ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
144
CHƯƠNG V:
THÔNG DIỄN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137, Kỳ 138, Kỳ 139, Kỳ 140, Kỳ 141, Kỳ 142, Kỳ 143, Kỳ 144,
Hölderlin qua lăng kính thông diễn học
Những bài tụng ca của Hölderlin và cả sơ thảo tiểu thuyết Hyperion lấy nguồn cảm hứng từ triết học mới và Cách mạng Pháp là những xu hướng lớn của thời đại bấy giờ, như ở Jena, những người trẻ quy tụ quanh hai người thầy là Fichte và Reinhold mà mục tiêu của triết học là thúc đẩy xă hội và dân chúng Đức tiến bộ, ở Berlin với Friedrich Schlegel và Schleiermacher nêu ra phương thức cho đời sống cá nhân tốt đẹp, ở Tübingen tiêu biểu của nhóm thanh niên Hegel, Schelling và Hölderlin.
Dilthey nhận xét cảm xúc của nhà thơ dấy động từ những thực tại khách quan lớn lao, những công nghiệp của vĩ nhân, của dân chúng và tự chính nhân loại, từ những ư tưởng theo chiều hướng quan tâm của loài người và trên hết là toàn thể sự vật. Cùng với những khuôn mặt điển h́nh như Klopstock và Schiller của triều thơ trữ t́nh đưa đẩy Hölderlin vào thời đại nuôi dưỡng những tư tưởng mới và phổ quát này. Mỗi bài tụng ca của ông mang dấu ấn nhân quần, như ông từng viết: “tôi không bận tâm về con người cá thể nữa, t́nh yêu của tôi dành cho nhân loại” [239]. Trong tụng ca cho nhân loại, thi sĩ cảm như thần thánh nơi chúng ta đă giải phóng con người, niềm hạnh phúc thiêng liêng đem lại sức mạnh, những chướng ngại hào nhoáng bề ngoài trong nhà nước cổ lỗ phân chia giai cấp đă sụp đổ và con người mới sống với t́nh anh em đồng loại trong mối liên hệ nội tại:
Sein höchster Stolz und seine wärmste Liebe,
Sein Tod, sein Himmel ist das Vaterland.
Niềm tự hào lớn nhất và t́nh yêu nồng nàn nhất,
chết và thiên đường của y là tổ quốc. [240]
Hay trong những tụng ca vẻ đẹp, tự do, thiên tài của tuổi trẻ, của can đảm, của t́nh yêu và t́nh bạn:
Steigt hinauf am Rebenhügel,
Blickt hinab ins weite Tal!
Überall der Liebe Flügel,
Hold und herrlich überall!
Trèo lên đồi phủ rặng nho
Nh́n xuống thung lũng bao la
Những cánh t́nh yêu khắp chốn
Dễ thương, lộng lẫy nhà nhà! [241]
Dilthey so sánh với Schiller, Hölderlin cũng nhận ra ở t́nh yêu quyền năng vũ trụ biểu hiện trong vũ trụ, trong tinh thần con người và trong xă hội th́ hoà hài. Nói theo ngôn ngữ Dilthey, t́nh yêu là giây liên hệ siêu h́nh, huyền bí, xâm nhập thực tại, làm sống động thiên nhiên và ràng buộc thiên hạ. [242] Quyền năng thần thánh của t́nh yêu trong tụng ca dẫn trên tràn lan đời sống:
Warm und leise wehen nun die Lüfte,
Lieben sinkt der holde Lenz ins Tal.
Những cơn gió thoảng nhẹ nhàng ấm áp,
Mùa xuân trong lành hạ xuống lũng yêu.
