ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

99

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,      

  

Thơ phá thể (tiếp theo)

 

Cũng như tiểu thuyết phá thể, thơ phá thể không phải là một trào lưu, một trường phái như những chủ nghĩa lăng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực v.v… v́ phá thể thơ là một vận động hủy tạo hiểu theo nghĩa “vận động hủy triệt trong sáng tạo”, có thể diễn ra trong quá tŕnh làm thơ của một nhà thơ, hay thể hiện đồng điệu nơi nhiều người, không nhất thiết chung một ngữ pháp sáng tạo.

Cuộc cách mạng thơ, phá thể thơ khởi từ khi nào? Có gắn liền với lịch sử, với xă hội, với chính trị? Tùy thuộc vào lư giải, dưới góc nh́n của nhà phê b́nh? Hay từ sáng tạo của người làm thơ?

Thử lấy trường hợp Hölderlin: ở trên [x. gio-o kỳ 97], tôi đă nói đến lư giải của Heidegger. Song tất nhiên không phải người đọc nào cũng đồng ư với minh giải của ông. Theodor Adorno trong bài viết Cú pháp đẳng lập, luận về thơ trữ t́nh cuối thời của Hölderlin [379] dẫn chứng từ Walter Muschg khi đả kích lối lư giải triết học thông thường (nghĩ là hiểu hơn người [tác giả] mà họ lư giải) đă viết “họ nói ra điều mà [tác giả] không dám nói hay không thể nói qua lư giải của họ” nhấn mạnh một cách hữu lư sự đóng góp của khoa bác ngữ học, tuy có những hạn chế, song Adorno muốn nói đến nhận xét “lư giải thơ nhằm chỉ ra điều không nói, nên không thể phê phán lư giải với những cái không được nói đến trong thơ, song có thể chỉ ra những ǵ Hölderlin không nói đến  không phải là những điều Heidegger đă ngoại suy”[380].

Mallarmé có thể được xem như nhà thơ tiêu biểu trong việc phá đổ những nề nếp cũ; tập bản thảo Quyển sách mang lại những ư tưởng khởi sự một văn chương mới, mà ông xác quyết “trước đả kích, tôi muốn phản bác là những người đương thời không biết đọc”, cũng như nhận xét “mọi tản văn của nhà văn rườm rà chỉ đáng như một câu thơ trúc trắc”.[381]

Henri Meschonnic đă viết thiên khảo luận Célébration de la poésie để ngợi ca thơ? hay để hành cử một cuộc chơi, một cuộc lễ? hoặc cả hai? Quả thực, ông nhận xét: có những quan hệ khó hiểu giữa một bài thơ và thơ, cũng như giữa một bài thơ và những sự vật của giác, giữa thơ và triết học. Thơ không yêu chiều, không nhượng bộ. Một phản tư về thơ mang tính cách phê phán, một phản tư về bài thơ, về cái ǵ tạo thành bài thơ, về sự tất yếu xưa như thế giới. Thơ như một trạm quan sát ưu tiên cho mọi ngôn ngữ, do cái mỏng manh, vô thường của nó không chỉ về mặt xă hội, nhưng cả về mặt đạo lư, song lại nghịch lư ở chỗ v́ thế tạo thành sáng tạo, thi pháp. Cho nên, thơ ca ngợi/hành cử thế giới, con người ca ngợi/hành cử thơ và chính thơ tự ca, tử cử, song vấn đề thuộc về sáng tạo/thơ là yêu thơ cũng là cái chết của thơ. Meschonnic mượn lời thi sĩ Mandelstam “trong thơ, luôn luôn là chiến tranh” và Henri Michaux vẫn tiếp tục cuộc chiến của ông – có thể nói, mỗi thi sĩ tiến hành cuộc chiến đấu của ḿnh, v́ không có chuyện ḥa giải, đồng thuận/irénisme trong trạng thái tư duy [382].  

Khởi từ kinh nghiệm tư duy của ḿnh, Meschonnic nhận xét: Sáo ngữ hiện đại là định nghĩa về không định nghĩa; thơ, như người ta thường nói là không thể định nghĩa, rốt cuộc, thường sáo xưa nay cũng vậy, không có ǵ huyền bí. Ông dẫn chứng trong suốt bốn thế kỷ từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, định nghĩa thơ không thay đổi, từ Furetière (1690) đến Petit Larousse (1913, 1936, 1952, 1972) thơ là “nghệ thuật làm những câu thơ”.

