ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê bình lý trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
118
CHƯƠNG IV:
VĂN HỌC SỬ CÓ KHẢ HỮU ?
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118,
Văn Học Sử Có Khả Hữu (tiếp theo)
Lý luận văn học Mác-xít theo Jauß đưa ra thử thách nguyên ủy là phủ nhận thuộc về nghệ thuật và những hình thái ý thức tương ứng của đạo đức, tôn giáo hay siêu hình học. Văn chương và nghệ thuật dưới cái nhìn Mác-xít là chỉ một quá trình “trong quan hệ với thực tiễn của con người lịch sử” như quan niệm củaWerner Kraus “trong chức năng xã hội”[22] được nhận thức như một trong “những loại chiếm hữu thế giới của con người” biểu hiện một phần quá trình khái quát của lịch sử, ở đó con người vượt qua điều kiện tự nhiên ngõ hầu tiến dần lên thành người (Karel Kosik)[23]. Cương lĩnh này thoạt đầu nhằm thực hiện trong lịch sử văn chương và nghệ thuật, song từ xu thế hiện thực xã hội chủ nghĩa giáo điều nhất là từ thời Stalin biến lý luận phản ánh chính thống suy đồi, giản lược hiện tượng văn hoá vào kinh tế, xã hội, giai cấp xác định nguồn gốc của văn chương nghệ thuật như một thực tại được tái sản xuất, điều Kosik gọi là “bái vật giáo kinh tế”[24].
Jauß nhận xét lý luận phản ánh chỉ có thể nắm được mối quan hệ biện chứng giữa sản xuất ra cái mới và tái sản xuất cái cũ nếu nó không trụ vào tính thuần nhất của cái hiện đại trong biểu hiện sai nhất thời của phối hợp điều hòa những điều kiện xã hội với hiện tượng văn chương phản ảnh chúng; theo ông, chính Marx đã tiên đoán điều này khi viết: “quan hệ không bình đẳng của phát triển sản xuất vật chất…đến sản xuất nghệ thuật”[25] dẫn đến khó khăn (về sử tính đặc thù của văn chương) mà Jauß xem như lý luận phản ánh chỉ giải quyết được bằng tự huỷ [26].
Ông cũng nêu ra việc chính lý luận phản ánh này làm vướng mắc một nhà lý luận Mác-xít là Lukács luẩn quẩn trong vòng mâu thuẫn khi dựa trên một đoạn văn khá nổi tiếng của Marx về nghệ thuật cổ điển khi nói ảnh hưởng đến ngày nay của Homer vẫn “ gắn bó không rời với thời đại và những phương tiện sản xuất mà tác phẩm Homer sinh ra ở đó”[27]. Jauß nhận xét Lukács đã giả định có câu trả lời của Marx là một tác phẩm có thể cho chúng ta lạc thú về mặt mỹ học, song làm thế nào nghệ thuật ở một quá khứ xa xăm như vậy tồn tại sau khi cơ sở kinh tế xã hội của nó đã huỷ triệt, nếu phủ nhận sự độc lập của hình thái nghệ thuật, và như vậy không thể giải thích được ảnh hưởng của tác phẩm nghệ thuật như một quá trình hình thành của lịch sử? Cho nên chỉ có một lưỡng luận với quan niệm cái “cổ điển” vượt lên khỏi lịch sử mới có thể nối được khoảng trống giữa nghệ thuật quá khứ và ảnh hưởng hiện tại; như vậy không ở trong trung gian của duy vật biện chứng? [28].
Trong bài Những tồn tại của phê bình quyền năng phán xét/mỹ/nghệ [xem gio-o], tôi đã nói đến một góc cạnh khác của vấn đề khi Lukács quan niệm căn nguyên và phát triển của văn chương là một phần của quá trình lịch sử toàn diện của xã hội:
“Bản chất mỹ học và giá trị mỹ học của những tác phẩm văn chương và tương ứng với hiệu quả của chúng là một phần của quá trình xã hội chung và toàn diện trong đó con người làm chủ thế giới thông qua ý thức của mình”.
