ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
87
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,
Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)
Nếu hậu cấu trúc luận thường được coi như xuất phát từ Pháp, hậu hiện đại luận là khái niệm thông dụng trong học giới Anh-Mỹ. Để giới hạn vấn đề trong việc thảo luận vị trí của hậu hiện đại luận trong lư luận văn chương và phê b́nh văn chương, tôi chỉ dẫn ra mấy tiêu chí:
một là xác định thế nào là hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại trong những tranh luận ngơ hầu dẫn đến khai phá trong lănh vực tiểu thuyết;
hai là quan điểm của những nhà viết tiểu thuyết đối với việc tạo dựng một bức tranh hậu hiện đại trước viễn cảnh cái chết của tiểu thuyết;
ba là giả định cái chết của văn chương có thể đề ra phê b́nh lư trí văn chương như một nhận thức hữu thể luận văn chương là mục đích của chung cuộc văn chương, như đă nó đến ở phần Dẫn nhập?
Tuy nhiên bàn về hậu hiện đại luận, trước hết phải nói đến những luận thuyết khu biệt ở những quan điểm khác nhau, điều này chứng tỏ nó không phải là một học thuyết nhất định như hiện tượng luận, cấu trúc luận và kể cả hậu cấu trúc luận, song là một hiện tượng, một vấn đề, một sắc thái văn hoá, một phạm trù triết học và sau cùng là một phép sáng tạo kế tục hiện đại luận.
Trong những phê b́nh tranh luận về hậu hiện đại luận, tôi chỉ nêu ra một hai cuộc liên hệ đến xác định vị thế lịch sử và ư thức hệ để xét xem khi đề cập tiểu thuyết hậu hiện đại, đến lư luận sáng tạo của hậu hiện đại có phản ảnh đúng một thời đại tiểu thuyết không?
Cho nên trong một hội luận quốc tế về hậu hiện đại luận, vấn đề cơ bản đưa ra là “đi t́m những tiêu chuẩn” vẫn là một thách đố cho nhiều nhà nghiên cứu. Người ta tự hỏi: chủ đề hậu hiện đại vẫn c̣n là một ẩn ngữ cho người đọc b́nh thường triết học, khoa học hay nghiên cứu nghệ thuật tài tử? Hay hậu hiện đại luận chỉ là một từ ngữ quy ước thuần tuư để giăng bẫy và mở ra những khả năng tưởng tượng, ác cảm, phong tư, luyến tiếc, ân hận hay dục vọng? Nghĩa là thà có một cái ǵ hơn là không có ǵ hết sau thời hiện đại/tiền phong? [279]
Để minh họa rơ nét sự hàm hồ trong vấn đề hậu hiện đại luận, chỉ giới hạn trong lănh vực tiểu thuyết, nói về cái chết của tiểu thuyết ở Mỹ:
Từ những năm 20s [thế kỷ XX] đă có những thay đổi đề tài, song đối với phần lớn tiểu thuyết Mỹ đánh dấu qua t́nh trạng giữ h́nh thái cố định bảo thủ. Trong gần năm mươi năm, khi ở những nước khác có nhiều tài năng kỳ lạ như Gide, Hesse, Beckett, Robbe-Grillet, Cortazar, Borges, Gombrowicz nở rộ, tiểu thuyết Mỹ vẫn c̣n bằng ḷng với những tiểu thuyết phong hoá hay chính trị xă hội, trong khi những cách tân của một Patchen, Hawkes, Miller, Burroughs vẫn dứt khoát bị giữ kín bưng, ở vài trường hợp c̣n do lệnh của toà án [280].
