ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
3
Dẫn nhập
6. Những lư trí đa diện
Kant không chỉ viết Phê b́nh lư trí thuần tuư năm 1781, bẩy năm sau ông cho ra mắt Phê b́nh lư trí thực tiễn 1788 với lời mở đầu : quyển Phê b́nh này không phải là một phê b́nh lư trí thuần tuư thực tiễn, song đơn giản là phê b́nh lư trí thực tiễn nói chung như yêu cầu song đối giữa lư trí thực tiễn với lư trí thuần lư [11]. Vấn đề đặt ra trong Biện chứng siêu nghiệm của Phê b́nh lư trí thuần tuư là: liệu siêu h́nh học có khả hữu?
Ngay những năm sau đó, Kant lần lượt viết Sơ bộ về mọi siêu h́nh học vị lai có thể biểu hiện là khoa học 1783 [12], Cơ sở cho Siêu h́nh học luân lư 1785 [13]. Sau khi phân biệt luận lư học với siêu h́nh học, Kant chỉ ra hai mặt của siêu h́nh học: một siêu h́nh học của tự nhiên và một siêu h́nh học của luân lư/phong hóa . Nếu như vật lư học có phần thực nghiệm và thuần lư, đạo đức học/Ethik cũng có phần thường nghiệm tức khoa Nhân học thực tiễn và phần thuần lư có thể gọi chính xác là Luân lư học/Moral [14].
Người đọc Phê b́nh lư trí thuần tuư đều rơ vấn đề cơ bản của nhận thức là làm sao những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm khả hữu? Khi xét những phán đoán khoa học như những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm của toán học và vật lư khả hữu (trong mỹ học siêu nghiệm và phân tích siêu nghiệm), tại sao những phán đoán tổng hợp của siêu h́nh học lại không chính đáng? Sự khả hữu của nhận thức hiện tượng này liên hệ đến tư tưởng con người. Kant đề ra ba câu hỏi căn bản cho con người là: Tôi có thể biết ǵ? Tôi có thể làm ǵ? Và cái ǵ cho phép tôi hy vọng? Câu hỏi hai và ba liên hệ tới những quy luật đạo đức. Như ông từng xác định: nhà triết học không là một nghệ nhân của lư trí, nhưng là nhà lập qui cho lư trí con người. Tuy nhiên, cũng chính Kant xác định cho đến lúc này người ta vẫn không thể biết triết học nào; v́ triết học ở đâu? Ai sở hữu nó? nhận biết nó ra sao? người ta chỉ có thể học cách triết lư [15]. Theo Kant, triết lư là thực tập tài năng của lư trí phù hợp với những nguyên lư tổng quát luôn luôn dựa trên một số những toan tính, tuy nhiên với điều kiện bảo lưu quyền lư trí trong khai phá và khẳng định, hoặc loại trừ những nguồn của chính những nguyên lư này. Có một người thày lư tưởng, dầu lư trí không hiện thân hoàn toàn nơi mỗi cá nhân cũng sử dụng những nghệ nhân của lư trí như những công cụ để tiến hành những cứu cánh cơ bản của con người; cái h́nh tượng mà ta quen gọi là triết gia dầu không thấy ở đâu, song ư niệm về lập qui của nó hiện diện ở mọi nơi trong lư trí của con người [16]. Kant xác định lập qui chính thống của lư trí con người có hai đối tượng, tự nhiên và tự do (Natur und Freiheit) , bao gồm những quy luật của tự nhiên và quy luật của luân lư.
Như đă dẫn nơi trên, tŕnh tự tư tưởng Phê b́nh lư trí thuần tuư gồm hai phần chính: I. Học thuyết về những yếu tố siêu nghiệm/transscendentale Elementarlehre và II. Phương pháp luận siêu nghiệm/transscendentale Methodenlehre. Trong chương ba của phần II này, Kant luận về kiến trúc mẫu lư trí thuần tuư là nghệ thuật xây dựng hệ thống. Nếu triết học là khoa học về quan hệ của mọi nhận thức với những mục tiêu cơ bản của lư trí con người (teleologia rationis humanae), song ông cũng xác định những mục tiêu này không hẳn là những cứu cánh tối cao. Cho nên ông đă khu biệt cứu cánh tột cùng và những cứu cánh phụ thuộc, mà tột cùng của nó chính là toàn bộ định mệnh của con người. Triết học sinh mệnh này gọi là Luân lư học [17].
