ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
71
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71,
Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)
Trong Huyền thuyết Sisyphe, Camus đă nói đến một vấn đề liên hệ đến tiểu thuyết: tiểu thuyết luận đề. Quan điểm của ông khá rơ ràng, dứt khoát:
Tiểu thuyết luận đề, tác phẩm chứng tỏ, đáng ghét nhất trong mọi tác phẩm, là tác phẩm thường hơn cả phỏng theo một tư tưởng thoả thích. Sự thực tưởng giữ kín, lại phô bày nó ra. Nhưng đó là những ư tưởng đem ra tiến hành, và tương phản với tư tưởng [122].
Khi đối lập tư tưởng với ư tưởng, Camus so sánh những con người sáng tạo ra những ư niệm này là những nhà triết học đáng hổ thẹn, trái ngược với những con người ông gọi là những nhà tư tưởng sáng suốt, những nhà triết học hay dỡn cợt, phúng thích làm nên những tác phẩm có nhiệt t́nh.
Sự khu biệt, không phải hợp nhất, đa nguyên, không phải nhất nguyên, Camus viết, chính cái đa dạng này là sở cứ của nghệ thuật; tư tưởng duy nhất giải phóng tinh thần là tư tưởng để mặc tinh thần, tin chắc vào những hạn chế của nó cùng với mục đích sắp tới. Cho nên ông đ̣i hỏi nơi sáng tạo phi lư như đă yêu cầu từ tư tưởng ba điều, đó là nổi loạn/đối kháng, tự do và đa biệt.
Sáng tạo, như Camus xác định là đem lại h́nh thái cho số phận của ḿnh. Trong ba mẫu người phi lư mà ông đă chỉ ra, nghệ sĩ hài là người đă dạy cho chúng ta về ảo và thực, ngoại quan và hiện thực không có biên giới. Trên con đường tự do, vẫn c̣n tiến tŕnh thực hiện, dầu là tinh thần sáng tạo hay chinh phục, đó là hiểu được cái vô ích sâu xa của cuộc đời cá nhân, để thoải mái trong việc thực hiện tác phẩm, cảm thức được cái phi lư của cuộc đời, ngơ hầu có thể đắm ch́m quá độ trong đó.
Ông nhận xét, cái c̣n lại, chính là vận mệnh mà chỉ có lối thoát duy nhất đă định, cho nên ngoài cái chết không tránh khỏi, tất cả như niềm vui, hạnh phúc là tự do. Con người làm chủ duy nhất cái thế giới, mà ảo tưởng về một thế giới khác ràng buộc. Con đường tư tưởng của con người không phải là từ bỏ mà là vụt lên thành những ảnh tượng, dỡn cợt với những huyền thuyết không ǵ ảo diệu hơn bằng cái thâm áo của nỗi thống khổ nơi con người và cũng bất tận như thế. Song không phải đây là những chuyện hoang đường phỉnh gạt, mê hoặc mà là khuôn mặt, bộ điệu và hư kịch trần gian thâu gồm một trí tuệ khốn khó và một niềm đam mê đoản hậu.
Chính trong vận tŕnh tư tưởng đó, Camus viết huyền thuyết về Sisyphe, con người phi lư, khinh thị thần thánh, hận thù cái chết và đam mê sống, để trả bằng h́nh phạt phải lăn tảng đá lên đỉnh núi, song tảng đá lại rơi xuống – không h́nh phạt nào kinh khủng cho bắng công việc vô ích và vô vọng này. Cứ tưởng tượng con người bước những bước đi nặng nề xuống vực thống khổ mà không biết đâu là tận cùng; cái giờ phút ấy Camus gọi là giờ phút của ư thức, ở mỗi khoảnh khắc này, khi Sisyphe rời đỉnh cao để dấn ḿnh xuống nơi tối tăm, con người hùng ấy cao cả hơn số phận của ḿnh, và mạnh hơn tảng đá định mệnh của ông. Camus kết, phải tưởng tượng một Sisyphe hạnh phúc, sung sướng.