Tụng ca t́nh yêu của Hölderlin theo Dilthey đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong thế giới quan của bằng hữu Tübingen: nếu như thi sĩ nh́n t́nh yêu như nguyên lư kết thế giới lại với nhau, đẹp và hài ḥa là những biểu tượng của t́nh yêu, Hegel cũng chấp nhận quan điểm phiếm thần như Hölderlin và Schelling nhận ra nguyên lư thống nhất trong vũ trụ.[243]
Bi kịch cái chết của Empedokles, (triết gia cổ Hy lạp sinh năm 483/82 ở Akragas, mất năm 424/23 ở Peloponnes, tưong truyền là gieo ḿnh xuống hố núi lửa Ätna ở Sizilien, c̣n được xem là nhà thơ, thầy thuốc, người sáng lập ra tu từ học, quan niệm bốn thành tố của thế giới là lửa, khí, nước và đất, những lực động như yêu/φιλία, ghét/νεϊκος tác động mọi vật) Hölderlin viết Der Tod des Empedokles khoảng 1798/99 như Dilthey đánh giá, tiếp tục hư kịch về linh hồn mà Sophokles, Racine và Goethe đă khai triển. Có thể xem đây là phần thứ hai trong chuyên đề của Dilthey nghiên cứu về Hölderlin, sau phần thứ nhất qua những nỗ lực sáng tạo khởi đầu về quê nhà, những tụng ca lư tưởng nhân loại thời trẻ, trưởng thành trong đời sống với tiểu thuyết Hyperion oder der Ermit in Griechenland viết năm 1797/99.[244] Ông nhận xét thi sĩ đă tiến xa hơn khi hướng về một mục tiêu không ai biết, tới những thành tựu mới mẻ và cao hơn mà ngay cả ngày nay chưa tác giả nào đạt. Theo Dilthey, khi tiếp cận những phần đă viết ra của tác phẩm bi kịch này, người ta phải quên đi mọi kư ức trong t́nh tiết của kịch Shakespeare, những quy luật và h́nh thức nghệ thuật ở Lessing và Schiller, cũng như những phê phán từ khước xem tác phẩm này của Hölderlin đúng với những tiêu chuẩn của hư kịch. Ông lư giải thi sĩ không nhằm miêu tả những định mệnh khác thường, những đam mê kỳ cục, hay những quang cảnh đời sống nhiều màu sắc nhưng khởi đi từ thực tế ở đó con người được xác định qua quan hệ với ngoại giới, để ư đến những ǵ con người khao khát hay làm con người nản ḷng trước số phận bên ngoài.[245]
Quá tŕnh h́nh thành Empedokles biểu hiện nhận thức tiến triển của một con người phản tư, xác định quan hệ chung của con người hiện hữu với thế giới, phát hiện những quan hệ của con người hiện hữu với những sức mạnh tự nhiên và siêu nhiên trong những sự vật tác động y. Khi quá tŕnh này hoàn tất, con người trở thành kẻ có quyền lực và cô đơn, cái thế giới ồn ào đối với y chỉ c̣n là những âm vang xa xôi phảng phất. Y kinh qua cuộc sống trong một lịch sử thực nhất, đầy quyền uy và cao cả nhất, đưa y vượt qua mọi thúc thủ của hiện hữu để đi vào lănh địa của tự do, và cả trong cái chết. [246]
Với tiểu thuyết Hyperion chỉ ra mối liên kết giữa ư niệm về chủ nghĩa anh hùng với quan niệm phiếm thần giáo, bi kịch Empedokles xây dựng trên mối quan hệ này, phản ảnh đường lối thi sĩ thoả hiệp với cuộc đời. Dilthey nghĩ người ta không thể biết làm sao tiềm năng nội tại của Hölderlin và những sức mạnh lịch sử ảnh hưởng đến sáng tác của ông cùng với nguồn gốc ư niệm anh hùng đến từ đâu, song có thể thấy ư niệm này chuyển tiếp qua quan niệm phiếm thần mà ông kết hợp trong lịch sử sống/Lebensgeschichte của ông. Hölderlin nhận biết từ bi kịch cổ đại một lịch sử tương tự của linh hồn, dẫn đến chuyển hoá nhân vật vào cơi chết và hưởng hồng ân ở đó. Cho nên Empedokles là tượng trưng tuyệt vời cho những ǵ ông muốn diễn đạt, là con người đầy quyền năng liên quan đến thổ ngơi Hy lạp, như sấm sét trong cuộc đời thế lực và kết thúc trong cái chết tự nguyện khi gieo ḿnh xuống hoả diệm sơn Ätna.
Dilthey lư giải quan hệ nội tại giữa hai tác phẩm qua bằng cứ trong Hyperion:
“Hôm qua tôi lên đỉnh Ätna. Nơi đó tôi nhớ đến con người ở Sizilien vĩ đại, chán đếm từng giờ qua, biểt rơ linh hồn thế giới, trong niềm vui cuộc dời đảm lược đă tự gieo ḿnh vào ngọn lửa rực rỡ.”