Quy luật luân lư bao hàm trong khái niệm tự do. Tiết thứ ba của Cơ sở cho Siêu h́nh học luân lư xác định khái niệm tự do chính là then khóa minh giải sự tự định của ư chí. Khi quan niệm tự do ư chí là tự định, có nghĩa ư chí phải là quy luật cho chính nó, không ǵ khác hơn là nguyên lư hành động phải là quy luật phổ quát, là công thức của mệnh lệnh vô thượng và chính là nguyên lư của luân lư tính [18]. Tại sao vậy? Bởi con người có lư trí theo Kant không thể hành động nào khác hơn là dưới (l)ư tưởng tự do về mặt thực tiễn. Lư trí phải tự xem như tác giả những nguyên tắc của nó, độc lập với những ảnh hưởng bên ngoài, v́ thế có thể nói ư chí của con người có lư trí phải là ư chí của chính nó dưới (l)ư tưởng tự do. Những mệnh lệnh tối thượng chỉ khả hữu theo Kant bởi v́ lư tưởng tự do làm cho con người là một thành viên của thế giới khả niệm.
Tưởng cũng cần phải nhắc lại rằng con người sống [trong khu biệt] giữa thế giới khả niệm và thế giới khả xúc [19], cho nên Kant nhấn mạnh đến chỗ khi nào chọn quan điểm qua phương tiện tự do khi nghĩ đến chúng ta như những nguyên nhân kỳ thành tiên nghiệm với một quan điểm khác khi chúng ta tự biểu hiện khi tham chiếu những hành động là những hiệu quả nh́n thấy trước mắt. Sự khu biệt giữa 'hiện tượng' và 'sự vật tự tại' không phải là hai thực thể phân biệt, nhưng là cùng sự vật, với tri năng hữu hạn được xem như nó có hay không có thể nắm bắt được. Cho nên trong giai đoạn viết Cơ sở cho Siêu h́nh học Luân lư, ông viết: con người phải thực sự t́m thấy nơi chính ḿnh quan năng phân biệt ḿnh với mọi sự vật khác và ngay cả từ chính họ trong lúc chính những sự vật ảnh hưởng đến họ.Quan năng đó là lư trí, như tự phát thuần tuư được nâng lên trên cả tri năng [20]. Tiết thứ ba tác phẩm này nhằm luận về quá độ từ một siêu h́nh học luân lư đến một phê b́nh lư trí thuần tuư thực tiễn, xuất bản vào năm 1788.
Từ Phê b́nh lư trí thuần tuư đến Phê b́nh lư trí thực tiễn, vị thế chính của nó vẫn là một toàn bộ thống nhất trong hệ thống tư tưởng Kant. Vấn đề tôi bàn đến ở đây không phải là triết học đạo đức Kant [21], song khung cảnh cấu trúc lư trí. Có thể đối chiếu cả ba bộ phê b́nh trên một lộ đồ thống nhất:
Phê b́nh lư trí thuần tuư:
I. Học thuyết những yếu tố siêu nghiệm: gồm Mỹ học siêu nghiệm và Luận lư học siêu nghiệm. Trong Luận lư học siêu nghiệm có:
- Phân tích siêu nghiệm
- Biện chứng siêu nghiệm
II Phương pháp luận siêu nghiệm
Phê b́nh lư trí thực tiễn:
I. Học thuyết những yếu tố của lư trí thuần tuư thực tiễn gồm:
- Phân tích lư trí thuần tuư thực tiễn
- Biện chứng lư trí thuần tuư thực tiễn
II. Phương pháp luận của lư trí thuần tuư thực tiễn
Phê b́nh quyền năng phán đoán:
I. Phê b́nh quyền năng phán đoán mỹ học gồm:
- Phân tích quyền năng phán đoán mỹ học
- Biện chứng quyền năng phán đoán mỹ học
II. Phê b́nh quyền năng phán đoán mục đích luận gồm:
- Phân tích quyền năng phán đoán mục đích luận
- Biện chứng quyền năng phán đoán mục đích luận
III . Phụ lục: Phương pháp luận của quyền năng phán đoán mục đích luận [22]
