ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

13

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13,

 

9. Khoa học văn chương (tiếp theo)

Đặt vấn đề 'khoa học văn chương' trong quyển sách tranh biện như Critique et Vérité [140], Roland Barthes (1915-1980) quả thực nhằm đối chiếu khả hữu của khoa học văn chương trong những điều kiện, không phải như lịch sử văn chương , hay phê b́nh luận văn chương. Barthes xác định một khoa học văn chương là một khoa học về những điều kiện của nội dung, muốn nói là những h́nh thái, liên quan đến những biến dị của ư nghĩa tác phẩm tạo ra; người ta không lư giải những biểu tượng, mà chỉ là những giá trị đa dạng. Nhà ngữ học chẳng hạn thiết lập một mẫu h́nh miêu tả giả thuyết để có thể giải thích làm thế nào tạo ra được vô số những câu trong một ngôn ngữ. Qua mẫu tiêu biểu này , văn chương có thể theo ngữ học để có mẫu h́nh phát sinh làm nguyên tắc chủ yếu của mọi khoa học. Khoa học văn chương như vậy có đối tượng nghiên cứu  là  lư giải thích cái ǵ chấp nhận được, như một chức năng của những qui luật ngữ học liên quan đến những biểu tượng.  Đó là một luận lư của những biểu tượng. Nếu chuyển lên tŕnh độ của một khoa học diễn ngôn, nhiệm vụ của nhà ngữ học ngày nay là miêu tả tính ngữ pháp của những câu, không phải ư nghĩa của chúng, về mặt văn chương, có thể nói đến khả năng chấp nhận của tác phẩm, không phải ư nghĩa của chúng. Nếu như nhà ngữ học giả định quan năng ngôn ngữ của con người, tương ứng trong văn chương, người ta có thể nói đến quan năng văn chương -  một năng lực diễn ngôn, liên quan tới nhiều con người, lập ra những quy luật. Cho phép nhà văn nói và làm việc. Đến đây, có thể nói không phải những ư tưởng, những ảnh tượng, những ḍng thơ như người ta thường nói của 'thiên tài', của 'Thi thần' phú cho, mà chỉ c̣n những biểu tượng. Cái hy sinh trong luận bàn này, là tác giả, cái chết của tác giả.

Quả thực trong những năm này, Barthes đă viết về 'cái chết của tác giả' [141]:  một sự kiện được kể ra, với những chung cuộc ngoại tại, không c̣n nhằm tác động trực tiếp lên cái thực, nghĩa là rốt cuộc ở ngoài mọi chức năng nào khác với chính chức năng thực tiễn của biểu tượng, cái tháo móc này nẩy sinh, tiếng nói mất nguồn gốc, tác giả đi vào cái chết của chính ḿnh, viết khởi sự [142]. Mallarmé chắc hẳn là người đầu tiên đă nh́n thấy lẽ tất yếu  của ngôn ngữ lên tiếng, chứ không phải tác giả [143] - Barthes muốn nói Mallarmé nhằm hủy triệt tác giả v́ văn tự, tác giả nhường chỗ cho người đọc. Tác giả không là ǵ ngoài người viết, như thể cái tôi  khác với con người xưng tôi. Ngôn ngữ biết đến 'chủ thể', không phải 'con người' [144]. Người đọc ở đây là ai? Barthes xác định là con người không có lịch sử, tiểu sử, tâm lư,mà chỉ là con người nào đó thu tập lại trong một trường, mọi dấu vết tạo ra cái viết.

Mallarmé, Valéry, Proust, và cả trường phái Siêu thực theo Barthes đều có một điểm chung là biến đổi h́nh ảnh tác giả. Biến đổi cả bản văn hiện đại. Ở một góc nh́n văn chương, phải chăng đó là những người tiên khu của cấu trúc luận? 

