ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
117
CHƯƠNG IV:
VĂN HỌC SỬ CÓ KHẢ HỮU ?
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117,
Văn Học Sử Có Khả Hữu (tiếp theo)
Quyển 42-45 trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú là Văn tịch chí gồm hiến chương, kinh sử, văn thơ , truyện kư. Luận về thư tịch, ông xác định:
“Cái diệu trong chế tác tỏ ra ở điển lễ hiến chương, cái hay trong tâm thuật ngụ vào trong văn chương sách vở, cho nên xem đến tư văn th́ biết được đạo đời. Thư tịch, văn minh của loài người là ở đó”[16].
Sau khi nhận xét nước nhà đă có thư tịch từ lâu, nhưng trải qua chiến tranh, biến đổi nhiều phen thư tịch bị mất cho nên công tŕnh của ông nhằm t́m ṭi khôi phục dầu việc khó khăn v́ “sử thư lại không chép văn tịch khiến cho điển cố các triều đều không c̣n nữa”; phương pháp làm việc của ông là “xét t́m sử cũ, tham khảo các nhà, biên hết tên sách” theo bốn loại kể trên, “trong đó có nhiều thứ tên th́ c̣n mà sách th́ đă mất, cũng nêu đủ và chua rơ, thứ nào c̣n th́ đều có lời phê b́nh để cho người xem biết được đại cương những thuật xưa nay, thấy được đại khái hay, dở của các sách”[17].
Thư tịch như Robert Escarpit đánh giá là khoa học bổ trợ của mọi khoa học đă trở thành tự trị, song cung cấp cho văn học sử những phương tiện quư giá để làm việc, chẳng hạn như bộ Bibliography of Comparative Literature đồ sộ bắt đầu xuất bản từ năm 1950 do F. Baldensperger và W. P. Friederich điều hành [18].
Trong Âm tự loại, quyển sáu của bộ Vân đài loại ngữ, Quế đường Lê Quí Đôn luận về âm thanh và văn tự đă xác định chính thanh gồm b́nh, thượng, khứ, nhập. Ông nhận xét: thanh âm ngôn ngữ trong thiên hạ, mỗi nơi một khác, đến như làm văn, làm thơ th́ bằng, trắc, thượng, hạ, khứ, nhập đều giống nhau, đó là cái lẽ tự nhiên của chính âm [19]. Lại nói: Trung quốc viết chữ, nghĩa lư ở chữ, không ở âm; nước ngoài chép âm, nghĩa lư ở âm, không ở chữ.
Dương Quảng Hàm trong Văn học Việt nam chia thể văn ra ba loại lớn là vận văn, biền văn và tản văn và nhận xét tiếng Việt là tiếng đan âm, nghĩa là mỗi tiếng chỉ có một âm, song mỗi âm có nhiều thanh. Tiếng Việt có tám thanh là những tiếng khi viết, có môt hay hai phụ âm ở đằng sau, chẳng hạn tiếng thiên (thiên-thiền-thiễn-thiển-thiện- thiến-thiết-thiệt), có sáu thanh là những tiếng khi viết, có một hay nhiều nguyên âm ở đằng sau, chẳng hạn tiếng ma (ma-mà-mă-mả-má-mạ).
Ông phát hiện tiếng Tàu chỉ có bốn thanh, như nói đến ở trên, so với tiếng ta có tám thanh như sau dựa trên năm dấu dùng trong chữ quốc ngữ:
- Phù b́nh thanh gồm những tiềng không có dấu.
- Trầm b́nh thanh gồm những tiếng có dấu huyền (`);
- Phù thượng thanh gồm những tiếng có dấu ngă (~);
- Trầm thượng thanh gồm những tiếng có dấu hỏi (ˀ);
- Phù khứ thanh gồm những tiếng có dấu sắc (ʹ);
- Trầm khứ thanh gồm những tiếng có dấu nặng (.);
- Phù nhập thanh gồm những tiếng có dấu sắc (ʹ) mà đằng sau có phụ âm c, ch, p, t;
- Trầm nhập thanh gồm những tiếng có dấu nặng (.) mà đằng sau có phụ âm c, ch, p, t;
Bị chú: b́nh có nghĩa là bằng phẳng, b́nh thanh như đông, đồng; thượng là lên, thượng thanh như đỗng, đổng; khứ là đi, khứ thanh như đống, động; nhập là vào, nhập thanh như đốc, độc; lại phân biệt bậc cao/thấp như thanh nào cao th́ thêm tiếng phù có nghĩa là bổng, thanh nào thấp th́ thêm tiếng trầm có nghĩa là ch́m.