Tác phẩm Phê b́nh thứ hai tuy mang nhan đề Phê b́nh lư trí thực tiễn song trong nội dung luôn luôn dung cụm từ lư trí thuần tuư thực tiễn như chính Kant xác định ngay ở lời đầu tiên là nguyên cớ được chỉ ra trong chính khảo luận về song đối giữa lư trí thực tiễn với lư trí thuần tuư, cũng như trong phần Dẫn nhập: phê b́nh lư trí dựa trên việc sử dụng lư luận đối với những đối tượng thuộc quan năng nhận thức thuần tuư và đơn giản chỉ liên quan đến quan năng thuần tuư nhận thức, trong khi đối với việc sử dụng thực tiễn lư trí liên quan đến những nguyên lư xác định của ư chí , là một quyền năng sản sinh ra những đối tượng tương ứng với biểu tượng, hoặc tự xác định để thực hiện những đối tượng này , tức là xác định tính nhân quả của nó [23]. Khái niệm nhân quả liên hệ đến khái niệm tự do, để chứng minh điều này thuộc ư chí con người, không những yêu cầu lư trí thuần tuư phải là thực tiễn mà phải ở trên cơ sở vô điều kiện/unbedingterweise; cho nên không phải là công việc phê b́nh lư trí thuần tuư thực tiễn, mà chỉ là lư trí thực tiễn nói chung. Nhận thức lư trí được dùng làm cơ sở cho việc sử dụng thực tiễn, cho nên tiến tŕnh phê b́nh giữa phê b́nh lư thực tiễn với suy lư phù hợp với nhau (nghĩa là có một học thuyết những yếu tố và một phương pháp luận), chỉ khác trong phê b́nh suy lư, phân tích như quy tắc của chân lư và biện chứng như tŕnh bày và giải quyết biểu diện trong những phán đoán lư thực tiễn. Tuy nhiên phân tích lư thuần tuư đi từ khái niệm đến nguyên lư, c̣n ở lư thực tiễn, đi từ diễn dịch nguyên lư đến khái niệm.
Trong Dẫn luận nói đến ở trên, lư trí như một quyền năng, điều đă được ẩn dụ trong đề từ Kant mượn của Bacon [Baco de Verulamio], nhấn mạnh đến chỗ: sed utilitaris et amplitudinis humanae . Lư trí, như Kant xác định trong quy luật đạo đức, trực tiếp xác định ư chí ...và chính v́ nó có thể là thực tiễn như lư trí thuần tuư nên nó có khả năng lập pháp [24]. Quyền năng phán đoán phụ thuộc vào những quy luật đạo đức của lư trí thực tiễn có những khó khăn đặc dị, do việc quy luật tự do áp dụng vào những hành động là những sự biến sinh ra trong thế giới khả xúc, tuy nhiên khi bao nhiếp một hành động khả hữu trong thế giới khả xúc dưới quyền năng của một quy luật thuần tuư thực tiễn, nó có khả năng quan hệ với quyền năng phán đoán của lư trí trong sử dụng lư luận, phù hợp với quy luật nhân quả, là một khái niệm thuần tuư của tri năng [25].
Trong Phê b́nh lư trí thuần tuư, học thuyết những yếu tố siêu nghiệm khởi đầu bằng Mỹ học nhằm khảo sát điều kiện thân thể của con ngườI mở ra với thế giới trong cảm quan, đó là lư do tại sao có Phê b́nh quyền năng phán đoán, nhằm xác nhận điều kiện này, v́ phân tích phán đoán mỹ học thiết lập vai tṛ chủ yếu của những ấn tượng quy định thường trực phương thức con người vận động trong thế giới này.
Tại sao phải có Phê b́nh quyền năng phán đoán? Kant giải thích; Một phê b́nh lư trí thuần tuư nghĩa là quan năng phán đoán tiên nghiệm của chúng ta phù hợp với những nguyên lư sẽ bất toàn nếu như phán đoán như một quan năng tri thức có thể nại tới những nguyên lư như vậy không thể coi như một phần đặc thù của nó, dầu những nguyên lư trong một hệ thống triết học thuần tuư cần tạo thành không phải bộ phận đặc thù giữa lư luận và thực tiễn, nhưng có thể sáp nhập khi cần với một hoặc cả hai khi có cơ hội. Phê b́nh quyền năng phán đoán nhằm đưa ra quy tắc tiên nghiệm cho cảm giác, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quan năng tri thức với quan năng dục vọng [26].
Khái niệm quan năng là cơ sở của cả ba tác phẩm Phê phán, quyển thứ nhất có đối tượng là quyền năng nhận thức thế giớiI, quyển hai về quyến năng hướng dẫn hành động nơi con người, quyển ba về quyền năng phán đoán mỹ học và mục đích luận.
