ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
106
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106,
Thơ phá thể (tiếp theo)
Bài thơ Du liegst trong tập Schneepart cũng như những bài thơ khác của Celan đă dẫn trên Schibboleth, In eins đặt trong khung cảnh lịch sử, cái thông điệp ấy nhà thơ từng gửi cho một dịch giả của ông “ganz und gar nich hermetisch/tuyệt đối không bí hiểm”, tuy nhiên mỗi bài thơ mang những sự biến sử tính và thời tính, từ Abadias, Obadiah, Mandelstam, Liebknecht, Luxemburg đến những Arnika, Augentrost, Orchis. Trong bài thơ Du liegst, như Gadamer (nhân đề cập việc Peter Szondi phân tích khởi từ những chi tiết liên quan đến sự biến sát hại Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg) đă xác định: phải nghĩ là không người đọc nào có thể hiểu đầy đủ nếu không có những thông tin [444]. Quả thực, bài thơ nói đến Berlin nếu người ta biết tên hai ḍng sông Spree và Havel, kênh Landwehr là sông đào song song với Spree vẫn c̣n ghi khắc vụ ám sát nhà nữ cách mạng Rosa Luxemburg bị giết và d́m xuống vận hà này ngày 15 tháng Giêng 1919, Eden nguyên là khách sạn trước đây, nay là khu chung cư [Eden hàm nghĩa thiên đường, nơi khoái lạc] th́ người đọc có thể hiểu một số những việc thi sĩ nói đến trong thơ. Tuy nhiên, dưới góc nh́n thông diễn luận của Gadamer, người đọc không cần biết những việc riêng tư và phù du; ngay cả nếu có biết, cũng phải quên nó đi, mà chỉ chú trọng trên cái ǵ bài thơ biết. Về phía bài thơ muốn người đọc t́m biết, học hỏi và kinh nghiệm những ǵ nó biết, và không bao giờ được quên nó; mặt khác giá trị nội tại của thông tin, có thể ở chỗ sức ép giữa thông tin đặc biệt và thông tin nhận được từ bài thơ không chỉ tương đối, có biến hoá theo ư nghĩa giảm đi trong quá tŕnh tiếp nhận một công tŕnh [445].
Trở lại bài thơ Todtnauberg chẳng hạn, mở đầu :
Arnika, Augentrost, der
Trunk aus dem Brunnen mit dem
Sternwürfel drauf,
Cúc khoa, Xa cúc, cái
ngụm nước từ giếng với
khối h́nh sao bên trên
Cúc khoa, Xa cúc – tên những loài hoa thi sĩ điểm lại trên đường núi, giữa khung cảnh thế giới thiên nhiên, giếng nước lều tranh gợi lại trong kư ức quê hương xưa Bukovina đă mất, khối h́nh ngôi sao bằng gỗ bên trên với màu vàng hoa cúc khoa biểu hiện cho băng vàng một thời tuổi trẻ - có ǵ thật, có c̣n ǵ, hay chỉ là những ngả đường thất lạc?
Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi nói đến biến đổi của vận hành, một vài nhà tư tưởng như Trang tử, Billeter, siêu thực như Julien Gracq khi phê phán “hầu như mọi nhà tư tưởng, mọi nhà thơ tây phương ưa thích ư tưởng, ảnh tượng gợi lên cảnh giới, nghĩa là chia cách tinh thần với thế giới, và không chú ư đến những ǵ có liên quan đến…khuây ngủ/nhu nọa, tái hợp” nên trong khoa học cũng như văn học phương tây “ít chú tâm đến những trạng thái thực sự sinh ra và hấp hối của ư thức”.
Todtnauberg dường như trong khoảnh khắc đồng t́nh với tư ngộ ấy.
