ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

61

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61,

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Phá truyện/phá thể tiểu thuyết, tôi đă nói đến Raymond Federman đặt vấn đề tiểu thuyết thực nghiệm [52]; song thực nghiệm là ǵ? thế nào là tiểu thuyết thực nghiệm?

Khi dẫn Từ điển Webster về mấy định nghĩa, từ thực nghiệm là một thử thách, hay một sách lược mưu toan, một kết quả hiển hiện, một thao tác trong thử nghiệm, một kinh nghiệm, một quá tŕnh thí nghiệm, Federman đă đi thẳng vào vấn đề của văn chương thực nghiệm. Ông nhận xét những công tŕnh tiểu thuyết hiện đại thường trải qua kinh nghiệm xao xuyến v́ thử thách với những cơ sở truyền thống phán đoán cả về mặt văn hoá lẫn mỹ học, không liên hệ người đọc với ngoại giới, thực tại hay đưa ra cảm quan về một kinh nghiệm sống động cho người đọc, nhưng dựa trên những cảnh giới của khả hữu, ước lệ của thuyết thoại và khai mở ngôn ngữ vào đa phức ư nghĩa, mâu thuẫn, nghịch lư và nghịch thuyết.

Nó không tiêu biểu cho thế giới như một tấm gương phản chiếu trên con đường dài thực tại (như xu hướng duy thực trong văn chương Stendhal, Balzac), cũng không biểu hiện nội tâm con người như phản chiếu tâm hồn (như xu hướng duy tâm trong văn chương Victor Hugo). Duy tâm hay duy thực cũng chỉ là hai mặt của đồng tiền. Federman xác định cái quan điểm văn học biểu hiện/tượng trưng đó vẫn kéo dài thống trị cho đến cuối thời đại hiện sinh, cáo chung vào lúc trỗi dậy của Tân tiểu thuyết, Phản tiểu thuyết, Siêu tiểu thuyết, Hậu hiện đại mà trong ngôn ngữ của Federman gọi là Surfiction. Nó chấm dứt khủng hoảng của ư thức, v́ văn chương chỉ quan tâm đến chính nó, đến khủng hoảng của văn chương, khủng hoảng của ngôn ngữ và khủng hoảng của thông giao [53].

Cái h́nh tượng Federman miêu tả những công tŕnh tiểu thuyết hiện đại được biết đến như thể tiền phong/thực nghiệm là một lỗ hổng lớn, nghĩa là hỗn mang lẫn lộn. Ông lại ví, trong một chừng mực nào đó, tiểu thuyết có chức năng như nghiên cứu khoa học, ở đó thử nghiệm này kế tiếp thử nghiệm kia phá huỷ chân lư của ngày hôm qua, giống như nghệ thuật hiện đại tự xoá bỏ khi vừa sáng tạo ra, chẳng hạn như trường phái biểu hiện trừu tượng trong hội họa với bức hoạ trắng, âm nhạc tiền phong tự huỷ trong chói tai  hay câm lặng, thơ cụ thể tự rỗng ư nghĩa, tiểu thuyết mới viết trong vô nghĩa, vô tri.

Trong quan niệm của nhà văn thời đại hậu hiện sinh đó, một trong những đại biểu của tiểu thuyết mới Pháp là Alain Robbe-Grillet mà Federman viện dẫn cái tư tưởng không có ǵ để biết th́ không có ǵ để nói cả, sự phi lư và phi khả hữu của thế giới trong tiểu luận Con đường cho tiểu thuyết vị lai:

“Thế giới không có ư nghĩa cũng không phi lư. Thật đơn giản, nó hiện hữu. Trong mọi hoàn cảnh, đó là cái ǵ đáng kể hơn cả. Bất th́nh ĺnh cái dĩ nhiên này đánh động chúng ta bằng một sức mạnh khiến chúng ta không thể làm ǵ hết. Lập tức cả cái công tŕnh đẹp đẽ sụp đổ: mở con mắt ra bất ngờ, chúng ta có thể nghiệm, thêm một lần thừa nữa, cái khích động của thực tại ương ngạnh này mà chúng ta giả vờ như đă thành hiệu. Quanh chúng ta, bất chấp đoàn nhóm h́nh dung từ duy linh hay tiện tặn, sự vật hiện hữu ở đó. Bề mặt của chúng rơ và phẳng, nguyên vẹn, không vẻ màu mờ đục hay trong sáng. Tất cả văn chương của chúng ta vẫn chưa có thể bào ṃn được góc cạnh nhỏ nhoi nào hay làm mềm được khúc tuyến nào mỏng manh nhất [54].