Tám thanh lại chia ra làm hai loại: bằng/b́nh là những thanh lúc phát ra bằng phẳng đều đều và trắc (có nghĩa đen là nghiêng, lệch) là những thanh khi phát ra, hoặc từ thấp lên cao hay tự cao xuống thấp. Bằng có hai thanh: phù b́nh và trầm b́nh; trắc có sáu thanh: phù thượng, trầm thượng, phù khứ, trầm khứ, phù nhập, trầm nhập.
Dương Quảng Hàm nhận ra tiện lợi của cách viết chữ quốc ngữ khi phát hiện những tiếng nào khi viết, không đánh dấu hoặc đánh dấu huyền (˴) là bằng, c̣n những tiếng nào đánh một trong các dấu sắc, hỏi, ngă, nặng là trắc, nên lập đồ biểu sau [20] để có thể đối chiếu các thanh bằng, trắc với các dấu chữ quốc ngữ:
| LOẠI THANH | CÁC THANH | DẤU CHỈ THANH | CHUA THÊM |
| Bằng | Phù b́nh | không có dấu | |
| | Trầm b́nh | Huyền (˴) | |
|------------------------------------------------------------------------
| | Phù thượng | Ngă (~) | |
| | Trầm thượng | Hỏi ( ˀ ) | |
| Trắc | Phù khứ | Sắc ( ʹ ) | |
| | Trầm khứ | Nặng ( .) | |
| | Phù nhập | Sắc ( ʹ ) | tiếng đằng sau có |
| | Trầm nhập | Nặng ( .) | phụ âm c,ch,p,t |
Với việc dùng chữ quốc ngữ, lấy chữ b để chỉ tiếng bằng và chữ t để chỉ tiếng trắc, ta có thể viết luật bằng trắc, của thể lục bát theo thứ tự:
Câu 6: b b t t b b
Câu 8: b b t t b b t b
của thể song thất lục bát theo thứ tự:
Câu 7 trên: 0 t t b b t t
Câu 7 dưới: 0 b b t t b b
Câu 6 : b b t t b b
Câu 8 : b b t t b b t b*
* (dấu 0 chỉ chữ đầu câu bảy là chữ gác ra ngoài không kể theo luật, những chữ in nghiêng theo lệ “nhất tam ngũ bất luận” không phải theo đúng luật bằng-trắc).
Những đặc thị hoá về mặt kỹ thuật cũng như về mặt dân tộc ở một số những tiêu biểu nói trên xác định sự thiết yếu của văn học sử. Escarpit c̣n khẳng quyết thế kỷ XX là thế kỷ của văn học sử v́ lượng sản xuất phong phú và c̣n ở tính biến hoá về mặt kỹ thuật (như phát triển của in ấn, lượng chuyên cứu tiểu sử/hành trạng tác giả và thư tịch vụ).
Lịch sử văn chương như một thách đố
Tiêu đề trên từng được Hans Robert Jauß dùng trong một tác phẩm của ông nhằm tranh luận với những lư luận của trường phái Mác-xít và H́nh thái luận là hai lư luận văn chương có ảnh hưởng lớn trong việc khảo sát nghiên cứu văn học hiện đại.
Sau khi nhận xét về xă hội học văn chương/die Literatursoziologie và phương pháp lư giải nội tại của tác phẩm/die werkimmanente Methode là những khuynh hướng tách rời khỏi những nghiên cứu tiếp cận của những trường phái thực chứng và duy tâm, Jauß đánh giá:
“Hai trường phái [Mác-xít và H́nh thái luận] có điểm chung là đoạn tuyệt với đường lối kinh nghiệm chủ nghĩa mù quáng của chủ nghĩa thực chứng cũng như đường lối siêu h́nh mỹ học của trường phái duy sử tinh thần. Hai trường phái này mưu t́m, trong những đường lối tương phản, giải quyết vấn đề làm thế nào sự kiện văn chương cô lập hay tác phẩm văn chương xem ra tự trị có thể đem trở lại với toàn bộ lịch sử của văn chương, và lại được nhận thức, như chứng cớ hiển nhiên của quá tŕnh lịch sử hay như một thời khoảng của tiến hóa văn chương. Tuy nhiên vẫn chưa thấy lịch sử văn học lớn lao nào có thể được coi như thành quả của cả hai trường phái này, được kể trong những lịch sử cổ của những nền văn chương dân tộc từ những tiền đề của chủ nghĩa Mác hay H́nh thái luận mới, tái tạo những tiêu chuẩn được thừa nhận, và tiêu biểu quá tŕnh văn học thế giới, với một góc nh́n về chức năng giải phóng xă hội hay h́nh thành về mặt tri giác. Lư luận văn học Mác-xít hay H́nh thái luận qua cái nh́n một chiều của họ rốt cuộc dẫn đến một nghịch lư, cái giải pháp mà họ đ̣i hỏi để có được những nghiên cứu lịch sử và mỹ học trong một quan hệ mới”.[21]
-----------------------------------
[16] Phan Huy Chú, Sdt . (Xem chú thích [392] chương III: Lư luận văn chương và phê b́nh văn học).
