ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê bình lý trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

119

CHƯƠNG IV:

VĂN HỌC SỬ CÓ KHẢ HỮU ?

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119,

 

 

Văn Học Sử Có Khả Hữu (tiếp theo)

 

Phân tích tiến trình văn chương như Jauß dẫn Eichenbaum khám phá ra trong văn học sử sự tự sản xuất biện chứng ra những hình thái mới [37] như một diễn tiến có những biến đổi đứt đoạn, đối kháng của những trường phái mới và xung đột của những thể loại ganh đua [38]. Hai nhà Hình thái luận khác của trường phái là Šlovskij và Tynjanov lại quan niệm mỗi thời đại có cùng lúc nhiều  trường phái văn chưong, ở đó một trường phái nổi bật lên biểu hiện một hình thái mẫu mực dẫn đến tự động hoá, đến yêu cầu hình thành những hình thái mới ở tầng cấp thấp hơn chiếm đoạt chỗ đứng của những hình tái cũ thành một hiện tượng tâp thể và rồi đến lượt chúng bị đẩy ra ngoại vi.  Với nguyên tắc này, trường phái Hình thái luận gần đạt một nhận thức lịch sử mới về văn chương trong lĩnh vực nguồn gốc, tiêu chuẩn hoá và suy sụp của thể loại, không chấm dứt với sự kế tiếp của những hệ thống hình thái mỹ học, không chỉ xác định qua quan hệ đồng đại và lịch đại, nhưng còn thông qua quan hệ với quá trình tổng quát của lịch sử.

Lưỡng luận của hai trường phái trên, theo Jauß ở chỗ một bên là nếu tiến trình văn chương có thể nhận thức trong biến đổi lịch sử của những hệ thống, mặt khác lịch sử thực tiễn có thể nhận thức trong  kết hợp những điều kiện xã hội, như vậy quan hệ giữa văn chương và lịch sử phải chăng là  văn chương đơn giản chỉ giữ chức năng sao chép lại hay thích nghĩa? Ông xác định hai trường phái này đã không nhận thức ra một chiều kích khác của văn chương mang cả đặc tính mỹ học cũng như chức năng xã hội: chiều kích của tiếp nhận và tác động ảnh hưởng qua lại của độc giả, thính giả và khán giả. Nhà phê bình phê phán một tác phẩm mới, nhà văn thai nghén ra một tác phẩm qua mẫu mực tích cưc hay tiêu cực của tác phẩm đã có, nhà văn học sử phân loại một tác phẩm theo trưyền thống và giải thích về mặt lịch sử trước tiên là độc giả trước khi quan hệ phản tư của họ với văn chương có thể lại trở thành sáng tạo phong phú. Trong quan hệ tam giác giữa tác giả, tác phẩm và công chúng, vai trò của đệ tam nhân này không thụ động, song là một năng lực hình thành của lịch sử.

Kế thừa và phê phán hai trường phái trên, Jauß đề xuất một quan niệm mới, như ông giải thích trong bản văn tôi đang thảo luận: ông xem sự thách đố đối với khoa học văn chương lại đề ra vấn đề vẫn còn tồn tại trong lịch sủ văn chương qua xung đột gĩữa phương pháp Mác-xít và Hình thái luận. Quan niệm mới của Jauß thưòng được nói tới là mỹ học tiếp nhận/Rezeptionsästhetik phản ánh lý luận của trường phái Konstanz. Ông khẳng định: đời sống lịch sử của tác phẩm văn chương không thể quan niệm được nếu không có sự tham dự tích cực của người tiếp nhận, chính qua trung gian này mà tác phẩm bước vào chân trời kinh nghiệm/Erfahrungshorizont của một sự tiếp diễn từ tiếp nhận đơn giản đến nhận thức có phê phán, từ tiếp nhận tiêu cực đến tích cực, từ những quy phạm mỹ học được nhìn nhận đến sản xuất mới vượt chúng. Tóm lại, viễn cảnh của tiếp nhận mỹ học ở giữa tiếp nhận tiêu cực và lĩnh hội tích cực, kinh nghiệm hình thành quy phạm và sản xuất mới [39].

