ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

127

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127,

 

Heidegger là điển h́nh của một trong những người đặt nền tảng cho thông diễn học hiện đại. Đó cũng là lư do Grondin, một nhà chuyên cứu thông diễn học mạnh dạn khẳng định những đại biểu lớn của thông diễn học ở thế kỷ 19 không đặt nhan đề cho những tác phẩm của họ dưới danh xưng thông diễn học, mà chỉ hàng đệ tử về sau tự đề xuất [101]. Phải chăng e ngại ấy bắt nguồn từ việc không muốn công tŕnh khoa học của họ xếp vào thư mục thần học, theo tôi nghĩ, như thể nô lệ thần học/ancilla theologiae?

Hiện tượng luận về đời sống tôn giáoHữu thể luận –Thông diễn học về kiện tính, như đă dẫn trên là những giáo tŕnh dạy ở Freiburg trong những năm 1920-1921 và 1923, tập trước gồm những bản văn và xuất bản lần thứ nhất trong Toàn tập 60/Geasamtausgabe 60 năm 1995 và tập sau xuất bản lần thứ nhất trong Toàn tập 63 năm 1988 sau khi Heidegger đă mất (1976)[102] .

Trong giáo tŕnh đầu của GA 60 là Dẫn nhập vào hiện tượng luận tôn giáo, để xác định/Feststellung khái niệm kinh nghiệm đời sống kiện tính là nền tảng v́ triết học khởi sinh từ kinh nghiệm này.

Sau khi giải thích từ ‘dẫn nhập’ ở §2 về nhan đề của giáo tŕnh [thật sự, ở Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi đă nhận xét: Heidegger cũng như bậc thày Dilthey của ông đề xuất nhiều dự tính, song trong suốt hành trạng tư tưởng của họ, chỉ đưa ra những dẫn nhập, chẳng hạn GA 17 của Heidegger  là Dẫn nhập vào nghiên cứu hiện tượng luận, GA 27, GA 31, GA 50 là Dẫn nhập vào triết học, GA 61 là Dẫn nhập vào hiện tượng luận v.v…], tiết ba của chương một §3 là: kinh nghiệm đời sống kiện tính như khởi điểm, ông xác định “kinh nghiệm” là hoạt động kinh nghiệm và cái được kinh nghiệm qua hoạt động này và khởi điểm cho con đường đến triết học là kinh nghiệm đời sống kiện tính. Tính lịch sử giữ một vai tṛ trong kinh nghiệm đời sống kiện tính, như một hiện tượng cốt lơi và ư thức lịch sử xác định một văn hoá này khu biệt với những nền văn hoá khác, và Heidegger đă dẫn khởi những nghiên cứu khai phá của Dilthey (theo ông khá quan trọng) là Dẫn nhập vào những khoa học nhân văn, Khai sáng và thế giới sử, Phân tích và quan điểm về chúng nhân trong những thế kỷ 15 và 16.[103]

Thông diễn học về kiện tính có thể thay đổi cái nh́n về ảnh hưởng của Cơ đốc giáo trong sơ kỳ tư tưởng của Heidegger, kể cả trong thư gửi Karl Löwith, ông xác định sự kiện ông là một nhà thần luận/học Cơ đốc (ein christlicher Theo-loge), từ ngữ luận học hàm ngụ mối quan tâm cá nhân triệt để tính khách quan trong kiện tính, nghĩa là trong “ư thức lịch sử”, ư thức về lịch sử trí thức và văn hoá?

