ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
124
CHƯƠNG V:
THÔNG DIỄN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ
105, Kỳ
106, Kỳ
107, Kỳ
108, Kỳ
109, Kỳ
110, Kỳ
111, Kỳ
112, Kỳ
113, Kỳ
114, Kỳ
115, Kỳ
116, Kỳ
117, Kỳ
118, Kỳ
119, Kỳ
120, Kỳ
121, Kỳ
122, Kỳ
123, Kỳ
124,
Thư mục thông diễn học của Dilthey cũng như của Heidegger rất ít và rải rác, khiến nhiều học giả chuyên cứu nhận thấy không tập đại thành để là một lư luận cơ bản của tác giả [84]. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vị trí của họ trong lịch sử thông diễn học kém quan trọng, mà trái lại đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến tri thức luận của các khoa học nhân văn/Geisteswissenschaften đối với Dilthey và liên quan đến hiện tượng luận thông diễn đối với Heidegger. Theo Paul Ricœur (người đại biểu quan trọng của thông diễn học Pháp), phân tích hiện tượng luận có thể xem như một kiểu thông diễn học về Dasein, lănh hội không được xem như một phương thức của tri thức mà là phương thức của hữu, hiện hữu trong lănh hội (Dasein nghĩa là hữu hiện hữu trong phương thức lănh hội hữu), nên ông nghĩ hữu thể luận Heidegger hoàn tất nguyện vọng sâu xa nhất của triết học Dilthey [85].
Những môn đệ của Dilthey như Georg Misch, Bernhard Groethuysen, Otto F. Bollnow, Hermann Nohl, H.-U. Lessing, Helmut Johach, Frithjof Rodi … đă có công biên tập những công tŕnh của Dilthey để xuất bản những Tuyển tập/Gesammalte Schriften cũng như Kỷ yếu/Dilthey-Jahrbücher. Vị trí của Dilthey trong lịch sử thông diễn học, đồng thời cũng là quan hệ giữa triết học của Dilthey với hiện tượng luận và triết học Heidegger trở thành đề tài cho nhiều học giả tranh luận [86].
Trong H́nh thành sử giới trong những khoa học nhân văn, Dilthey đă xác định nhiệm vụ của thông diễn học với nhiệm vụ tri thức khi minh thi khả dĩ biết được mối quan hệ của sử giới và t́m ra những phương tiện để thực hiện nó [87]. Ông cũng chỉ ra kinh nghiệm sống và lănh hội là hai mặt của quá tŕnh luận lư trong thông diễn học. Trong phần II mang tên chính của tác phẩm này, Dilthey nói đến những loại lănh hội khác nhau như giải thích, tái sinh và biểu thị trong chức năng suy lư phối hợp h́nh thành một phương pháp nhằm tiếp thu kinh nghiệm sống đă đề cập trong lănh hội khách quan/gegenständliche Auffassen và trong cấu trúc khoa học nhân văn/Struktur der Geisteswissenschaften, chỉ ra quan hệ giữa kinh nghiệm sống, biểu hiện và lănh hội là những nguyên lư khái quát để thấu hiểu được hệ thống những khoa học này [88]. Những nguyên lư này như những tiêu chí trong dự thảo phê b́nh lư sử; đó cũng là lư do những nhà nghiên cứu thích nghĩa thông diễn học của Dilthey thường liên kết với triết học đời sống và xu hướng duy sử trong triết học Dilthey, gây ra những tranh biện, ngộ nhận và xung đột khác nhau. Trở lại với chính văn của Dilthey, mà tiêu biểu là thuyết bản H́nh thành thông diễn học [xem gio-o kỳ 121], ông đă nhấn mạnh đến vai tṛ của lănh hội chỉ có giá trị phổ quát của lư giải trong tương quan với những công tŕnh văn chương [89].
Để thay phần kết luận, Dilthey xác định: Sáp nhập vào trong toàn bộ do h́nh thành của tri thức luận, luận lư học và phương pháp luận của những khoa học nhân văn, thông diễn học tạo thành một trung gian quan trọng giữa triết học và những khoa học lịch sử, một thành tố chủ chốt cho nền tảng của những khoa học nhân văn [90].
