ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

109

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109,  

  

Thơ phá thể (tiếp theo)

 

Người đọc Celan thực sự không thể bỏ qua Der Meridian bài nói chuyện trong dịp nhận giải văn chương Georg Büchner năm 1960 mà nhiều học giả bàn về Celan đă coi như quan điểm sáng tạo thơ/poetics của ông [457]

Khi nói về diễn từ kể trên, Hamacher đề cập những con đường của thơ và ngôn ngữ v́ “chúng là những con đường của một tiếng nói  đến một ngôi Hai/anh/em tri giác, những con đường về mặt sáng tạo, có lẽ là những dự tŕnh của hiện hữu/Daseinsentwürfe vielleicht, một tự ngă gửi đến tự ngă, đi t́m tự ngă…” có nghĩa là những lối đi đó không chỉ hướng về ngôi hai, c̣n về chính ḿnh, về tha nhân và về ngôi thứ nhất, về tha nhân như Ngă và về Ngă như tha nhân, rốt cuộc là những lối đi t́m về chính bàn thân. Cho nên Celan xác định “bài thơ th́ cô độc, nó cô độc và lên đường…bài thơ cần đến tha nhân, cần tha nhân này, cần một cái chống lại”, c̣n gọi “lối đi phi khả  hữu này, lối đi của cái bất khả”.

Fynsk nhận xét Celan khởi sự từ chính Büchner, từ tác phẩm đến vấn đề tự định vị/self-situation như một loại đ̣n bẩy cho cuộc đối đầu phê b́nh này. Nếu trong bài diễn thuyết tại Bremen, Celan đă nói đến ngôn ngữ “thiếu những trả lời, kinh qua niềm im lặng khủng khiếp, hàng ngàn những đen tối của diễn từ giết người”, niềm im lặng như điều kiện của thơ, đến bài nói chuyện tại Darmstadt thơ đồng nhất với đổi hướng lại cho đ́nh chỉ của chữ và hơi thở: “thơ có lẽ có ư nghĩa là một Atemwende, đổi hướng của hơi thở”[458].

Trong những bài viết về tập thơ Atemkristall [nhan đề trong lần xuất bản 1965 của Atemwende] của Celan, Gadamer thường nói đến Der Meridian khi luận về ư nghĩa của Atemwende, sự yên lặng trong những câu thơ “có thể được nghe vào lúc hơi thở chuyển hướng…kinh nghiệm giác quan của cử động yên ắng, bất động giữa hít vào và thở ra”.

James Risser dẫn lời trên của Gadamer khi nhận xét điều Gadamer học được từ Celan trong thích nghĩa loạt bài thơ ở “Atemkristall” là “sự gián đoạn của thông giao, bất thông giao của chữ thơ/poetic word không thể để bị xuyên tạc, bóp méo do lấy cớ là thực sự người ta hiểu thơ của Celan; tốt nhất là người ta tiếp tục cố gắng nghe “thông điệp trong chai”, cho đến “sự yên lặng nín thở của chữ”. Tuy nhiên, thật lạ lùng là trong chú thích, Risser lại viết: mặc dầu Gadamer không minh thị nói đến tiểu luận văn xuôi của Celan “The Meridian”, song trong những lúc nói chuyện riêng ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiểu luận này để đọc Celan. Điều mà Gadamer nói về chuyển hướng của hơi thở do Celan nói thật ngắn ở bài đó là “không ai có thể nói sự ngưng thở – hy vọng và tư tưởng kéo dài được bao lâu”[459].

Thực ra trong Wer bin Ich und wer bist Du? thích nghĩa tập thơ Atemkristall của Celan, đă nhiều lần Gadamer dẫn Der Meridian để lư giải ư nghĩa nhan đề tập thơ và định nghĩa thơ, như đă dẫn ngay trên:”cũng sự yên lặng nghe được trong chuyển hướng của hơi thở, khởi đầu lại yên tĩnh việc thở trên hết mọi sự là ‘hơi thở chuyển hướng’, kinh nghiệm giác quan của lúc yên ắng, bất động giữa hít vào và thở ra. Tôi [HG] cũng không phủ nhận là Celan không chỉ liên hệ lúc chuyển hướng thở, thời điểm mà hơi thở trở lại với sự tự chủ b́nh tĩnh, lại c̣n để cho hy vọng êm ả cộng hưởng với mọi trở lại. Như ông nói  trong “Meridian”: Thơ: có nghĩa là một chuyển hướng của hơi thở”[460].