Trong chiều hướng này, nghĩa là trong chân trời đối thoại tiếp diễn giữa tác phẩm và công chúng/im Horizont des kontinuitätsbildenden Dialogs von Werk und Publikum, đó là lý do Jauss xem văn học sử như một thử thách/Literaturgeschichte als Provokation:

-         để xây dựng văn học sử trên những cơ sở mới, văn chương nghệ thuật sắp đặt trên một lịch sử có hệ thống, những tác phẩm kế tục nhau không chỉ liên hệ tớ chủ thể sản xuất mà phải liên hệ cả với chủ thể tiêu thụ, tác giả với người đọc/công chúng*

-         sử gia văn chương (người viết văn học sử) phải tạo một lịch sử những tiếp nhận kế tục, tức là quá trình tri thức tác phẩm; bởi

-         tác phẩm là hình thành của bản văn như nột cấu trúc đã cho và tiếp nhận/tri giác bản đọc**

-         tác phẩm đọc cấu thành trong lịch sử, nghĩa là trong hoàn cảnh lịch sử-xã hội cho nên khi tiếp nhận biến đổi, ý nghĩa của tác phẩm cũng thay đổi

-         tác phẩm tồn tại, nghĩa là vuợt qua thời đại/thế hệ của nó, song vẫn mang một ý nghĩa là đáp ứng cho một thời đại/thế hệ khác***

-         trong chiều huớng này, tác phẩm hàm ngụ một chân trời kỳ vọng/Erwartungshorizont.

*    Nhà văn Nguyễn Sỹ Tế từng viết ở đâu đó: độc giả là lớp công chúng khởi đầu.

 ** Michel Lisse trong Kinh nghiệm đọc/L’expérience de la lecture Derrida, Heidegger, Hegel triết gia cuối cùng của quyển sách coi nghe là giác quan tuyệt mỹ nhất…song cũng là nhà tư tuởng đầu tiên của đọc tạo hình, một cách đọc không hài lòng nữa với việc tìm lại cái muốn nói của một tác giả, song là đọc, vừa thụ động lại chủ động, trở nên đầy sáng tạo/inventive.

***  Wolfgang Iser của trường phái Kontanz (cùng Jauß, Wolfgang Preisendanz, Manfred Fuhrmann, Jurij Striedter) từng viết lý luận đáp ứng mỹ học/Theorie ästhetischer Wirkung. Albert Thibaudet trong Histoire de la littérature française de 1789 à nos jours 1936 chủ trương phân chia chủ đề theo thế hệ.    

Những điểm nêu trên trong bản văn Lịch sử văn chương nhu một thách đố của khoa học văn chương là bài đọc khai giảng của Jauß tại Đại học Konstanz năm 1967 tóm lược từ bảy đề cương: (1) làm mói văn học sử đòi hỏi loại bỏ những tư kiến của chủ nghĩa khách quan lịch sử và xây dụng mỹ học sản xuất và biểu hiện truyền thống trong một mỹ học tiếp nhận và đáp ứng cho nên sử tính của văn chương không phải từ những sự kiệnvăn chương, mà từ kinh nghiệm của người đọc tiếp thu tác phẩm; (2) phân tích kinh nghiệm văn chương của nguời đọc tránh rơi vào cạm bẫy tâm lý học nếu muốn miêu tả tiếp nhận và cảm dụng tác phẩm trong hệ thống kỳ vọng, hiểu biết thể loại,hình thái và chủ đề tác phẩm và đối lập giữa ngôn ngữ sáng tạo với thực tiễn; (3) Chân trời của những kỳ vọng của một tác phẩm cho xác định tính nghệ thuật của nó qua loại hình và mức độ tác động vào công chúng, chẳng hạn khoản cách mỹ học là sự phân gián giữa chân trời kỳ vọng và xuất hiện một tác phẩm mới mà tiếp nhận có thể dẫn đến thay đổi chân trời qua phủ nhận những kinh nghiệm quen thuộc; (4) tái tạo chân trời kỳ vọng, với việc một tác phẩm được sáng tạo và tiếp nhận trong quá khứ, mặt khác cho phép hỏi sự đáp ứng và nhờ đó hiểu người đọc  ngày nay đối với tác phẩm ra sao; (5) lý luận mỹ học tiếp nhận nhận thức được ý nghĩa và hình thái của tác phẩm văn chương trong khai mở lịch sử về nhận thức; (6) ngữ học hoàn tất qua phân biệt và tương quan về mặt phương pháp của phân tích đồng đại và lịch đại là cơ hội để vượt qua viễn quan lịch đại trong văn học sử; (7) nhiệm vụ của văn học sử chỉ hoàn tất khi sản xuất văn chương không những thể hiện cả hai mặt đồng đại và lịch đại trong sự kế tục những hệ thống mà còn được xem như lịch sử riêng trong quan hệ duy nhất với lịch sử chung [40].  