Sau khi nói rơ vai tṛ của lănh hội là nền tảng của những khoa học nhân văn, trên ba góc nh́n từ lư luận nhận thức, luận lư học và phương pháp luận, Dilthey nêu ra những khó khăn của thực tiễn khoa học có giá trị phổ quát:
Nan đề thứ nhất là ư thức cá thể của chủ thể trong thông giao với mọi lư giải sự vật (như Gorgias đă đề ra từ thời cổ đại:liệu con người đă nắm giữ một tri thức, làm sao có thể chuyển giao cho con người khác?); nan đề thứ hai về rút ra toàn bộ từ cá thể và ngược lại (toàn bộ h́nh thành một tác phẩm đ̣i hỏi đến từ cá thể của tác giả phụ thuộc vào toàn bộ văn chương); nan đề thứ ba về mỗi trạng thái tâm linh đặc thù mà chúng ta hiểu được do từ những kích động ngoại tại (chẳng hạn, tôi lănh hội được thù hận là do tư kiến trong đời sống, nếu không có điều đó, tuyệt đối không bao giờ biểu hiện được những đam mê).
Tất cả vấn nạn nêu trong những nan đề trên đi tới giải quyềt về mặt nhận thức, luận lư và phương pháp luận, đó là trách vụ của lănh hội trong thông diễn học. Dilthey nhận xét: những phương pháp thông diễn học tạo thành với phê b́nh văn học, ngữ học và sử học một toàn bộ/tổng thể dẫn đến giải thích những hiện tượng đặc thù, cho nên giữa lư giải và giải thích, không có giới hạn, mà chỉ có một khu biệt tiệm thứ [91].
---------------------------------------
[84] Dilthey: Leben Schleiermachers, tiểu luận được giải Das hermeneutische System Schleiermachers, Die Entstehung der Hermeneutik GS V, Der Aufbau der geschichtlichen Welt in den Geisteswissenschaften, Bd VII, những nghiên cứu 1892/3 về lịch sử thông diễn học GS II.
Heidegger: Ontologie (Hermeneutik der Faktizität) Ga 63, Phänomenologie des religiösen Lebens (đề cương phác họa cho giáo tŕnh 3. Die philosophischen Grundlagen der mittelalterlichen Mystik) GA 60, Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles (Anzeige der hermeneutischen Situation) Bd. 6 des Dilthey-Jahrbuchs, những tiểu đoạn trong Sein und Zeit (§ 7 C: Der Vorbegriff der Phänomenologie, § 31: Das Da-sein als Verstehen, § 32: Verstehen und Auslegung, § 33: Die Aussage als abkünftiger Modus der Auslegung), § 34: Da-sein und Rede. Die Sprache).
[85] P. Ricœur, Le conflit des interprétations: (Il) faut d’abord s’interroger sur cet être qui existe sur le mode de comprendre l’être. Comprendre n’est plus alors un mode de connnaissance, mais un mode d’être, le mode de cet être qui existe en comprenant… (on) procède à ce renversement entier du rapport entre comprendre et être; aussi bien, accomplit-il le vœu le plus profound de la philosophie de Dilthey. Dans la mesure où la vie était chez lui le concept majeur.
[86] J. Grondin trong Thông diễn học trong Sein und Zeit [tham luận tŕnh bày tại hội thảo Heidegger 1919-1929. De l’herméneutique de la facticité à là métaphysique du Dasein, do J.-F. Marquet và J.-F. Courtine tổ chức tại Paris-Sorbonne IV, 18/19 tháng 11, 1994] nhận xét: Georg Misch là một trong những học giả góp phần nhiều nhất để nêu rơ hướng ư thông diễn học ở tư tưởng Dilthey, như trong phần Dẫn nhập của Misch ở GS V thực sự làm nổi bật hoàn thành thông diễn học trong tư tưởng Dilthey, và Heidegger có ấn tượng sâu sắc với sự tái tạo tài t́nh này (như trong chú thích trang 399 SuZ: als wir G. Misch eine konkrete und auf die zentralen Tendenzen abzielende Darstellung Diltheys verdanken, die keine Auseinandersetzung mit dessen Werk wird entbehren können. Vgl. W. Dilthey, Ges. Schriften Bd V (1924), Vorbericht, VII-CXVII).