Chính trong quan niệm tiến hóa của lịch sử đó, Marx đã phát biểu âm nhạc tạo ra cảm quan âm nhạc trong con người. Cho nên một giác quan khi bị bó buộc trong vòng tất yếu khắc nghiệt chỉ có cảm quan hạn chế, đối với con người bị đói thì hình thái ăn uống kiểu người không thể có, mà chỉ có một hiện hữu trừu tượng là đồ ăn [29].
Theo Jauß, mỹ học Mác-xít chỉ có thể tránh khỏi những nghịch lý của lý luận phản ánh và nhận thức được tính lịch sử đặc thù của văn chương, nếu như ý thức được như Kosik: Mỗi tác phẩm nghệ thuật có đặc tính kép trong một thể thống nhất bất khả phân: đó là biểu hiện của thực tại, song cũng hình thành ra thực tại, hiện hữu không phải ở sau tác phẩm, hay trước tác phẩm, mà rõ ràng là chỉ ở trong tác phẩm [30]. Để giải quyết lưỡng luận nói trên của Marx, Kosik xác định: tác phẩm là một tác phẩm và sống như một tác phẩm vì lẽ nó đòi hỏi một lý giải và cử hoạt trong nhiều nghĩa [31].
Đối chiếu với trường phái Hình thái luận, Jauß nhận xét vấn đề sử tính của những hình thái nghệ thuật mà trường phái mác-xít khai phá muộn màng so với hình thái luận đã đề xuất hơn năm mươi năm trước. Đặc tính nghệ thuật của văn chương theo trường phái này là sự đối lập giữa ngôn ngữ sáng tạo với ngôn ngữ thực tiễn: một công trình được xác định là tác phẩm nghệ thuật dựa trên sai biệt đặc thù sáng tạo/écart poétique của nó, không phải trong quan hệ chức năng với những loại phi văn chương [32].
Dưới góc nhìn phê phán của Jauß, khi trường phái Hình thái luận phân biệt ngôn ngữ sáng tạo/poetischer Sprache với ngôn ngữ thực tiễn/praktischer Sprache dẫn đến khái niệm tri giác nghệ thuật/Begriff der künstlerischen Wahrnehmung là đã cắt toàn diện dải băng liên lạc giữa văn chương và thực tiễn sống/Lebenspraxis. Nghệ thuật bây giờ trở thành phương tiện phá huỷ tự động tính của tri giác thường nhật qua “lạ lẫm/Verfremdung” [33]. Như vậy theo đó, tiếp nhận nghệ thuật không có thể hiện hữu trong lạc thú ngây thơ cái đẹp nữa, mà cần là sự phân biệt hình thái và nhận thức quá trình phương sách. Như vậy quá trình tri giác xuất hiện trong nghệ thuật như một cứu cánh tự tại, khả dĩ cảm nhận được hình thái như một chỉ dấu đặc thù và khai phá quá trình phương sách như một nguyên tắc của lý luận tạo cho phê bình nghệ thuật thành một phương pháp thuần lý trong sự từ bỏ tri thức lịch sử một cách có ý thức và đồng thời làm bùng lên sự hoàn tất vị thế khoa học lâu dài.[34]
Trong Mấy tiêu chí để tiếp cận lý luận văn học hiện đại (phần II)[35] tôi đề cập Hình thái luận nhân luận về tác phẩm Phê phán phê bình luận văn học/Critique de la critique của Tzvetan Todorov:
“Sự khác biệt giữa thói quen, tập quán với biến đổi, làm mới là khởi sự cho hành động sáng tạo. Quá trình này được trường phái Hình thái Nga chi ra trong hai thiết bị/priёm là biến lệch/otklonenie và biến dạng/deformirovanie đã chuyển hoá tác phẩm trở nên lạ lẫm/ostranenie. Căn cứ trên cơ chế này, Todorov nhận ra những ý tưởng sơ khởi cấu thành học thuyết Hình thái là những ý tưởng về xu hướng tự động của tri giác và vai trò cách tân của nghệ thuật: phải biến dạng sự vật để cái nhìn của chúng ta có thể truy cập chúng, đó là mục tiêu của những quy định nghệ thuật; cũng quá trình này giải thích những thay đổi của phong cách nghệ thuật, cho nên một khi chấp nhận những quy định giúp cho xu hướng tự động dễ dàng hơn là triệt huỷ nó.”