Khi b́nh bài thơ MIT ERDWÄRTS GESUNGENEN MASTEN trong tập thơ trên, ba khổ thơ ngắn diễn tả cảnh đắm tàu từ khởi đầu đă là phi thực, tàu đắm trên trời/Himmel, như một ẩn dụ, đảo lộn mọi hy vọng do thi sĩ gợi lên, h́nh ảnh những cột buồm hướng xuống đất, không phải chổng lên trời, làm người ta nghĩ đến lời trong Meridian: “người nào đứng bằng đầu thấy trời như một đáy vực ở dưới y”[461].  

Trong lời bạt, Gadamer nhận xét thơ Celan là một loại sáng tạo chữ/Wortschöpfung và khai phá chữ/Wortfindung, tương phản với quan niệm nghệ thuật của Mallarmé như đề cập trong bài diễn văn nhận giải Büchner, đề cao thơ như thể cái Tôi-quên/Ichvergessenheit.

                                                      

*

Đứng ở góc nh́n của tôi: Khi nhận giải, không chỉ theo truyền thống nói đến tương quan giữa tác phẩm của Büchner đối với tác phẩm của ông, Celan c̣n làm phong phú/angereichert – như chữ ông dùng trong dịp nói ở Bremen – tác phẩm của Büchner.

Chẳng hạn khi đọc Lenz: “chàng tiếp tục đi một cách thờ ơ, không bận tâm đến con đưởng đi, lúc lên lúc xuống. Chàng không cảm thấy mệt, song nhiều khi nó làm chàng cảm thấy bực dọc là sao chàng không thể đi bằng đầu”[462], Celan nói với cử tọa: thưa quư bà quư ông, kẻ nào đi bằng đầu, hắn có bầu trời như vực sâu dưới chân hắn.[463] 

Trong diễn văn mở đầu bằng từ Nghệ thuật/die Kunst, Celan nói đến khái niệm cốt cán của tác phẩm Büchner từ Dantons Tod đến Woyzeck là nghệ thuật được đề xuất như những con người vô danh trong một “ánh sáng xám tro trước cơn giông” mượn câu của Moritz Heimann có ư định dùng cho Dantons Tod. Nghệ thuật do người rao hàng lễ hội giới thiệu, không c̣n như sáng tạo ‘rực rỡ’, ‘ầm ĩ’, ‘rạng rỡ’ mà đặt gần với ‘vật sáng tạo Chúa đă làm ra’, lần này, nghệ thuật mang dưới lốt khỉ. Büchner lại đề xuất nghệ thuật trong vở kịch thứ ba Leonce und Lena: thời gian và ánh sáng không nhận ra được, ‘con người trốn chạy về phía thiên đường’, ‘mọi đồng hồ và lịch bị vỡ nát’ hay ‘bị cấm đoán’, nhưng ngay trước lúc đó, ‘hai con người thuộc hai phái giống’ xuất hiện như hai ‘người máy’ và một người thứ ba có lẽ lạ lùng nhất mời gọi chúng ta phải nh́n nhận cái chúng ta thấy “không có ǵ ngoài nghệ thuật và cơ khí, không có ǵ ngoài tấm b́a cứng và ḷ xo đồng hồ”; nhân vật Valerio trong vở kịch này chỉ là một cái tên khác của người rao hàng. Celan muốn nói đến việc tôn kính vẻ oai nghiêm của phi lư chứng tỏ sự hiện diện của con người[464]. Derrida đă khai thác khái niệm ‘tôn kính/Majestät’ này trong La Bête et le Souverain.

Song Celan xác định ngay điều đó không có danh xưng đă thành lập nào khác ngoài cái ông tin tưởng, đó chính là thơ[465].

