ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
43
Chương II
MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43,
Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật? (tiếp theo)
Khi lư giải quan niệm ư chí tới quyền năng như thể nghệ thuật của Nietzsche, Heidegger chủ yếu dựa trên bộ Der Wille zur Macht [83] mà theo ông, đọc những ḍng chính về những ǵ Nietzsche hiểu như nghệ thuật, người ta sẽ thấy rơ tại sao một lư giải về cốt lơi Ư chí tới quyền năng phải bắt đầu từ nghệ thuật. Tuy nhiên, Heidegger dẫn người nghe và đọc về vấn đề Hữu/Sein và Hiện thể/Dasein, mà khái niệm άλήθεια thường đuợc gọi là chân lư, trong tư tưởng Heidegger là khai mở/Unverborgenheit, cho nên chính Ư chí tới quyền năng xác định hữu cũa mọi sự vật, nghĩa là trong chân lư khai mở, xét trong bản chất của nó, Nietzsche đă đặc biệt nói đến nghệ thuật.
Trong năm đề nghị nghệ thuật theo quan niệm của Nietzsche về bản chất nghệ thuật, Heidegger thâu tóm là: nghệ thuật trong sáng và dễ nhận biết nhất Ư chí tới quyền năng là hiện tượng nghệ nhân [phân đoạn 797], v́ làm nghệ thuật cấu thành một quyền năng sản xuất, là một cách thế sống, cho nên nghệ thuật phải được hiểu từ quan điểm của nghệ nhân; từ khái niệm nghệ nhân, nghệ thuật như một lực lượng sáng tạo chính là sự biến cơ bản của hiện thể. Từ quan niệm về tôn giáo, đạo đức, triết học là những h́nh thái suy đồi của nhân loại, cái phản lại vận động chính là nghệ thuật, chính v́ lẽ đó, theo Nietzsche, tương phản với mọi ư chí từ chối đời sống, nghệ thuật là lực lượng ưu thắng, là thành tố phản lại Cơ đốc giáo, Phật giáo, phản lại hư vô chủ nghĩa, là vận động tương phản với chủ nghĩa hư vô.
Khi dẫn chứng quan niệm của Nietzsche là bằng ḷng với cái khả giác, Heidegger đă dẫn phân đoạn 795 để người đọc nhận thức triết gia là nghệ nhân có “khái niệm cao đẳng về nghệ thuật. Con người phải giữ một khoảng cách thế nào đối với những người khác đến độ có thể đào luyện họ trong khuôn khổ của họ?”, tán đồng với khả giác, có nghĩa là với ảo diện, với những ǵ không phải là “thế giới thực”, tóm lại là với cái ǵ không phải là “chân lư”. Nietzsche đă nói đến nghệ thuật như “một ư chí của ảo diện, của ảo tượng hư trá, của chuyển biến và thay đổi th́ sâu sắc, “siêu h́nh” hơn ư chí của chân lư, của thực tại, của hữu thể”.
Trong Đối thoại với Nietzsche [84] Vattimo nhận xét việc đảo ngược chủ nghĩa Platon không (như Heidegger nghĩ) chỉ là cục bộ và vẫn để nguyên những lưỡng phân cũng như tương phản (như khả giác với khả tri, ảo diện với thực tại) không thay đổi, nhưng đi đến chỗ triệt để.Theo Vattimo, mô h́nh nguyên ủy của kinh nghiệm mỹ học nơi Nietzsche xây dựng trên vấn đề bi kịch, mối quan hệ từ ngữ và âm nhạc, cũng như trong việc phê phán siêu h́nh học Platon và Cơ đốc giáo và văn minh xây dựng trên cơ sở này. Trong những bản viết thời trẻ (như Khởi nguyên của Bi kịch trong tinh thần âm nhạc 1871) đến những bản viết cuối đời (như Tri khoái, Zarathustra nói như thế 1882-1891) Nietzsche nghĩ bi kịch hồi sinh qua cuộc cách mạng âm nhạc của Wagner, dần dà ông không c̣n tin tưởng là nghệ thuật của những công tŕnh nghệ thuật có thể là kiểu mẫu, hay là khởi điểm cho một nền văn minh bi kịch mới, song không phải v́ những giá trị cao tàn tạ mà đốm than hồng Dionysus tắt ngúm đi trong nghệ thuật, Incipit tragoedia/bi kịch bắt đầu, Zarathustra đi vào trong núi (ging in das Gebirge – như h́nh ảnh Lăo tử đi vào sa mạc) báo hiệu khởi sinh của bi kịch: “mối quan hệ phức tạp của Apollinischen với Dionysischen trong bi kịch thực sự có thể biểu hiện qua nối kết huynh đệ của hai thần tính: Dionysus nói ngôn ngữ của Apollo và rốt cuộc Apollo nói ngôn ngữ của Dionysus, như vậy là mục tiêu cao cả của bi kịch và nghệ thuật nói chung đạt thành” [85].