Song trước hết, thay v́ hỏi văn chương là ǵ? đối với những nhà phê b́nh hiện đại như Barthes, Blanchot và nhiều người khác, câu hỏi đặt ra là văn tự là ǵ? Viết là ǵ? Trong Le degré zéro de l'écriture từ 1953, Barthes đă chỉ ra: ở giữa vấn tính văn chương, văn tự chỉ khởi sự với nó, chủ yếu là đạo lư của h́nh thức, chính là mặt bằng xă hội mà nhà văn quyết định đặt để bản tính ngôn ngữ của ḿnh [145]. Cho nên ông phân tích sự khác biệt nơi những nhà văn hiện đại, như Mérimée và Lautréamont, Mallarmé và Céline, Gide và Queneau, Claudel và Camus nói cùng cảnh huống lịch sử của ngôn ngữ [Pháp], sử dụng những văn tự khác biệt một cách sâu sắc. Chọn lựa của nhà văn là một chọn lựa ư thức, văn tự của ông là một cách tư duy văn chương. Trước hết văn chương là một hoạt động h́nh thức, không phải thông giao, nhưng là ngôn ngữ. Khi chỉ ra điều ông gọi là cách mạng kịch nghệ của Brecht, ông kết luận không có một 'bản chất' của nghệ thuật vĩnh cửu, v́ mỗi xă hội phải bày ra nghệ thuật có nhiệm vụ đỡ đẻ cho nó sinh ra tốt nhất lúc chào đời. Nói đến tương quan tác giả/người đọc nơi trên, xét ở cấu trúc nội tại của tác phẩm văn chương, phải xét đến hai mặt, tạo diện h́nh thái của tác phẩm và  cơ chế sản xuất/tiếp nhận văn chương, như ảnh hưởng của tác phẩm trên người đọc. Nếu như trong ngữ học hiện đại khả năng tiếp nhận những câu phụ thuộc vào t́nh cảm của những chủ thể nói ra, trong văn chương khả năng tiếp nhận một tác phẩm cũng tùy thuộc vào luận lư biểu tượng của người đọc. Trong chiều hướng này Barthes nói đến ngôn ngữ của truyện kể/langue du récit trong tiểu luận quan trọng ở giai đoạn 60s này của ông: Dẫn nhập vào phân tích cấu trúc truyện kể [146]. Con người không thể bị tước đoạt mọi hoạt động biểu tượng, nếu không sẽ chết ngay; v́ lẽ đó, cấu trúc luận xác định người là kẻ làm ra ư nghĩa: homo significans [147], thế giới không ngừng đi t́m ư nghĩa của cái ǵ cho hay tạo ra, song điều mới lạ cấu trúc luận đem lại là tư tưởng/sáng tạo học đi t́m để biết làm sao ư nghĩa khả hữu; con người làm ra ư nghĩa như thể không phải nội dung những ư nghĩa làm cạn kiệt những mục đích ngữ nghĩa của chúng nhân, mà chính hành vi nhờ thế mà những ư nghĩa này như những biến số lịch sử, vô thường được tạo ra.