 

-----------------------

[457] Paul Celan, Der Meridian/Kinh tuyếnRede anläßlich der Verleihung des Georg-Büchner-Preises 1960.

Chỉ kể một số tiêu biểu: Werner Hamacher, Entferntes Vertehen: Studien zu Philosophie und Literatur von Kant bis Celan 1997; Christopher Fynsk, Language and Relation,…that there is language 1996; Krzystof Ziarek, Inflected Language, Toward a Hermeneutics of Nearness 1994; Philippe Lacoue-Labarthe, La Poésie comme expérience, 1986; David Brierly, “Der Meridian”: Ein Versuch zur Poetik und Dichtung Paul Celans 1984;  Jacques Derrida, Majesties (trong La Bête et le Souverain 2005; in trong Sovereignties in Question, the Poetics of Paul Celan, edited by Thomas Dutoit and Outi Pasanen 2005); Roger Laporte, Études 1990.

[458] Celan, Der Meridian: Dichtung: das kann eine Atemwende bedeuten.

[459] James Risser, Hermeneutics and the Voice of the Other, Re-reading Gadamer’s Philosophical Hermeneutics 1997 : Although  Gadamer does not explicitly take up Celan’s prose essay “The Meridian”, in private conversations he has stressed the importance of this essay for the reading of Celan. What Gadamer says about the turning of breath is stated there succinctly by Celan: “Nobody can tell how long the pause for breath – hope and thought – will last.”

[460] Gadamer, Sdt: Es ist dieselbe Stille, die bei der Wende des Atems, diesem leisesten Wiederbeginn des Atemschöpfens, zu hören ist. Denn dies vor allem ist ‘Atemwende’, die sinnliche Erfahrung des lautlosen, reglosen Augenblicks zwischen Ein- und Ausatmen. Ich will nicht leugnen, daß Celan diesen Moment des wendenden Atems, den Augenblick, da der Atem umkehrt, nicht nur mit dem reglosen Ansichhalten verknüpft, sondern die leise Hoffnung mitklingen läßt, die mit aller Umkehr verbunden ist. So sagt er in ‘Meridian’:”Dichtung: das kann eine Atemwende bedeuten”.

 

[461] Celan, Der Meridian: Wer auf dem Kopfe steht, sieht den Himmel als Abgrund unter sich.

Bài thơ ba khổ nói trên:

       MIT ERDWÄRTS GESUNGENEN MASTEN

       fahren die Himmelwracks.

 

       In dieses Holzlied

       beißt du dich fest mit den Zähnen.

 

       Du bist der liedfeste

       Wimpel.

        VỚI NHỮNG CỘT BUỒM HÁT VỀ TRÁI ĐẤT

       Xác tàu ch́m của trời đang trôi

 

       Trong điệu hát gỗ này

       anh cắn chặt bằng răng

 

       Anh là điệu hát trung kiên

       cờ đuôi nheo.

 

Lư giải của Gadamer: mọi con tàu đang ch́m, song vẫn c̣n điệu hát vang vọng  ngay cả những cột buồm đang hướng về trái đất; không t́m sự giúp ở trời, mà ở đất; hăy tưởng tượng thi sĩ tăng cường nắm chặt điệu hát gỗ/cột buồm bằng răng của ḿnh, nhằm giữ ḿnh không hoàn toàn ch́m, điệu hát giữ cho nổi lên trên mặt nước; trong sự đảo lộn của thực tại, sau con tàu trời ch́m cùng với mọi hứa hẹn, thi sĩ gọi ḿnh là cờ đuôi nheo, như thể ngọn cờ của con tàu là vật cuối cùng nổi trôi trên nước, thi sĩ với điệu hát/thơ của ḿnh lả lời hứa, tuyên ngôn cuối của cuộc đời, niềm hy vọng cuối c̣n giữ được; thi sĩ gọi ḿnh là liedfeste/lời thi/ca trung kiên.

