ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
41
Chương II
MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41,
Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật? (tiếp theo)
Sự đối lập giữa Hegel và Nietzsche theo quy tŕnh phản biện chứng rơ rệt khi đọc Hiện tượng luận tinh thần: trong tôn giáo nghệ thuật như Kojève lư giải ở trên về quan hệ chủ/nô của Hegel, th́ Nietzsche lại nh́n thấy một sự đứt đoạn, không phải giữa quư tộc, có nghĩa là tự khẳng định với tiện dân, tự phủ định, song là bi kịch Dionysus biểu hiện khẳng định, với lư thuyết Cơ đốc biểu hiện phủ định. Cho nên câu chữ “Thượng đế đă chết” của Nietzsche ám chỉ niềm tin Cơ đốc. Trong tôn giáo thần khải, Hegel nói đến Ngă như thể bản chất tuyệt đối, một tôn giáo tuyệt đối như đối lập giữa cứu chuộc và qui hóa, giữa thiện và ác, Nietzsche viết bên ngoài thiện và ác, luận về Phản hồi vĩnh cửu đối lập với Tri thức tuyệt đối.
Từ tác phẩm đầu tiên Khởi nguyên của bi kịch [69] thường nói đến hai mặt Apollinischen và Dionysischen như Nietzsche xác định liên hệ với phát triển nghệ thuật, có thể nói giữa Apollo, Dionysus và nhà nghệ thuật, như khi viết thời khởi sinh ra triết học trong thời đại bi kịch hy lạp: để nh́n thế giới phải là nhà mỹ học và quan sát nơi nghệ nhân cũng như trong khởi sinh ra tác phẩm nghệ thuật, làm sao xung đột của phức thể có thể mang lại tự ngă một luật lệ và một quyền lợi, làm sao nghệ nhân định vị ở trên tác phẩm khi y suy niệm, nhưng trong tác phẩm khi ông ta thực hiện, làm sao tất yếu và cuộc chơi, xung đột và hài ḥa phối hợp một cách tất yếu để kết tạo ra tác phẩm nghệ thuật [70].
Trong phác họa một kế hoạch vào 1872, Nietzsche viết: Nghệ nhân phổ quát, và con người phổ quát. Những người của thời đại bi kịch. Äschylus/Eschyle hay nghệ nhân toàn diện, người nghe ông viết trong xưởng kịch của ông như vậy.
Chống biện chứng, như Nietzsche xác định ở một chỗ khác, “thuyết vận mệnh biện chứng” hàm ngụ đồng hóa giả trá giữa thuần lư và thực mà Hegel đă nhét vào trong những thế hệ mà ông là khởi nhân cho sự ngưỡng mộ “quyền năng của lịch sử” biến chuyển ở mọi thời một niềm ngưỡng mộ thành công và dẫn đến sùng bái sự kiện [71]; Nietzsche cũng như Kierkegaard chống h́nh thức hệ thống của chủ nghĩa Hegel, cái ư chí hệ thống chỉ là bộ mặt cuối cùng của siêu h́nh học kế thừa chủ nghĩa Platon, lại dẫn đến thuyết đa nguyên về ảo diện và chân lư, chính bởi muốn duy tŕ ảo tưởng về chủ nghĩa nhất nguyên, nên chủ trương phức thể rốt cuộc cũng lại về nhất thể, cũng như đặc thù trở lại vào trong phổ quát, muốn chỉ ra ưu thế của lư luận trên bi kịch, lịch sử mà Hegel muốn chứng tỏ ngự trị trên các quyền năng tinh thần khác, nghệ thuật và tôn giáo, trong chiều hướng lịch sử như thế khái niệm tự thực hiện; chính trong thế giới quan này dẫn đến xác quyết “cái chết của nghệ thuật”. Cho nên khi trở ngược về nguồn cội bi kịch hy lạp, Nietzsche xác định biện chứng không chỉ chống bi kịch, song c̣n phi thẩm mỹ và phê phán Socrate: v́ nhă thức hy lạp với Socrate đă biến thái tùy thuộc vào biện chứng; điều ǵ xảy ra? Trước hết phải nói đó là nhă thức cao quư bị chinh phục, nghĩa là với biện chứng, người dân chiếm lợi thế. Trước Socrate, người ta tránh xa những phương cách biện chứng mà c̣n bị xem như những phương cách xấu [72].
