ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

51

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, 

 

Quyển sách (tiếp theo)

Định nghĩa thứ nhất Todorov xác định từ Cazotte có thể được minh họa bằng những nhận xét như dùng khả năng ngoại tại và h́nh thức để giải thích đơn giản những hiện tượng th́ luôn luôn thiếu sót khả năng nội tại, cho nên không rơ là những nguyên nhân xảy ra sự biến thuộc tự nhiên hay siêu nhiên. Ông cũng ngờ vực một định nghĩa như vậy có căn nguyên độc đáo không? V́ lẽ đó, ông viện dẫn quan niệm của triết gia huyền nhiệm người Nga Vladimir Soloviov (viết trong lời Tựa cho tiểu thuyết Ma cà rồng của Alexis Tolstoï): Trong huyễn hoặc thực sự, người ta luôn luôn giữ khả năng ngoại tại và h́nh thức của một giải thích đơn giản về những hiện tượng, nhưng đồng thời giải thích này th́ hoàn toàn không có tính cái nhiên bên trong [26]. Khi luận về quan niệm này của Soloviev, nhà h́nh thái luận Tomachevski xác định, nếu bỏ cái vỏ duy tâm trong triết học Soloviov, người ta có thể nhận ra một định thức khá rơ ràng về kỹ thuật thuyết thoại huyễn hoặc từ góc nh́n những quy phạm chuẩn của duyên do hiện thực. Đó là kỹ thuật biểu minh trong những truyện ngắn của Hoffmann, tiểu thuyết của Radcliffe [27], với những động lực thường lệ có khả năng lư giải hai lối, như giấc mộng, ảo cuồng, ảo giác v.v…

Những định nghĩa về văn chương huyễn hoặc thường chỉ ra giải thích về sự biến siêu tự nhiên, có khi gọi là huyền nhiệm, không thể nhận được, hay khó thuyết minh đưa vào đời sống thực, có thể từ do dự không quyết của người đọc, cũng có thể từ nhân vật [28].

Todorov lấy tác phẩm Bản thảo t́m thấy ở Saragosse của Jan Potocki [29] làm mẫu h́nh để thảo luận về tính cách huyễn hoặc. Trong quyển sách này, ai là kẻ do dự?  Trước hết là nhân vật Alphonse, trong suốt t́nh sự đă chọn lựa giữa hai lư giải: nếu như người đọc thấy trước được chân lư, nếu biết giải quyết theo chiều hướng nào, th́ t́nh thế đă khác. Huyễn hoặc hàm ngụ người đọc ḥa nhập vào thế giới những nhân vật, người đọc cũng tri giác hàm hồ về những sự biến lien hệ. Tri giác của người đọc hàm súc được ghi nhận trong bản văn, cũng rơ ràng như những vận động của nhân vật.

Theo Todorov, sự do dự của người đọc là điều kiện đầu tiên của huyễn hoặc; liệu thiết yếu người đọc có phải đồng nhất với một nhân vật đặc biệt trong truyện, nghĩa là do dự biểu hiện trong nội tại tác phẩm?

Người đọc Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái, Liêu trai chí dị có thể nhập điều đó không? Đó cũng là một vấn đề.

 

---------------

[26] “Dans le véritable fantastique, on garde toujours la possibilité extérieure et formelle d’une explication simple des phénomènes, mais en même temps cette explication est complètement privée de probabilité interne”. Tzvetan Todorov, Introduction à la littérature fantastique, 1970  dẫn lại câu sách nói trên từ bài Thématique/Chủ đề của Boris Tomachevski, in trong Théorie de la littérature, tuyển tập những bài viết của những nhà h́nh thái luận Nga do Todorov dịch và giới thiệu, 1965.

Tomachevski  thảo luận về những yếu tố và duyên do hiện thực tự nó không có cấu tạo xây dựng nghệ thuật, mà cần phải áp dụng những quy luật đặc thù của cấu tạo xây dựng nghệ thuật, ở góc nh́n thực tại, thường là những ước lệ, có ngọn nguồn từ một tin cậy ngây thơ, hay do yêu cầu từ ảo giả; và điều này không cản trở sự phát triển của văn chương huyễn hoặc.

[27] E.T.A. Hoffmann (1776-1822) tác giả Nachtstücke (1817), Die Serapionsbrüder (1819); Ann Ward Radcliffe (1764-1823) tác giả The Mysteries of Udolpho.

[28] Như Olga Reimann quan niệm: Nhân vật thường cảm thấy rơ mâu thuẫn giữa hai thế giới, thế giới thực với thế giới huyễn hoặc, và chính nhân vật kinh ngạc trước những sự lạ thường vây quanh. (X. Olga Reimann, Das Märchen bei E.T.A. Hoffmann/truyện kể của Hoffmann 1926).