Trước hết, đối với những học giả nghiên cứu sự phát triển của thông diễn học cho đến thế kỷ 19 không thể phủ nhận thông diễn học kiện tính có nguồn gốc từ thần học Đức, hàm ngụ niềm tin vào phục sinh của Jesus như một sự kiện. Mối quan hệ đó như Kisiel giải thích “sự kiện về Chúa tự lộ như một thực tại lịch sử trong “lịch sử cứu chuộc/Heilsgeschichte” …định vị Ngài trong chiều dày lịch sử, do đó Cơ đốc giáo là căn nguyên của “ư thức lịch sử” ở Tây phương”. Thông diễn học không là lư giải/Auslegung mà là học thuyết, lư luận về những điều kiện của lư giải/Bedingungen des Verstehens. Cho nên lănh hội không có nghĩa là xem hiện thể như một đối tượng mà như một điều kiện/phương cách của chính hiện thể/Dasein.

Thông diễn học về kiện tính là một trong những lam bản cấu thành Sein und Zeit, cùng với những bản văn khác, đặc biệt là Lư giải hiện tượng luận về Aristote với phần đầu là Chỉ dẫn vị thế thông diễn học.[104] Trong bản văn này, Heidegger xác định thông diễn học kiện tính duy tŕ con đường của đời sống kiện tính được minh giải. Ở Dẫn nhập, vị thế lư giải cụ thể hiển nhiên là thông diễn học, nghĩa là thuộc những khoa học nhân văn lịch sử, không thuộc phản tư triết lư chậm lụt, vô nghĩa, nhưng thuộc về thể hiện rơ ràng của chính lư giải [105].

Khái niệm về ưu tư/quan tâm/bảo dưỡng như Hữu của hiện thể (Die Sorge als Sein des Daseins) trong SuZ/Hữu thể và thời gian  đă xác định trong Lư giải này: Ư nghĩa cơ bản của xung động đời sống kiện tính là ưu tư (curare). Thế giới tự tiết hợp từ những chiều kích quan tâm khả hữu như cùng/Um-welt, với/Mit-welt và tự giới/Selbst-welt.[106] 

Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi đă nói đến mối quan hệ Dilthey, Husserl và Heidegger, thông diễn học với hiện tượng luận. Ở đây, tôi chỉ dẫn §7 trong SuZ để nói đến xác định của Heidgger về mối quan hệ này:

Từ chính nghiên cứu cho thấy: ư nghĩa về mặt phương pháp của miêu tả hiện tượng luận là lư giải. Cái logos/λόγος trong hiện tượng luận hiện thể có đặc tính của hermēneuein/έρμηνεύειν, qua đó ư nghĩa công chính của Hữu, cũng như những cấu trúc cơ bản của Hữu mà hiện thể sở hữu, được nhận biết như lănh hội Hữu của hiện thể. Hiện tượng luận của hiện thể là một thông diễn học trong ư nghĩa sơ bản của từ ngữ này, ở chỗ chỉ định công việc của lư giải.[107]

Trong ngữ cảnh nói trên, đối với một hiện tượng luận thông diễn minh thị đời sống kiện tính xem như hiện thể và lănh hội Hữu của hiện thể như thế nào? Trong bản văn dẫn trên, tôi đă nêu ra nhận xét của Heidegger là: Dilthey  đă vạch ra một con đường về thực tại đúng nghĩa hữu lịch sử, hiện thể của con người, song ông không đặt vấn đề sử tính, liên quan đến Hữu của hiện thể. Heidegger muốn nhấn mạnh đến Chân lư hiện tượng luận nghĩa là hiển lộ của Hữu (Erschlossenheit von Sein) là chân lư siêu nghiệm/veristas transcendentalis, cho nên hữu thể luận và hiện tượng luận không phải là hai bộ môn khác nhau của triết học: Triết học là hữu thể hiện tượng luận phổ quát.[108]

Cho nên trong giáo tŕnh 1923 nói trên, ở những ghi chú tản mạn, Heidegger  xác định “đời sống tự biểu về mặt thế giới trong ưu tư” và ghi nhận về hiện tượng luận như một khả hữu và thông diễn học trong lănh hội đời sống kiện tính: Dilthey huỷ triệt. [109]