Klinkowitz dẫn ra t́nh trạng lo ngại ngay trong giới phê b́nh, qua nhận xét của Stephen Koch vào năm 1967 là “vào thời khoảng này, văn học của chúng ta vẫn c̣n tŕ trệ trong một giai đoạn đứt quăng: mấy nhà văn quan trọng của những thế hệ trước đă chết, im lặng hay suy sụp, trong khi thế hệ trẻ vẫn chưa sản xuất ra được một nhà văn có tầm quan trọng hoàn hảo hay ở tàm vóc đáng được quan tâm…Dầu có một số lượng lớn những tác phẩm mới, song không được nghe nó đến ở mức độ thượng thặng, ngoài một sự im lặng kỳ lạ.” Ở những nhà phê b́nh điểm sách thường xuyên như Louis Rubin, Leslie Fiedler, Susan Sontag, Norman Podhoretz cũng cùng ư nghĩ về cái chết kỳ quặc của tiểu thuyết [281].
Jean-François Lyotard viết Điều kiện hậu hiện đại/La condition postmoderne xuất bản năm 1979, chỉ ra t́nh trạng văn hoá sau những biến đổi ảnh hưởng đến những qui tắc trong cuộc khoa học, văn học và nghệ thuật khởi từ cuối thế kỷ 19, như một báo cáo tri thức đồng thời tranh luận với người đương thời v́ ông xác định bản viết của ông có tính thời thế, tường tŕnh về tri thức trong những xă hội phát triển nhất, dưới góc nh́n của một nhà triết học [282].
Phê phán của Lyotard có phần nhắm vào tranh luận với những nhà tư tưởng Đức đương thời, cho nên có thể nói về hiện đại luận như một nan đề của thời đại. Charles Jencks, một nhà lư luận hậu hiện đại chuyên về kiến trúc đă khởi từ vấn đề Hậu hiện đại chống với Hiện đại muộn [283] trong tranh biện Lyotard khi viết: Khái niệm hậu hiện đại luận thường lẫn lộn với hiện đại muộn bởi v́ chúng cùng xuất phát từ một xă hội hậu công nghiệp.Cho nên Lyotard đă mở đầu sách bằng tỉnh lược hai từ ngữ này:
“Đối tượng của nghiên cứu này là điều kiện tri thức trong những xă hội phát triển nhất. Tôi quyết định dùng từ hậu hiện đại để miêu tả điều kiện này…Giả thuyết làm việc của tôi là thực trạng tri thức thay đổi khi những xă hội bước vào cái được biết là thời đại hậu công nghiệp và những nền văn hoá bước vào cái gọi là thời hậu hiện đại”[284].
Theo Jencks, nghiên cừu của Lyotard chung quanh vấn đề tri thức trong thời đại khoa học của chúng ta, được hợp thức hoá qua “những trần thuật lớn” như giải phóng nhân loại, tiến bộ, giải phóng vô sản đi theo con đường của những trần thuật đi trước như tôn giáo, nhà nước-quốc gia và niềm tin vào vận mệnh Tây phương, trở thành vô tín và bất khả tín; hậu hiện đại do đó được xác định như “một giai đoạn đ́nh trệ”, ở đó mọi sự bị giảm trừ hợp thức. Song mặt khác, Lyotard lại xác định “hậu hiện đại” như thể tiền-hiện đại khi hỏi: “Không gian nào mà Cézanne thử thách? Những hoạ sĩ Ấn tượng. Đối tượng nào mà Picasso và Braque tấn công? Cézanne…Một công tŕnh chỉ có thể trở thành hiện đại nếu trước tiên là hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại được hiểu như vậy không phải là chủ nghĩa hiện đại ở chung cuộc của nó nhưng ở t́nh trạng khởi sinh, và t́nh trạng này không thay đổi”.
