ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
28
Chương I
TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28,
Phụ lục (tiếp theo)
Viết triết học như những mẫu h́nh nói đến ở trên là một trường văn tự đa dạng, từ dẫn nhập vào triết học cho người lớn và trẻ con đến những tranh biện phản/đáp hay những phúng thích đốp chát (kiểu Marx đối với Proudhon, hay Derrida với Searle). Nhà triết học có thể đi vào triết học nghiêm chỉnh dùng lối văn của Hegel, N. Hartmann, hay phóng túng qua nhiều h́nh thái lạ lẫm.
José Saramago (1922-2010), nhà văn Bồ đào nha được giải Nobel văn chương 1998 đă viết quyển tiểu thuyết đầu tay Khái luận về hội họa và thư pháp [46] năm gần 60 tuổi không gây chú ư ngay đối với giới phê b́nh trong nước ông v́ mọi người nghĩ đó là sách giáo khoa cho học viên mỹ thuật, song lần tái bản 1983 đă coi đây chính là ma trận của những tiểu thuyết đă đưa Saramago tới chỗ nổi tiếng. Năm 1995, một tiểu thuyết khác của ông có nhan đề Luận về mù ḷa [47] lại là một quyển sách khác như một quyển sách khảo cứu.
Tại sao lại là khái luận? Nhân vật họa sĩ H. quan niệm mọi bức chân dung mang tu từ học, v́ một định nghĩa của tu từ học là sử dụng mọi sự trong diễn từ để gây ấn tượng cho người khác và chinh phục khán thính chúng, đến cứu độ và tri thức. Nhân vật S. với chữ đầu tên trống rỗng, có thể chọn bất kỳ tên nào như Sá Saavedra Sabino Sacadura Salazar Saldanha Salema Solomon Salust Sampaio Sancho Santo Saraiva Saramago Saul Seabra Sebastian Secundus Sempronius Sena Seneca Sepúlveda Serafim Sergius Serzedelo Sidonius Sigismund Silvério Silvino Silva Sílvio Sisenando Sisyphus Soares Sobral Socrates Soeiro Sophocles Soliman Soropita Sousa Souto Suetonius Suleiman Sulpicius để chơi rỡn với âm của những cái tên này ngơ hầu đánh giá được cái không của một tên khi hoàn tất; mỗi tên có phạm trù đặc sắc của nó, giả dụ gọi Solomon, lập tức trở thành một con người, gọi Saul, trở thành một người khác; cái tên có quan trọng hay không khi đă xướng lên không ngưng nghỉ, mọi cái tên đă viết ra, đến ḍng thứ hai th́ không c̣n kiên nhẫn và đế ḍng thứ ba th́ hoàn toàn thỏa măn với chữ đầu, đó là lư do tại sao nhân vật chính bằng ḷng với chữ đầu H.
Ở một chỗ khác, H. hỏi thư pháp dùng làm ǵ? Bất kư ai vẽ chân dung là vẽ chính ḿnh, v́ thế việc quan trọng không phải là người mẫu mà chính là nhà họa sĩ và chân dung chỉ có giá trị là v́ chính nhà họa sĩ, cóc cần thêm cái ǵ nữa (Bs. Gachet mà Van Gogh họa là Van Gogh, chứ không phải Gachet, hàng ngàn bộ trang phục khác nhau mà Rembrandt tự họa chỉ có lợi cho cảm tưởng như thể ông vẽ người khác trong khi là vẽ chính ông dưới cái lốt vẻ khác). Có người viết th́ sao? Có phải viết về chính ḿnh? Tolstoy là ǵ trong Chiến tranh và Ḥa b́nh? Stendhal là ǵ trong Tu viện Parme [48]? Khi họ kết thúc viết sách , liệu họ có t́m thấy họ trong đó?
Có lẽ không đời sống nào cần thuyết thoại, bởi v́ đời sống là những trang sách chồng chất hay những tầng lớp họa, mở ra hay bị tước đoạt khỏi đọc hay nh́n, lập tức biến đi thành cát bụi và tàn tạ. Cái lực vô h́nh nối kết chúng đă mất chính trọng lượng, đính kết và liên tục. Đời sống cũng ở những giây phút không thể tách rời nhau, và thời gian trở thành một khối dầy, đặc và tối mà chúng ta khó khăn bơi trong đó, trong khi ánh sáng khó ḍ trên đầu bắt đầu mờ nhạt.