Như tôi đã nói ở trên, bản văn của Jauß là bài khai giảng đánh dấu một trường phái văn chương mới xuất phát từ đại học Kontanz, song ông cũng là một trong số những học giả quan tâm đến vấn đề văn học sử, tranh luận quan hệ giữa lịch sử và văn chương. Mỹ học tiếp nhận là một lý luận đặt nặng vai trò của người đọc, đáp ứng của những lý luận đương đại như Barthes, Blanchot v.v… Tuy nhiên, Barthes chẳng hạn trong truyền thống Pháp của Lanson từng phát biểu về vấn đề giảng dạy văn chương, xem văn học sử như một đối tượng của dạy học, của nhà trường, nên hỏi phải chăng văn chương đối với chúng ta chỉ là một kỷ niệm của tuổi thơ ấu?

Trong đề cương 3 của Jauß đưa ra một ví dụ về nhậy cảm văn chương (mà tôi đã nói đến – xem Phê bình lý trí văn chương tập 1, tr. 405) để trình bày thiết yếu của phương pháp tiếp nhận trong nhận thức văn chương, song cũng để nói đến đối lập giữa ngôn ngữ sáng tạo và ngôn ngữ thực tiễn. Thật ra, có thể nói, đối lập giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ thông tục. Trường hợp tiểu thuyết của Flaubert (Madame Bovary) với tiểu thuyết của Feydeau (Fanny) trong viễn cảnh chân trời kỳ vọng có thể ví như  tiểu thuyết của Nhất Linh (Bướm Trắng), Khái Hưng (Hồn Bướm Mơ Tiên) với tiểu thuyết của Lê Văn Trương (Trường Đời) trong văn học Việt nam [41].

Vị thế của văn học sử thực sự xác định quan hệ của người viết/nhà văn và người đọc/công chúng, song vẫn là vấn đề bàn cãi, nói như Leo Spitzer, ví như mê cung của ngữ học (vì Spitzer là nhà ngữ học) đến vườn địa đàng của văn học sử, hay ngược lại lạc vào thiên đường ngữ học cũng như mê cung văn học sử, qua kinh nghiệm bản than của ông.

Hỏi: ai quan tâm đế văn học sử? tại sao viết văn học sử? làm thế nào có thể tri thức văn học sử? rốt cuộc cũng như hành trạng văn chương cũng lại dẫn về hữu thế luận văn chương. Đó là vấn đề chung cuộc, dầu về mặt lý luận cũng như phê bình, kinh qua nhiều con đường hiện đại:

-         Hình thái luận Nga

-         Hiện thực xã hội chủ nghĩa

-         Hiện tượng luận

-         Thông diễn luận

-         Cấu trúc luận

-         Hậu cấu trúc luận

-         Phân tâm học

-         Ký hiệu học

-         Tiếp nhận luận

-         Hủy tạo luận

-         Phá thể luận.

----------------------------------

[37] Boris Eichenbaum, Aufsätze zur Theorie und Geschichte der Literatur: Die Analyse der literarischen Evolution deckt in der Geschichte der Literatur die dialektische Selbsterzeugung neuer Formen auf.

[38] Eichenbaum, Sdt: als einen Vorgang mit bruchartigen Änderungen, Revolten neuer Schulen und Konflikten konkurrierender Gattungen.

Thật sự, nếu đối chiếu với trưyền thống văn chương Nga vào thời đại Hình thái luận này, trước đó đã có những quan niệm tương tự, như Aleksandr Veselovskij chẳng hạn: “Văn học sử nhắc người ta đến một vùng địa chí mà luật quốc tế đã cho phép coi như không thuộc về ai/res nullius, bất kỳ sử gia văn hóa, nhà mỹ học, nhà thong thái hay nhà nghiên cứu tư tưởng xã hội cứ việc săn bắt…tuỳ vào tài năng và quan niệm của mình. Lợi phẩm bắt được mang cùng nhã song không cùng nội dung. Vì không có thỏa thuận trước hay cùng quy pháp, nên thường cũng trở lại cùng câu hỏi: văn học sử là gì?” trong Istoričeskaja poètika.

