ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

134

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134,

 

Hans-Georg Gadamer có thể là người đầu tiên đă khu biệt thông diễn học cổ điển với thông diễn học triết lư.  Trong bài viết năm 1968 tựa đề “Thông diễn học cổ điển và triết lư” [172] Gadamer cũng lược qua quá tŕnh sử dụng từ hermèneuein ở thời cổ đại Hy lạp, đến thần học mà nguyên điểm/bản thể của thông diễn học cổ đại là vấn đề lư giải biểu hiện bằng tỷ dụ [173], quyển sách đầu tiên mang tên Thôngdiễn học của J. Dannhauser xuất hiện vào năm 1654, song kể từ đó phân biệt thông diễn học thần luận bác ngữ học/theologisch-philologische Hermeneutik với thông diễn học pháp lư/juristische Hermeneutik; thông diễn học triết lư hiện đại, như Gadamer lập luận, từ khởi đầu triết học mới của Heidegger không c̣n trong vận động tích cực của thần học, mà trước hết có thể phá đổ sự tŕ triệt mang tính tương đối và điển h́nh vẫn ảnh hưởng trong trường phái Dilthey. Theo ông, G. Misch có công mang lại thành quả  qua đối đầu giữa Husserl và Heidegger với Dilthey mới giải tỏa xung động triết lư từ Dilthey [174]. Mô h́nh cơ bản của mọi thông giao là đối thoại, lại mang một ư nghĩa khác của “lănh hội”, đó là tính phổ cập của thông diễn học.

Gadamer đă đề cập vấn đề này trong tiểu luận viết năm 1966 tựa đề “Tính phổ cập của vấn đề thông diễn học”[175]. Song trước hết, phải trở lại tác phẩm Vấn đề về ư thức lịch sử, một trong những lam bản của Chân lư và phương pháp mà Gadamer xác định lư giải của Heidegger về lănh hội như thể hiện/hữu sinh, “lănh hội” riêng của thông diễn học cũng nhận mang một chiều kích mới và một tầm vóc phổ cập [176]. Khi hỏi thông diễn học là ǵ? Gadamer khởi từ hai kinh nghiệm về tha hóa thường gặp trong đời sống cụ thể: kinh nghiệm tha hoá của ư thức mỹ học và kinh nghiệm tha hoá của ư thức lịch sử; ư thức mỹ học thể hiện khả hữu sao để không phủ nhận cũng không giảm thiểu trong giá trị của nó, nghĩa là tự ta liên hệ một cách phủ định hay khẳng định tới phẩm chất của h́nh thái nghệ thuật [177]. Gadamer xác định một khởi điểm cho những phản tư của ông trong tác phẩm chính nêu trên là thế lực mỹ học tỏ quyền uy trong kinh nghiệm nghệ thuật biểu hiện sự tha hoá so với kinh nghiệm công chính đối diện chúng ta  trong chính h́nh thái của nghệ thuật. Về kinh nghiệm tha hoá trong phương thức thứ hai nói trên gọi là ư thức lịch sử, nghệ thuật hoàn thiện cao quư và chậm giữ chúng ta trong một khoảng cách khởi sự đối chứng với đời sống quá khứ, điều đó có nghĩa là ư thức lịch sử có nhiệm vụ lănh hội mọi chứng nhân thời quá khứ với tinh thần của thời đại này, giải tỏa chúng khỏi những bận bịu trong đời sống hiện tại và hiểu quá khứ như một hiện tượng con người.

Khi đối nghịch ư thức thông diễn học với những trường hợp tha hoá nói trên là phải phát triển một khả hữu lănh hội nhiều hơn. Cho nên Schleiermacher từng xác định thông diễn học như một nghệ thuật tránh ngộ nhận. Gadamer lấy một kinh nghiệm thông thường, như lănh hội và ngộ nhận giữa “tôi và anh”, song phải hiểu “anh và tôi” không là những thực thể cách ly, nên luôn luôn có một lănh hội chung luôn đi trước những hoàn cảnh này.Thông thường khoa thông diễn học khiến người ta tin tưởng là lănh hội một cái ǵ lạ đưa chúng ta tới ngộ nhận, và nhiệm vụ của chúng ta là loại bỏ những cấu tố tạo cho ngộ nhận len lỏi vào. Theo Gadamer, điều đó có giá trị, song chưa phải là đủ, cần phải thăng hoá những tư kiến nằm dưới những ư thức mỹ học, ư thức lịch sử và ư thức thông diễn giới hạn trong kỹ xảo tránh ngộ nhận và vượt qua tha hoá của những ngộ nhận này [178].