Ở Lư giải hiện tượng luận về Aristote, Chỉ dẫn vị thế thông diễn học, Heidegger như đưa ra một kết luận: Thông diễn học chỉ giải quyết nhiệm vụ bằng con đường hủy triệt.[110]

-------------------------

[101] Jean Grondin, L’universalité de l’herméneutique, ch. III: Presque aucun des principaux classiques de la théorie de l’interprétation au XXè siècle, de Schlegel, Schleiermacher, Boeckh, Droysen jusqu’à Dilthey, n’a lui-même daigné faire paraître ses travaux d’ordre herméneutique. Ce sont leurs élèves qui ont conservé leurs recherches pour la postérité.

[102] Dự tính Toàn tập đánh số và xuất bản tùy thuộc vào việc thu tập hoàn tất nên số thứ tự và năm xuất bản không nhất thiết trước sau, điển h́nh như hai tập trên. Mặt khác, biên tập mỗi tập cũng tùy thuộc vào việc có bản thảo của chính tác giả, hay chỉ là ghi chép của học tṛ  tham dự khóa giảng.

Chẳng hạn giáo tŕnh kỳ Đông 1920-1921 GA 60 bản thảo bài giảng của Heidegger bị thất lạc, chỉ có những ghi chép của Oskar Becker, Helene Weiß, Franz-Josef Brecht.

Điều này muốn nói đến những khuyết điểm không thể sửa, về văn phong cũng như chính văn. Cho nên không thể đ̣i hỏi tính nghiêm xác của bản văn, mà chỉ xét đến quá tŕnh tư tưởng  của tác giả trong suốt hành trạng tư duy.

Trong khuôn khổ luận thông diễn học về mặt lư trí văn chương, tôi sẽ không tranh biện những vấn đề mà một số công tŕnh nghiên cứu khác đă làm. Có thể đọc một vài tác phẩm nhiều người viết, như:

Reading Heidegger from the Start, Essays in His Earliest Thought , Edited by Theodore Kisiel and John van Buren 1994.

Heidegger 1919-1929. De l’herméneutique de la facticité à la métaphysique du Dasein (Actes du colloque organisé par J.-F. Marquet, nov. 1994, édités par J-F. Courtine 1996).

Heidegger, sous la direction de Maxence Caron 2006.

Heidegger en dialogue 1912-1930. Rencontres, affinités, confrontations, édité par Servanne Jollivet et Claude Romano  2009.

Heidegger, Perspektiven zur Deutung seines Werkes, Hrsg. von Otto Pöggeler 1969.

Martin Heidegger: Innen- und Außenansichten, Hrsg. vom Forum für Philosophie Bad Homburg 1989.

Trên đây là một vài tiêu biểu, vả lại ở những hội luận có nhiều tiếng nói tranh luận, và tôi không nói đến những tác phẩm chuyên cứu của cá nhân.

[103] W. Dilthey, Einleitung in die Geisteswissenschaften. Versuch einer Grundlegung für das Studium der Gesellschaft und der Geschichte, 1883; Die Aufklärung und die geschichtliche Welt [nhan đề đúng ra là “Das achtzehnte Jahrhundert und die geschtliche Welt”] in Deutsche Rundschau 1901; Analyse und Auffassung des Menschen im 15. Und 16. Jahrhundert [nhan đề đúng ra là “Auffassung und Analyse des Menschen im 15. Und 16. Jahrhundert” ] in Weltanschauung und Analyse des Menschen seit Renaissance und Reformation, GS II 1914.

Trong sách viết về Khởi sinh tác phẩm Sein und Zeit của Heidegger/The Genesis of Heidegger’s Being and Time, Theodore Kisiel nhận xét “một điều mà Heidegger không nói với lớp học của ông là phần đọc ngắn về lịch sử tư tưởng phần lớn, đôi khi từng chữ là từ trong hai chương sách ngắn ở Dẫn nhập vào những khoa học nhân văn của Dilthey”. Điều này sai, có thể do giáo tŕnh Hiện tượng luận về đời sông tôn giáo, GA 60 chỉ mới xuất bản năm 1995, hai năm sau khi tác phẩm nói trên của Kisiel đă xuất hiện năm 1993 (?).    

