ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

63

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

 

Trong Phá truyện, tôi đă nói đến khái niệm chung của lư luận văn chương hiện đại:

Bản văn là chất thể được kết dệt bằng nhiều thành phần văn tự như:

thời gian dàn trải qua bản văn diễn biến cấu thành của truyện, theo một trật tự là quan hệ giữa những diễn biến xảy ra của câu truyện; kỳ gian là quan hệ giữa thời gian những diễn biến xảy ra và số lượng bản văn dành cho sự kể; chu kỳ là quan hệ giữa thời lượng một diễn biến xảy ra trong câu truyện và thời lượng được kể trong bản văn

nhân vật  qua những đặc điểm cấu thành, và biểu thị tụ điểm qua một góc nh́n và người kể; biểu thị đặc điểm xây dựng nhân vật có thể xác định trực tiếp qua khái quát và khái niệm hoá, hoặc giới thiệu gián tiếp qua hành động thể hiện, không thể hiện hay chỉ có ư định thể hiện, qua ngôn từ, qua dáng vẻ bề ngoài hay qua khung cảnh môi trường sống; biểu thị tụ điểm từ người kể  dưới một góc nh́n ở vị thế có thể liên hệ bên trong hay bên ngoài với câu truyện, giữa người kể và nhân vật hay qua những khía cạnh khác nhau tuỳ thuộc vào tri giác, ư thức hay tâm lư của người kể.

Khái niệm nhân vật thực sự đă thăng trầm theo biến hoá của sáng tạo học; chẳng hạn trong thi pháp của Aristote, nhân vật chỉ là thứ yếu phụ thuộc vào hành động v́ hành động có thể không cần tác nhân, song tác nhân không thể hiện hữu nếu không có hành động. Khái niệm này vẫn tồn tại trong văn học cổ điển, song ở phá thể tiểu thuyết, nhân vật có thể đối lập với phi nhân vật, có nghĩa khu biệt với con người thực, cụ thể, không phụ thuộc vào hành động [63].

Trong Án Xử, những nhân vật bao gồm:

nữ y tá da đen,

những thân nhân của người quá cố [là phụ nữ da trắng, bệnh nhân ngă chết trong pḥng điều dưỡng đặc biệt],

luật sư bên nguyên cáo,

luật sư bên bị cáo,

ba luật sư đại diện cho bệnh viện nơi nạn nhân được điều trị,

mười hai người trong bồi thẩm đoàn,

chánh án,

người đàn ông là chồng mới của nạn nhân

v.v…;

không thể xác định chủ thể, nhân vật chính hay phản diện và những câu chuyện về nguồn gốc bệnh tật, về quan hệ trên đời.

Bản văn không theo ước lệ chấm câu, viết hoa đầu ḍng, có những khoảng trắng giữa những chữ [64] đ̣i hỏi thể nghiệm của người đọc và người viết trên bản văn.

Cũng không thể xác định sự thực đưọc mô tả trong chuyện người đàn ông lén đến thăm vợ và làm t́nh nên nạn nhân trong cơn mê tỉnh ngă xuống;

ai là người biết điều đó? tác giả? người thuyết thoại? hay một bí ẩn giả tưởng?

cho nên trong câu cuối cùng viết là: sự thực ấy biết ngỏ cùng ai - tiếng ai ở đây là vô tính, thể phủ định, như không một ai [65].

Trong Tiếng nói, không thể xác định nhân vật, chủ thể mặc dầu những nhân vật đều lên tiếng, xưng tôi. Trong hai phân đoạn cuối:

4 là những tiếng nói:

(Bên ngoài bờ tường kia là đất hay trời, tôi không thấy…)

Hay trong đêm nay có phải. Tôi xin cung khai.

Tôi sắp được trở về. (Quê nhà là nơi an nghỉ, nơi đặt giấc ngủ sau cùng).

Tôi nhất định không hút, điếu thuốc lá đầu tiên hay điếu thuốc lá cuối cùng.