[39] H.R. Jauß, Sdt: Die rezeptionsästhetische Perspektive vermittelt nicht allein zwischen passive Aufnahme und aktivem Verstehen, normbildender Erfahrung und neuer Produktion.

[40] H.R. Jauß, Sdt: (1) Eine Erneuerung der Literaturgeschichte erfordert, die Vorurteile des historischen Objektivismus abzubauen und die traditionelle Produktions- und Darstellungsästhetik in einer Rezeptions- und Wirkungsästhetik zu fundieren; (2) Die Analyse der literarischen Erfahrung des Lesers entgeht dann dem drohenden Psychologismus, wenn sie Aufnahme und Wirkung eines Werks in dem objektivierbaren Bezugssystem der Erwartungen beschreibt, das sich für jedes Werk im historischen Augenblick seines Erscheinens aus dem Vorverständnis der Gattung, aus der Form und Thematik zuvor bekannter Werke und aus dem Gegensatz von poetischer und praktischer Sprache ergibt; (3) Der so rekonstruierbare Erwartungshorizont eines Werkes ermöglicht, seinen Kunstcharakter an der Art und dem Grad seiner Wirkung auf ein vorausgesetztes Publikum zu bestimmen; (4) Die Rekonstruktion des Erwartungshorizontes, vor dem ein Werk in der Vergangenheit geschaffen und aufgenommen wurde, ermöglicht andererseits Fragen zu stellen, auf die der Text eine Antwort gab, und damit zu erschließen, wie der einstige Leser das Werk gesehen und verstanden haben kann; (5) Die rezeptionsästhetische Theorie erlaubt nicht allein, Sinn und Form des literarischen Werks in der geschichtlichen Entfaltung seines Verständnisses zu begreifen; (6) Die Ergebnisse, die in der Sprachwissenschaft mit der Unterscheidung und methodischen Verbindung von diachronischer und synchronischer Analyse erzielt wurden, geben Anlaß, auch in der Literaturgeschichte die bisher allein übliche diachronische Betrachtung zu überwinden; (7) Die Aufgabe der Literaturgeschichte ist erst dann vollendet, wenn die literarische Produktion nicht allein synchron und diachron in der Abfolge ihrer Systeme dargestellt, sondern als besondere Geschichte auch in dem ihr eigenen Verhältnis zu der allgemeinen Geschichte gesehen wird.

[41] Hiện tượng tiểu thuyết bán chạy, nổi tiếng của những  tác giả nhất thời trong  hoàn cảnh thời đại có thể xem như đáp ứng thời đại, thị hiếu tâm lý tầm thường; Jauß nhận xét những miêu tả của Feydeau trong tiểu thuyết Fanny là những lý tưởng thời thượng và những dục vọng bị đè nén của một tầng lớp thượng lưu trong xã hội, trong khi tiểu thuyết Madame Bovary của Flaubert, ngày nay được đánh giá như một bước ngoặt của lịch sử tiểu thuyết, chỉ được nhận biết lúc bấy giờ trong một nhóm nhỏ người hiểu biết, lớp công chúng đọc tiểu thuyết thừa nhận quy phạm mới của kỳ vọng, cũng như tiểu thuyết Fanny tàn tạ trong loại sách bán chạy/Bestseller của quá khứ.

Robert C. Holub trong Reception Theory luận về “chân trời kỳ vọng” xem như cơ bản về phương pháp luận của Jauß đã sai lầm khi phê phán là Jauss đã sử dụng từ ngữ “chân trời”  một cách mơ hồ vì không xác định ý nghĩa của từ này ở chỗ nào trong sách cả. Thật ra, từ “chân trời” cũng như nhiều thuật ngữ khoa học khác khá quen thuộc đối với nhà lý luận trong quá trình lịch sử, có thể kể từ Kant trong phần luận về Biện chứng siêu nghiệm của Phê bình lý trí thuần tuý/Kritik der reinen Vernunft, Hegel, Husserl, Heidegger, Jaspers, H. Kuhn v.v…

 

còn nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014