Cho nên Nietzsche xác định những triết gia đích thực là những người thời trước Socrate, biểu hiện những quan niệm lớn về sự vật; tất cả những hệ thống triết học rồi cũng bị vượt, song người hy lạp đă tỏa lên tia sáng chói lọi lớn chưa bao giờ từng có. Đối với ông, nhà giáo dục chính là tri thức của những người Hy lạp vĩ đại này, như Héraclite, Empédocle, Parménide, Anaxagore, Démocrite – đặt ra những vấn đề lớn về giá trị của chuyển biến, vai tṛ của trí năng trong chuyển biến, về hiện hữu của hữu thể và xác định hiện tượng, những vấn đề lớn lao đó đều đặt ra trước khi có Socrate.
Những nguyên mẫu nhân vật bi kịch, như ông đánh giá, đó là những vĩ nhân của thời đại, so sánh những người hùng trong kịch Äschylus là những anh em của Héraclite. Những lăo ông triết nhân, những người của trường phái Élée, Héraclite, Empédocle là những triết gia của bi kịch – như Empédocle chính là con người của bi kịch ở t́nh trạng thuần tuư, đă tự ném ḿnh xuống miệng núi lửa Etna v́ nhu cầu tri thức, ông khát khao nghệ thuật và chỉ t́m thấy tri thức, nhưng tri thức tạo ra những [nhân vật] Faust [73].
Nietzsche bày tỏ ḷng kính trọng sâu xa với Héraclite, nhất là khẳng định hữu thể là một giả tưởng, th́ Héraclite quả thực vĩnh viễn có lư. Chỉ có “thế giới những ảo diện” duy nhất là có thực, “thế giới-chân lư” chỉ do sự dối trá thêm vào.
Khi đặt “vấn đề Socrate”, Nietzsche đă so sánh cái lớn lao của những nhà triết học thời tiền Socrate với những chỉ dấu suy thoái biểu hiện ở Socrate và Platon, để nói đến thẩm quyền, không cần tranh biện, lư sự, như một xác quyết nhất định chống lại biện chứng, nghĩa là: cái cần phải chứng minh để có thể tin tưởng không giá trị mảy may. Chỗ nào mà thẩm quyền vẫn c̣n phong thể, chỗ đó người ta không cần “lư sự” mà chỉ có ra lệnh, nhà biện chứng chỉ là một thứ hề, một loại con rối, người ta chỉ cười vào họ, chứ không coi là nghiêm trọng. Nói đến Socrate như một thứ hề, nhưng tại sao làm chủ được chính ḿnh, có thể mê hoặc được người khác, là một trường hợp phi thường, chính v́ cái diện mạo xấu xí, nhưng xú diện, cái dị luận tự ngă ấy hầu như là một phản chứng ở người hy lạp. Tóm lại, liệu Socrate có phải là người Hy lạp? Xú diện hầu như luôn luôn là biểu hiện của một tiến hóa tạp giao, do tạp giao gây chướng ngại . Nói khác đi xú diện xuất hiện như dấu hiệu của một tiến hóa suy thoái.
Khi đặt “vấn đề Socrate” trong Văn kỳ của những ngẫu tượng, tiếp nối ḍng tư tưởng của Nietzsche ngay từ sơ kỳ, nghĩa là lúc viết Khởi nguyên của bi kịch; nếu như ở Văn kỳ nói đến nguồn gốc tiện dân của Socrate, đến tên gọi “ác ma Socrate” thực ra cũng chỉ lặp lại những điều ở Khởi nguyên:
Dionysus đă bị kinh hoàng từ sân khấu bi kịch do một quyền năng ma quỉ phát ngôn qua Euripides. Ngay cả Euripides trong một nghĩa nào đó cũng chỉ là cái mặt nạ: bởi cái thần linh ấy chẳng phải là Dionysus, cũng chẳng phải Apllo, mà là một ác ma mới sinh ra đời, gọi tên là Sokrates. Đấy là tương phản mới: giữa cái thuộc Dionysus và cái thuộc Sokrates, và tác phẩm nghệ thuật của Bi kịch hy lạp đi đến chỗ tàn tạ [74].