Jauß trong bản văn nói ở trên còn nhận ra một hoàn tất khác của trường phái Hình thái luận là sử tính của văn chương trước đây bị họ phủ nhận đã tái lập trong triển khai phương pháp hình thái luận khi nghĩ lại về những nguyên tắc của lịch đại. Tính văn chương/literaturnost của văn chương không những tuỳ thuộc vào sự đối lập giữa ngôn ngữ sáng tạo và ngôn ngữ thực tiễn về mặt đồng đại, mà còn tuỳ thuộc vào sự đối lập giữa những dữ liệu của thể loại và hình thái trước trong những loại nhóm văn chương. Cho nên Viktor Šklovskij, một kiện tướng của trường phái này đã quy định thành công thức là khi công trình nghệ thuật được lĩnh hội dựa vào nền tảng của những công trình nghệ thuật khác và liên hợp với chúng thì lý giải của công trình nghệ thuật cũng phải xét lại quan hệ của nó với những hình thái hiện hữu trước nó. Với điều này, trường phái Hình thái luận bắt đầu đi tìm con đường trở lại với lịch sử. Dự án mới của trường phái này phân biệt nó với văn học sử cũ ở chỗ từ bỏ hình ảnh cơ bản của quá trình tuần tự và liên tục và đưa ra một nguyên tắc năng động của tiến trình văn chương đối lập với khái niệm cổ điển của truyền thống [36].
----------------------------------
[ 22] W. Kraus, Literaturgeschichte als geschichtlicher Aufrag: nur im Verhältnis zur Praxis des geschichtlichen Menschen…in ihrer gesellschaftlichen Funktion.
[23] K. Kosik, Die Dialektik des Konkreten: als eine der gleich ursprünglichen “Arten der menschlichen Aneignung der Welt” begriffen und als Teil des allgemeinen Prozesses der Geschichte dargestellt werden, in dem der Mensch den Zustand der Natürlichkeit überwindet, um sich zum Menschen emporzuarbeiten.
[24] Fetischisierung der Ökonomie.
[25] K. Marx, Einleitung zur Kritik der politischen Ökonomie: das unegale Verhältnis der Entwicklung der materiellen Produktion…zur künstlerischen.
[26] H.R. Jauß, Sdt: Diese Schwierigkeit, hinter der sich die spezifische Geschichtlichkeit der Literatur verbirgt, ist von der Widerspiegelungstheorie nur um den Preis ihrer Selbstaufhebung zu lösen.(in nghiêng do tôi-ĐPQ)
[27] G. Lukács, Beiträge zur Geschichte der Ästhetik: [auch die heutige Wirkung Homers sei] unzertrennlich mit der Epoche, mit den Produktionsverhältnissen verbunden, in der bzw. unter denen das Werk Homers entstand.
[28] H.R. Jauß, Sdt: In diesem Dilemma hilft sich Lukács mit dem bewährten, aber geschichtstranszendenten Begriff des “Klassischen” weiter, der die Kluft von vergangener Kunst und gegenwärtiger Wirkung indes auch bei seiner inhaltlichen Fassung nur mit Bestimmungen von zeitloser Idealität zu überbrücken, also gerade nicht dialektisch-materialistisch zu vermitteln vermag.
[29] Für den ausgehungerten Menschen existiert nicht die menschliche Form der Speise, sondern nur ihr abstraktes Dasein als Speise. Xem ĐPQ, Sdt in lại trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ.