Từ Kẻ xa lạ, Huyền thuyết Sisyphe, đến kịch Ngộ nhận, Caligula tư tưởng phi lư của Camus có liên hệ ǵ đến kịch phi lư sau này? Pierre Brunel t́m hiểu vấn đề đó khi nói đến kịch phi lư của Beckett, Ionesco trong văn chương Pháp hiện đại, nhận xét: có một sự khác biệt giữa nhân vật của Camus và nhân vật của Beckett, đó là ư thức phi lư, Vladimir và Estragon [trong kịch Trong khi chờ đợi Godot] sống trong phi lư, không sống cái phi lư như Caligula; những nhân vật của Beckett cũng không có cái xây dựng phi lư như trong Huyền thuyết Sisyphe, nghĩa là thiếu cái “đương đầu” của “phản lư” thế giới với cái “cuồng vọng chân lư rơ rệt này mà tiếng kêu vang vọng đến tận nơi sâu thẳm nhất của con người”; những nhân vật của Camus suy tư, hay “khởi sự tư duy, khởi sự bị hao khuyết”, những nhân vật của Beckett không suy nghĩ, hay nếu bộ máy suy nghĩ của chúng bắt đầu hoạt động (bộ máy của Lucky [trong Trong khi chờ đợi Godot] lúc cởi mũ ra) , th́ một cơn hồng thuỷ bằng lời phản lư lan tràn. Một kịch tác gia khác, Ionesco cũng thường dùng những từ phi lư, tính phi lư nhưng giữ khoảng cách rất xa với Camus, như những ghi chú đă viết: Người ta nói tôi là một nhà văn phi lư; có những từ như thế chạy rong ngoài phố, đây là một từ thời thượng không c̣n như thế nữa. Trong mọi hoàn cảnh, giờ đây khá mơ hồ để không c̣n muốn nói ǵ nữa và xác định mọi thứ dễ dàng. Ionesco cũng nói rơ, phi lư theo một cách nào đó ở bên trong hiện sinh mà người ta đặt để. C̣n đối với tôi, ở trong hiện sinh, mọi sự là luận lư, không có ǵ phi lư. Đó là sự kiện tồn tại, hiện hữu.
Trong trường kịch phi lư của Beckett và Ionesco cũng nói đến một vấn đề cơ bản của Huyền thuyết Sisyphe: con người có phải mặc dầu phi lư vẫn tiếp tục sống, song từ miệng của nhân vật kịch phi lư lại là sáo ngữ không có ư nghĩa. Chẳng hạn ở Những tṛ chơi tàn sát của Ionesco:
Người thứ sáu: Đôi khi người ta tự hỏi làm thế nào có thể để sống. Đâu có ǵ vui, há? Như Gaston bạn tôi thường nói.
Người thứ năm: Có lẽ chết c̣n thích hơn?
Người thứ sáu: Đừng nói thế, xui lắm.
Ở kịch Trong khi chờ đợi Godot, dự tính tự tử của Vladimir và Estragon cứ mắc dính trong tŕ hoăn, lấy cớ “ người ta sẽ đem tới sợi giây thừng tốt”, hay “sẽ treo cổ ngày mai”, chờ đợi lúc tự tử như chờ đợi Godot, nghĩa là không bao giờ xẩy đến. Có thể nói, Caligula hướng về “cái tự tử cao đẳng” theo từ ngữ của Camus: “Người ta không thể phá huỷ mọi sự nếu không tự huỷ chính ḿnh. Đó là lư do Caligula giảm hết mọi người chung quanh, và trung thành với luận lư của ông ta, là tất cả những ǵ phải làm để trang bị những người chống ông, rốt cuộc giết ông”. Trong kịch phi lư, theo Brunel là một “cái tự tử hạ đẳng” th́ đúng hơn, chẳng hạn ở kịch Tất cả những người ngă xuống của Beckett, M. Rooney ít ra từ những nguyện vọng của ḿnh, đă ra khỏi phi lư thường nhật để đi về một cung cách khâm liệm, mai táng sớm, như thể lư tưởng của y.