Khái luận về hội học và thư pháp ở đây không là một biên khảo triết lư, v́ trong định ư của Saramago là một tiểu thuyết, có hơi hướm của hiện thực ma thuật [49], hiểu theo tinh thần của nó, nghĩa là trở về chủ nghĩa hiện thực của hội họa mới sau cái bút pháp trừu tượng của chủ nghĩa biểu tượng. Mở đầu một chương đoạn không đánh số: Tôi sinh năm 1632 ở thành York, trong một gia đ́nh khá giả dầu không ở xứ này, thân phụ tôi là ngoại nhân từ Bremen trước tiên đến định cư ở Hull. Ông có một tài sản hang hóa lớn, và sau khi dời bỏ việc kinh doanh, về sống ở York, ông cưới mẹ tôi ở đây, than tội mang tên Robinson, một gia đ́nh vọng tôc ở xứ này và do đó tôi mang tên Robinson Kreutznaer, song v́ do việc thường xuyên sia lạc sử đổi tên họ ở Anh quốc nên giờ đây , chúng tôi mang tên, hừm, gọi chính chúng tôi cũng như viết tên họ chúng tôi là Crusoe, nên bằng hữu thường gọi tên tôi như vậy…Từ lúc khởi sự viết, tôi có những bản chép về một số những cơ hội có lư do này nọ: củng cố hay nói ngược lại vài tuyên bố của tôi, hoặc v́ chính tôi không thể bày tỏ hay hơn…khi sao chép lại, tôi học hỏi tự sự cuộc đời, hơn nữa ở ngôi thứ nhất, và trong đường lối đó tôi cố t́m hiểu nghệ thuật chọc thủng màng lưới ngôn ngữ này và sắp đặt những tư kiến ngôn ngữ cung ứng. Song một khi đă sao chép bản văn, tôi ssẵn sàng khẳng định mọi sự được viết ra là một điều dối trá. Thất vọng một phần của người sao chép đă không sinh ra năm 1632 ờ thành York. Thất vọng một phần của tác giả ông cao chép, Daniel Defoe, sinh năm 1661 ở thành phố Luân đôn. Sự thật, nếu hiện hữu chỉ có thể là của Robinson Crusoe hay Kreutznaer…Tôi sinh ra ở Geneva năm 1712, con của công dân Isaac Rousseau và công dân Suzanne Bernard. Một phần di sản khiêm tốn nhất chia đều giữa mười lăm người con đă làm giảm phần của cha tôi đến chỗ chẳng c̣n ǵ khiến ông phải sống nhờ vào tài nghệ làm đồng hồ tuyệt vời thực sự của ông. Mẹ tôi. con gái của mục sư Bernard giàu có hơn: bản tính bà e lệ và đoan trang..Tôi tưởng đă chết ngay từ lúc sinh ra, không hy vọng tồn tại.
Ngay từ đầu, cặp cha mẹ này đă có lợi thế là có thực và v́ vậy, hứa hẹn đem lại tính chân thực nhiều hơn giả tưởng của Defoe. Jean-Jacques Rousseau sinh ở thành Ginebra/Geneva năm 1712 không kém phần thực. Nhưng tin cậy vào sao chép những ḍng này xuống với ư hướng chân thực học hỏi, tôi không thể thấy bất cứ khác biệt nào, khác hơn trong việc viết, giữa thực tế và giả tưởng.
Tôi, H. vẫn là kẻ vô danh với chữ đầu viết tắt này như khi tôi cần cù chép ra và loay hoay t́m hiểu, thiên về xu hướng khẳng định mọi chân lư là giả tưởng, tự ḿnh căn cứ vào chứng nhiên về cái thực đáng ngờ và cái giả tiện lợi từ sáu nhân chứng với những cái tên Robinson và Defoe, Hadrian và Yourcenar, và tên Rousseau hai lần [50].
Ở một chương đoạn sau, viết: Viết ở ngôi thứ nhất là một lợi thế song cũng tương tự như bị cắt bỏ tay chân. Chúng ta thường nghe nói những ǵ xảy ra trong hiện diện của người kể, điều ǵ y nghĩ, điều nói ra và làm và những người ở với y nói ra và làm, song không ophải những điều họ nghĩ, trừ khi điều nói ra trùng hợp với cái ǵ đă nghĩ và có những điều mà không ai biết chắc.
Có phải Saramago hay H. là nhân vật ở ngôi thứ nhất, tự xưng? Không thể quyết. Cho nên, như đă nói ỏ trên, khái luận của giả tưởng/fiction, có những căn cứ văn tự thực (trong những tiểu thuyết nêu trên, được chép lại/thư pháp không phải khái luận của phi gỉa tưởng/non fiction.
Ở quyển sách mang nhan đề luận về mù loà/Ensaio sobre a Cegueira, Saramago viết ra như một tiểu thuyết, không có tên nhân vật, kể cả chữ đầu (như H. và S. trong khái luận/Manual nói trên), và chỉ có nêu danh xưng như bác sĩ nhăn khoa, người vợ bác sĩ, lăo ǵa với băng mắt màu đen, , người thiếu nữ đeo kính đen, người mù đầu tiên, người phụ tá được sĩ, những nhân vật không tên khác trong khung cảnh một thế giới nhỏ bé bỗng dưng bị mù, kể cả người thày thuốc chuyên trị mắt bị giam hăm trong một khu bệnh xá bị cô lập để tránh lây lan dịch bệnh mù bất ngờ này.
