xác định “không chỉ đến cách sử dụng ngôn ngữ trong thơ, mà c̣n là h́nh thái đặc thù qua quá tŕnh nội tại và cấu trúc của nó” nơi Hölderlin. [234]  

Nếu ở khởi đầu tiểu luận nói trên, Dilthey đề cập đến bản tính về định mệnh bi kịch/tragischen Schicksal nơi những nhà thơ trữ t́nh Đức, ông cũng trở lại cốt cách đặc dị trong bản tính thi sĩ như một bi kịch của hy sinh: Tâm hồn bơ vơ của Hölderlin càng chứng tỏ sâu xa hơn trong kinh nghiệm về tính cách của hiện thân con người lẫn lộn và mơ hồ. Bản tính cao nhă đưa thi sĩ thu ḿnh vào trong tự nhẫn nhịn thầm lặng, điềm tĩnh. Bài hùng ca mà ông muốn sống và viết trở thành bi kịch của hy sinh. Ông sáng tác ra tất cả điều đó, muốn diễn tả tính cách của đời sống như đă biểu lộ trong kinh nghiệm sống của ông [235].

Dilthey nhận xét từ cảm xúc sâu sắc về một trật tự sự vật mới cận kề đă phân biệt ông với Goethe và ngay cả với Schiller. [236] Hölderlin t́m ra được một ngôn ngữ có đặc dị mới cho mọi  điều đó, ví như một giai điệu mới mở ra trong thiên tài âm nhạc này, một sáng tạo tiên tri, báo hiệu trước phong cách tiết điệu ở Nietzsche, thơ trữ t́nh của Verlaine, Baudelaire, Swinburne và thi ca mới nhất ở Đức.

Dưới góc nh́n thông diễn học bao gồm kinh nghiệm sống và ư thức lịch sử, Dilthey mô tả  bước đi trên những chặng đường đời của thi sĩ, từ cảm xúc trước thiên nhiên nơi những nhà thơ vùng Schwabe  là Hölderlin (1770-1843), Uhland (1787-1862), Mörike (1804-1875), cảm giác hiệp thông với đồi núi, thung lũng và quá khứ mơ màng nơi những chủng viện, lâu đài đến những tụng ca lư tưởng nhân loại lúc Hölderlin đă trưởng thành. Từ những ảnh hưởng ban đầu của Klopstock, Schubart và nhất là ảnh hưởng thơ trữ t́nh của Schiller, ông thu tập cái mới trong thơ như tiết điệu bên trong diễn tả diễn tiến quá tŕnh tinh thần do thứ tự và kết hợp những câu. H́nh thái mới phát triển trọn vẹn trong Hölderlin xác định thế giới quan/Weltanschauung và bản chất/Gehalt thơ ông mạnh mẽ hơn, khởi từ t́nh bạn với hai thủ lănh của phong trào triết học xứ Schwabe là Hegel và Schelling; họ gặp nhau trong Stift/giáo viện thần học [ở Tübingen] chung quanh năm 1790, đọc Platon, Kant, thư từ của Jacobi về Spinoza (ấn bản lần thứ hai năm 1789 có tín ngữ của Lessing về “Nhất thể và Tổng thể/Ein und All”); Hölderlin dùng cụm từ cổ Hy lạp này để chỉ thần thánh hiện diện trong vũ trụ viết trong tạp lục Hegel vào tháng Hai năm 1791 [237].

Theo Dilthey, nhà thơ Hölderlin và nhà triết học Hegel đều xác định ư tưởng cơ bản về chủ nghĩa nhân bản mới - nhân bản và vẻ đẹp hiện thân nơi người Hy lạp cổ: Platon là thiên tài vĩ đại nhất của Hy lạp làm tṛn nhiệm vụ lư giải nhân bản Hy lạp và ba thiên tài Đức hiện đại đă khai triển những mặt khác nhau của bản chất này. Khởi điểm của Hegel từ khái niệm sâu sắc về định mệnh trong bi kịch Hy lạp, Schelling về thần thoại và quan niệm phiếm thần về thiên nhiên Hy lạp. Höderlin nhận ra điểm sâu sắc nhất trong thế giới quan Hy lạp, đó là ư thức mối liên hệ đồng cảm giữa thiên nhiên, con người, anh hùng và thần thánh. Đối với nhà thơ, người Hy lạp tiêu biểu cho kinh nghiệm sống cho mối liên hệ cơ bản nội tại của chúng ta với thiên nhiên; một nghệ thuật tôn vinh vẻ đẹp của thế giới xây dựng trên cái thống nhất của đời sống như vậy và tôn trọng những đam mê lớn trong cái thiêng liêng của chúng; phụng thờ t́nh bạn, xu hướng anh hùng và hoài niệm hiện thể vĩ đại, đầy nguy hiểm và anh hùng. Trong cái khốn khổ của đời sống nước Đức thời đó, ông không bao giờ xa rời hoài vọng về cái thế giới đă mất đó.[238]  

Một sức mạnh tinh thần khác của những nhà tư tưởng nói trên ở tuổi thanh niên của họ là xu hướng tự do lư tưởng, kế thừa từ Kant, Schiller và Humboldt, kết hợp với vũ trụ quan từ thơ và tri tưởng, và cuộc Cách mạng Pháp đă mở cửa vào kỷ nguyên mới. Dilthey mô tả thời đại của họ bị cường quyền độc tài ở Stuttgart và Tübingen áp chế khiến họ không thể nào không rung động trước những ư niệm trừu tượng lớn lao của phong trào cách mạng này.