Ở thế kỷ 19, một nhà triết học Đức Wilhelm Dilthey không phải là một người theo Kant, song đă nh́n thấy ở nơi Kant biện giải của tư tưởng:
"Kant đă khám phá phương pháp nhận thức tạo lại những điều kiện cho nhận thức có giá trị phổ quát và thiết yếu trong chủ thể tư tưởng, khiến nhận thức khả hữu và t́m ra cái tổng quát nhất trong những điều kiện này trở thành quyền năng tổng hợp nối kết phức thể của dữ kiện trong thống nhất hệ thống"[27].
Phê b́nh quyền năng phán đoán của Kant như một học giả hiện đại, Dieter Henrich, đánh giá có thể xem như một bước ngoặt trong lịch sử mỹ học và triết học nghệ thuật nói chung. Không những nó phối hợp và xây dựng lại những phân tích về những thuộc từ và ứng xử mỹ học ở những trường phái Locke, Leibniz, Baumgarten, Sulzer hay từ Hume, Burke mà nó c̣n nâng lư luận mỹ học lên một tŕnh độ cao hơn trong khuôn khổ tri thức luận mới từ thành quả luận về lư trí khởi từ Phê b́nh lư trí thuần tuư của Kant [28]. Trong tiết 46, Kant khẳng định: mỹ nghệ là nghệ thuật của thiên tài v́ thiên tài là tài năng (tự nhiên phú cho) đem lại quy tắc cho nghệ thuật - tài năng như quyền năng sản xuất tiên thiên của nhà nghệ thuật [29]. Ở tiết 71, ông chỉ ra việc cơ chế của tự nhiên không đưa ra nguyên lư giải thích sự sản sinh những bản thể có tổ chức. Quyền năng phán đoán như thể phán đoán phản tư/reflectirende Urtheilskraft chính là nguyên lư toàn diện này.
Khi luận về thiên tài, Kant đưa ra nhận xét: thiên tài là tài năng mà tính độc đáo/Originalitảt là đặc hữu tiên quyết, song v́ cũng có những vô nghĩa độc đáo, nên thiên tài phải mang tính điển h́nh/exemplarisch, thiên tài tự nó không mô tả một cách khoa học làm thế nào tạo ra những sản phẩm, mà trái lại như với tư cách tự nhiên nó đề ra những quy luật cho những vật nó sáng tạo (từ thiên tài/Genie bắt nguồn từ genius là thần hộ vệ từ lúc con người sinh ra, do nguồn cảm hứng đó mà có những ư tưởng độc đáo); qua thiên tài, tự nhiên chỉ định những quy luật không phải cho khoa học, mà cho nghệ thuật và chỉ trong trường hợp mỹ nghệ mà thôi [30]. Trong tiết 47 để đối lập thiên tài với tinh thầa mô phỏng [Nachahmungsgeist, v́ học thuật không là ǵ khác hơn mô phỏng], nhà khoa học với nhà nghệ thuật, chẳng hạn nhà thơ, cũng như khu biệt phán đoán tất định vớI phán đoán phản tư, Kant đưa ra nhận xét: những nhà thơ như Homer hay Wieland không thể chỉ ra làm sao những ư tưởng đồi dào tưởng tượng và suy tư lại tập trung trong đầu óc họ, bởi chính họ không biết và cũng không thể dạy nó cho kẻ khác [31].
Có thể nói như vậy trong nghệ thuật cũng như trong tự nhiên có một cái ǵ không thể thông giao [32], tác phẩm nghệ thuật không phải là đối tượng của phán đoán tất định, mà chỉ có thể từ phán đoán phản tư; người ta có thể cảm nhận tính phổ biến của nó, song không thể giải thích. Dilthey chính là người rọi sáng vấn đề này khi thiết lập khoa học ông mệnh danh là Geisteswissenschaften vào hậu bán thế kỷ 19, với khái niệm lĩnh hội/Verstehen như phương tiện của lư trí trong văn chương và các khoa nhân văn. Dự án Phê b́nh lư trí sử đă được manh nha từ thời trẻ cho đến lúc cuối đời trong hành trạng tư tưởng Dilthey.
----------------------
[11] Warum diese Kritik nicht eine Kritik der reinen praktischen, sondern schlechtin der praktischen Vernunnft überhaupt betitelt wird, obgleich der Parallelism derselben mit der speculative das erstere zu erfordern scheint.