Jencks gọi quan niệm này là một ư tưởng điên khùng, dầu khá độc đáo và dẫn Lyotard đến chỗ tin tưởng trong thực nghiệm liên tục, luận chiến của tiền phong thường trực và cách mạng liên miên. Jencks c̣n bày tỏ sự ngượng ngùng là tại sao nhà triết học đầu tiên của hậu hiện đại luận lại có thể sai lầm căn bản khi lẫn lộn chủ nghĩa hậu hiện đại với chủ nghĩa tiền phong trễ nhất, tức là chủ nghĩa hiện đại muộn. Tuy nhiên ông nghĩ điều đó không đáng ngạc nhiên v́ “sai lầm” này có một hyết thống lâu đời, khởi từ Ihab Hassan, đă dùng từ hậu hiện đại bao gồm cả hai ư nghĩa đối lập và hai truyền thống khác nhau. Theo Jencks, phải phân rẽ hiện đại muộn và hậu hiện đại, bởi v́ chúng giải thích những ư hướng đối lập, những truyền thống của nghệ thuật và kiến trúc về cơ bản đối lập nhau. Jenck suy luận, “bởi v́ Lyotard là triết gia và là nhà xă hội học tri thức, không phải là sử gia hay phê b́nh gia về những trào lưu văn hoá này, nên không tinh tế hoà nhịp với những khác biệt của chúng”.[285]
Jencks đă đưa ra biểu đồ gồm ba mươi “biến số” phân loại ba phong trào về mặt ư thức hệ, phong cách và ư niệm phác hoạ sáng tạo; ở đây tôi chỉ dẫn vào thí dụ để luận về quan niệm và phê phán có chính xác hay không:
Hiện đại (1920-60) Hiện đại muộn (1960-) Hậu hiện đại (1960-)
__________________________________________________________________________
Ư THỨC HỆ
2 không tưởng và duy tâm thực dụng “b́nh dân” và đa nguyên
…..
4 Zeitgeist chủ nghĩa tư bản muộn truyền thống và chọn lựa
5 nghệ nhân như tiên tri/chữa bệnh nghệ nhân bị ức chế nghệ nhân/khách hàng
8 nhà kiến trúc như nhà kiến trúc cung cấp nhà kiến trúc như đại diện
cứu tinh/thày thuốc dịch vụ và hoạt động
PHONG CÁCH
___________________________________________________________________________
12 h́nh thái trừu tượng h́nh thái điêu khắc, h́nh h́nh thái quy ước và trừu
thái ngoa dụ, bí ẩn tượng
13 theo chủ nghĩa thuần tuư diễn tập cực đoan và theo chiết trung
thuần tuư
….
18 chống-ẩn dụ chống-ẩn dụ pḥ-ẩn dụ
19 kư ức chống-lịch sử chống-lịch sử tham chiếu pḥ-lịch sử
Biểu đồ trên ở trong tác phẩm Kiến trúc ngày nay/Architecture Today của Jencks quả thực xuất phát từ những ư niệm kiến trúc hiện đại, trong tương tranh với kiến trúc cổ điển, Bauhaus, hay lư luận chức năng của Le Corbusier.
Kiến trúc ngay từ Hegel đă xác định, đi một ṿng quanh các nghệ thuật, phải nói đến khoa kiến trúc trước hết, không những giữ vị trí ưu tiên theo trật tự luận lư, mà về mặt lịch sử, kiến trúc cũng là khoa nghệ thuật đầu tiên [286]. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là những “biến số” kể trên của Jencks trong Kiến trúc xác định những tiêu chuẩn cho những khoa nghệ thuật khác. Lư luận luẩn quẩn của Jenck là hậu hiện đại luận như một đặc trưng của riêng khoa kiến trúc, khi phân biệt hiện đại muộn với hậu hiện đại trong những bài viết về khoa kiến trúc [287], mặt khác lại muốn áp đặt những phạm trù lên các nghệ thuật khác cũng như triết học và văn chương.
Lyotard dường như đă cảnh giác khi trả lời câu hỏi “Hậu hiện đại luận là ǵ?”:
“Một nhà văn hay một nghệ nhân hậu hiện đại ở trong vị thế của một nhà triết học: bản văn ông viết ra, tác phẩm ông sản xuất trên nguyên tắc không bị chi phối bởi những qui luật thiết lập trước, và không thể bị phán đoán tuỳ thuộc vào phán đoán ấn định, bằng áp dụng những phạm trù quen thuộc vào bản văn hay vào tác phẩm. Những quy luật và phạm trù này là cái mà chính công tŕnh nghệ thuật đi t́m”[288].