 Tại sao lại gọi là độ không của văn tự? Barthes duyệt lại văn chương kể từ Flaubert đến nay đă trở thành một vấn tính về ngôn ngữ [148], khởi từ một hư vô ở đó tư tưởng dường như trỗi dậy trên trang trí của chữ nghĩa, văn tự như vậy trải qua mọi t́nh trạng cố kết tiến triển, trước hết là đối tượng của cái nh́n, rồi đến chế tác, sau cùng là giết người, ngày nay tiến tới một hoá thân cuối là vắng mặt. Những văn tự trung tính này Barthes gọi là 'độ không của văn tự', vận động của một hủy thể/phủ định, như thể Văn chương đă vắng mặt mọi kư hiệu, hoàn tất giấc mơ [của Orphée [149]] của một văn tự trắng, nhà văn không Văn chương. Những nhà văn tiêu biểu loại văn tự trắng này Barthes dẫn ra như Camus, Blanchot, Cayrol [150], theo Barthes là hồi cuối  của một Đam mê văn tự. Ư niệm về một 'văn tự trắng' chỉ ra chiều hướng đa dạng mà Barthes ư thức được dầu trong những giới hạn ở giai đoạn nghiên cứu đầu đời  này (1947-1950) khi ông xác định sự hiện hũu của một thực tại h́nh thái độc lập với ngôn từ và văn phong, một chiều hướng thứ ba của H́nh thái gắn bó nhà văn với xă hội, một nền Văn chương  với một Đạo lư của ngôn ngữ, một cái ǵ đó trong tác phẩm văn chương biểu hiện qua văn tự trung tính này điều kiện đầu tiên của nghệ thuật. Văn tự trắng/écriture blanche là h́nh thái phi thời gian của văn chương, như Barthes xác định phương tiện h́nh thái không c̣n để phục vụ một hệ tư tưởng chiến thắng nữa, mà là phương thức của một hoàn cảnh mới của nhà văn, cách thế tồn tại của một im lặng, 'tự nguyện mất tất cả những cầu trợ vào tính cao nhă hay trang sức, bởi cả hai chiều hướng này lại đưa vào trong văn tự, Thời gian nghĩa là một quyền năng từ Lịch sử mà ra, truyền đi/mang theo Lịch sử' [151]. Cũng trong ngữ cảnh này, Barthes chỉ ra giải pháp 'sáng tạo ra một văn tự trắng, giải thoát khỏi mọi nô dịch vào một trật tự chỉ dấu của ngôn ngữ', giống như trong ngữ học đề ra sự hiện hữu của một hạn từ thứ ba (so với hai cặp hạn từ số ít/số nhiều, quá khứ/hiện tại), một hạn từ trung tính, hay có thể gọi là hạn từ số không, Như vậy so với những cách cầu khẩn/tiếp tục pháp và mệnh lệnh pháp của động từ [ở đây, Barthes đang nói trong văn phạm Pháp: les modes subjonctif et impératif ], cách tŕnh bày/trần trạng [l'indicatif] là h́nh thái phi cách/forme amodale. Văn tự ở độ không vốn là một văn tự trần trạng, hay có thể gọi là phi cách. Cách tŕnh bày/trần trạng của động từ là h́nh thái trung tính như nêu trên, văn tự trắng là văn tự ở độ không so với những kỹ năng văn chương truyền thống, thoát khỏi sức ép của Lịch sử, có khả năng xác định mặt hữu thể luận của văn chương.

Lư tưởng văn chương há không phải là thực hiện một hữu thể luận văn chương?

Barthes trong đàm luận về văn chương ngày nay với nhóm Tel Quel đă bày tỏ mối quan tâm t́m hiểu hữu thể văn chương, song trên con đường t́m kiếm chỉ ra  cũng như thời thức, văn chương với mọi ngơ ngách/cơ vi của nghệ thuật biểu thị cái 'không/rien', hữu của chúng ở trong biểu thị ư nghĩa, không phải trong cái chúng được biểu thị [152].  

Đó là cả một quá tŕnh của văn chương, cho nên như Barthes từng viết 'mỗi nhà văn ra đời mở ra quá tŕnh văn chương trong y'. Vấn đề cơ bản đối với ông không phải là một lư luận về khoa học văn chương mà là ngôn ngữ của khoa học văn chương. Những bước nhẩy từ cấu trúc luận qua hậu cấu trúc luận, cuộc phiêu lưu kư hiệu học, vượt qua siêu ngữ khoa học, song ở tột cùng, khoa học văn chương vẫn là chính văn chương. Những vấn đề sẽ bàn tới ở những chương sau.

