ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

19

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19,


9. Khoa học văn chương
(tiếp theo)

Ở chương 44 trong tập ba “tinh thần khách thể hóa” của Luận về vấn đề Hữu tinh thần, Hartmann xét đến hiện tượng và h́nh thái của vận động khách thể hóa. Tinh thần khách thể hóa là khách thể hóa tinh thần khách quan, phụ thuộc và độc lập, sự quan trọng tương đối của nội dung và sức mạnh mẽ tương đối của vật chất đắc thủ nó. Những tiêu biểu thuần túy nhất của tinh thần khách thể hóa này là văn chương, nghệ thuật tạo h́nh và âm nhạc.

Trong Mỹ học, ông phân biệt hai b́nh diện khách thể hóa, h́nh thái hữu thể luận dị dạng qua biểu ngữ tiền cảnh (tầng tự trị, khả giác gần với thế giới thực) và hậu cảnh (cơ sờ lư tưởng của tinh thần), sự phân biệt giữa hữu tự nội và hữu ta quy.[209] Ở chương 47 Luận về vấn đề Hữu tinh thấn, Hartmann luận về mối liên hệ tầng trong những tác phẩm nghệ thuật văn chương: từ đối tượng mỹ học  và giá trị của nó đến h́nh thái và vận động trong tạo h́nh, hội họa, âm nhạc, thơ, kịch nghệ, kiến trúc.

Cấu trúc của tinh thần khách thể hóa xác định qua ba thành tố: ảnh tượng thu5ư (khả xúc)/Realgebilde, nội dung tinh thần và quan hệ cơ bản của tinh thần sinh động, biểu hiện h́nh thái hiện hữu từ tính thể/Sosein đến hiện thể/Dasein. Hậu cảnh/Hintergrund nói nơi trên tái xuất từ h́nh thái hữu thể luận duy nhất mà ông gọi là hữu ta quy/Für-uns-Sein [210]: ở chương 48c khi đề cập h́nh thái kép của hữu trong phức hợp cấu trúc của tầng, ngoài hai tầng cơ bản c̣n đ̣i hỏi một tinh thần sống động, không phải hữu tự nội, mà là hữu ta quy [211].

Khách thể hóa như một quyền năng làm tinh thần sinh động chuyển vận, chẳng hạn đọc một bản văn cổ, chúng ta có thể ‘nhận biết’ tinh thần chứa trong nó, ‘nhận biết này’ là h́nh thái hữu/Seinsweise của tinh thần khách thể hoá/objektivierte Geist. Hartmann nhận xét mọi tinh thần khách thể hóa không tự nó ở trong chầt thể/hữu tự tại mà chỉ hiện hữu nơi chúng ta/für uns sein [người đọc, khán giả, thính giả], cho nên phần đông những khái niệm truyền thống trong triết học là những khái niệm suy thoái/abgesunkene.

Khách thể hóa hiểu theo Hartmann có thể h́nh dụng như những dấu hiệu ấy đang im ĺm được đánh thức dậy khi tiếp cận với một tinh thần sinh động, nói như Goethe ‘dược phục sinh’ [ở một chỗ khác, tôi có nhắc đến câu thơ của Nguyễn Du chỉ ra thơ làm cảnh vật, cây cỏ trở thành bất hủ, điều đó hàm ngụ đi vào đời sống/tâm/thần của con người, nghĩa là đối với chúng ta/chúng nhân; xem chú thích 105]. Cho nên trong Mỹ học, Hartmann khẳng định: nghệ thuật không thể tách rời đời sống thực, dẩu là chúng có tự lập đối với nó…Nghệ thuật có là ǵ trong bản chất cũng chỉ ở trong khuôn khổ của thực tại lịch sử là mảnh đất đă nuôi dưỡng lên chúng, không phải trong cái bóng hiện hữu bên ngoài [212]. Có thể nói mỹ học phản ảnh kinh nghiệm thẩm mỹ mà mỗi con người tham dự để thấy những xung đột, tranh đấu, đau khổ và thất bại trên sân khấu kịch cũng chỉ là hư kịch trong đời sống, như thể từng trải kinh nghiệm về mặt mỹ học [213].