---------------
[69] Nietzsche, Die Geburt der Tragödie 1871.
[70] Nietzsche, Die Philosophie im tragischen Zeitalter der Griechen (trong toàn tập số X, Geneviève Bianquis dịch bản văn này sang tiếng Pháp La naissance de la philosophie à l’époque de la tragédie grecque 1938; đoạn dẫn trên như sau: Pour voir ainsi le monde, il faut être esthéticien et avoir observé chez l’artiste et dans la genèse de l’œuvre d’art comment le conflit de la pluralité peut porter en soi une loi et un droit, comment l’artiste se place au-dessus de son œuvre quand il médite, mais dans son œuvre quand il travaille, comment la nécessité et le jeu, le conflit et l’harmonie se marient nécessairement pour engendrer l’œuvre d’art). Trong lời Tựa bản tiếng Pháp, Geneviève Bianquis viết: Quyển sách này [như đối vật của Khởi nguyên của bi kịch] được phác thảo nhiều lần, dưới những nhan đề khác nhau và trên những dự án khác nhau, không bao giờ được thực hiện. Song chúng ta có những đoạn quan trọng của nó.
Lối viết phân đoạn của Nietzsche, với nhiều nhà lư giải là một vấn đề, mà chính ông cũng quan tâm về tính tản mạn song qua những thư từ, như G. Morel dẫn chứng trong Nietzsche, Introduction à une première lecture 1985, ông vẫn tin không làm gián đoạn mạch lạc tư tưởng. Maurice Blanchot trong phần luận về Nietzsche và lối viết phân đoạn (Nietzsche et l’écriture fragmentaire trong L’Entretien infini 1969) nhận xét có hai ngôn từ ở Niezsche, một thuộc về diễn ngôn triết lư, những nhà thích nghĩa ông tái lập nó. Ngôn từ phân đoạn, như Blanchot biện minh, không cần biết đến đầy đủ, mâu thuẫn: Ngôn từ phân đoạn không ngại những mâu thuẫn, ngay cả khi nó kháng biện (La parole de fragment ignore les contradictions, même lorsqu’elle contredit).
H́nh thành những sách không phải do Nietzsche thực hiện (điển h́nh như Ư chí tới quyền năng, Triết học ở thời đại bi kịch hy lạp v.v…) qua những phân đoạn tản mạn trong bản nháp có thể giải thích tại sao những người lư giải ông, vẫn bằng ḷng với lối văn tự đó.
[71] Nietzsche, Unzeitgemäße Betrachtungen/Những suy niệm phi hiện tại 1874.
[72] Nietzsche, Götzen-Dämmerung/Văn kỳ của nhữngngẫu tượng 1889.
[73] Trong Khởi nguyên của bi kịch, Nietzsche đă nhiều lần dẫn Faust trong tác phẩm bất hủ của Goethe, như ở tiết đoạn 9 để nói về thần Prometheus trong kịch của Äschylus chính là một mặt nạ của Dionysus/eine dionysische Maske, chứng tỏ có điểm chung giữa cái thuộc về Prometheus và Dionysus/das Gemeinsame zwischen dem Prometheischen und dem Dionysischen:
“Alles Vorhandene ist gerecht und ungerecht und in beidem gleichberechtigt.
Das ist deine Welt! Das heißt eine Welt!” [Goethe, Faust]
(Tất cả những ǵ tồn tại, hiện hữu đều đúng và không đúng (công bằng và bất công) và được chứng thực cả đôi bên
Đó là thế giới của ngươi! Một thế giới là như thế đó!)
Như một công thức khái niệm về bản tính của Prometheus bao hàm cả bản tính của Apollo và Dionysus.
[74] “Dionysus war bereits von der tragischen Bühne verscheucht und zwar durch eine aus Euripides reddened dämonische Macht. Auch Euripides war in gewissem Sinne nur Maske: die Gottheit, die aus ihm redete, war nicht Dionysus, aus nicht Apollo, sondern ein ganz neugeborner Dämon, genannt Sokrates. Dies ist der neue Gegensatz: das Dionysische und das Sokratische, und das Kunstwerk der griechischen Tragödie ging an ihm zugrunde.” Sdt.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012