Nói chính xác theo Furetière là “nghệ thuật làm những bài thơ, làm bài, diễn tả bằng thơ”. Petit Larousse th́ thay đổi theo những niên biểu xuất bản dẫn trên, từ cũ rich như đưa ra ví dụ về cách dung: “đào dưỡng thơ”, đến lần xuất bản 1952 đi từ vỏ chứa nội dung đến nội dung: ”ḥa điệu, cảm hứng. Cao nhă trong ư tứ, trong phong cách: những câu thơ đầy thơ”, biến mất trong lần xuất bản 1972 [383]. Sau khi đưa ra xác định những câu thơ đầy thơ, lại có ví dụ Thơ trong Martyrs của Chateaubriand thực bất như ư v́ đây là tản văn (trong ấn bản 1913, 1936) hay ẩn dụ như định nghĩa thơ là tính cách của những ǵ cảm kích, giáo hóa, bắt suy nghĩ, như ví dụ “thơ của biển” đến ấn bản 1972 đổi thành “thơ của một phong cảnh, một bức tranh; những câu thơ đầy thơ”, sau nữa, để chỉ hoạt động  đưa đến sản xuất như “bài thơ: kể một bài thơ”.

Tính cách phi lư trong định nghĩa thơ như trong Từ điển bách khoa “đó là mô phỏng thiên nhiên đẹp diễn tả qua diễn ngôn có điều độ” để đối lập với tản văn “là thiên nhiên diễn tả qua diễn ngôn tự do”[384].

-----------------------------

[379] Theodor W. Adorno, Parataxis, Zur späten Lyrik Hölderlins, in Noten zur Literatur III 1965.

[380] Adorno, Sdt: Muschg hat in seinem Angriff auf die tagesüblichen metaphysischen Interpretation dies Verdienst…Rügt er freilich an den philosophischen Interpreten , sie wollten es besser wissen als der Gedeutete: “sie sprechen aus, was er nach ihrer Meinung nicht zu sagen wagte oder zu sagen vermochte” [W. Muschg, Die Zerstörung der deutschen Literatur] –

Da die Deutung von Dichtung dem gilt, was nicht gesagt ward, so kann nicht gegen sie gehalten werden, daß es in jener nicht gesagt sei. Erweislich aber ist, daß, was Hölderlin verschweigt, nicht ist, was Heidegger extrapoliert.  

[381]  “Je préfère, devant l’agression, rétorquer que des contemporains ne savent par lire” Mallarmé, Le mystère dans les lettres, Charles Mauron dẫn trong Mallarmé 1964.

“Toute prose d’écrivain fastueux…vaut en tant qu’un vers rompu”.

[382] H. Meschonnic, Célébration de la poésie: “les rapports difficiles entre un poème et la poésie…entre un poème et les choses du sens, entre la poésie et la philosophie…La poésie ne supporte ni les complaisances ni les concessions…Une réflexion sur ce qu’est un poème, sur ce que fait un poème, et sur la nécessité vieille comme le monde…La poésie est un poste d’observation privilégié pour tout le langage, par sa fragilité, qui n’est pas seulement sociale mais aussi et d’abord éthique. C’est même cette fragilité éthique qui fait paradoxalement sa poétique…[…] La poésie célèbre le monde. On célèbre la poésie. La poésie se célèbre…Et le problème poétique est que cet amour de la poésie est la mort de la poésie…Mandelstam disait: “Dans la poésie, c’est toujours la guerre.” Michaux aussi continuait sa guerre. Chacun son combat. Il n’y a pas d’irénisme dans l’état de la pensée.”       

Bị chú: Célébrer: 1. Accomplir solennellement. 2. Marquer (un événement) par une cérémonie, une démonstration. 3. Faire publiquement la louange de. (Le Robert, Dictionnaie méthodique du français actuel).

[383] Thật ra, tiểu từ điển Larousse tiếng Tây ban nha 1994/Pequeño Larousse do Ramón Garcia-Pelayo y Gross (GS đại học Paris (Sorbonne) và học viện chính trị Paris) vẫn giữ nguyên: Poesía: Arte de hacer versos: Cultivar la poesía. Armonía, inspiración. Elevación  de ideas o de estilo: versos llenos de poesía.

[ĐPQ].

[384] Furetière: la poésie est l’art de faire des vers. Art de faire des Poëmes, de faire des compositions, des représentations en vers.

Petit Larousse: cultiver la poésie. Harmonie, inspiration. Élévation dans les idées, dans le style: vers pleins de poésie.

Un exemple fâcheux: La poésie des Martyrs de Chateaubriand.

Poésie: Caractère de ce qui touche, élève, fait penser. Exemple: la poésie de la mer (1913, 1936).

Qui devient en 1972: la poésie d’un paysage, d’un tableau; vers pleins de poésie.

Pièce de vers: réciter une poésie.

Encyclopédie: La poésie: c’est l’imitation de la belle nature exprimée par le discours mesuré.

La prose est la nature elle-même exprimée par le discours libre.

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013