ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
138
CHƯƠNG V:
THÔNG DIỄN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ
105, Kỳ
106, Kỳ
107, Kỳ
108, Kỳ
109, Kỳ
110, Kỳ
111, Kỳ
112, Kỳ
113, Kỳ
114, Kỳ
115, Kỳ
116, Kỳ
117, Kỳ
118, Kỳ
119, Kỳ
120, Kỳ
121, Kỳ
122, Kỳ
123, Kỳ
124, Kỳ
125, Kỳ
126, Kỳ
127, Kỳ
128, Kỳ
129, Kỳ
130, Kỳ
131, Kỳ
132, Kỳ
133, Kỳ
134, Kỳ
135, Kỳ
136, Kỳ
137, Kỳ
138,
“Bản văn là ǵ?” là vấn đề không chỉ đặt ra với văn chương trong đối chiếu với triết học [xem tiết IV chương I: Triết học và Văn chương trong Phê b́nh lư trí văn chương: ngay trong cơ cấu, những bản văn đă là sản xuất không thể giản lược vào biểu tượng; bản văn của văn chương gắn liền với bản văn của xă hội, là những thực tiễn xă hội, mà văn chương chỉ là một biến thể], ngay trong thông diễn học đă là câu hỏi tiên khởi của mọi vấn đề.
Trong tranh biện giữa Habermas, Derrida và Gadamer về dịch thuật, bản văn là khởi điểm quan hệ của vô số những khả năng lư giải: theo Gadamer, phải hiểu bản văn như một khái niệm thông diễn, trong ngôn từ hiện đại xuất xứ từ lănh vực kinh sách và lănh vực âm nhạc, có một ngoại diên rộng hơn áp dụng cho mọi lănh vực chống việc sáp nhập vào kinh nghiệm, biểu hiện việc trở về với những dữ kiện giả định có định hướng tốt hơn cho việc nhận thức.[199]
Thông diễn học, như một số học giả nhận xét, ngay ở thế kỷ của Schleiermacher và Dilthey, không được minh danh trên tác phẩm của nhiều tác giả cùng thời, và xuất hiện trên tác phẩm của Gadamer hay Ricœur chung quanh thập niên 1960s là thời đại sôi nổi của tư trào cấu trúc luận và trường phái lư luận phê b́nh thế hệ thứ hai. Nếu có nhũng tranh biện triết lư giữa những nhà tư tưởng của Gadamer với trường phái này, th́ Ricœur cũng viết nhiều tiểu luận đối chiếu với cấu trúc luận. Từ bản văn đến hành động của ông là tuyển tập tiếp nối Xung đột giữa những lư giải phản ảnh giai đoạn thập niên 60s này. Tuy nhiên, ông xác định không phải do yêu cầu chứng thực “quyền hiện hữu của khoa học” ông thực hành, hay để “bảo vệ tính chính thống của một triết học lư giải” với thử thách của thời đại, song phản ảnh tính hoà giải/irénique, và rơ ràng hơn, là diễn tiến của lư luận bản văn trong lư luận hành động.
Lư luận của bản văn trong những tiểu luận của tác phẩm nói trên như “bản văn là ǵ?”, “giải thích và lănh hội”, “bản văn và giải thích cấu trúc”, “mô h́nh của bản văn: hành động hợp lẽ như một bản văn” thể hiện sở cầu phê b́nh này .[200]
Bản văn theo Ricœur là diễn ngôn mà văn tự xác định, có nghĩa là cấu thành cho chính bản văn, song đâu là quan hệ giữa bản văn và ngôn từ?
Văn tự xác định diễn ngôn v́ rơ ràng người ta viết bởi không nói ra điều đó; điều đó củng cố cho ư niệm về quan hệ trực tiếp giữa cái muốn-nói/vouloir-dire của điều phát biểu và văn tự, đó là chức năng của bản đọc trong quan hệ với văn tự: chữ nghĩa gọi lên bản đọc trong quan hệ dẫn vào khái niệm lư giải. Song quan hệ viết-đọc không phải là trường hợp đặc thù của quan hệ nói-đáp, v́ người đọc thay thế cho người đối thoại, tương ứng với viết thay thế chỗ của nói chuyện. Đọc không phải là đối thoại của tác giả/người viết qua tác phẩm, bởi đối thoai là trao đổi giữa hỏi và đáp, song không có trao đổi kiểu đó giữa nhà văn và người đọc. Nhà văn không trả lời người đọc: quyển sách khu biệt hành vi viết và hành vi đọc ra hai ngả không thông giao. Ricœur xác định: người đọc vắng mặt trong [chuyện] viết ; nhà văn không có mặt trong [chuyện] đọc. Như vậy bản văn đă tạo ra việc che lấp đôi bên người đọc và nhà văn, chính v́ thế đă thay thế chỗ của tương giao đối thoại nối kết tức thời tiếng nói của người này với thính quan của người kia [201].