---------------------------

[172] H.-G. Gadamer, Klassische und philosophische Hermeneutik in G.W. Bd 2, Hermeneutik II 1986.

[173] Gadamer, Sdt: Der Kern der antiken Hermeneutik ist das Problem der allegorischen Interpretation.

Một trong những nguồn dẫn Gadamer về thông diễn học (theo những học giả khảo về hành trạng Gadamer) là giáo tŕnh Hữu thể luận – Thông diễn học về kiện tính khóa Hạ 1923 của Heidegger [xem gio-o kỳ 120], cho nên trong phần mở đầu tiểu luận nói trên, Gadamer cũng đề cập ư nghĩa của hermēneuein (giữa phiên dịch và chỉ thị thực tiễn), hermēneia (diễn đạt từ tư tưởng), hermēneiahermēneus (mang ư nghĩa thuần tuư của minh giải và phiên dịch); trong chú thích cuối trang, ông cũng nhắc đến nghiên cứu mới của Benveniste về ngữ nghĩa của từ Hermes gợi ư cho sử dụng từ và ngữ nguyên cổ đại. 

[174] Gadamer, Sdt: Heideggers philosophischer Neuansatz zeitige aber nicht nur in der Theologie positive Wirkungen, sondern vermochte vor allem die relativische und typologische Erstarrung zu brechen, die in der Schule Diltheys herrschte. G. Misch kommt das Verdienst zu, durch Konfrontation von Husserl und Heidegger mit Dilthey die philosophischen Impulse Diltheys neu freigesetzt zu haben.

[175] Gadamer, Die Universalität des hermeneutischen Problems in G.W. Bd 2 sdt.

[176] Gadamer, Le problème de la conscience historique, gồm bốn bài giảng ở Học viện Cao đẳng triết của đại học Louvain 1958: l’interprétation heideggerienne de la compréhension comme existentiale … la compréhension propre à l’herméneutique reçoit elle aussi une nouvelle dimension et une portée universelle.

[177] Gadamer, Die Universalität des hermeneutischen Problems: Was ist Hermeneutik? [Ich möchte ausgehen von] zwei Entfremdungserfahrungen, die uns in dem Bereiche der uns angehenden Bedeutsamkeiten unseres Daseins begegnen.[Ich meine] die Entfremdungserfahrung des ästhetischen Bewußtseins und die Entfremdungserfahrung des historischen Bewußtseins…Das ästhetische Bewußtsein realisiert die Möglichkeit, die wir als solche weder ableugnen noch on ihrem Werte mindern können, daß man sich zur Qualität eines künsterlischen Gebildes kritisch oder affirmativ verhält.

“Wahrheit und Methode/Chân lư và Phương pháp” với tiểu đề Grundzüge einer philosophischen Hermeneutik/Những cương yếu của một thông diễn học triết lư xuất bản năm 1960 là kiệt tác của Gadamer vào lúc ông đă 60 tuổi (1900-2002), trước đó ông cho xuất bản rất ít. Theo Jean Grondin, người học tṛ và là tác giả thiên hành trạng về Gadamer cho biết nhan đề khởi thuỷ là Verstehen und Geschehen/Lănh hội và Sự việc có thể khiến người ta liên tưởng tới tác phẩm của Rudolf Bultmann Glauben und Verstehen/Tín ngưỡng và lănh hội nên đổi là Wahrheit und Methode (gợi nhớ đến Dichtung und Wahrheit của Goethe) quả thực được chú ư hơn. Grondin dẫn lời triết gia Hans Albert trong thư gửi Paul Feyerabend tháng Hai 1967 ca ngợi: Wahrheit und Methode như là kinh thánh của triết học Đức ngày nay [hiểu là “thông diễn học”].

Bị chú: Bultmann (1884-1976) là nhà thần học phái Luther giảng dạy thần học và Tân Ước ở đại học Marburg, một trong những nguồn thông diễn học có ảnh hưởng tới Gadamer.

Tiểu đề tác phẩm của Gadamer mang từ ngữ “thông diễn học” là nhan đề của bản thảo ban đầu, song Siebeck, nhà xuất bản không thích, dầu đây là nhan đề một quyển sách triết, v́ ở thời gian này, không ai biết thông diễn học là ǵ? như thể thuộc lănh vực thần học, do đó mới chọn tên nói trên.

[178] Gadamer, Sdt: Es scheint mir die Aufgabe, über die Vorurteile, die dem ästhetischen Bewußtsein, dem historische Bewußtsein und dem zu einer Technik des Vermeidens von Mißverständnissen restringierten hermeneutischen Bewußtsein zugrunde liegen, hinauszukommen und die in ihnen gelegenen Verfremdungen zu überwinden.

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014