Đối chiếu Camus và những nhà viết kịch phi lư, Brunel đi tới một vài kết luận, như tư tưởng của Camus đă đem lại văn chương cao nhă cho khái niệm phi lư, mở ra một kịch nghệ phi lư, điển h́nh như kịch Caligula, song trường phái kịch phi lư đề ra một h́nh thức mới hơn: một tiến tŕnh tích luỹ vô chính phủ (như nhân vật, bộ điệu hay chữ nghĩa) thay cho tiến bộ kịch nghệ, hoặc ngược lại một tŕ trệ đi đôi với sự làm nghèo nàn ngôn ngữ (mà ông gọi là một thoái bộ về t́nh trạng ấu trĩ/bất khả ngôn – regression à l’état d’infans).
Tôi gọi kịch vào giai đoạn này là phá thể kịch, từ Beckett trở đi, với những quan điểm như: để cải tạo khán giả, nghĩa là làm cho họ phát hiện được những tài nguyên từ lâu vẫn mang trong ḿnh, phải t́m ra một phương thức thông giao trực tiếp hơn là ngôn ngữ dùng lời (Jean Jacquot), hay như Koltès: đôi khi tôi ghét kịch, v́ kịch trái ngược với đời sống; nhưng tôi lại thường quay trở lại và thích nó v́ đó chính là nơi duy nhất mà người ta nói đó không phải là đời sống [123].
Khi phủ bác tiểu thuyết luận đề, phải chăng Camus muốn đề ra một lư luận về tiểu thuyết triết lư, đối nghịch với loại tiểu thuyết ư tưởng/novel of ideas? Ngay từ bài điểm sách Buồn nôn của Sartre trên nhật báo Alger Républicain năm 1938, Camus đă khẳng định như “một tiểu thuyết bao giờ cũng chỉ là một triềt học diễn tả qua những h́nh tượng”; đó là một thách đố, bởi nếu những ư tưởng ưu thắng, t́nh tiết biến mất, tiểu thuyết trở nên trống rỗng. Buồn nôn của Sartre là một tiểu thuyết thất bại v́ không thực hiện được quân b́nh giữa nhân vật và ư tưởng.
Michel Onfray nhận xét qua những phê b́nh này có thể thấy những nét chính của lư luận tiểu thuyết nơi Camus. Ngay từ tiểu luận Hôn lễ, Camus đă chỉ ra một quyển sách triết lư có bút pháp văn chương, một triết học văn chương theo lối tản văn thi tứ; thay v́ thông thường về mặt triết học, lư trí làm chủ, Camus ưa thích cảm tính, tri giác hơn, cho nên đă xác định: những ư tưởng th́ ngược lại với tư tưởng. Ở quyển tiểu thuyết đầu tay Kẻ xa lạ, Onfray khai phá ra một viễn quan Nietzsche về siêu nhân, một cách đọc mới về nhân vật Meursault như một h́nh tượng thiên chân của sinh thành/chuyển biến, một quan niệm cơ bản về hữu thể luận của Nietzsche.
Onfray lư giải cái h́nh tượng siêu nhân như ư chí tới quyền năng, chỉ định đời sống trong tất cả những cái sống và muốn sống, là toàn vũ, luân hồi vĩnh cửu; cái ư chí cao đẳng của ư chí là amor fati, là ái mệnh. Ông khẳng định: nhân vật Meursault tiến triển trong bầu trời hữu thể của siêu nhân ấy [124].