[12] Prolegomena zu einer jeden künftigen Metaphysik, die als Wissenschafte wird auftreten können như đă chỉ ra ngay từ Dẫn nhập nhằm phân giải câu hỏi tiên quyết nói trên trong bộ Phê b́nh. Mục đích của tập sách nhỏ hoàn tất năm 1783 không chỉ để giành cho ngườI đọc không chuyên môn, song nhằm bổ túc vấn đề xác định siêu h́nh học có khả năng như một khoa học, không những trên toàn diện, nhưng từ mọi bộ phận (Metaphysik muβ Wissenschaft sein, nicht allein im Ganzen, sondern auch allen ihren Theilen).
[13] Grundlegung zur Metaphysik der Sitten dựa trên những phân tích trong giai đoạn phê b́nh đă chỉ ra trong lời Tựa khu biệt những triết học xây dựng trên kinh nghiệm có thể gọi là triết học thường nghiệm, trong khi những triết học nào xây dựng học thuyết hoàn toàn trên những nguyên lư tiên nghiệm có thể gọi là triết học thuần tuư, về mặt h́nh thực là luận lư học, song nếu giới hạn trong việc xác định đối tượng của nhận thức th́ gọi là siêu h́nh học (Mann kann alle Philosophie, so fern sie sich auf Gründe der Erfahrung fuβ, empirische, die aber, so lediglich aus Principien a priori ihre Lehren vorträgt, reine Philosophie nennen. Die letztere, wenn sie bloβ formal ist, heiβt Logik; ist sie aber auf bestimmte Gegenstände des Verstandes eingeschränkt, so heiβt sie Metaphysik).
[14] Kant đă thực hiện Nhân học trong quan điểm thực nghiệm/Anthropologie in pragmatischer Hinsicht abgefaβt 1798, Grundlegung zur Metaphysik der Sitten 1783, Những yếu tố siêu h́nh học của học thuyết đức hạnh /Metaphysische Anfangsgründe der Tugendlehre; những yếu tố siêu h́nh học của học thuyết pháp quyền/Metaphysische Anfangsgründe der Rechtslehre 1797.
[15]'Der Philosoph ist nicht ein Vernunftkünstler, sondern der Gesetzgeber der menschlichen Vernunft'…'Bis dahin kann man keine Philosophie lernen; den wo ist sie, wer hat sie im Besitze, und woran läβt sie sich erkennen? Mann kann nur philosophiren lernen' [Kritik der reinen Vernunft: Transcendentale Methodenlehre, Drittes Hauptstück: Die Architektonik der reinen Vernunft].
[16] Aber da er selbst doch nirgend, die Idee aber seiner Gesetzgebung allenthaben in jeder Menschenvernunft angetroffen wird. Sdt.
[17] [Der Endzweck] ist kein anderer, als die ganze Bestimmung des Menschen, und die Philosophie über dieselbe heiβt Moral. Sdt.
[18] Die Formel des kategorischen Imperative und das Princip der Sittlichkeit. [Grundlegung zur Metaphysik der Sitten].
[19] Verstandeswelt/Sinnenwelt.
[20] Nur findet der Mensch in sich wirklich ein Vermögen, dadurch er sich von allen andern Dingen, ja von sich selbst, sofern er durch Gegenstände afficirt wird, unetrscheidet, und das ist die Vernunft. Diese, als reine Selbstthätigkeit, ist sogar darin noch über den Verstand erhoben. Sdt.
[21] Như nhiều học giả chuyên về Kant đánh giá sự biến h́nh tư tưởng của ông rơ rệt ở chỗ, ông không ngại tŕnh bày luân lư cùng những nguyên tắc của nó là cơ sở của toàn thẻ tổ chức triết lư của ông, mà ông đă sử dụng quyền năng phân tích tuyệt vời nhất để chỉ ra cái hư không của mọi chủ nghĩa giáo điều siêu h́nh, cái viển vông của toàn bộ đơn tử luận, dẫn dắt hữu thể luận thảm bại và hấp hối trở lại khung cửa kín của mệnh lệnh vô thượng.
[22] Kritik der reinen Vernunft:
Transscendentale Elementarlehre: Die transscendentale ästhetik (Mỹ cảm siêu nghiệm) -
Die transscendentale Logik (Luận lư siêu nghiệm):
Die transscendentale Analytik (Die Analytik der Begriffe: Von dem Leitfaden der Entdeckung aller reinen Verstandesbegriffe; Von der Deduction der reinen Verstandesbegriffe & Die Analytik der Grundsätze (Schematismus, System, Grund)- Die transscendentale Dialektik (Begriffe, Schlüsse: Paralogismus, Antinomie, Ideal)(Phân tích những khái niệm: khái luận khai phá những khái niệm thuần tuư của tri năng, diễn dịch những khái niệm thuần tuư của tri năng và phân tích những nguyên lư (niệm thức, hệ thống, cơ sở) - Biện chứng siêu nghiệm (khái niệm, kết luận, vơng luận, tương phản, lư tưởng).