Hölderlin đă dùng những tượng trưng trong thơ để diễn tả quan hệ nội tại giữa thần thánh, thiên nhiên sinh động và cao quư thiêng liêng của con người. Trong Tụng ca Tự do/Hymne an die Freiheit, ông viết:       

Wenn verödet die Tyrannenstühle,

                               Die Tyrannenknechte Moder sind

                               Khi ngai độc tài bị lật đổ

                               Đám tay sai cũng tiêu ma

----------------

[229] ĐPQ, Cuồng lư in trong Triết học và Văn chương 1974 (in lại trong Văn chương và Lưu đày 1985).

[230] W. Dilthey, Dichterische Einbildungskraft und Wahnsinn Rede 1886 (in Die geistige Welt GS VI): Das Genie ist keine pathologische Erscheinung, sondern der gesunde, der vollkommene Mensch.

[231] Dilthey, Die Einbildungskraft des Dichters. Bausteine für eine Poetik 1887, trong Sdt, GS VI.

Những từ tiếng Đức ở đây như Dichtung, Dichter không để chỉ riêng thơ, nhà thơ mà là văn chương nói chung, do đó tôi dùng từ “văn chương, văn gia”, Poetik không chỉ là thi pháp, song c̣n là sáng tạo, sáng tác nên tôi dùng chữ Sáng tạo luận. 

Những vấn đề và tư lực của sáng tạo ngày nay: Probleme und Hilfsmittel einer heutigen Poetik.

[232] Dilthey, Sdt: Dann hat die aus dem deutschen Geiste geborene Ästhetik in der großen Zeit unserer Dichtung  Goethe und Schiller bei ihrem Schaffen geleitet,…Sie hat durch diese beiden Fürsten der deutschen Poesie das ganze Reich derselben beherrscht, unter Mitwirkung von Humboldt, Moritz, Körner, Schelling, den Schlegel, endlich Hegel, als den unter ihnen wirkenden Ministern der schönen Künste.

[233] Dilthey, Hölderlin und die Ursachen seines Wahnsinnes (in trong Zur Geistesgeschichte des 19. Jahrhunderts GS XV (Hrsg. von Ulrich Herrmann) và chuyên đề trên in trong Das Erlebnis und die Dichtung 1906/1910.

Từ Erlebnis [Ereignis, das man erlebt/sự biến mà người ta kinh qua trong định nghĩa của Gerhard Wahrig, Deutsches Wörterbuch 1968/1977] mà Dilthey dùng trong những bài viết vào thập niên 1870s bắt nguồn từ động từ erleben, tương tự như động từ erfahren/kinh nghiệm để chỉ kinh nghiệm sống; phần lớn học giả và dịch giả của Dilthey chuyển ngữ sang tiếng Anh là lived experience, tiếng Pháp là le vécu, l’expérience vécue. Dilthey sử dụng Erlebnis như một đặc ngữ chuyên môn đi với Audruck/biểu hiện, Verstehen/lănh hội trong thông diễn học.

[234] Dilthey, Sdt: Das Musikalische bildet einen weiteren Zug in der inneren Form der Gedichte Hölderlins. Ich verstehe hierunter nicht nur seine Behandlung der Sprache oder des Verses, sondern die besondere Form des inneren Vorgangs und seiner Gliederung (Âm nhạc tính tạo thành một dạng phát triển của h́nh thái nội tại của thơ Hölderlin. Ở đây tôi không chỉ hiểu cách sử dụng ngôn ngữ và thơ, mà c̣n muốn nói đến h́nh thái đặc thù trong quá tŕnh nội tại và cấu trúc của chúng).

[235] Dilthey, Sdt: Immer tiefer grub sich seine hilflose Seele in die Erfahrungen von dem gemischten und zweideutigen Charakter des menschlichen Daseins. Der Adel seiner Natur rettete ihn in ein leises, stillgefaßtes Resigniertsein in sicht selbst. Das Heldengedicht, das er leben und dichten wollte, ward zur Tragödie des Opfers. In allem, was er nun dichtete, wollte er den Charakter des Lebens selber aussprechen, wie er ihm aus seinen Erlebnissen aufgegangen war.

[236] Dilthey, Sdt: Ihn unterscheidet von Goethe und selbst von Schiller das lebendige Gefühl von einer herannahenden neuen Ordnung der Dinge. (in nghiêng do tôi).

[237] Dilthey, Sdt: Sie [Hölderlin và Hegel] lasen damals mit anderen Freunden zusammen Platon, Kant und die Briefe Jacobis über Spinoza, deren zweite Auflage 1789 erschienen war. Dieses Buch enthielt das Bekenntnis Lessings zu dem “Ein und All”; Hölderlin hat diese altgriechische Formel für die Gegenwart des Göttlichen im Universum im Februar 1791 in das Stammbuch Hegels geschrieben.

[238] Dilthey, Sdt: Hölderlin erfaßte den tiefsten Punkt der griechischen Weltauffassung: das Bewußtsein der Verwandtschaft von Natur, Menschen, Heroen und Göttern. Die Griechen repräsentieren ihm das Erlebnis unserer inneren Wesensgemeinschaft mit der Natur; eine Kunst, welche die in solcher Einheit des Lebens gegründete Schönheit der Welt verherrlicht und die großen Leidenschaften in ihrer Heiligkeit achtet; den Kultus der Freundschaft, des Heldentums und der Sehnsucht nach großem, gefahrvollem, heroischem Dasein. In der Misere des damaligen deutschen Lebens hat ihn das Verlangen nach dieser untergegangenen Welt nie verlassen.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014