Maurice Blanchot, 'một trong những nhà văn và phê b́nh quan trọng nhất thời hậu chiến, và là nhà tư tưởng có ảnh hưởng mạnh tới Foucault và nhiều người khác' như John Lechte nhận xét trong Fifty key contemporary thinkers 1994 song 'trong Fontana Dictionary of Modern Thinkers 1983  có những mục từ về François Mitterand và Michel Foucault, nhưng không có mục từ về Maurice Blanchot'. Trong Từ điển triết học giản yếu 2010  tôi giới thiệu 'Blanchot cũng như Bataille là những nhà văn ở ngoài ḍng chính triết học, về mặt văn chương như những người tiền phong của tiểu thuyết mới, Tel Quel.. .Blanchot viết: Văn chương bắt đầu vào lúc văn chương trở thành một vấn nạn. Nhà văn chỉ hiện thực qua tác phẩm, trước khi có tác phẩm, không những y không biết y là ai, mà y chẳng là ǵ cả. Hegel, theo Blanchot là ngườI đă cho nghệ thuật ư niệm cao nhất, từng nói là cá nhân không thể biết ḿnh là ǵ, khi không thực hành đến chỗ hiện thực kỳ thành; dường như không thể xác định mục đích công việc trước khi thực hành, và như vậy y phải ư thức trước tự thân hành động toàn diện là hành động của y, nghĩa là như mục đích. Blanchot viết: tác phẩm được viết ra, cùng với tác phẩm, nhà văn ra đời.'

Những ư niệm văn chương của ông có nhiều chỗ có thể như đồng hành với Barthes, tuy nhiên cũng nhiều khác biệt [153].Christophe Bident, người viết thiên hành trạng trên 600 trang về Blanchot, nhận xét: MỗI bài viết sinh động như một bứt phá mới trong tư tưởng văn chương, triết lư và chính trị. Với Bataille, như có phần khác biệt, và luôn luôn chống Sartre, Blanchot khai mở văn chương cho những nhà triết học, phân tích gia, khiến họ khám phá ra Broch hay Beckett, đôi khi cả Jaspers hay Artaud. Ông khiến họ phải nghe ngôn từ trung tính và quả quyết, riêng tư và chung này, vốn từ tất cả ngôn ngữ vang dậy cái phi lư, phá giới, bất lực và thất miên. Cái đáng nể nhất là ngôn từ này cũng là ngôn từ của ông, và khích động những tinh thần lớn lao nhất như thể bắt họ phải im lặng' [154], giải thích nguyên ủy sự im lặng xuẩn động nói trên.

Im lặng dường như lại là bản tính của đời sống của Blanchot, như phần thứ nhất tác phẩm L'espace littéraire 1955 mang tên Cô đơn chủ yếu/la solitude essentielle . Cô đơn của tác phẩm nghệ thuật hay văn chương , như Blanchot chỉ ra, không phải là 'tĩnh tâm' như thi sĩ Rilke ẩn ḿnh trong cô độc để làm thơ, mà chủ yếu hơn, loại trừ trạng thái cô lập thoải mái của chủ nghĩa cá nhân, quên đi việc t́m khu biệt. Ngoại trừ con người đang viết tác phẩm, đă viết xong nó th́ được tống khứ đi. Nhà văn không bao giờ biết tác phẩm đă hoàn thành; điều ông kết thúc ở quyển sách này, ông lại bắt đầu nó hoặc hủy diệt nó ở quyển sách khác. Tóm lại, tác phẩm nghệ thuật hay văn chương không  kết thúc mà cũng không phải chưa thành tựu: nó hiện hữu đó, nó là. Khởi sự hữu thể luận văn chương phải chăng khởi sự từ tác phẩm? 