[17] Phan Huy Chú, Sdt: chẳng hạn:
Sầm lâu tập, 1 quyển. Uy văn vương Toại đời Trần soạn, nay không c̣n.
Quế đường thi tập, 4 quyển; Quế đường văn tập, 3 quyển. Lê Quí Đôn soạn. Ông là người học vấn rộng khắp, hạ bút thành văn. Cách thơ đều trong sáng. Lời văn th́ hồn nhiên như thiên thành, không cần suy nghĩ, mà trôi chảy dồi dào như song dài biển rộng, không chỗ nào là không đạt. Thực là phong cách đại gia, những người làm văn phải thu xếp bày đặt không thể so sánh được một phần.
Tiều ẩn thi tập, 1 quyển và Quốc ngữ thi tập, 1 quyển. Văn trinh tiên sinh [Chu An] soạn. Lời thơ rất trong sáng u nhàn.
Như bài Ngày xuân:
Tịch mịch sơn gia tận nhất nhàn
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn
Bích khê thảo sắc thiên như tuư
Hồng trạc hoa sao lộ vị can
Thân dữ cô vân trường luyến tụ
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan
Bá huân bán lănh trà yên yết
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn
Nhà núi tịch mịch suốt ngày nhàn, cửa trúch che ngiêng đỡ rét, biếc lẫn sắc cỏ trời như say, hồng thắm ngọn hoa sương chưa ráo, than ḿnh cùng cỏ cây quấn quit núi hang, tâm ḿnh giống giếng cổ không hề gợn sóngt, hơi xông gỗ bách gần nguội, khói trà hết, một tiếng chim khe mộng xuân tàn.
[18] R. Escarpit, Histoire de l’histoire de la littérature (trong Histoire des littératures III, sous la direction de Raymond Queneau, Encyclopédie de la Pléiade 1958).
[19] Lê Quí Đôn, Sdt: Thiệu Khang Tiết đời Tống có đặt ra đồ biểu chính thanh và chính âm; chính thanh gồm b́nh (thanh phát ra không cao thấp), thượng (thanh cao mà mănh liệt), khứ (âm ngân nga mà đi xa), nhập (thanh ngân mà cấp bách); chính âm gồm khai (mở ra), phát (phát ra), thu (thu lại), tịch (mở rộng).
[20] Dương Quảng Hàm, Văn học Việt nam: Phép tắc các thể văn.
[21] Hans Robert Jauß, Literaturgeschichte als Provokation der Literaturewissenschaft: Beiden Schulen ist die Abkehr von der blinden Empirie des Positivismus wie von der ästhetischen Metaphysik der Geistesgeschichte gemeinsam. Sie haben das Problem, wie das isolierte literarische Faktum oder scheinbar autonome litararische Werk in den geschichtlichen Zusammenhang der Literatur zurückzuholen und wieder ereignishaft, als Zeugnis des gesellschaftlichen Prozesses oder als Moment der literarischen Evolution zu begreifen sei, auf entgegengesetzten Wegen zu lösen versucht. Als Ergebnis dieser beiden Versuche ist aber bisher noch keine große Literaturgeschichte zu verzeichnen, die aus den neuen marxistischen oder formalistischen Prämissen die alten Geschichten der Nationalliteraturen umerzählt, ihren sanktionierten Kanon umgebildet und die Weltliteratur prozeßhaft, im Blick auf ihre emanzipatorische, wahrnehmungsbildende oder gesellschaftliche Funktion dargestellt hätte. Die marxistische und die formalistische Lieraturtheorie sind durch ihre Vereinseitigung schließlich in eine Aporie geraten, deren Lösung erfordert hätte, die historische und die ästhetische Betrachtung in ein neues Verhältnis zu setzen.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014