ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

115

CHƯƠNG IV:

VĂN HỌC SỬ CÓ KHẢ HỮU ?

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, 

 

 

Văn Học Sử Có Khả Hữu

 

Khi hỏi văn học sử có khả hữu là đă đặt vấn đề hiện hữu của nó, song có thể khẳng định ngay văn chương dầu xác định dưới bất kỳ góc nh́n nào cũng có lịch sử. Vấn đề c̣n ở chỗ, xét đối tượng về mặt lịch đại, hay đồng đại? Có cần phân biệt văn học sử với lịch sử văn chương? hay đồng nhất?

Thường khi nói đến văn học sử là ngưởi ta nghĩ ngay đến lịch sử văn học của một dân tộc, một quốc gia, hay một khu vực, lịch sử văn chương thực sự là lịch sử về lư trí văn chương, thông qua những dị thái quan niệm, sự biến, hệ thống.

Trong sự khác biệt và đặc thù, văn học sử từng diễn ra những thảm hại trí thức [1], song vấn đề chính là “lịch sử” nào? chẳng hạn xu hướng xác định lịch sử này là lịch sử xă hội học về văn học, khi nêu ra những nhân tố xây dựng và tương phản là (nhân tố) văn chương và (nhân tố) xă hội, như trựng phái Lucien Goldman, Robert Escarpit, Pierre Orecchioni. Trong bài viết V́ một lịch sử xă hội học về văn học, Orecchioni khẳng định: Mọi lịch sử văn học xứng đáng với danh xưng này theo định nghĩa là một xă hội học về văn học [2]. Tiêu biểu cho xu hướng cấu trúc luận tương phản như Tzvetan Todorov phân tích từ mặt tiêu cực địa bàn văn học sử có thể xác định: đối tượng văn học sử không phải là xét khởi sinh những tác phẩm, phải phân biệt rơ ràng lịch sử văn học với lịch sử xă hội, văn học sử cũng không thể đánh đồng với nghiên cứu nội tại nhằm tái lập hệ thống của bản văn, song là quá tŕnh kinh qua từ hệ thống này sang hệ thống khác, tức là lịch đại [3].

Thực sự, nói đến lịch sử đă hàm ngụ vấn đề tính khoa học, có nghĩa là tranh biện về khả hữu của một khoa học về văn học, hay phủ nhận tính khoa học khi xét về văn học như một nghệ thuật, thường lại trở về xét xem những định nghĩa cổ điển có c̣n đứng vững không?

Trong tập I Đường vào văn chương, tôi đă thảo luận ở phần Dẫn nhập và hai chương đầu về quan hệ giữa triết học và văn chương, mỹ học và văn chương một số những vấn đề nói trên. Ở đây, trước hết thử xét những điểm đồng dị giữa lịch sử triết học và lịch sử văn học.

 

Khả hữu của lịch sử triết học

Khi xác định khả hữu của lịch sử triết học, là nh́n về mặt tích cực, người ta có thể đặt vấn đề: làm thế nào để viết lịch sử triết học [4], cũng có nghĩa là lịch sử triết học quan trọng đối với chúng ta như thế nào?

Để làm nổi bật mối quan hệ nội tại giữa triết học và lịch sử triết học, Zarka tự hỏi lịch sử triết học có phải là miêu tả bề ngoài triết học, giống như lịch sử khoa học ở ngoài khoa học, hay lịch sử tiểu thuyết ở ngoài nghệ thuật của nhà tiểu thuyết? và dẫn lời Hegel chỉ ra liên hợp cơ bản giữa nội dung của lịch sử triết học và nội dung của triết học:

“Cùng sự phát triển của tư tưởng, được tŕnh bày trong lịch sử triết học, cũng được tŕnh bày trong chính triết học, nhưng thoát ra khỏi ngoại tại lịch sử, mà hoàn toàn trong yếu tố tư tưởng”.[5]

Tuy nhiên, Zarka nhận xét, ngày nay đối với vị thế lịch sử triết học điều c̣n giữ lại trong nhận xét của Hegel là sự xung đột nội tại ảnh hưởng đến đối tượng hơn là sự liên hợp ông hy vọng vượt. Một quan niệm khác, tưởng gần với Hegel là nhận xét của nhà triết học Pháp Émile Boutroux, mà Martial Gueroult dẫn ra là:

“Triết học tồn tại như một khoa học nguyên ủy, như mọi nhà triết học nhận thức, và có những quan hệ không phải bề ngoài mà là chủ yếu với lịch sử triết học”[6];

Song khác với Hegel, theo ông, ở chỗ trường phái Pháp không chủ trương viễn quan hệ thống như Hegel, mà chủ đích là xác định cả về hai mặt thực/quid facti cũng như chính đáng/quid juris mối quan hệ của triết học và lịch sử triết học.