Celan ở Pháp, song vẫn làm thơ tiếng Đức, nhưng tiếng Đức của ông học tập từ thuở nhỏ trong cộng đồng người Do thái ở Romania, mang một sắc thái đặc thù, cho nên cũng tạo khó khăn cho người đọc. Borges chẳng hạn từng phàn nàn nhiều dịch giả của ông không liên lạc tham khảo ư kiến của ông v́ tiếng Tây ban nha trong tiểu thuyết của Borges mang sắc thái đặc thù của ngôn ngữ ở Argentina. Mặt khác, Celan c̣n làm công việc dịch thuật, và trong việc dịch thơ từ tiếng Pháp, tiếng Romania, tiếng Nga, Ư, Bồ đào nha, Anh và Hebrew của hơn bốn mươi tác giả, nhất là Apollinaire, Mandelstam, Dickinson, Shakespeare trong tinh thần sáng tạo của một người đam mê và làm thơ. Tôi sẽ nói đến vấn đề này trong chương X về dịch thuật.
Tại sao tôi viết về thơ Celan trong tranh luận thơ phá thể. Có thể xét đến hai mặt: tính tiền phong, phá cách và quan niệm thơ của Celan.
Những tác phẩm đă xuất bản từ Mohn und Gedächtnis 1952 cho đến Schneepart 1971. Zeitgehöft 1976 sau khi Celan đă qua đời, phần lớn trong dạng tiểu cú/minimalist, trừ bài Engführung có những câu bậc thang và dài 171 câu và những bài thơ ngắn nhất, như dạng haiku [446]. Celan làm thơ, song cũng có cơ hội viết tản văn, chủ yếu là diễn văn trong dịp lănh giải, mà quan trọng nhất là Der Meridian/Kinh tuyến thường được những học giả viết về ông khai phá quan điểm thơ của Celan.
---------------------------
[444] H.-G. Gadamer, Sdt: Kein Leser ist ganz ohne Informationen. Peter Szondi, bạn thân của Celan đă phân tích bài thơ này với những thông tin chi tiết (in trong Celan-Studien 1972) như: Celan viết bài thơ này có ghi ngày sáng tác là tối 22 tháng 12 năm 1967, tức trước Giáng sinh, khi ông đến Berlin và ngụ tại nhà khách của Viện Hàn lâm Nghệ thuật, trong dịp nói chuyện và đọc thơ Atemwende tại Phân khoa Văn học tỉ giảo thuộc Đại học Tổng hợp tự do ở Berlin, Szondi đưa quyển sách Der Mord an Rosa Luxemburg und Karl Liebknecht: Dokumentation eines politischen Verbrechens/Vụ sát hại RL và KL: những tài liệu về một tội ác chính trị cho Celan mượn đọc trong lúc nhàn rỗi, được bạn bè dẫn đi thăm khu Plötzensee nơi hành quyết Luxemburg và Liebknecht, khi qua khu chợ Giáng sinh, trước quầy hàng Thuỵ điển đă thấy ṿng hoa làm bằng gỗ sơn đỏ treo táo và nến (xem câu thơ: zu den roten Äppelstaken aus Schweden), nghe kể thân thể Liebknecht bị đạn bắn lỗ chỗ như cái sàng/Sieb. Luxemburg bị giết và liệng xuống kênh (nghe kể một tên lính trong đám hành quyết nói lại có kẻ ví bà như con lợn nái đang bơi), lợn nái/Sau c̣n ám chỉ một cách khinh miệt “người đàn bà Do thái”, câu thơ ‘bàn với những tặng phẩm’ với ‘Eden’ hàm ngụ tương phản giữa vui chơi và tội ác.
[445] Gadamer, Sdt: Man muß nichts Privates und Ephemeres wissen. Man muß sogar, wenn man es weiß, von ihm wegdenken und nur das denken, was das Gedicht weiß. Aber das Gedicht will seinerseits, daß man alles das weiß, erfährt, lernt, was es weiß, und all das fortan nie vergißt…[zur Frage des Informationsgehaltes]: Die Spannung zwischen besonderer Information und solcher, die man aus dem Gedicht selbst schöpfen kann, ist nicht nur, wie oben gezeigt, eine relative. Sie ist wohl auch eine veränderliche von der Art, daß diese Spannung sich im Laufe der Wirkungsgeschichte eines Werkes mehr und mehr abschwächt.