Khách thể hóa như vậy cơ bản là sáng tạo ra một cái ǵ thực tồn tại và xuất lộ nội dung tinh thần; tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của con người sáng tạo. Song một khi đă sáng tạo ra một tạo phẩm, cũng như tinh thần khách thể hóa đă nói ở trên đạt tới sự độc lập đối với tinh thần sáng tạo, có một hiện thể của nó trong lịch sử, một h́nh thái hữu của nó bên đời sống tiếp diễn của tinh thần khách quan, tác phẩm nghệ thuật trở nên độc lập với con người tạo ra nó. Nói như những nhà phê b́nh văn học sau này (Barthes, Blanchot v.v..), sự vắng mặt của tác giả. Tinh thần khách thể hóa không giới hạn trong tinh thần đặc thù đă tạo ra nó, mà luôn luôn trở thành một cái ǵ khác.[214]

Tác phẩm nghệ thuật văn chương là một biểu hiện quyền năng sinh động của sự khách thể hóa này: mối liên hệ quá khứ và hiện tại, sử tính và thời tính, không nhất thiết là có ư hướng.Những sách bằng vỏ chỉ thảo Ai cập chẳng hạn h́nh dung ảnh tượng hang ngày của một thời đại lịch sử, những thần thoại, quan niệm triết lư có thể biến đi trong một thời kỳ lại hưng phấn trong một phục sinh khác. Phải chăng có một giá trị thường trực, phi thực, như một yêu sách, đ̣i hỏi và lên tiếng, những từ Hartman dùng để chỉ, như Ansinnen, Anforderung, Ansprechen trong thế giới biểu diện này.

Trong suốt cuộc hành tŕnh chúng ta đă đi qua nhằm khai phá lư trí văn chuơng - chỗ dựa của văn chương, của thế giới văn chương – qua những quan niệm về ư thức văn chương, xây dựng khoa học văn chương. Những tên tuổi lớn như Dilthey, Hartmann, Bakhtin, Ingarden, Blanchot, Barthes không nhất thiết là những khuôn khổ tất định để xây dựng căn nhà hữu thể văn chương, song chắc chắn là những tấm gương sáng phản tư cần thiết.

Thế giới văn chương trước tiên là thế giới của giả tưởng, dầu ở quan điểm duy tâm hay duy thực. Tiểu thuyết chẳng hạn c̣n gọi là giả tưởng, cấu tạo qua ngôn ngữ để dựng những yếu tố nhân vật, tên, hành động, t́nh tiết, câu truyện. Tên người trong thế giới thực có tính phổ quát, chẳng hạn những tên Mai, Loan, Cúc, Trúc th́ vô số phụ nữ mang, song chỉ có một Mai duy nhất trong Nửa Chừng Xuân, một Loan duy nhất, đặc thù trong Đôi Bạn. Người ta có thể yêu, chinh phục, chiếm đoạt đối tượng cá thể ngoài đời thực, nhưng không thể làm t́nh với mỹ nữ Thúy Kiều, hay Thị Mịch  dầu có dục vọng, đam mê trong trí tưởng. Sự khu biệt giữa con người xác thịt với nhân vật trong văn chương là người ta, kể cả chủ thể cũng không thể dự tưởng số mệnh, hành trạng của ḿnh, tuy nhiên tác giả đă vẽ con đường dự định của nhân vật, dầu là tiểu thuyết hay kịch phi lư, hoặc lịch sử.

Quyển sách văn chương (phân biệt với quyển sách không thuộc văn chương) có thể so chiếu với đồng hồ: quyển sách có một thực thể (làm bằng chất thể như giấy, mực, h́nh v.v..), đồng hồ làm bằng vật chất (giây cót, bánh xe v.v..) đo lường cái gọi là thời gian, quyển sách đo lường theo loại văn thể [215], tạo ra ảo tưởng của thực tại, đồng hồ cũng tạo ra ảo tưởng thời gian, những câu tạo tác phẩm văn chương cũng như giây, phút tạo ra thời khắc.

Ảo tưởng của thực tại trong quyển sách nhằm ở biểu tượng của thế giới ‘thực’ qua hiện diện một bầu không khí/ môi trường đặc thù từ một tạo phẩm của đa phức những phẩm tính cách thái, kế tục của chuỗi âm từ, tổ hợp thành những câu và nối với nhau bằng ngữ nghĩa [216].