[87] Dilthey, Der Aufbau der geschichtlichen Welt in den Geisteswissenschaften, Bd VII (Dự thảo Phê phán lư trí sử/Entwürfe zur Kritik der historischen Vernunft, II, 6 Die Auslegung oder Interpretation:) Heute tritt nun die Hermeneutik in einen Zusammenhang, der den Geisteswissenschaften eine neue bedeutsame Aufgabe zuweist…
Gegenwärtig muß die Hermeneutik ein Verhältnis zu der allgenmeinen erkenntnistheoretischen Aufgabe aufsuchen, die Möglichkeit eines Wissens vom Zusammenhang der geschichtlichen Welt darzutun und die Mittel zu seiner Verwirklichung aufzufinden.
[88] Dilthey, Sdt: Die Geisteswissenschaften beruhen auf dem Verhältnis von Erlebnis, Ausdruck und Verstehen.
[89] Dilthey, Sdt: Verstehen wird nur Sprachdenkmalen gegenüber zu einer Auslegung, welche All-gemeingültigkeit erreicht. (in nghiêng do tôi-ĐPQ).
Trong Triết học và Khoa học 1972 (chương V), tôi đă nói đến phương pháp của khoa học nhân văn theo Dilthey là lănh hội: chúng ta giải thích thiên nhiên và lănh hội đời sống tâm linh/Die Natur erklären wir, das Seelenleben wir). Dilthey định nghĩa: “Lănh hội là diễn tiến trong đó chúng ta nhận thức sự vật tâm linh nhờ những dấu hiệu khả xúc là sự phát lộ của sự vật tâm linh này”. Hàm ngụ ư nghĩa là chúng ta có thể đi từ dấu hiệu đến sự thuần nhất toàn diện nhất thể đó ở nội tại: “Lănh hội nhấn mạnh ở chỗ t́m lại cái tôi trong cái anh… trong mỗi chủ thể của cộng đồng, trong mỗi hệ thống văn hoá, sau cùng trong toàn thể của tinh thần và lịch sử phổ quát, điều làm khả hữu tác động tương liên của tất cả những ǵ hoàn tất trong lănh vực khoa học nhân văn/Das Verstehen ist ein Wiederfinden des Ich im Du…, in jedem Subjekt einer Gemeinschaft, in jedem System der Kultur, schließlich in der Totalität des Geistes und der Universalgeschichte macht das Zusammenwirken der verschiedenen Leistungen in den Geisteswissenschaften möglich. GS VII.
[90] Dilthey, Sdt: Aufgenommen in den Zusammenhang von Erkenntnistheorie, Logik und Methodenlehre der Geisteswissenschaften, wird diese Lehre von der Interpretation ein wichtiges Verbindungsglied zwischen der Philosophie und den geschichtlichen Wissenschaften, ein Hauptbestandteil der Grundlegung der Geisteswissenschaften.
[91] Dilthey, Sdt: Nan đề thứ nhất: Jeder ist in sein individuelles Bewußsein eingeschlossen gleichsam, dieses ist individuell und teilt allem Auffassen seine Subjektivität mit.
Nan đề thứ hai: Aus dem Einzelnen das Ganze, aus dem Ganzen doch wieder das Einzelne (Und zwar das Ganze eines Werkes fordert Fortgang zur Individualität <des Urhebers>, zur Literatur, mit der sie in Zusammenhang steht).
Nan đề thứ ba: Schon jeder einzelne seelische Zustand wird von uns nur verstanden von den äußeren Reizen aus, die ihn hervorriefen. (Ich verstehe den Haß von dem schädlichen Eingriff in ein Leben. Ohne diesen Bezug wären Leidenschaften von mir gar nicht vorstellbar).
Những phương pháp thông diễn học: Die hermeneutischen Methoden haben schließlich einen Zusammenhang mit der literarischen, philologischen und historischen Kritik, und dieses Ganze leitet zu Erklärung der singularen Erscheinungen über. Zwischen Auslegung und Erklärung ist nur gradweiser Unterschied, keine feste Grenze.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014