Transscendentale Methodenlehre: Disciplin, Kanon, Architektonik, Geschichte (trừng giáo, tiêu chuẩn, kiến trúc mẫu, lịch sử) .
Kritik der praktischen Vernunft:
Elementarlehre der reinen praktischen Vernunft: Die Analytik der reinen praktischen Vernunft (Grundsätze: Deduction, Befugniβ; Begriffe eines Gegenstandes; Triebfeder)(Nguyên lư: diễn dịch, quyền năng; khái niệm đối tượng; động lực)
- Dialektik der reinen praktischen Vernunft.
Methodenlehre der reinen praktischen Vernunft.
Kritik der Urteilskraft:
Kritik der ästhetischen Urtheilskraft (Analytik der ästhetischen Urtheilskraft: Analytik des Schönen - Analytik des Erhabenen - Dialektik der ästhetischen Urtheilskraft)(Phân tích quyền năng phán đoán mỹ cảm: phân tích cái đẹp- phân tích cái cao nhă)
Kritik der teleologischen Urtheilskraft (Analytik - Dialektik)
Anhang: Methodenlehre der teleologischen Urtheilskraft.
[23] Mit dem praktischen Gebrauche der Vernunft verhält es sich schon anders. In diesem beschäftigt sich die Vernunft mit Bestimmungsgründen des Willens, welcher ein Vermögen ist, den Vorstellungen entsprechende Gegenstände entweder hervorzubringen, oder doch sich selbst zu Bewirkung derselben, d.i. seine Causalität, zu bestimmen.
[24] Die Vernunft bestimmt in einem praktischen Gesetze unmittelbar den Willen… und nur, daβ sie als reine Vernunft praktisch sein kann, macht es ihr möglich, gesetzgebend zu sein. [Kritik der praktischen Vernunft, Analytik, Lehrsatz II, Folgerung, Anmerkung I].
[25] Die gehört für die Beurtheilung des theoretischen Gebrauchs der Vernunft nach dem Gesetze der Causalität, eines reinen Verstandesbegriffs. Sdt. Quy tắc phán đoán đặt dưới những quy luật của lư trí thuần tuư thực tiễn như ví dụ Kant nêu ra: anh hăy tự hỏi nếu hành động anh tạo ra, giả định đến từ một quy luật của tự nhiên mà anh là một phần tử, anh cũng có thể coi nó khả hữu với ư chí của anh. Quả thực, theo quy tắc này, mỗi người có thể phán đoán những hành động nào là tốt hay xấu về mặt đạo đức.
[26] Als dem Mittelgliede zwischen dem Erkenntniβvermögen und Begehrungsvermögen. [Kritik der Urtheilskraft-Vorrede].
[27] [Kant] hatte das erkenntnis-kritische Verfahren entdeckt, das von der Allgemeingültigkeit und Notwendigkeit des Wissens zurückgeht auf die Bedingungen im denkenden Subjekt, welche das Wissen möglich machen, und hatte die allgemeinste dieser Bedingungen in dem synthetischen Vermögen aufgefunden, das die Mannigfaltigkeit des Gegenbenen zu systematischer Einheit verbindet. [W. Dilthey, Die Jugendgeschichte Hegels, GS IV]
[28] Xem Dieter Henrich, Aesthetic Judgment and the moral image of the world 1992.
[29] Genie ist das Talent (Naturgabe), welches der Kunst die Regel giebt - das Talent als angebornes productives Vermögen des Künstlers. [Kritik der Urtheilskraft, § 46].
[30] Die Natur durch das Genie nicht der Wissenschaft, sondern der Kunst die Regel vorschreibe und auch dieses nur, in sofern diese letztere schöne Kunst sein soll. Sdt.
[31] Kein Homer aber oder Wieland anzeigen kann, wie sich seine phantasiereichen und doch zugleich gedankenvollen Ideen in seinem Kopfe hervor und zusammen finden, darum weil er es selbst nicht weiß und es also auch keinen andern lehren kann. Sdt.
[32] Như chính Kant viết: eine solche Geschicklichkeit sich auch nicht mittheilen laßt.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011