[29] Manuscrit trouvé à Saragosse hoàn tất năm 1810 của Jan Potocki (1761-1815), Bá tước người Ba lan nguyên tác viết bằng tiếng Pháp, chỉ được dịch sang tiếng Ba lan Rękopis znaleziony w Saragossie vào 1847 gồm sáu mươi sáu truyện kể của Alphonse van Worden du lịch băng ngang dăy núi Sierra Morena. Th́nh ĺnh, những tuỳ tùng Moschito, rồi Lopez biến mất; cư dân trong xứ quả quyết là trong vùng bị ma quỉ tới phá rối. Alphonse đến ngủ ở một quán trọ bỏ hoang, nhưng nửa đêm xuất hiện một người đẹp da đen ở trần, mỗi bàn tay cầm một ngọn đuốc đi vào pḥng và mời ông ta đi theo nàng, xuống một căn pḥng dưới mặt đất gặp hai thiếu nữ trẻ, đẹp ăn bận mỏng manh, mời chàng ăn uống. Chàng có những cảm giác lạ lùng và nghi hoặc “không biết đang ở với những người đàn bà hay những nữ yêu quỉ quái”. Những thiếu nữ kể đời họ cho chàng nghe và nhận ra là có họ hàng với nhau. Tuy nhiên khi tiếng gà gáy sáng, câu chuyện ngưng lại, và Alphonse nhớ ra là, như người ta biết, ma quỉ chỉ có quyền lực từ nửa đêm đến lúc gà gáy sáng.

Tất cả điều này hiển nhiên không thuộc những quy luật tự nhiên; hơn nữa có thể nói đây chỉ là những sự biến lạ thường, những trùng hợp kỳ quái. Lại một sự biến nữa xảy ra mà lư trí không thể giải thích, đó là khi Alphonse lên giường, hai chị em thiếu nữ cũng theo chàng lên giường, hoặc giả chàng đang nằm mộng, song một điều chắc chắn, lúc tỉnh dậy, chàng không c̣n ở trên giường, cũng không ở trong căn pḥng dưới mặt đất, mà đang ở ngoài trời, nằm ngủ dưới thập tự giá của Los Hermanos, thi thể của anh em tên trộm Zoto không phải đang bị treo cổ, mà nằm bên cạnh chàng. Đây là sự biến siêu tự nhiên đầu tiên: hai người thiếu nữ đẹp trở thành hai tử thi hôi thối.

Alphonse vẫn chưa tin vào sự hiện hữu của những lực siêu nhiên: điều có thể thủ tiêu mọi do dự, nghĩa là chấm dứt huyễn hoặc. Alphonse đi t́m chỗ trú trọ và đến trước lều ở của một ẩn sĩ. Ở đây, chàng gặp một người bị quỉ ám, Pascheco, kể chuyện của ông ta, giống một cách kỳ lạ với chuyện của Alphonse. Cũng ngủ một đêm ở cùng quán trọ, đi xuống căn pḥng dưới mặt đất, qua đêm với hai chị em thiếu nữ ở trên giường, sang ngày hôm sau tỉnh dậy thấy nằm ở đài giảo h́nh giữa hai cái tử thi.

Những sự biến tiếp theo càng đưa Alphonse đến giải pháp siêu tự nhiên, như nh́n qua cửa sổ thấy hai người đàn bà giống như hai chị em thiếu nữ chàng đă gặp, song khi tới gần, nhận ra là những khuôn mặt xa lạ. Chàng lại đọc được câu chuyện về ma quỉ giống hệt như chuyện của chàng, đến nỗi chàng thú nhận: Tôi gần như phải tin là ma quỉ, để đánh lừa tôi, đă điều động thân thể của những kẻ bị treo cổ.

Gần như phải tin, đó là định thức tiêu biểu tinh thần huyễn hoặc; tin tuyệt đối hay hoàn toàn không tin là ra khỏi huyễn hoặc, chỉ có do dự mới làm cho huyễn hoặc tồn tại.

Bản thào thực ra là sổ nhật kư của Alphonse-người thuyết thoại, khởi sự năm 1739 và chép lại vào 1764 kể lại chuyện của chàng và sau đó nhường lời cho những nhân vật gặp trên đường, lắng nghe những câu chuyện của họ để thành những truyện kể trên đường phiêu hành. Quyển kư của Alphomse được cất giữ trong một chiếc hộp giữ lại cho con cháu về sau.

Sở dĩ gọi là bản thảo, do việc một viên sĩ quan Pháp gặp được bản thảo này năm 1808  trong cuộc chiến dưới thời Napoléon, vây thành Saragosse, sau đó viên sĩ quan này bị người Tây ban nha bắt giữ, và viên sĩ quan Tây ban nha vốn là hậu duệ của Alphonse nên đă yêu cầu dịch ra.

H́nh thành tác phẩm này như một tổng hợp của những thể loại khác nhau.

 

(c̣n na)

 

       Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012