Tại sao Onfray có thể xác quyết điều đó? Siêu nhân của Nietzsche mượn nhiều h́nh tượng của minh triết cổ đại Đông Tây, từ tính vô sự khắc kỷ, tị trần của Plotin để t́m về toàn phúc theo nguyên lư Nhất-Thiện, con đường Đạo vô vi, đến tính dửng dưng của phái hoài nghi Pyrrhon, tiết dục của Épicure. Luận án của Camus viết về Siêu h́nh học thiên chúa giáo và chủ nghĩa tân Platon [125], chính vào thời kỳ này đă đọc Ennéades của Plotin, Confessions của Augustin. Khái luận của Épictète, Upanishad, Lăo tử, Trang tử (theo lời khuyên của người thầy dậy triết học, Jean Grenier).
Ảnh hưởng của Nietzsche đối với Camus, theo Onfray, khá quan trọng: Huyền thuyết Sisyphe khai triển dưới bóng ư tưởng của Nietzsche là một triết gia xứng đáng tôn quí khi lấy chính ḿnh ra làm gương. Camus đă chỉ ra mối then chốt quan hệ giữa thiên biên khảo và tiểu thuyết của ông qua tuyên ngôn: “Trong một vũ trụ bỗng nhiên bị tước đoạt ảo ảnh và ánh sáng, con người cảm thấy xa lạ”, tư tưởng này đă ghi khắc trong khung cảnh của chủ nghĩa hư vô châu Âu mà Nietzsche từng mô tả. Thượng đế đă chết, cáo chung những giá trị, hết đạo nghĩa, luân lư: c̣n ǵ để làm? Tất cả là phi lư, mất hết ư nghĩa.
Onfray nhận xét: Camus dùng tiểu thuyết để suy nghĩ. Ông không tạo ra một phạm trù triết lư (viết hoa) như Tuyệt đối, Vô tận, Vĩnh cửu, Hư vô; tiểu thuyết cũng không dùng những qui tắc quen thuộc của triết học như phương pháp giả thuyết-diễn dịch, lư sự biện chứng, tôn trọng nguyên tắc phi mâu thuẫn, bởi tiểu thuyết để chỗ cho những ảnh tượng, những cảnh ngộ, những mô tả, những giả tưởng. Nhân vật tiểu thuyết của Camus là chân dung của thiên chân sinh thành của Nietzsche; song ở Meursault, người ta có thể khám phá ra một h́nh tượng,như Onfray mệnh danh, là một Pyrrhon của xứ sở Algérie.
Để bảo vệ lư giải này, Onfray viết: Một ṿng qua Pyrrhon và nhửng người theo Pyrrhon chỉ ra cách nào người ta có thể hiểu ư nghĩa nhan đề Kẻ xa lạ của Camus.
Pyrrhon là ai? Triết gia phái hoài nghi Hy lạp (360 tr. TL-270 tr. TL) thời cổ đại hy lạp đă hoải nghi tất cả, ngoại trừ chính ḿnh.
------------
[122] Le roman à thèse, l’œuvre qui prouve, la plus haïssable de toutes, est celle qui le plus souvent s’inspire d’une pensée satisfaite. La vérité qu’on croit détenir, on la démontre. Mais ce sont là des idées qu’on met en marche, et les idées sont le contraire de la pensée. Sdt.
[123] Xem: Kịch nghệ có tồn tại? in trong Đặng Phùng Quân, Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007.
Luận về phi lư đến kịch phi lư của Pierre Brunel ở chương 8 (De Beckett à Koltès) trong Où va la littérature française aujourd’hui? 2002.
[124] Michel Onfray, L’ordre libertaire, La vie philosophique d’Albert Camus 2013: Meursault évolue dans la sphere ontologique du surhumain.
[125] Métaphysique chrétienne et néoplatonisme 1935.
Onfray dẫn giải: Ploton và Augustin là hai nhà triết học Cổ đại, gốc ở châu Phi, Địa trung hải. Trong luận án của Camus, Plotin được xem như một nghệ sĩ, một triết gia hiện sinh/un philosophe existentiel, sống triết lư và triết lư để chuyển hoá cuộc sống.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013