Cũng bệnh dịch, như tiểu thuyết Dịch hạch [51] của Albert Camus, xảy đến ở Oran năm 194. với những nhân vật có tên như bác sĩ Bernard Rieux, Tarrou, Grand, Cottard, Rambert v.v… môt thành phố tầm thường không cây cối, vườn tược, không cả những chim bồ câu, ở đó người ta không thấy tiếng lá sột soạt, tiếng vỗ cánh , tóm lại một nơi chốn vô t́nh. Tai họa xẩy ra ở Oran hay ở thành phố không tên trong tiểu thuyết của Saramago có ư nghĩa giống nhau ở chỗ đến th́nh ĺnh, con người là những nạn nhân của một nguyên do không hay biết, thiên tai là tiếng thường gọi song phi lư v́ chẳng ai giải thích tại sao nó đến. Ở Dịch hạch của Camus, có thể đọc trong đoạn văn:
- Dĩ nhiên, Rieux, ông biết đó là cái ǵ?
- Tôi đang chờ đợi kết quả phân tích.
- Tôi th́ tôi biết. Mà tôi chẳng cần đợi những phân tích. Tôi đă có một phần đời nghề ghiệp ở Trung hoa, và tôi cũng thấy một số ttrường hợp ở Paris hơn hai mươi năm qua. Chỉ có điều người ta không dám cho nó một cái tên vào lúc xảy ra…Rồi như một bạn đồng nghiệp nói: Không thể nào xẩy ra, ai cũng biết nó đă biến mất ở châu Âu. Phải ai cũng biết chuyện đó, trừ những người đă chết. Thôi đi, Rieux, ông cũng như tôi biết đó là …
- Phải, Cartel, Rieux nói, thật khó tưởng được. Nhưng dường như đó là dịch hạch.
Trong thiên tai này, một cơn mưa đến , bệnh dịch qua đi, thành phố trở lại êm đềm, song riêng Rieux nhận được điện tín báo người vợ qua đời đă tám ngày. Ở Luận về mù ḷa, những người bị dịch mù ḷa sáng mắt trở lại như một phép mầu, song người vợ bác sĩ trong suốt thời gian những người khác bị mù, bà không bị nhiễm bệnh, nhưng giờ đây, ‘khi ngẩng đầu lên nh́n trời và thấy mọi vật trắng toát. Nàng nghĩ, đến lượt ḿnh. Cơn sợ hăi khiến nàng nhanh chóng nhắm mắt lại. Thành phố vẫn c̣n đó.”.
Tôi không có ư đối chiếu đồng h́nh cấu trúc của hai tiểu thuyết, nhưng nhằm xác định bên cạnh cái tương tự (ngẫu nhiên, hay ảnh hưởng của tiểu thuyết này đối với tiểu thuyết kia), sự khác biệt hai phạm trù phi lư và ma thuật, một đằng “viết lại câu chuyện đă kế thúc ở đây…nhằm ít ra để lại một kỷ niệm của bất công và bạo lực đă làm ra những con người bị thử dịch này, cũng như nói một cách đơn giản điều người ta học được ở giữa những tai ương là c̣n nhiều điều để chiêm ngưỡng hơn là những điều để khinh bỉ trong nhân quần” [52], một đằng cái nguyên nhân tai dịch không thể giải thích “tại sao chúng ta trở nên mù ḷa, tôi không biết, có thể một ngày kia chúng ta sẽ khám phá ra…tôi nghĩ chúng ta mù, Mù nhưng nh́n, những người mù có thể nh́n, nhưng không nh́n.” Mù như một đối tượng để luận thuyết trong tiểu thuyết mới, hiện thực ma thuật, ở đây những nhân xưng tôi là những thuyết thoại nhiều giọng [53] , biểu hiện biện chứng của sáng tạo, một quá tŕnh siêu thoát/Aufhebung.
Trong tiểu thuyết thực nghiệm Cái hôn của người đàn bà giăng dện [54]của Manuel Puig khởi sự thuyết thoại và thuyết luận song đối, tôi sẽ bàn đến như một trong những thử nghiệm làm mới và hỗn hợp hai phần quan hệ triết học và văn chương.