Vattimo trong phân tích mối tương tự khá rơ rệt trong mô tả giữa hiện tượng bi kịch được xác định trong Khởi nguyên của Bi kịch với quan niệm về thơ của Platon trong những thiên đối thoại Ion và Politeia, sự mô phỏng của thơ được lư giải trong ngôn ngữ của sản xuất ra ảo diện (bắt chước, sao bản, và sâu xa hơn là đào thoát khỏi đồng nhất) nên thơ không thích nghi với mô h́nh phân công lao động; luận về bi kịch của Nietzsche cũng vậy, sản xuất ra ảo diện mỹ học (thế giới của những h́nh thái đẹp của Apollo) truy ngược về với thúc đẩy của Dionysus chỉ có thể xác định như thể xung lực đẩy tới đồng nhất tiêu cực. Mối quan hệ giữa hai nguyên lư Apollo và Dionysus như thể giao hợp nam nữ, ở đoạn dẫn trên, tới quan hệ huynh đệ có thể khiến những người lư giải Nietzsche sa vào chỗ ngộ nhận. Thực ra ngay cả quan hệ huynh đệ cũng không b́nh đẳng, v́ sau cùng Apollo nói ngôn ngữ của Dionysus và như vậy mục đích tối thượng của mọi nghệ thuật được thành tựu.
Những nhà lư giải như Gianni Vattimo và Luc Ferry nh́n ra một điểm chung là mỹ học của Nietzsche mở ra con đường dẫn đến một h́nh thái mới, một dung mạo mới của chủ nghĩa cá nhân. Phá vỡ những “truyền thống sùng kính” đưa đến nguyên lư cá tính/prinicipium individuationis, một nguyên mẫu của thời hiện đại, khai mở một “chủ nghĩa cá nhân cực đoan”, Nietzsche có thể được coi là nhà tư tưởng thực sự của trào lưu tiền phong, hậu hiện đại?
Ferry trích lại một câu của Heidegger như một định nghĩa về nghệ thuật của Nietzsche: nghệ thuật [quả thực không là ǵ khác hơn] là ư chí của ảo diện như thể khả giác [86].
Trong tuyên ngôn của Nietzsche xác nhận như một chủ nghĩa Platon đảo ngược, có thể làm bảng đối chiếu:
Chủ nghĩa Platon Chủ nghĩa Platon đảo ngược
thế giới-chân lư thế giới-ảo diện
biện chứng phản biện chứng
dối trá thuần túy dối trá tốt
Trong Khởi nguyên của bi kịch, Nietzsche chỉ ra đời sống chỉ khả hữu ở trong nghệ thuật, làm khác đi là quay lưng đi với đời sống [87]. Heidegger dẫn trong tập X [88] khẳng định của Nietzsche: “chính thiên nhiên cũng đi đến chỗ bắt chước nghệ thuật”. Nietzsche đă mô tả sức mạnh nghệ thuật trong Tri khoái qua những điều kiện của đời sống càng ngày càng có “nghệ thuật” hơn, từ thời cổ đến hiện đại, “niềm tin của người thành Nhă điển đă khẳng định vào thời đại Périclès, niềm tin của người Mỹ ngày nay càng trở nên niềm tin của Âu châu, đó là cá nhân được thuyết phục là có thể làm bất kỳ điều ǵ, có thể làm nổi bất kỳ vai tṛ nào, trong khi mỗi người thử tập, ứng biến, cố gắng hơn nữa, theo lạc thú, và mọi bản nhiên ngửng lại, để trở thành nghệ thuật” [89].
Mâu thuẫn, lưỡng phân là những đặc tính trong tư tưởng Nietzsche, cho nên mặc dầu Nietzsche xác định nghệ thuật là quyền năng cao nhất của cái giả, thế giới như thể sai lầm, dối trá được thánh hóa, song Deleuze nhận ra ở Nietzsche, chân lư có lẽ mang một ư nghĩa mới, là ảo diện, chân lư hiểu theo nghĩa là đưa quyền lực đến chỗ kỳ thành, đế chỗ tối thượng; những con người nghệ thuật chúng ta = những con người đi t́m tri thức hay chân lư = những con người t́m ra những khả năng mới của đời sống [90].