“Song người ta phải nghĩ cao hơn những ǵ tôi đă làm trước đây, nên tự ư có thể bay vào ḷng thiên nhiên”.[247]
Bị chú: Chắc hẳn Albert Camus đă đọc Hölderlin, nên khi viết L’étranger và kịch Le malenlendu đă sử dụng lối nhớ để viết trong tiểu thuyết đọc nhật tŕnh kể câu chuyện một kẻ xa nhà về lại quê hương thăm mẹ và chị mở một hắc điếm chuyên giết người để cướp của,lại không nhận thân thích, rốt cuộc bị chính mẹ và chị hại chết, là t́nh tiết về sau tác giả dựng kịch Ngộ nhận nói trên.
Trong những bài thơ làm vào thời kỳ này, Hölderlin đă viết Empedokles:
Das Leben suchst du, suchst, und es quilt und glänzt
Ein göttlich Feuer tief aus der Erde dir,
Und du in schauderndem Verlangen
Wirfst dich hinab, in des Ätna Flammen.
Hăy t́m cuộc đời, hăy t́m và rực lên, lấp lánh
Một tia lửa thiêng đến từ sâu trong ḷng đất
Và anh trong niềm khao khát run rẩy
Gieo ḿnh xuống ḷ cừ Ätna
………
So schmelzt’ im Weine Perlen der Übermut
Der Königin; und mochte sie doch! Hättest du
Nur deinen Reichtum nicht, o Dichter,
Hin in den gärenden Kelch geopfert!
Thế nên trong cuộc vui ḥa những viên ngọc tan trong rượu
Nữ hoàng đă uống; bà dám làm thế! Há anh
lại không v́ tràn đầy giàu có, hỡi thi sĩ,
hy sinh hiến dâng trong chén vàng sủi bọt!
……….
Doch heilig bist du mir, wie der Erde Macht,
Die dich hinwegnahm, kühner Getöteter!
Und folgen möcht’ ich in die Tiefe,
Hielte die Liebe mich nicht, dem Helden.
Dầu sao anh vẫn là thánh đối với tôi, quyền năng của đất,
Đă đem anh đi, người bị giết can đảm!
Và tôi có thể dơi theo trong chốn vực sâu,
T́nh yêu không thể giữ tôi lại, tới nơi người hùng bị trầm ải.
Bị chú: Nhân vật Hölderlin gọi là thi sĩ mang tên Empedokles qua lối ‘đoản thi/Ode’ phác họa lời tác giả nói với nhân vật,
Nữ hoàng gọi lên trong phiên khúc hai ‘So schmelzt’… là “Kleopatra uống chén rượu pha ngọc hoà tan trong dịp đánh cược/Kleopatra trank aus Anlaß einer Wette in Wein aufgelöste Perlen”, chú giải trong F. Hölderlin, Gedichte/Hyperion, x.b. Wilhelm Goldmann, München.
“Ungerufen/tự ư’ như từ Dilthey sử dụng để chỉ hành động gieo ḿnh vào ḷng núi lửa, thông tục gọi là ‘tự tử’, trong đoản thi trên, thi sĩ c̣n mệnh danh là ‘kühner Getöteter/người bị sát thương đảm lược’ như một gợi nhớ những hiểm nguy trong khao khát tiếp cận với những lực thiêng liêng, trong nhận xét của ông về hư kịch cổ Hy lạp, “nguồn gốc từ đời sống tôn giáo Hy lạp, biểu hiện con người trong quan hệ tột cùng với lực thiêng liêng”.[248]
Trong lư giải của Dilthey, nhân vật Empedokles của Hölderlin không thể kết hợp với thế giới v́ không thể chịu đựng “cái bất toàn của con người/die menschliche Dürftigkeit” và v́ con người không thể hành động phù hợp với những khả năng siêu tuyệt của y:
Tự chính nơi y có xung đột giữa lư tưởng toàn thể và hài ḥa của hiện thể, với lẽ tất yếu vong thân khi hành xử trong những hoàn cảnh đặc thù. [Như chính Hölderlin viết], y muốn sống “trong ḥa đồng với mọi đời sống, với con tim hiện diện khắp nơi, thân tư như một Thượng đế và thư thái mở rộng”, trong những hoàn cảnh đặc thù như thế buộc y phải hiện hữu ở một phía, phải nhập cuộc và bị trói buộc trong luật kế tục và như vậy không thoải mái, không an nhiên, không hạnh phúc. Khi những khổn cùng của t́nh cảnh hữu hạn áp chế y càng nhiều, y chọn lựa “ hợp nhất với Tự nhiên vô cùng” qua tự nguyện chết.[249]
Những xung đột bên ngoài không c̣n ư nghĩa khi con người xem cái chết như một tất yếu nội tại, Dilthey lư giải, th́ việc xử lư bi kịch xa dần hành trạng Empedokles sau những khung cảnh xă hội thường nhật đă vén mở, mọi nỗ lực t́m kiếm động lực cho nhân vật rốt cuộc không có tất yếu bên trong, thế nên Hölderlin bỏ dở công tŕnh dựng kịch này.