Có thế nói, với Robbe-Grillet là một chủ nghĩa hiện thực mới, với Federman là phiên mục của cái ǵ hiện trong thế giới, hay nó ra sao…và không c̣n là cái ǵ chúng ta nghĩ là chúng ta biết được về thế giới [55].

Con đường của tiểu thuyết mới như thể kinh qua thực nghiệm, như thể đi t́m một thực tại mới phát kiến, mới khám phá.

Mỗi nhà văn tự trải nghiệm như thể thám hiểm, trong một ngôn ngữ, dường như cuộc hành tŕnh trong một thế giới, thuyết thoại và vận dụng lư luận đồng thời mang theo phê phán lư trí văn chương.

Trong Tiếng nói cũng như Dung nhan, đọc như thể đang đọc một tiểu luận hơn là thuần tuư tiểu thuyết.      

Cái thế giới quanh ta đó, thực tại thể nghiệm ấy như kinh qua giả tưởng. Tôi có thể dẫn ra một ví dụ, như trong Án xử [56]:

Y là người thứ mười hai trong danh sách đoàn bồi thẩm

Bồi thẩm đoàn là một nhiệm vụ hội thẩm trong việc tố tụng pháp luật, chọn từ những công dân được triệu tập tại phiên toà; h́nh thức xử kiện này đặc thù, chỉ có ở một số nước, như Anh, Mỹ, Úc …Làm thế nào để từ một thực tế xă hội, viết không phải như một báo cáo, tường thuật, Án Xử là một thuyết thoại làm mới/innovative [57], một h́nh thức văn chương đă thành mà tôi gọi là phá thể tiểu thuyết.

------------------------------  

[52] X. ĐPQ, Tự truyện 1997.

Vào thời điểm 1981, Raymond Federman (1928-2009)  trong tiểu luận 5 [tập hợp in trong Critifiction 1993] với nhan đề What Are Experimental Novels and Why Are There So Many Left Unread?/Tiểu thuyết thực nghiệm là ǵ và cớ sao có nhiều tiểu thuyết không được đọc? mà ông nói ngay là mượn lại tiêu đề tiểu luận nổi tiếng của Gertrud Stein: What Are Masterpieces and Why Are There So Few of Them?

Câu hỏi đặt ra là: Tiểu thuyết “không đọc nổi” v́ là tiểu thuyết thực nghiệm – hay v́ nó không được đọc nên gọi là tiểu thuyết thực nghiệm?

Federman dẫn trang 800 của Từ điển Webster’s Third New International Dictionary:

EXPERIMENT: n. 1a: a test or trial (make another ~ of his suspicion – Shakespeare.) b [1]: a tentative procedure or policy; esp: one adopted in uncertainty as to whether it will answer the desired purpose or bring about the desired result (he is going to put his hope to the test by trying an ~ of bold proportions – Harold Callender) [2]: the tangible result of such a procedure or policy (Benavente’s erliest literary ~s were four little romantic fantasies published in 1892 – Current Biog.) c: an act or operation carried out under conditions determined by the experimenter (as in a laboratory) in order to discover some unknown principle or effect or to test, establish, or illustrate some suggested or known truth (the ~s of the defendant’s experts lead…to the opinion that a typhoid bacillus could not survive the journey – O.W. Holmes, circa 1935) 2 obs: experience (by sad ~ I know how little weight my words with thee can find – John Milton) 3 obs: expedient, remedy (you can find it a sure ~ for the quinsy – William Coles) 4: the process or practice of trying or testing: experimentation (the result of some centuries of ~ tended to raise rather than silence doubt – Henry Adams).   

Tại sao không đọc nổi? bởi tiểu thuyết thực nghiệm không cho người đọc cái thú nhận biết dễ dàng cái thực tại của thế giới vây quanh? Đi từ bản đọc về hiện thực của một thế giới an toàn và cảm thấy ta trong đó?

Rơ ràng là tiểu thuyết thực nghiệm không cho (người đọc) cái thú đó.

[53] Trong tiểu luận Fiction Today or the Pursuit at Non-Knowledge/Tiểu thuyết ngày nay hay Đi t́m Vô-tri thức, Federman xác định: Quả thực, có thể xem Tân tiểu thuyết bắt đầu h́nh thành vào giữa thập niên 50s và vẫn c̣n được viết ra ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, như thích hợp với thời đại hậu hiện sinh, v́ thế có thể dẫn khởi sự việc là Tiểu thuyết mới này (ở Pháp trong thập niên 50s, gọi là Nouveau Roman) quay lưng đi với Thực tại, Đời sống, và Con người, hay ít ra với quan niệm về tiểu thuyết phải biểu hiện hay tiêu biểu Thực tại, Đời sống và Con người.