Một số đặc trưng Jencks dẫn trên làm tiêu biểu để thấy đă được xác định thái quá, hoặc xác định chưa đầy đủ: chẳng hạn khi quan niệm về mặt ư thức hệ ở biến số 4, với hiện đại muộn là ‘chủ nghĩa tư bản muộn’, điều này tương phản với quan niệm của Frederic Jameson [289] thuộc hậu hiện đại; đứng ở vị thế nào để xác định (bảng chỉ đường kinh tế/economic signposting, như lối gọi của Linda Hutcheon – hay kiến trúc?), về phong cách ở biến số 13, quan niệm ‘theo xu hướng thuần tuư/purist thuộc hiện đại, diễn tập cực đoan và thuần tuư ở hiện đại muộn, chiết trung ở hậu hiện đại, cũng không thích hợp với lư luận của nhà kiến trúc hậu hiện đại Paolo Portoghesi [290] khi chỉ ra kiến trúc suy nghĩ lại sự đoạn tuyệt thuần tuư của hiện đại luận với lịch sử trong quan niệm “hiện diện của quá khứ” diễn ra như thế nào.
-------------------------
[279] Hội nghị quốc tế về chủ đề Hậu hiện đại luận trong triết học và nghệ thuật tổ chức tại Cerisy-la-Salle ở Pháp tháng Chín năm 1983. Ở thời điểm này, khi nói đến lư luận tiền phong, vẫn là chỉ thời Hiện đại (Xem: Renato Poggiloli, Teoria dell’arte d’avantguardia 1962, Peter Bürger, Theorie der Avantgarde 1974).
Tiểu đề “đi t́m những tiêu chuẩn/Search for Criteria” trên tập san κρίσις/krisis số 3-4 1985 về Hậu hiện đại luận gồm hầu hết những tham luận đọc trong Hội nghị nói trên của Jean Lefranc (Sorbonne), Christopher Butler (Oxford), Richard Palmer, Angèle Kremer-Marietti, Gianni Vattimo, William Spanos, Robert Magliola, Peter Carravetta, J.-P. Dollé, Paolo Spedicato, Gianni Carchia v.v…Bài tham luận của William Spanos (trong thời gian này dạy tại State University of New York ở Binghamton) luận về Postmodern Literature and Its Occasion/Văn chương hậu hiện đại và nguyên khởi tŕnh bày những khu biệt giữa văn chương Hiện đại và Hậu hiện đại luận khá cơ bản, định vị trong sự liên tục của diễn ngôn văn chương, về những mặt Ư nghĩa, H́nh thái văn chương, Cái thực, Nghệ nhân, Văn hoá, Xă hội-chính trị, chủ yếu về:
H́nh thái: từ thời Hy lạp đến Hiện đại, H́nh thái trong Sáng tạo học phương tây được quan niệm có trước thời tính nếu xét dưới góc nh́n hữu thể luận (giống như Siêu h́nh học/μετά-τά-φύσικα quan niệm về mặt hữu thể luận, Hữu có trước hiện thể, Vĩnh cửu có trước thời gian). Dưới viễn tượng Hậu hiện đại luận, quá tŕnh thời gian có trước H́nh thái về mặt hữu thể luận; Spanos dẫn hai nhà thơ Charles Olson và Robert Creeley cùng quan niệm “H́nh thái không bao giờ nhiều hơn sự mở rộng nội dung”.
Xă hội-Chính trị: Ư thức giải-thể/de-structive consciousness theo Spanos cấu thành sự liên tục giữa hữu thể luận và chính trị, hiểu như một tranh vật dữ dội cuả thời tính hữu từ vận động cấu trúc, hiện thể từ Hữu. Phương thức giải thể của bản văn với tham chiếu, nghĩa là giữa ngữ thái và ngữ ư nhằm minh thị tính thế giới của bản văn chương. Spanos dùng thuật ngữ của Said “liên bản/intertextuality để phiên dịch sang bản văn chương hậu hiện đại khi nghiên cứu mối liên đới/affiliation có khả năng duy tŕ bản văn vẫn là bản văn, đồng thời tán trợ qua những t́nh thế, như cảnh trạng của tác giả, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xuất bản, phân phối và tiếp nhận v.v…; mặt khác tái tạo giây liên hệ giữa bản văn và thế giới.