Tôi sẽ nói, tôi sẽ vượt qua những ṿng kẽm gai thách thức kia - chết, nỗi đau nhức khôn cùng sẽ kết thúc. Tôi nghe, tôi nghe.

Tôi là đứa con hoang.

Tôi là tên rong chơi tháng ngày trên ṣng bạc của đời.

Tôi là viên chức được đăi ngộ một thời.

Tôi đứng giữa đám đông. Anh em. Bằng hữu. Tôi.

Hai câu đặt trong dấu ngoặc. Tại sao? Đó là không gian tách khỏi quần tụ tiếng nói lao xao của những kẻ tù. Người đọc ắt phân biệt được vị thế của mỗi tiếng nói. Và không phải là thuyết thoại. Không có thuyết thoại trong phân đoạn này.

và 5 hoàn toàn là không gian không có con người:

Ồn ào. (Không, đó là tiếng của gió trong cơn băo rớt thổi lùa vào hành lang).

Im lặng.

Những hàng song sắt ngó nh́n nhau. Đêm tối lặng mù.

Chỉ c̣n những chữ viết nghuệch ngoạc trên ba bờ tường (nhiều chữ đọc không ra, những vết máu ngón tay), trên sàn trần nhiều vũng chất lỏng đă khô, sỉn loang loáng.

Tiếng vọng, người, vật, kẻ đi, kẻ chết.

Hai câu đặt trong dấu ngoặc. Của người ngoại cuộc/nhân chứng. Hay kẻ thuyết thoại? Hay tác giả? Không thể xác minh. Và người đọc? Song có một điểm xác quyết. Đó là thế giới đổ vỡ. Không c̣n con người. Chứng tích (của) giả tưởng.

 

Theo Federman, quy luật của thuyết thoại tự phản tư/self-reflexive narratives là phi lư và tuỳ tiện.

Theo tôi, tiểu thuyết phá thể chứa một diễn ngôn đa dạng, nhà văn đă phá huỷ/phân hoá thực tại để cấu tạo một giả tưởng của thực tại.

Trong cái thế giới tù ngục, những  nhân vật xưng tôi, không hẳn là chủ thể, nhưng là những chủ thể tha hoá, vượt mọi mâu thuẫn, cho nên trong những câu, khó thể gọi là có luận lư hay phi luận lư/illogical như:

Tôi hiện diện ở nhiều nơi thế sao, không, tôi không ở nơi nào khác

Kẻ ngồi bên cạnh hỏi tôi c̣n thuốc lá hút không. Tôi khinh bỉ trả lời, chưa bao giờ đốt một điếu thuốc nào trong đời

Những kẻ xung quanh cười rộ. đồ đạo đức giả, tôi nghĩ thế. Tôi vừa ở pḥng thẩm vấn về, đũng và ống quần c̣n ướt đẫm hơi nước tiểu xông lên nồng nặc. tôi thèm hút một điếu để trả thù.

Tôi thấy kẻ thẩm vấn trước mặt là chính tôi.

 

Ở tiểu thuyết phá thể, không thể xác định thời tính và không gian tính. Ngay từ trong tiểu thuyết mới, khởi đầu Dans le labyrinthe, Robbe-Grillet viết: bên ngoài trời mưa    bên ngoài trời nắng, ở Topologie d’une cité fantôme viết mười năm sau: ở một phân đoạn bắt đầu bằng avant de m’endormir, la ville, de nouveau lập lại năm lần và ở lần thứ ba: avant de m’endormir, la ville encore une foi se dresse…c’est le matin, c’est le soir/không biết rơ sáng hay chiều.

Trong Tiếng nói, tưởng chừng như không gian ở trong bốn bức tường:

Chúng tôi bị lùa vào một căn pḥng – ba bề tường gạch quét vôi loang lổ những vết lấm nhoè nhoẹt ở khắp mọi chỗ…

Song ở phân đoạn 2:

Tôi bị đưa vào một căn pḥng, cùng với những con vật kia, những con người

ở phân đoạn thứ 3:

Đến ngày thứ năm. Căn pḥng chật ních những người mới đến –

tôi tự hỏi, bên ngoài bờ tường kia là đất hay trời

tôi không nhớ ǵ, tôi chỉ nh́n thấy khoảng trời  

những căn pḥng chỉ để hiển thị thế giới của tù ngục, cho nên không đ̣i hỏi xác định không-thời gian của thực tại như trong thuyết thoại cổ điển.