Tạo một không khí, phạm vi của văn chương xác định giá trị của sách/tác phẩm văn chương. Nếu không có bảng thang giá trị ‘mỹ học’, không có khu biệt nghệ thuật, ấu trĩ và trưởng thành, hay, dở. Song tiêu chuẩn đó như thế nào? Có phụ thuộc cảm quan? Hay đo lường qua thời gian: như Stendhal tin tưởng tác phẩm của ông bất diệt với thời gian để gửi đến tay hậu thế [217], Hans Robert Jauss trong Lịch sử văn chương như một thách đố [218] đă nói đến trường hợp tiểu thuyết Madame Bovary của Flaubert bị tiểu thuyết Fanny của Feydeau vượt trội tái bản đến lần thứ mười ba trong ṿng một năm, song ngày nay tiểu thuyết của Flaubert nổi tiếng thế giới trong khi hầu như không ai biết đến Feydeau - điều mà Jauss gọi là một nhậy cảm văn chương/eine literarische Sensation. Khi đề cập đến vấn đề này, M. Blanchotcũng từng nói đến kinh nghiệm của văn chương là một kinh nghiệm toàn diện, một vấn đề không có giới hạn, không chấp nhận ổn định hay giản lược  chẳng hạn vào một vấn đề ngôn ngữ [219]. Trong lĩnh vực thơ cũng vậy, không phải chỉ vấn đề ngôn ngữ, hay thuộc về cảm quan trí tuệ, khu biệt thơ với ‘thơ con cóc’ [220] .

Vấn đề ngày nay là quyển Sách in có thể tồn tại?Trong Cơ sở phê b́nh luận vị lai [221] tôi đă miêu tả cảnh trạng: Câu hỏi đă được đặt ra từ hơn nửa thế kỷ trước khi người ta nh́n về tương lai của quyển sách cùng với cách cấu trúc của những bản văn liệu có biến đổi, khi những hệ thống tương tác như Web, MOO và MUD có ảnh hưởng tới sự phát triển và tiến hóa của những quy tắc mẫu bản. Người ta cũng đă h́nh dung quang cảnh những quyển sách in, những thư viện và tiệm sách, những cơ quan phát hành cổ truyền sẽ nhường bước cho những cơ chế  và loại điện tử, thuyết thoại theo tuyến trao chức năng lại cho những kiểu thông tin đa hiệu, siêu bản.

Liệu có sự lẫn lộn giữa phương tiện sản xuất văn hóa với phương thức sản xuất văn hóa? Có phải đặt lại vấn đề khoa học kỹ thuật trong khi hỏi: lư trí văn chương có khả hữu? Những phát kiến mới nhất đưa thế giới ảo trùng lấp với thế giới thực? từ những phương tiện về thị giác như hologram, photoshop v.v.. đến  những xảo thuật điện ảnh, những nhu cầu mới của điện toán, tiện nghi của eBook thể hiện ‘cách mạng kỹ thuật’ có thực sự làm biến đổi thế giới? hay cách mạng tư duy? Hay một phi văn chương/Alittérature thực sự thay thế văn chương sau phá thể khởi sự từ giữa thế kỷ XX? Phê b́nh lư trí văn chương liệu có dẫn đến một chung cuộc của văn chương, khi tất cả trở thành thế giới ảo?                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

------------------

 

[209] Những tác phẩm phân tích lư luận Hartmann về những mặt này như: Das Problem des idealen An-sich-Seins bei Nicolai Hartmann 1971 của Werner Bulk, Vom Problem des objektivierten Geistes 1965 của Hariolf Oberer. Ở đây chúng ta chỉ xét mặt mỹ học.

[210] Hartmann nói đến khái niệm hữu ta quy nhiều lần trong tác phẩm Luận về Hữu tinh thầnMỹ học, [Xem: Stanilas Breton: L’Être spirituel, Recherches sur la philosophie de Nicolai Hartmann 1962, W.H. Werkmeister: Nicolai Hartmann’s New Ontology 1990 và đặc biệt là Werner Bulk trong sách dẫn trên: Vấn đề hữu tự nội lư tưởng ở N. Hartmann 1971.] Khái niệm Hữu ta quy bắt nguồn tử Fichte trong Khoa học luận/Wissenschaftslehre (ở Dẫn nhập hai §7) và Wissenschaftslehre nova methodo (Dẫn nhập hai §5: aber alle Handlungen gehen doch durch die Vorstellung hindurch. Alle was für uns sein soll, ist doch nur ein Bewußtsein/nhưng mọi hành động đều thông qua biểu tượng. những ǵ là hữu ta quy chỉ là ư thức). Trong Khoa học luận, Fichte nhằm tranh biện với Kant và những người theo Kant. Trong Luận về Hữu tinh thần, Hartmann nhằm tranh biện với Hegel. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở chương 2: Mỹ học và văn chương.   