Ảo diện/Schein như Nietzsche xác định, là thực tại duy nhất và thực của sự vật. Đó là lư do người ta có thể hiểu Nietzsche đă đánh dấu một thời khoảng mới, tiêu biểu cho những cách mạng cách tân trong nghệ thuật và văn chương, mặc dầu ông không cầm ngọn cờ đầu của những trào lưu tiền phong, song thế giới nghệ thuật hiện đại (Đa-đa, Siêu thực, Lập thể, Vô h́nh dung v.v…) há chẳng phải là thế giới của ảo diện, phi luận lư, hỗn độn, phi h́nh và không thuộc thế giới bằng phẳng của Euclide sao?
--------------
[83] Ư chí tới quyền năng (Về việc dịch cụm từ này cũng như lư giải của Heidegger, có thể tham khảo bài Những tồn tại của phê b́nh quyền năng phán xét/mỹ/nghệ in lại trong ĐPQ, Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002) Những bài giảng về Nietzsche của Heidegger trong những năm 1936-1940, trước khi có công tŕnh của Karl Schlechta (Werke in 3 Bdn. 1960 và Nietzsche-Index zu den Werken in drei Bänden 1965) đă đặt vấn đề ngờ vực bộ sách lớn nói trên là tác phẩm ngụy tạo của em gái Nietzsche (Elizabeth Förster-Nietzsche) và những người cộng tác gom góp di cảo của Nietszche dựng lên. Nhiều nhà nghiên cứu Nietzsche về sau thường tham chiếu Toàn tập có phê phán (Werke. Kritische Gesamtausgabe 1967) do Giorgio Colli và Mazzino Montinari biên tập. Thực tế, những nhà triết học như Karl Jaspers, Heidegger đọc và luận Nietzsche theo quan điểm của họ, đôi khi khiên cưỡng, nên bản văn không đặt thành vấn đề.
[84] Gianni Vattimo, Dialogo con Nietzsche 2000, bản dịch sang Anh ngữ của William McCuaig, Dialogue with Nietzsche 2006.Vattimo giải thích tuyển tập tiểu luận mang nhan đề “đối thoại” lấy cảm hứng từ bắt chước nhan đề Jean Beaufret đă dùng cho bộ bốn tập Dialogue avec Heidegger, mà theo Vattimo là từ thích đáng nhất cho công tŕnh của ông đă làm từ những năm 1960s về tác phẩm của Nietzsche.
Vattimo đă viết hai quyển sách khác về Nietzsche: Il soggetto e la maschera. Nietzsche e il problema della liberazione/Chủ thể và mặt nạ. Nietzsche và vấn đề giải phóng 1974; Introduzione a Nietzsche/ dẫn nhập vào Nietzsche 1985.
[85] “So wäre wirklich das schwierige Verhältnis das Apollonischen und des Dionysischen in der Tragödie durch einen Bruderbund beider Gottheiten zu symbolisieren: Dionysus redet die Sprache des Apollo, Apollo aber schließlich die Sprache des Dionysus: womit das höchste Ziel der Tragödie und der Kunst überhaupt erreicht ist”. Die Geburt der Tragödie aus dem Geiste der Musik, §21.
[86] “L’art [n’est en effet, rien d’autre que] la volonté de l’apparence en tant que le sensible. Heidegger, Nietzsche I, bản dịch của Pierre Klossowski 1961. Đoạn trong móc […] là của Ferry.
[87] Heidegger trong những giáo tŕnh về Nietzsche, đặc biệt là lư giải về Tiện và những bất tiện của lịch sử đối với đời sống/Vom Nutzen und Nachteil der Historie für das Leben trong Zur Auslegung von Nietzsches II. Unzeitgemäßer Betrachtung/Lư giải về Suy niệm phi hiện tại, phần II của Nietzsche, phân tích vấn đề đời sống trong tác phẩm này.
[88] Tác phẩm của Nietzsche/Nietzsches Werke (Großoktavausgabe), 1922.
[89] “jener Athener-Glaube, der in der Epoche des Perikles zuerst bemerkt wird, jener Amerikaner-Glaube von heute, der immer mehr auch zeugt ist, ungefähr alles zu können, ungefähr jeder Rolle gewachten zu sein, wo jeder mit sich versucht, improvisiert, neu versucht, mit Lust versucht, wo alle Natur aufhört und Kunst wird”. Die fröhliche Wissenschaft, § 356.
[90] Chez Nietzsche, nous les artistes = nous les chercheurs de connaissance ou de vérité = nous les inventeurs de nouvelles possibilités de vie. Gilles Deleuze, Nietzsche et la philosophie, 1983.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012