Ricœur ở vị trí nhà thông diễn đă đồng t́nh với một khuynh hướng phê b́nh ở nửa sau thế kỷ khi quan niệm cái chết của tác giả: đọc một quyển sách, là xem tác giả của nó đă chết và quyển sách như thể di cảo [202].
Trong quan niệm thông diễn của Ricœur, khác biệt giữa hành vi đọc và hành vi đối thoại xác nhận giả thuyết về văn tự là một thực hiện có thể so sánh với ngôn từ, song hành với ngôn từ, một thực hiện thay thế cho ngăn chặn. Cho nên theo ông, văn tự là diễn ngôn như thể hướng ư nói và văn tự là một bi kư trực tiếp của hướng ư này, cho dầu về mặt sử và tâm lư học, văn tự khởi đầu bằng chuyển tả về mặt tự kư những kư hiệu của ngôn từ. Văn tự giải phóng đặt nó vào chỗ ngôn từ là hành vi khai sinh ra bản văn.
Khi bản văn lấy chỗ của ngôn từ, diễn ngôn mang nhiều ư nghĩa từ hiện diện hoàn cảnh, mội trường, liên hệ thực tại, những thành tố ngôn ngữ như chỉ thị biểu từ, những trạng từ về thời gian và nơi chốn, những đại danh từ, những th́ động từ, nói chung là tất cả những chỉ thị “thuộc từ “ hay “phô biểu” nhằm để neo diễn ngôn trong thực tại trạng huống quanh sở cầu diễn ngôn. Trong ngôn từ, ư nghĩa lư tưởng của điều người ta nói tự uốn về phía tham chiếu thực, nghĩa là về cái ǵ người ta nói; ư nghĩa mất đi trong tham chiếu và tham chiếu mất đi trong biểu lộ; song ở chỗ của bản văn, vận động tham chiếu về biểu lộ bị chặn lại, đồng thời đối thoại bị bản văn chặn lại. Bản văn không phải không có tham chiếu, song đó là công việc của đọc, với tính cách là thực hiện tham chiếu. Nếu xét trong quan hệ với thế giới, mỗi bản văn tự do đi vào trong quan hệ với những bản văn khác, thế chỗ của thực tại trạng huống mà ngôn từ sinh động biểu hiện. Ricœur nhận ra; quan hệ từ bản văn đến bản văn, trong xóa bỏ thế giới mà trên đó người ta nói, sinh ra chuẩn thế giới của những bản văn, có thể gọi là văn chương.
Sự khác biệt giữa Ricœur và Gadamer biểu thị rơ trong quan niệm bản văn, một đằng xem bản văn như đối tượng để nhập cuộc đối thoại, đọc như đáp ứng cho hỏi, như mô h́nh đối thoại của lư giải, một đằng đối lập chữ nghĩa và lời nói, viết khác với đối thoại, giữ khoảng cách phản tư của bản văn như một đối tượng ngữ học. Nếu Ricœur phê b́nh Gadamer cũng như Heidegger bỏ quên dự án tri thức trong thông diễn học hữu thể, khác với thông diễn học Dilthey quan tâm đến chức năng tri thức, song ông phê phán Dilthey trong khu biệt giải thích thuộc về khoa học tự nhiên với lănh hội thuộc khoa học nhân văn, dựa trên b́nh diện tâm lư học, không nhận ra tương giao biện chứng giữa giải thích và lănh hội.
Trong quan niệm bản văn, Ricœur xác định tác giả hiện diện ở trong bản văn như người đọc đầu tiên, giữ khảng cách với chính bản văn, là một hiện tượng có thể khảo sát trong quan hệ giữa giải thích và lư giải, mối quan hệ nay khai sinh từ việc đọc. Ông nhận định, Dilthey là người phát kiến ra tính lưỡng lập, nghĩa là hai thái độ đối với việc giải thích và lư giải này; nếu Dilthey quan niệm giải thích như thể nhà khoa học tự nhiên, c̣n lư giải như thể nhà sử học, song Ricœur có cái nh́n khác, dựa vào quan niệm bản văn như đă tŕnh bày ở trên, đ̣i hỏi viêc làm mới quan niệm về giải thích và lư giải, nhận ra tính bổ xung và tương hỗ giữa giải thích và lư giải, bởi v́ thực sự, đối lập nguyên khởi như Dilthey nghĩ, không phải là giữa giải thích và lư giải, nhưng là giữa giải thích và lănh hội, lư giải chỉ là một phần đặc thù của lănh hội. [203]
Đối lập giữa giải thích và lănh hội chỉ ra hai lănh vực thực tại, thuộc khoa học tự nhiên và khoa học tinh thần/nhân văn. Lănh vực tinh thần là lănh vực của những cá thể tâm linh trong đó mỗi tâm thể/psychisme có thể chuyển tải; lănh hội là một truyền giao như thế trong một tâm thể lạ [un psychisme étranger, có nghĩa là khác, từ tâm thể này qua tâm thể kia – ĐPQ]. Song theo Ricœur, khi đ̣i hỏi khoa học tinh thần/nhân văn [sciences de l’esprit/Geisteswissenschaften] có thể hiện hữu, là đ̣i hỏi một tri thức khoa học của cá thể phải khả hữu, trí năng của cá biệt phải khách quan theo lối của nó, tri thức này giả định nhận được một giá trị phổ quát, và ông dẫn Dilthey giải đáp vấn nạn đó trong H́nh thành thông diễn học là bởi v́ cái bên trong có trong những dấu hiệu bên ngoài có thể tri giác là lănh hội như thể những dấu hiệu của một tâm thể lạ:”Lănh hội là quá tŕnh mà chúng ta biết được cái ǵ thuộc tâm linh nhờ vào những dấu hiệu khả xúc biểu hiện điều này”.[204]
---------------
[199] Xem: chương 6 trong ĐPQ, Cơ sở tư tưởng thời quá độ.