[211] Bulk lư giải: Chỉ ở tầng ‘thứ nhất’, tiền cảnh đă có ư nghĩa, là hữu tự tại thực và độc lập, nghĩa là không phụ thuộc vào quan điểm mỹ học của chủ thể. Mọi tầng khác của hậu cảnh không tự tại. Chúng chỉ xuất hiện ở chủ thể cũng phụ thuộc vào những ư nghĩa này. Chúng chỉ có ‘hữu ta quy’ [như trong Luận về Hữu tinh thần, Hartmann viết:Sie sind und bleiben, ontisch verstanden, auf die Gegenleistung des künstlerisch auffassenden Subjektes angewiesen/Chúng vẫn là, hiểu về mặt hiện thể trở lại với chủ thể lĩnh hội nghệ thuật].

 [212] Warum die Künste sich nicht vom realen Leben abschließen dürfen, obgleich sie diesem gegenüber ihre Art Autonomie haben…Was sie ihrem Wesen nach sind, können sie nur im Rahmen einer geschichtlichen Wirklichkeit sein, auf deren Mutterboden sie erstehen, nicht aber in einem ästhetizistischen Schattendasein neben ihr.

 [213Nguyên văn trong sách dẫn trên: Konflikte und Kampf, Leiden und Unterliegen geben echte dramatische Spannung und Lösung her…um sie künstlerisch zu formen, sondern schon für jeden im Leben Stehenden,..sie in ihrer natürlichen Dramatik zu sehen. Sdt.

[214] Ở chương 44 Luận về Hữu tinh thần, Hartmann phân tích hai mặt khách thể hóa phụ thuộc và độc lập/unselbständige und verselbständigte Objektivation dựa trên xác định: tinh thần khách thể hóa hiểu như h́nh thái cơ bản thứ ba [đối với tinh thần cá nhân, tinh thần khách quan] th́ tách rời ra khỏi cả tinh thần cá nhân lẫn tinh thần khách quan sinh động/Der objektivierte Geist dagegen als dritte Grundgestalt verstanden, ist sowohl vom personalen als vom lebenden objektiven Geiste abgelöst. Những hiện tượng mô tả trong chương này như biểu tượng tập thể để lại trong thờ phượng, nghệ thuật, kỹ thuật, ví dụ như những bậc vĩ nhân (chẳng hạn như Đại đế AlexanderAlexander, Quang Trung) mà hậu thế giữ lại được chỉ là ảnh tượng, những ngôn từ của Sokrates, chẳng phải những lời nói mất đi trong không, nhưng ở những thiên đối thoại của Plato, Xenophon; cái phi thực/Irrealität như Hartmann gọi là tha hữu/Enthobensein, tiêu biểu tinh thần sáng tạo và được sáng tạo. 

[215] Trong Luận về Hữu tinh thần, Hartmann nói đến suy thoái trong lịch sử khái niệm triết học tạo một nguy hiểm tăng lên thành cái không thể đo lường/ins Ungemessene, có thể hiểu theo nghĩa này.

 [216]  Xem phân tích những tầng của Ingarden nói ở trên.

[217] Xem: Stendhal trong Triết học và Văn chương 1974 [ĐPQ].Trong tự truyện Vie de H. Brulard, chính Stendhal khi nói đến tác phẩm ‘Essai sur les Mœurs của Duclos đă khẳng quyết có thể cuốn sách này sẽ chết vào năm 1880 rồi!

[218] Literaturgeschichte als Provokation 1970. Bài viết nói đến mang tên ‘Literaturgeschichte als Provokation der Literaturwissenschaft/Lịch sử văn chương như một thách đố của khoa học văn chương’.

[219] Xem: Où va la littérature? trong Le livre à venir [MB]

 [220] Phải hiểu tại sao có ‘thơ con cóc’ trong khung cảnh h́nh thành thơ/gedichtete Gestalt. ‘Thơ con cóc’ là sản phẩm hoạt kê của người ta đặt ra để chế nhạo những người Hồ Xuân Hương gọi là ‘ngẩn ngơ”:

       Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

       Lại đây cho chị dạy làm thơ

H́nh dung những người tập tọng làm thơ:

       Con cóc trong hang

       Con cóc nhẩy ra

       Con cóc ngồi đó

       Con cóc đi đâu

mỗi chú cóc thơ ngồi một chỗ xướng thơ theo lối liên ngâm, rồi tán thưởng cùng nhau trong một xóm ‘văn’.