Một quan niệm khác của vài tác giả nghiên cứu Heidegger thiên về “triết học hiện hữu/philosophy of existence” của Kierkegaard ảnh hưởng mạnh trong h́nh thành tư tưởng của Heidegger (ở sơ kỳ này) hơn là triết học đời sống/philosophy of life” của Dilthey, có thể do tác động của trào lưu triết học hiện sinh vào thời đại này, đă chứng nghiệm là không xác đáng sau khi những bài thuyết tŕnh ở Kassel Kasseler Vorträge của Heidegger được in trên Kư yếu Dilthey/Dilthey-Jahrbücher số 8 1992-1993.

[104] Heidegger, Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles, Anzeige der hermeneutischen Situation 1922.

Tiểu đề của tác phẩm này là: Ausarbeitung für die Marburger und die Göttinger Philosophische Fakultät. Khi Heidegger c̣n đang là phụ giảng cho Husserl ở Freiburg vào năm 1922, ông đă xin ứng viên chỗ ghế trống của N. Hartmann ở Marburg, do yêu cầu của P. Natorp trưởng khoa, ông đă gửi bản thảo này lên Marburg. Bản thảo này thất lạc trong chiến tranh, tuy nhiên cũng bản thảo tác phẩm này gửi để xin ứng viên ở đại học Göttingen cùng năm 1922 c̣n lưu giữ và đă in trong Dilthey-Jahrbuch für Philosophie und Geschichte der Geisteswissenschaften số 6, 1989.

[105] Heidegger, Sdt: Die Auslegungssituation ist hermeneutisch durchsichtig. Die Hermeneutik jeder konkreten Auslegungssituation, d. h. jeder historischen Geisteswissenschaft, ist keine Sache nachhinkenden, leeren philosophischen Reflektierens, sondern gehört mit zum eigensten Vollzug der jeweiligen Interpretation selbst.

[106] Heidegger, Sdt: Der Grundsinn der faktischen Lebenssbewegthein ist das Sorgen (curare)…

Die Welt artikuliert sich nach den möglichen Sorgensrichtungen als Umwelt, Mitwelt und Selbstwelt.

Ở tiết §26 Hữu thể luận – Thông diễn học kiện tính xác định hiện tượng ưu tư phải xem như một hiện tượng cơ bản của hữu hiện thể.

Cái biểu thị cho ưu tư trong phạm vi tham chiếu là việc truyền đi đây đó như lo lắng việc theo ư nghĩa quan tâm đầy đủ/Dieses im Verweisungszusammenhang hin-und-her-Gehen charakterisiert Sorgen als

Umgehen. 

[107] Heidegger, Sein und Zeit: Aus der Untersuchung selbst wird sich ergeben: der methodische Sinn der phänomenologischen Deskription ist Auslegung. Der λόγος der Phänomenologie des Daseins hat den Charakter des έρμηνεύειν, durch das dem zum Dasein selbst gehörigen Seinsverständnis der eigentliche Sinn von Sein und die Grundstrukturen seines eigenen Seins kundgegeben werden. Phänomenologie des Daseins ist Hermeneutik in der ursprünglichen Bedeutung des Wortes, wonach es das Geschäft der Auslegung bezeichnet.

[108] Heidegger, Sdt: Philosophie ist universal phänomenologische Ontologie.

[109] Heidegger, Hữu thể luận – Thông diễn học kiện tính: “Das Leben spricht sich im Sorgen weltlich an”; “Dilthey destruiert”.

[110] Heidegger, Sdt: Die Hermeneutik bewerkstelligt ihre Aufgabe nur auf dem Wege der Destruktion. (in nghiêng trong nguyên tác).

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014