[280] Jerome Klinkowitz, Literary Disruptions 1975.
[281] Klinkowitz, Sdt: Dẫn Stephen Koch, “Premature Speculations on the Perpetual Renaissance (đăng trên Tri-Quartely 1967), L. Rubin, “The Curious Death of the Novel: Or, What to Do about Tired Literary Critics” (trong The Curious Death of the Novel: Essays in American Literature 1967), L. Fiedler, “Cross the Border, Close the Gap” 1969, S. Sontag, Against Interpretation 1964, N. Podhoretz, Doings and Undoings 1964.
[282] Xem: ĐPQ, Triết học nào cho thế kỷ XX 2010, phần luận về Lyotard và chủ nghĩa hậu hiện đại. Quan điểm Lyotard là hậu hiện đại không tin vào những siêu trần thuật/l’incrédulité à l’égard des métarécits”, theo ông chức năng trần thuật mất những năng tố/foncteurs (như anh hùng, hiểm nghèo, mục tiêu, hải tŕnh…), tinh luyện khả giác và tăng cường hỗ trợ phi thông ước/incommensurable. Lyotard cũng phê phán nguyên lư hiệp điều/consensus như là tiêu chuẩn của hiệu lực hoá/validité như trong lư luận của Habermas hay Luhmann cũng chưa đủ, mà ông xem chỉ có giá trị như phương tiện cho cứu cánh thực, hợp thức hoá hệ thống quyền năng.
[283] Charles Jenck, Postmodern vs Late-Modern in What is Post-Modernism? 1986. Những chương 2-4 này in lại trong hợp tuyển Zeitgeist in Babel, The Post-Modernism Controversy, Edited by Ingeborh Hoesterey 1991.
[284] Jenck dẫn theo bản dịch sang Anh ngữ The Postmodern Condition: A Report on Knowledge 1984 của Lyotard.
[285] Cũng trong lối suy luận này, Jenck nghĩ phải đưa ra thêm một số minh chứng để củng cố quan niệm phân biệt cơ bản giữa hậu hiện đại và hiện đại muộn: Cả hai truyền thống này bắt đầu vào khoảng 1960, phản ứng trước sự tàn lụi của chủ nghĩa hiện đại; một số nhà nghệ thuật và kiến trúc như David Salle, Robert Longo, Mario Botta, Helmut Jahn, Philip Johnson đă do dự giữa hai trào lưu hoặc thống nhất chúng. Sự trộn lộn giữa hai phạm trù này ở thời kỳ nào cũng có sau thời Phục hưng, như Michelangelo có thể đi từ thời kỳ đầu Phục hưng qua giải quyết những vấn đề điêu khắc và kiến trúc theo lối phong thái kiểu cọ/Maniera và kỳ quặc/Baroque. Quả thực có nhiều nghệ nhân mà Hal Foster và những người trong nhóm gọi là “hậu hiện đại đề kháng/postmodernists of resistance” [hàm ư hợp tuyển The Anti-Aesthetic, Essays on Postmodern Culture, Edited by Hal Foster 1983] mà theo Jenck, dầu có mệnh danh hậu hiện đại, điều đó cũng không bảo đảm giá trị của họ, mà phải phụ thuộc vào sự biến chuyển trí tưởng của một hệ thống tượng trưng tham dự.
[286] Hegel, Vorlesungen über die Ästhetik 1835-38.
[287] Charles Jenck, The Language of Post-Modern Architecture 1977, Late-Modern Architecture 1980, What is Post-Modernism 1986.
[288] J.-P. Lyotard, Sdt.
[289] F. Jameson, bài viết “Postmodernism, Or The Cultural Logic of Late Capitalism” New Left Review 1984; Postmodernism, The Cultural Logic of Late Capitalism 1991.
[290] Paolo Portoghesi, Postmodern: The Architecture of the Postindustrial Society 1983.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013