H́nh thức Liên ngâm/liên cú là một sáng tạo thơ nhiều người, khó làm v́ phải cùng một cảnh, tŕnh độ vận dụng ngôn ngữ, tiêu biểu như bài Cảnh Hồ Tây, nguyên văn của bà Liễu Hạnh, Phùng Khắc Khoan, và hai nho gia họ Lư, họ Ngô chơi thuyền ở Hồ Tây, liên ngâm mà thành, Phan Kế Bính dịch ra văn Nôm:

       Liễu   : Hồ Tây riêng chiếm một bầu trời

             : Bát ngát tứ mùa rộng mắt coi

                    Cỗi ngọc xanh xanh làng phía cạnh

       Phùng : Trâu vàng biêng biếc nước vành khơi

                     Che mưa nhà lợp và gian cỏ

       Ngô     : Chèo gió ai bơi một chiếc chài

                     Dậu thủng chó đua đàn sủa tiếng

               :Trời hôm bếp thổi khói tuôn hơi

                     Mơn mơn tay lái con chèo quế

       Phùng   :Xàn xạt ḿnh đeo chiếc áo tơi

                             Thuyền Phạm phất phơi chơi bể rộng

       Ngô      :Bè Trương thấp thoáng thả sông trời

                      Đ̣ đưa băi lác tai dồn dă

                :Giọng hát bờ lau tiếng thảnh thơi

                       C̣ xuống đua qua vùng cát đậu

       Phùng    :Diều bay sẽ liệng đám mây chơi

                       Khúc ca trong đục ầm bên nước

       ……..   

Bài Liên ngâm tiêu biểu khác Ngô Sơn Vọng Nguyệt của những nhà thơ hiện đại với Trúc Khê Ngô văn Triện, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, Thâm Tâm tại nhà Trúc Khê năm 1940:

 

       Trúc Khê:                    Non Ngô dưới bóng trăng rằm

                                          Duyên may họp bạn tri âm bữa rày

       Trần Huyền Trân:              Rượu vào chưa rót men say

                                                      Riêng ḷng đă thấy rót đầy t́nh nhau

       Nguyễn Bính:              Biết rằng gặp măi nhau đâu

                                            Duyên bèo nước có bền lâu bao giờ

       Thâm Tâm:                  Rượu say c̣n lắng trăng mờ

                                         Tiệc sau e bóng người thơ lạc loài

       TK:                              Bàn chi những chuyện ngày mai

                                         Hứng vui thu lại ngàn đời: một đêm

       THT:                            Ngh́n năm trăng sáng c̣n lên

                                         Đời ly biệt mới biết duyên tương phùng

       NB:                              Uống cho say năo say nùng

                                         Ngh́n năm ai thoát khỏi ṿng biệt ly

       TT:                               Mai này măi măi dù đi

                                          Gió thu c̣n giục hồn về Ngô Sơn

       TK:                              Chênh vênh núi nhỏ một ḥn

                                          Lưu danh hoặc sẽ chờ ơn thi hào

       THT:                            Lửng lơ trăng đă lên cao

                                          Ha ha hăy uống trăng vào ḷng ta

       NB:                              Trăng lên trăng măi không tà

                                         Trăng lên trăng măi không già, trăng non

       TT:                               Tiệc tàn đến chén con con

                                        Năm năm vẫn nhớ trăng tṛn đêm nay.

 [221] Xem: Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002.

 

Phụ chú: Khái lược Phê b́nh lư trí văn chương phác họa như sau:

 

Dẫn nhập: 1. Cái có thể chia phần

          2. Nguồn gốc ngôn ngữ

                  3. Khả hữu của lư

                  4. Lư trí thuần túy

                  5. Phê b́nh luận và phê b́nh

                  6. Những lư trí đa diện

                  7. Về một phê b́nh lư trí văn chương

                  8. Ư thức văn chương

                   9. Khoa học văn chương

Chương I:  Triết học và văn chương

Chương II: Mỹ học và văn chương

Chương III:Lư luận văn chương và phê b́nh văn chương

Chương IV:Văn học sử có khả hữu?

Chương V: Thông diễn học

Chương VI:Văn phong học

Chương VII:Ngữ học và ngữ nghĩa học

Chương VIII:Kư hiệu học hiện đại

Chương IX: Những thong số văn học

Chương X: Vấn đề dịch thuật

Chương XI: Mỹ học văn chương

Chương XII: Hữu thể luận văn chương

 

-          Hết phần Dẫn nhập   -

 

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011