[446] Celan, Sprachgitter:
Engführung
Verbracht ins
Gelände
mit der untrüglichen Spur:
…
Geh, deine Stunde
hat keine Schwestern, du bist –
bist zuhause. Ein Rad, langsam,
rollt aus sich selber, die Speichen
klettern,
klettern auf schwärzlichem Feld, die Nacht
braucht keine Sterne, nirgends
fragt es nach dir.
*
Nirgends
fragt es nach dir –
…
Sahn nicht, nein,
redeten von
Worten. Keines
erwachte, der
Schlaf
kam über sie
*
Kam, kam. Nirgends
fragt es –
Ich bin, ich,
ich lag zwischen euch, ich war
offen, war
hörbar, ich ticket euch zu, euer atem
gehorchte, ich
bin es noch immer, ihr
schlaft ja.
…
Tiết kết tẩu khúc (Stretto)
Lái vào trong
Lănh thổ
với dấu xe không lầm
…
Đi, thời giờ của ḿnh
Không có chị em, ḿnh th́ –
ở nhà. một bánh xe, chậm,
tự lăn chính nó, những nan hoa
leo,
leo trên cánh đồng mờ tối, đêm
không cần những ngôi sao, không đâu
có ai hỏi đến ḿnh
*
Không đâu
có ai hỏi đến ḿnh –
…
Không thấy, không,
Nói đến
những lời. không
thức giấc,
giấc ngủ
trùm lấy chúng
*
Đến, đến. Không đâu
có ai hỏi –
Tôi đây, tôi,
tôi ở giữa ḿnh, tôi vẫn
mở ngỏ, tôi vẫn
nghe được, tôi sờ† ḿnh, hơi thở ḿnh
tuân thủ, tôi
vẫn đây, c̣n ḿnh
đă ngủ
† Khi phân tích Engführung, Peter Szondi đưa ra mấy nhận xét: bài thơ được cấu trúc như một khúc nhạc, một tấu âm kết thúc của tẩu khúc (stretto), động từ ngủ/schlafen đồng nghĩa với chết, động từ ‘ticken’ mang hai nghĩa dùng ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 có nghĩa tiếng động tích tắc , và dùng đầu ngón tay để sờ.
Những bài thơ ngắn tiêu biểu như:
DU WARST mein Tod:
dich konnte ich halten,
während mir alles entfiel
EM LÀ nỗi chết của tôi:
em - tôi có thể nắm giữ,
trong khi mọi thứ bỏ tôi đi.
WAS UNS
zusammenwarf
schrickt auseinander,
ein Weltstein, sonnenfern,
summt.
ĐIỀU LÀM CHÚNG TA
hợp lại,
hoảng hốt xa nhau,
một tảng lăn thế giới, mặt trời xa
ầm ừ.
DIE POSAUNENSTELLE
tief im glühenden
Leertext,
in Fackelhöhe,
im Zeitloch:
hör dich ein
mit dem Mund
QUĂNG KÈN LOA†
trầm sâu trong rừng rực
khuyết bản
ở ngọn đăng cao
trong hố sâu thời gian:
em hăy nghe
với miệng
†Khi phân tích bài thơ này, Stéphane/Stefan Mosès (1931-2007) giải thích: từ Posaune bắt nguồn từ tiếng La tinh bucina [bos có nghĩa là ḅ, canere có nghĩa là ca, hát] để chỉ loại kèn [trumpet] sử dụng thời La mă có h́nh dạng sừng ḅ; từ Stelle theo ngữ nguyên bắt nguồn từ động từ stehen có nghĩa đứng, chiếm một vị trí, song cũng có nghĩa lả dừng, gián đoạn, nghỉ cho nên từ Posaunenstelle có nghĩa, vừa để chỉ nơi chốn [không gian] nghe được tiếng kèn, một đoạn bản gợi lên tiếng kèn, hay quăng trong một bản nhạc có tiếng kèn; nói chung Die Posaunenstelle có thể nói tới một sự dừng, một gián đoạn, một ngắt giọng, như hàm ngụ trong ‘bản văn khuyết/Leertext’, ‘khoảng thời trống/Zeitloch’.
(c̣n nữa)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013