Đoạn dẫn trên của Lukács trong bài Einführung in die ästhetischen Schriften von Marx und Engels in lại trong Probleme der Ästhetik: Das ästhetische Wesen und der ästhetische Wert der literarischen Werke und im Zusammenhang damit ihre Wirkung sind ein Teil jenes allgemeinen und zusammenhangendewn gesellschaftlichen Prozesses, in dem sich der Mensch die Welt durch sein Bewußtsein aneignet.
[30] Kosik, Sdt: Jedes künstlerische Werk hat in unteilbarer Einheit einen doppelten Charakter: es ist Ausdruck von Wirklichkeit, aber es bildet auch die Wirklichkeit, die nicht neben dem Werk und vor dem Werk, sondern gerade nur im Werk existiert.
Karel Kosik (1926-2003) triết gia Tiệp thuộc thế hệ những nhà lý luận gọi là tân Mác-xít hay chủ nghĩa Mác nhân bản; tác phẩm chính là Dialektika konkrétniho/ Biện chứng về cái cụ thể, 1970.
[31] Kosik, Sdt: Das Werk ist ein Werk und lebt als ein Werk deshalb, weil es eine Interpretation fordert und in vielen Bedeutungen wirkt.
[32] Jauß, Sdt: dieses [literarische Werk] wird gerade in seiner spezifischen Unterscheidung (écart poétique), nicht also in seinem funktionalen Verhältnis zur nicht-literarischen Reihe als Kunstwerk beschrieben und definiert.
Bị chú: cụm từ tiếng Pháp trong dấu ngoặc là nguyên văn của tác giả.
[33] Jauß, Sdt: Die Unterscheidung zwischen poetischer und praktischer Sprache führte zum Begriff der künstlerischen Wahrnehmung, der das Band zwischen Literatur und Lebenspraxis vollends durchschnitt. Kunst wird nun zum Mittel, den Automatismus der alltäglichen Wahrnehmung durch ‘Verfremdung’ zu zerstören.
[34] Jauß, Sdt: Daraus folgt, daß die Rezeption der Kunst auch nicht mehr im naiven Genuß des Schönen bestehen kann, sondern die Unterscheidung der Form und das Erkennen des Verfahrens erfordert. So erscheint der Wahrnehmungsprozeß in der Kunst als Selbstzweck, die Spürbarkeit der Form als ihr spezifisches Merkmal und die Aufdeckung des Verfahrens als Prinzip einer Theorie, die im bewußten Verzicht auf historische Erkenntnis die Kunstkritik zu einer rationale Methode gemacht und dabei Leistungen von bleibendem wissenschaftlichen Rang hervorgebracht hat.
Bị chú: Jauß dùng những trạng từ daraus, dabei trong ngữ cảnh phê phán, thuật ngữ Verfahren (приём) của các nhà Hình thái luận, như Šklovskij, Eichenbaum, Tynjanov; xem: Šklovskij, Iskusstvo kak priёm (Nghệ thuật như phương sách/thiết bị). Priёm mang những ý nghĩa như kỹ năng, phương pháp, tiếp nhận v.v…
[35] In lại trong ĐPQ, Tẩu khúc Văn chương/Triết lý.
[36] Jauß, Sdt: Wenn das Kunstwerk gegen den Hintergrund anderer Kunstwerke und durch Assoziation mit ihnen wahrgenommen wird, wie Viktor Šklovskij formulierte*, muß die Interpretation des Kunstweks auch seine Beziehung zu anderen, vor ihm existierenden Formen berücksichtigen. Damit begann die formalistische Schule, sich ihren eigenen Rückweg in die Geschichte zu suchen. Ihr neuer Entwurf zeichnete sich vor der alten Literaturgeschichte dadurch aus, daß er ihre Grundvorstellung eines gradlinigen und kontinuierlichen Prozesses aufgab und dem klassischen Begriff der Tradition ein dynamisches Prinzip literarischer Evolution entgegensetzte.
* Šklovskij: Der Zusammenhang der Mittel des Sujetbaus mit den allgemeinen Stilmitteln/Toàn bộ phương tiện của cấu tạo chủ đề với những phương tiện phong cách tổng quát (Poetik, 1919).
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014