Kể cả những con người, không nhất thiết là nhân vật, hay chỉ là tiếng nói:

kẻ bị t́nh nghi đứng ở nơi này đối diện với kẻ khác, kẻ được quyền ngồi và hút điếu thuốc, kẻ kia có tiếng nói để hỏi tôi

(để làm ǵ? Ngôn ngữ có phải là quyền lực không, nói để làm ǵ, nguyền rủa, tra vấn, dọa nạt…vô ích, vô nghĩa)

(từ có ngôn ngữ, là có mâu thuẫn); giả tưởng của thực tại tạo ra cái tha hoá xă hội, chỉ ở trong phá thể tiểu thuyết mới dựng lên quang cảnh thế giới tự thân như vậy:

thế giới ở bên kia lần tường chằng chịt dây kẽm gai, ở đó sự sống đă từ nhận, bỗng dưng từ nhận chúng tôi, anh em ơi, h́nh thù xe cộ lăng đăng chập chờn trong vách tường, những cột đèn lần lượt nhô cao làm những hàng cây thở hút mạch điện không bóng mát đuổi chúng tôi chạy dài kiệt lực dưới ánh mặt trời đâu đây, bây giờ sự sống đă bỏ lại cùng chúng ta bóng đêm nhục thể, bóng đêm tàn bạo và điên cuồng. Tôi đă biết tôi phải làm ǵ. Trong đám đông tôi chỉ là bộ mặt phẫn nộ, không, tiếng la tuyệt vọng của cảnh tượng vô cùng

trong đoạn văn trên, có một từ ngữ đặc biệt “chúng ta/trâm môn” có một sắc thái sai biệt rất nhỏ với từ “chúng tôi/ngă môn” ở chỗ không phân liệt nhất định giữa hai tuyến, nói cách khác, giữa ngữ ư nội hàm và ngữ thái ngoại diên (khi nói: chúng tôi là xác định vị trí đối với các anh/nễ môn hay chúng nó/tha môn; khi nói với tha nhân, chúng ta bao hàm vị thế chúng “tôi” và “anh” [66] là thống nhất, hay đồng hiện diện).

Tuy nhiên, giả tưởng hoá thực tại chỉ ra sự đồng bộ của thế giới bạo lực và khủng bố; Federman là người viết phá thể tiểu thuyết c̣n khẳng định: sáng tạo giả tưởng/tiểu thuyết ngày nay quả thực biến đổi thực tại, và ngay cả trong một chừng mực nào đó phá huỷ thực tại, và nhất là tiêu huỷ quan niệm cho rằng thực tại là sự thực/chân lư.

Cho nên quan niệm về một văn chương dấn thân/nhập cuộc ngày nay ra sao trước phá thể tiểu thuyết. Raymond Federman đă từng nêu lư do tại sao ư tưởng về một “văn chương dấn thân” đă thất bại như thế nào. Tôi sẽ nói về điều đó khi luận về truyện ngắn “hiện sinh”: Tường của J.P. Sartre. 

 

-----------------

[63] Đối với người viết phá thể tiểu thuyết/Surfiction như Federman, nhân vật là những hữu thể qua chữ/từ-hữu/word-beings của giả tưởng, hiện hữu ở ngoài thực tại mà chúng ta biết, cũng như ở ngoài đời sống; dường như nhiều nhà lư luận hiện đại đều có chung quan niệm thế giới tiểu thuyết tự bản chất vốn mang tính phi thực tại/Nicht-Wirklichkeit như Käte Hamburger . (X. Phần Dẫn nhập. Phê b́nh lư trí văn chương).