---------------------------
[239] F. Hölderlins Leben in Briefen 1890 : Ich hange nicht mehr so warm an einzelnen Menschen; meine Liebe ist das Menschengeschlecht.
[240] Hölderlin, Hymne an die Menschheit.
[241] Hölderlin, Hymne an die Liebe.
[242] Dilthey, Sdt: Liebe ist der metaphysische oder mystische Zusammenhang, der die Wirklichkeit durchdringt, die Natur belebt und alles Menschliche verkettet.
[243] Dilthey, Sdt: wenn nun Hölderlin dazu übergeht, in der Liebe das die Welt zusammenhaltende Prinzip und in Schönheit und Harmonie dessen Manisfestationen zu erblicken, so schließt das ganze Gefüge der damaligen Ideen Hegels die Annahme einer verwandten panentheistischen oder pantheistischen Anschauung bei demselben schlechterdings aus. Auch von Schelling existiert keine Äußerung aus der Zeit vor 1795, welche ein Einheitsprinzip im Universum ausspräche.
[244] Dilthey, Sdt: Die Tragödie Empedokles, Heimat und erste poetische Spiele, Jugendjahre - Die Hymnen an die Ideale der Menschheit, Reife des Lebens, Roman Hyperion.
[245] Dilthey, Sdt: Hölderlin will nicht außergewöhnliche Schicksale, exzentrische Leidenschaften, bunte Szenen des Lebens darstellen. Er geht über die Region hinaus, in wclcher der Mensch bestimmt wird durch das Verhältnis zur äußeren Welt, zu dem, was wir von ihr begehren oder dem, was uns in ihr niederdrückt – zum äußeren Schicksal.
[246] Dilthey, Sdt: Wo sie [Auseinandersetzung] in einem Menschen sich vollzieht, ist er souverän und einsam, und das Geräusch der Welt dringt dann nur noch in fernen verschwimmenden Tönen an ihn heran. Und so diese Geschichte als das Wirklichste, Stärkste, Höchste in einem Menschen durchlebt, führt sie ihn irgendwie aus allen Bedingtheiten des Daseins in die Region der Freiheit, und sei es im Tode.
[247] Hölderlin, Sdt: “Gestern war ich auf dem Ätna droben. Da fiel der große Sizilianer mir ein, der einst des Stundenzählens satt, vertraut mit der Seele der Welt, in seiner kühnen Lebenslust sich da hinabwarf in die herrlichen Flammen.”
“Aber man muß sich höher achten, denn ich mich achte, um ungerufen der Natur ans Herz zu fliegen.”
[248] Dilthey, Sdt: Wie deren Ursprung in der griechischen Religiosität lag, hatte sie den Menschen dargestellt in seinen höchsten Beziehungen zu den göttlichen Kräften.
[249] Dilthey, Sdt: In ihm selbst besteht ein Widerstreit zwischen dem Ideal der Totalität und Harmonie des Daseins und der Notwendigkeit, sich in einzelne Verhältnisse handelnd zu verlieren.”Im großen Akkord mit allem Lebendigen” möchte er leben, “mit allgegenwärtigem Herzen, innig wie ein Gott, und frei ausgebreitet”. Aber seine besonderen Verhältnisse, so schön sie sind, versetzen ihn eben,”weil sie besondere Verhältnisse sind”, weil er durch das Eingehen in sie an das Gesetz der Sukzession gebunden ist, in eine “einseitige Existenz”, und so findet er sich unbefriedigt, unstet, unselig. Wie diese Leiden der Endlichkeit ihn immer mehr bedrängen, beschließt er, durch freiwilligen Tod “sich mit der unendlichen Natur zu vereinigen”.
Bị chú: những biểu ngữ trong dấu ngoặc là của Hölderlin.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014