Trong tác phẩm chính Wahrheit und Methode, Gadamer xác định: hiểu/lănh hội một bản văn, là sẵn sàng qua bản văn nói lên một điều nào đó. Một ư thức h́nh thành trong thông diễn học trước tiên phải mở ra tha tính của bản văn.
Ngay từ mở đầu tiểu luận Text und Interpretation, Gadamer khẳng định: khả năng nhận thức là một tặng dữ cơ bản của con người, duy tŕ đời sống cộng đồng với tha nhân và trên hết, có vị thế nhờ vào con đường ngôn ngữ và tham dự của đàm thoại/So ist die Fähigkeit des Verstehens eine grundlegende Ausstattung des Menschen, die sein Zusammenleben mit anderen trägt und insbesondere auf dem Wege über die Sprache und das Miteinander des Gespräches vonstatten geht.
[200] P. Ricœur, Du texte à l’action: “Qu’est-ce qu’un texte?”; “Expliquer et comprendre”; “Le texte et l’explication structurale”, “Le modèle du texte: l‘action sensée considérée comme un texte”.
Những tiểu luận trên đă in từ những nguồn: “Qu’est-ce qu’un texte” trong R. Bubner et al. (éd.), Hermeneutik und Dialektik 1970; “Expliquer et comprendre. Sur quelques connexions remarquables entre la théorie du texte, la théorie de l’action et la théorie de l’histoire” trong Revue philosophique de Louvain 1977; “Le modèle du texte: l’action sensée considérée comme un texte” nguyên từ bản tiếng Anh “The Model of the Text: Meaningful Action Considered as a Text” trong Social Research 1971 [trong lời Tựa sách dẫn trên, Ricœur nói rơ: tiểu luận tiếng Pháp chưa in đă in bằng tiếng Anh trong nguồn trên đánh dấu bước ngoặt từ vấn tính này qua vấn tính khác, tuy nhiên không đánh mất khái niệm mà ông gọi là đặc tính nguyên mẫu.
[201] Ricœur, Sdt: l’écrivain ne répond pas au lecteur; le livre sépare plutôt en deux versants l’acte d’écrire et l’acte de lire qui ne communiquent pas; le lecteur est absent à l’écriture; l’écrivain est absent à la lecture. Le texte produit ainsi une double occultation du lecteur et de l’écrivain; c’est de cette façon qu’il se substitue à la relation de dialogue qui noue immédiatement la voix de l’un à l’ouïe de l’autre.
[202] Ricœur, Sdt: [J’aime dire quelquefois que,] lire un livre, c’est considérer son auteur comme déjà mort et le livre comme posthume.
[203] Ricœur, Sdt: L’opposition initiale, chez Dilthey, n’est pas exactement entre expliquer et interpréter, mais entre expliquer et comprendre, l’interprétation étant une province particulière de la compréhension.
[204] Ricœur, Sdt: Demander s’il peut exister des sciences de l’esprit, c’est alors demander si une connaissance scientifique des individus est posible, si cette intelligence du singulier peut être objective à sa façon, si elle est susceptible de recevoir une validité universelle. Oui, répond Dilthey, parce que l’intérieur se donne dans des signes extérieurs qui peuvent être perçus et compris en tant que signes d’un psychisme étranger: “Nous appelons compréhension, dit-il dans le fameux article de 1900 sur l’origine de l’herméneutique*, le processus par lequel nous connaissons quelque chose de psychique à l’aide de signes sensibles qui en sont la manifestation”.
* Ông dẫn bản dịch tiếng Pháp: W. Dilthey, “Origine et développement de l’herméneutique” (1900) in Le Monde de l’Esprit, I.
Nguyên tác thuyết bản này là Die Entstehung der Hermeneutik in Die geistige Welt, GS V.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014