Federman muốn nói viết không là lập lại đời sống; để củng cố điều này, ông dẫn trường hợp Louis-Ferdinand Céline trả lời những ai cho rằng tiểu thuyết của Céline chỉ là những tự truyện trá h́nh, đă khẳng định: Đời sống cũng chỉ là giả tưởng, hành trạng chỉ là điều về sau người ta đặt ra.

Giả tưởng của đời sống mang ư nghĩa ǵ, trên hết là nỗ lực cảm thức được hiện hữu của con người trên b́nh diện chữ nghĩa, như Barthes từng quan niệm “quyển sách tạo ra ư nghĩa và ư nghĩa tạo ra đời sống”, nên “viết chính là sản xuất ra ư nghĩa, viết là tiến hành, không phải cái tàn tích tuỳ thuộc do thói quen hay phản xạ vào ư nghĩa giả định có trước ngôn ngữ, cho nên giả tưởng không phải là bắt chước thực tại, hay biểu hiện thực tại, chỉ có thể tự nó là thực tại, một thực tại tự lập mà quan hệ duy nhất với thế giới thực là cải thiện thế giới này” (Federman).

[64] Án Xử là phần 2 của phá thể tiểu thuyết (in trong Tẩu Khúc Văn chương/Triết lư 2004) có những khoảng trắng giữa những chữ như những truyện a &m, exsulvalentine trong phần1.

Tôi đă giải thích trong một phỏng vấn là ở tiểu thuyết phá thể, quyển sách như một cấu trúc cụ thể quan hệ mật thiết với bản văn, những khoảng trống giữa những chữ có một chức năng, mà Federman gọi là spatial displacement of words chỉ thị vai tṛ của không gian, rộng lớn hơn là thế giới, động thái cách quăng/espacer, như Derrida coi như luồng khí lưu chuyển giữa những tấm b́nh phong trong bản văn.

[65] Trong Viết :: Đọc - Mối quan hệ bất khả thi (in trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002), tiểu đề là: nhà văn viết (cho) không một ai?

Cho nên: Tiểu thuyết thực nghiệm làm cho quan hệ người đọc với ngôn ngữ trở nên khủng hoảng và nếu có đi phát hiện cái bản thể th́ nó chỉ ở bên trong tác phẩm.

Tác phẩm được viết ra quả thực đă loại trừ tác giả và điều đó cũng đúng đối với người đọc.

Những nhà văn phá thể như William Gass quan niệm quyển sách viết không nhằm có người đọc và viết ra không cần người đọc, trong thư gửi nhà xuất bản tiểu thuyết Omensetter’s Luck của ông.

Peter Handke viết: chúng tôi sẽ xúc phạm quư vị v́ đụng chạm quư vị cũng là một cách nói với quư vị trong kịch Publikumsbeschimpfung/thoá mạ công chúng; những diễn viên ra trước sân khấu quay lưng, quay mặt về khán giả và réo gọi, kêu tên, nhục mạ nguyền rủa mọi người.

Cuối bản văn nói trên, tôi viết: cho nên viết (cho) không một ai: không phải cái h́nh ảnh người đọc đại chúng. Noli me legere.

[66] Trong triết học N. Hartmann, K. Jaspers, M. Buber, G, Marcel hàm ngụ sự đồng hiện diện của tôi và anh:

Chẳng hạn nơi Nicolai Hartmann, tương giao Tôi và Anh là một hiện tượng nền tảng: Das Grundphänomen von Ich und Du trennt und verbindet sie zugleich. Einheit und Gegenstellung sind korrelativ aufeinander. Ethik.

Ở Karl Jaspers, thông giao trong đối thoại: Sofern philosophidsche Wahrheit Ursprung und Wirklichkeit in der Kommunikation hat, liegt es nahe, im Gegensatz  zum dogmatischen Entwickeln den Dialog für die adäquate Mittellungsform des Philosophierens zu halten. Philosophie II.

Về Gabriel Marcel, xem: chương IV Hiện hữu tha nhân với G. Marcel 1969 của ĐPQ.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2012