Ông kể những tên tuổi “Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Robert Pinget, Georges Perec, Claude Simon, Nathalie Sarraute và nhiều người khác (bao gồm cả Samuel Beckett) ở Pháp; John Barth, John Hawkes, William Gass, Donald Barthelme, Robert Coover, Ronald Sukenick, Walter Abish và nhiều người khác (tôi nghĩ, bao gồm cả tôi) ở Hoa kỳ; song c̣n cả Italo Calvino, Julio Cortazar, Jorge Luis Borges, Severo Sarduy, Jürgen Becker, Peter Handke, B.S. Johnson, Christine Brooke-Rose, và nhiều người khác trên toàn thế giới (Thế giới phương Tây) dường như quan tâm nhiều hơn với những vấn đề viết sách của họ, để những khó khăn trong việc viết tiểu thuyết diễn ra ngay chính trong tiểu thuyết, hơn là đưa những vấn nạn ấy vào trong những vấn đề của Con người và những bất công của xă hội”.

Tuy nhiên, Federman cũng khẳng định điều này không mới mẻ ǵ, việc từ khước đối đầu ư thức xă hội để chú tâm vào khủng hoảng của văn chương đă diễn ra ngay ở khởi đầu thế kỷ với Proust trong tiểu thuyết [Proust tự hỏi viết có ư nghĩa ǵ, trong bộ trường thiên A la Recherche du Temps perdu] và Mallarmé trong thơ [khi hỏi làm thơ là ǵ, đă phá huỷ lối làm thơ ước lệ, đẩy thơ vào đường cùng của tự huỷ không tự giải thoát]. Khác biệt có chăng ở chỗ Proust và những người cùng thời t́m cách thoát khỏi sự thất bại hàm chứa trong công việc viết của họ, c̣n những nhà tiểu thuyết mới ngày nay, tiêu biểu như Samuel Beckett, đă chứng tỏ là nhà văn cũng sẵn sàng chấp nhận không tránh khỏi thất bại.

Bị chú: luận án của Federman về Samuel Beckett 1963: Journey into Chaos. Samuel Beckett’s Early Fiction University of California Press 1965.

Theo Federman, từ Proust đến Beckett, thể hiện một cảm quan về văn chương có cái ǵ sai lầm, ngay trong hành vi biểu hiện; ông dẫn Beckett đă viết trong chuyên luận về Proust năm 1930: không có thông giao  bởi v́ không có những truyền thừa thông giao/there is no communication, because there are no vehicles of communication. Trong luận án nói trên, ông viết: Những tiểu thuyết của Beckett dường như tiến triển đúng theo chiều hướng nghịch lại [với những tác phẩm văn chương cổ điển tiến về một mục tiêu nhất định – khai lộ tri thức; đọc tiểu thuyết là học hỏi vài điều về thế giới và về con người], huỷ triệt tri thức, xoá bỏ tri thức, lôi kéo chúng ta từ từ và đau đớn vào trong hỗn mang, vô nghĩa.

[54] X. Alain Robbe-Grillet, Pour un nouveau roman 1963: Or le monde n’est ni signifiant ni absurd. Il est, tout simplement. C’est là, en tout cas, ce qu’il a de plus remarquable. Et soudain cette évidence nous frappe avec une force contre laquelle nous ne pouvons plus rien. D’un seul coup toute la belle construction s’écroule: ouvrant les yeux à l’improviste, nous avons éprouvé, une fois de trop, le choc de cette réalité têtue dont nous faisions semblant d’être venus à bout. Autour de nous, défiant la meute de nos adjectifs animistes ou ménagers, les choses sont là. Leur surface est nette et lisse, intacte, sans éclat louche ni transparence. Toute notre littérature n’a pas encore réussi à en entamer le plus petit coin, à en amollir la moindre courbe . (Une voie pour le roman futur).

[55] “WHAT IS in the world, or HOW IT IS…and no longer what we thought we KNEW of the world”, Federman, sdt. Bị chú: HOW IT IS là nhan đề một tiểu thuyết của Beckett.

[56] Đă đưa lên gio-o, có thể truy t́m mục Tác giả: ĐPQ, Truyện và những sáng tác khác…

[57] X. Tẩu khúc 2004: Phá thể tiểu thuyết 2 – Án Xử. Nguyễn Thiên Thụ nhận xét: Một vài truyện của [Đặng Phùng Quân] mang dáng dấp truyện hay quốc tế, như Tự Truyện, Án Xử. (Văn học sử Việt Nam, Văn học hiện đại Tập IV 2006).

                                                                  

(c̣n nữa)

 

 

Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2012