Trong khởi thảo lịch sử triết học dưới lăng kính siêu quốc (X. gio-o), tôi nêu ra những vấn đề như: những học thuyết triết lư cấu tạo nên lịch sử triết học, song nếu chủ trương tính đặc thù và tự lập của triết học so với những khoa học khác v́ triết học không đánh mất tính triết lư khi trở thành đối tượng của một nghiên cứu (như lịch sử triết học), có nghĩa là lịch sử này chỉ khả hữu v́ phải giả định tính bất biến của ư nghĩa triết lư đối với một triết học quá khứ? Song ư nghĩa triết lư này ra sao, nếu quan niệm bất biến trong khi thao tác triết lư là đi t́m hiểu chân lư sự vật. Như vậy làm thế nào xây dựng lịch sử triết học, v́ triết học này không thể giản lược vào triết học khác, trừ phi sáp nhập vào một hệ thống (như chủ trương của Hegel), hoặc phải coi những học thuyết triết học không phụ thuộc vào những khái niệm có giá trị trong khoa lịch sử triết học mà chỉ phụ thuộc vào những hiện tượng khoa học quy định?

Ngày nay, không phải chỉ nh́n sự việc. biến cố xảy ra theo một chiều hướng nhưng có thể xét ở một chiều kích khác, ví như không phải thấy mọi vật trên một mặt phẳng, song ở ngoài tọa độ hai chiều; cho nên Michel Onfray chẳng hạn đề xuất hiện hữu của một phản truyền thống, mặt trái của biên soạn lịch sử bấy lâu thống trị lịch sử triết học khởi từ việc thích nghĩa, chú giải Platon [7], một Phản sử của triết học, nghĩa là nh́n từ một góc cạnh khác của tấm gương Platon để phát kiến những cảnh sắc giao thế [8] .

Ở góc nh́n toàn diện, tôi nhận xét: lịch sử triết học tỷ giảo - từ lăng kính siêu quốc (có nghĩa là không phân biệt Đông/Tây, địa chí, thời đại) - cần được nghiên cứu trên những cơ bản như xác định một triết học thế giới, xây dựng một công tŕnh tỷ giảo, cấu trúc một viễn tượng siêu quốc, vượt lên khỏi những hoang tưởng về ngọn nguồn trung tâm của một nền văn minh, văn hóa cá biệt làm bá chủ dựa vào những giả đề hàm hồ, phi cơ sở.

Một lịch sử văn học có thể hội chứng những điều kiện thiết yếu như vậy? 

--------------------

[1] Điển h́nh như trường hợp bài viết về văn học Việt nam 1954-1973 của học giả Nguyễn trần Huân in trong Literature and Society in Southeast Asia (edited by Tham Seong Chee) xuất bản tại Singapore 1981 (Xem: tạp chí Chủ đề 6, 2001). 

[2] P. Orecchioni, Pour une histoire sociologique de la littérature (trong Le Littéraire et le Social, 1970, hợp tuyển những bài viết về những nhân tố cho một xă hội học văn học, do R. Escarpit chủ tŕ). Xem: Peter V. Zima, Kritik der Literatursoziologie 1978 phê phán xu hướng xă hội học văn chương của H.N. Fügen, Lucien Goldmann trong những chương Das Kunstwerk als Objekt, Eine Kritik der empirischen Literatursoziologie/Tác phẩm nghệ thuật như thể đối tượng, Phê phán xă hội học văn chương thường nghiệm và Zur Kritik der Romansoziologie/Phê phán xă hội học tiểu thuyết.

[3] T. Todorov, Histoire de la littérature (trong Dictionnaire encyclopédique des sciences du langage, 1972 của Oswald Ducrot và Tzvetan Todorov).

[4] Đó cũng là tiêu đề của hợp tuyển những bài viết của nhiều tác giả: Comment écrire l’histoire de la philosophie? 2001 (sous la direction de Yves Charles Zarka) như Pierre Aubenque, Didier Deleule, Bernard Bourgeois, J. Rogers, J.B. Schneewind, J.M. Narbonne v.v…, một phần kết quả của chương tŕnh hội thảo quốc tế từ năm 2001.

[5] Hegel, Encyclopédie des Sciences philosophiques I, La Science de la Logique (Zarka dẫn qua bản dịch của Bernard Bourgeois).

[6] E. Boutroux, “Rôle de l’histoire de la philosophie dans l’étude de la philosophie” đọc trong Hội nghị Genève 1905, do Gueroult dẫn trong Philosophie de l’histoire de la philosophie 1979.

[7] Khởi từ viết lịch sử triết học hy lạp là Platon, và khẳng định như Alfred North Whitehead trong Process and Reality 1929: mô tả toàn bộ truyền thống triết học Âu châu chỉ là một dăy những ghi chú quanh Platon.

[8] M. Onfray, Contre-histoire de la philosophie I 2006: Cette Contre-histoire de la philosophie se propose d’aller voir de l’autre côté du miroir platonicien pour découvrir des paysages alternatifs.

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014