--------=
[46] Saramago, Manual de Pintura y Caligrafia, 1977/1983. Nhân vật H. một họa sĩ truyền thần hạng nh́ kể lại chuyện được S. một kỹ nghệ gia giàu có và quyền thế trong khung cảnh xă hội thời nhà độc tài Salazar đặt vẽ chân dung. S. tiêu biểu cho bọn trưởng giả mới nổi dưới chế độ toàn trị , muốn h́nh ảnh của ḿnh phải vẽ sao cho giống mà lại hợp với lối thưởng ngoạn của giới tư sản, trong khi H. cố t́m cách vẽ sao cho được thực tại bên trong phản ảnh cho người thật dấu sau cái mặt nạ của đời sống. Nhân vật họa sĩ H. chính là tiếng nói của chính tác giả, v́ Saramago từng bày rơ quan niệm nh́n chuyển biến thành biết khi ông phát biểu “mỗi người chúng ta nh́n với cặp mắt chúng ta có và nh́n những ǵ có thể thấy; tuy nhiên, những con người chúng ta thấy quanh ta không phải chỉ có một mà rất nhiều”…H. cũng nh́n thấy vẽ và viết là hai năng khiếu thân cận đến độ phụ thuộc lẫn nhau.
[47] Saramago , Ensaio sobre a Cegueira. Trong bản dịch sang Anh ngữ, nhan đề tóm gọn lại trong một từ: Blindness, 1997.
[48] Tiểu thuyết Vojna I mir của Tolstoy; La Chartreuse de Parme của Stendhal.
[49] “Hiện thực ma thuật/Magischer Realismus” là từ mới Franz Roh (1890-1965) đặt ra trong tác phẩm Nach-Expressionismus, Magischer Realismus: Probleme der neuesten Europäischen Malerei/Hậu biểu tương, Hiện thực ma thuật 1925 và Fernando Vela (người học tṛ của José Ortega y Gasset) dịch sang tiếng Tây ban nha Realismo mágico, post expresionismo: Problemas de la pintura europea mas reciente 1927; ông cũng dịch tiểu luận của Roh đăng trên tạp chí Revista de Occidente cùng năm (do Ortega y Gasset chủ biên). Hiện thực ma thuật không chỉ riêng trường phái hội họa, như Schottz, Spies, Borje, Herbin, Miró, đối lập giữa trường phái biểu tượng với hiện thực ma thuật (như Kandinsky với Carrà, Delaunay với de Chirico, Metzinger với Schrimpf) theo Roh mà trong văn chương như Julian Barnes, Carlos Fuantès, Octavio Paz, Salman Rusdie, Allende, K. Oe v.v…Trong tiểu luận Tiểu thuyết có khả hữu (in trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002) , tôi đă luận về tiểu thuyết hiện thực ma thuật của Saramago.
[50] Sáu nhân chứng nói đến ở đây là Daniel Defoe (tác giả) và Robinson Crusoe (nhân vật tiểu thuyết giả tưởng [The Life and Strange Surprising Adventures of Robinson Crusoe of York, Mariner 1719] – như thể hồi kư/tự truyện thực v́ điều kiện giao kèo với nhà xuất bản là không đuợc nêu tên tác giả Defoe trên sách), Jean-Jacques Rousseau với les Confessions, ở quyển I, mà Saramago/H. sao chép lại: Je suis né à Genève en 1712, d’Isa ac Rousseau, Citoyen, et de Suzanne Bernard, Citoyenne. Un bien fort médiocre à partager en quinze enfants, ayant réduit presque à rien la portion de mon père, il n’avait pour subsister que son métier d’horloger, dans lequel il était à la vérité fort habile 2.1 [đă dịch ở trên], Marguerite Yourcenar (1903-1987) viết Mémoires d’Hadrien 1957 kể lại nhân vật lịch sử Hadrien, Hoàng đế La mă, người ưa thích thơ, nhạc, triết học đă viết tự truyện (song nay đă bị thất lạc) dưới h́nh thức thư của Marcus Aurelius gửi cho người anh em họ của Hadrien.
[51] A. Camus, La peste 1947..
[52] Camus, Sdt.
[53] Trong Luận về mù ḷa,không có nhân vật chủ thể thuyết thoại, mọi nhân xưng tôi/họ lẫn lộn trong những cử hoạt, đối thoại, những tư tưởng không chủ thể “không có khác biệt giựa bên trong và bên ngoài, giữa đây và đó, giữa nhiều và ít, giữa cái chúng ta trải qua và cái chúng ta sẽ trải qua”, ở một đoạn khác “cái lương tâm mà khá nhiều con người vô tư thấy bực ḿnh và c̣n nhiều người khác liệng bỏ là cái ǵ hiện hữu luôn hiện hữu, không phải là một sang kiến của những triết gia ở kỷ thứ tư, khi tâm hồn c̣n nhỏ hơn một lời đề nghị lộn xộn”.
[54] Manuel Puig, El beso de la mujer araña 1976.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012