Auf solche Weise spricht der Dichter hier von seinem Werk. Aber wie die Metapher des “Lebenslieds”, die sich dem Leser hier aufdrängt das Leben selbst meint, so meint gewiß auch der ‘liedfeste Wimpel’ nicht nur den Dichter und seine Beharrlichkeit im Hoffen, sondern das letzte Hoffen aller Kreatur. Wieder ist keine Grenze zwischen dem Dichter und dem Menschen, der mit letzter Kraft sein Hoffen hochhält.

(Trong cách thế này, thi sĩ nói đến ở đây về tác phẩm/công tŕnh của ḿnh. Song cũng như ẩn dụ “điệu hát của đời/sống”, người đọc hăy xem như chính đời sống, nên “cờ đuôi nheo điệu ca bền vững” không chỉ có nghĩa là thi sĩ và kiên cường trong hy vọng của y, mà c̣n là niềm hy vọng cuối cùng của mọi sinh vật. như vậy không có biên giới giữa thi sĩ và chúng nhân, nắm chắc hy vọng của ḿnh với sức mạnh cuối cùng).

 

        

[462] Georg Büchner, Lenz: Er ging gleichgültig weiter, es lag ihm nichts am Weg, bald auf-, bald abwärts. Müdigkeit spürte er keine, nur war es ihm machmanl unangenehm, daß er nicht auf dem Kopf gehn konnte

[463] Celan, Sdt: meine Damen und Herren, - wer auf dem Kopf geht, der hat den Himmel als Abgrund unter sich.

[464] Celan, Sdt: Dieselbe Kunst tritt…wieder auf den Plan, von einem Marktschreier präsentiert, nicht mehr, wie während jener Unterhaltung, auf die ‘glühende’,’brausende’ und ‘leuchtende’ Schöpfung beziehbar, sondern neben der Kratur und dem ‘Nix’, das diese Kreatur ‘anhat’, - die Kunst  erscheint dismal in Affengestalt…

Zeit und Beleuchtung sind hier nicht wiederzuerkennen, wir sind ja ‘auf der Flucht ins Paradises’’, ‘alle Uhren und Kalender’ sollen bald ‘zerschlagen’ bzw. ‘verboten’ werden, - aber kurz vorher werden  noch ‘zwei Personen beiderlei Geschlechts’ vorgeführt, ‘zwei weltberühmte Automaten sind angekommen’, und ein Mensch, der von sich verkündigt, daß er ‘vielleicht der dritte und merkwürdigste von den beiden sei,… dazu auf, zu bestaunen, was wir von Augen haben: “Nichts als Kunst und Mechanismus, nichts als Pappendeckel und Uhrfedern!”.

…Gehuldigt wird hier der für die Gegenwart des Menschlichen zeugenden Majestät des Absurden. 

[465] Celan, Sdt: Das (meine Damen und Herren) hat keinen ein für allemal feststehenden Namen, aber ich glaube, es ist … die Dichtung (in nghiêng do tôi).

Trong bài nói chuyện này, Celan lập lại nhiều lần tiếng Meine Damen und Herren/Kính thưa quư bà quư ông, như John Felstiner đếm từ đầu tới cuối là 18 lần và theo Jerry Glenn (tác giả một chuyên khảo về Celan, mà Felstiner nhắc ở đây) có thể nghi ngờ sự tôn kính cử tọa, biết đâu chẳng để gợi lại lối xưng hô lễ phép mà mật vụ Đức quốc xă/SS thường dùng trước kia.

Tôi nghĩ khác: nhóm từ Meine Damen und Herren gợi lại Mesdames et Messieurs (biết đâu Celan cũng nghĩ thế?, v́ ông c̣n là dịch giả chuyên nghiệp để sinh nhai) trong một bài thơ của thi sĩ Pháp Alfred de Vigny (hoặc Alfred de Musset?) – đă lâu, tôi không nhớ rơ, nhưng tôi đă mượn dùng trong một bài thơ năm chữ sáng tác khoảng đầu thập niên 1960s (đăng trên mục thơ của một nhật báo ở Saigon lúc đó):

                   Mesdames et Messieurs,

                   …

                   Hồn do thái hoang vu

                   Lang thang ngoài đất lạ

                   …

không ngờ lại nghiệm ứng chính bản thân.  

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013