-------------

[140]Phê b́nh và Sự thật 1966  nguyên ủy từ việc Raymond Picard , tác giả tác phẩm nghiên cứu La Carrière de Jean Racine 1956, dạy văn chương Pháp tại đại học Sorbonne viết Nouvelle Critique ou Nouvelle Imposture 1965 nhằm phê phán Barthes, tác giả Sur Racine 1960, 1963 và trào lưu phê b́nh mới, như: 'phần lớn những công tŕnh phê b́nh này được chú ư v́ ư hướng của những tác giả là cầu tới những phương pháp mới:phân tâm học hay tâm lư-phê b́nh, phân tích Mác-xít, phân tích cấu trúc, miêu tả hiện sinh hay hiện tượng luận v.v..', 'một trong những đặc tính của phê b́nh mới này là khó phê phán nó, v́ nó tự nguyện hoạt động trong cái không thể chứng thực', 'cung cách phê b́nh của Barthes khởi từ hai thái độ dễ nhận ra, nhưng dường như không thể hợp với nhau,đó là thái độ ấn tượng và thái độ giáo điều..Barthes đă chế ra một chủ nghĩa ấn tượng ư thức hệ mà bản chất là giáo điều'.

[141] La mort de l'auteur  in trong Manteia V, 1968 (in lại trong Le bruissement de la langue, 1984 ).

[142] 'dès qu'un fait est raconté, à des fins intransitives, et non plus pour agir directement sur le réel, c'est-à-dire finalement hors de toute fonction autre que l'exercice même du symbole, ce décrochage se produit, la voix perd son origine, l'auteur entre dans sa proper mort, l'écriture commence'. Sdt.

[143] C'est le langage qui parle, ce n'est pas l'auteur. Sdt

[144] Cuộc tranh biện Barthes/Picard không ngoài vấn đề này; ở một chỗ khác, Barthes xếp Picard vào những nhà nghiên cứu theo loại 'tiểu sử' về Racine. Cho nên tác giả vẫn c̣n thống trị trong những sách giáo khoa văn học sử, tiểu sử nhà văn, h́nh ảnh của văn chương trong văn hóa thông thường trụ vào tác giả, con người, lịch sử, sở thích, đam mê của ông ta.

[145] 'Placée au cœur de la problématique littéraire, qui ne commence qu'avec elle, l'écriture est donc essentiellement la morale de la forme, c'est le choix de l'aire sociale au sein de laquelle l'écrivain decide de situer la Nature de son langage'.  Le degré zéro de l'écriture/ Độ không của văn tự.

[146] Introduction à l'analyse structural des récits, trong Communications 1966 (in lại trong hợp tuyển Poétique du récit 1977, với R. Barthes, W. Kayser, W. Booth, Ph. Hamon).

[147]  Xem: L'activité structuraliste  (trong Essais critiques 1964).

[148]  Trong Dẫn nhập vào tác phẩm Le degré zéro de l'écriture, Barthes nhận xét thế kỷ 19 đă thấy hiện tượng hư kịch của biểu hiện cụ thể (văn tự là một diễn tập thuần hóa hay cự lực đối diện vớI H́nh thái-Đối tượng mà nhà văn bắt gặp trên con đường viết của ông; H́nh thái treo lửng trước cái nh́n như một đối tượng/khách thể), nơi Chateaubriand mới chỉ là một loại tự luyến/narcissisme của văn tự phân ly khỏi chức năng công cụ để tự ngắm ḿnh, Flaubert  tạo văn chượng thành đối tượng, h́nh thái trở thành từ ngữ của một 'tác tạo' (như thể đồ sành, đồ kim hoàn), Mallarmé tấn phong cho sự cấu tạo Văn chương-Khách thể (nỗ lực hủy triệt ngôn ngữ, Văn chương hóa ra thây ma).

[149] 'ce rêve orphéen' như ngôn ngữ của Mallarmé, Barthes giải thích, giống như Orphée chỉ có thể cứu được cái ǵ chàng yêu qua việc từ bỏ và cũng là quay trở lại; đó là Văn chương dẫn về những khung cửa của miền Đất Hứa, những khung cửa của một thế giới không văn chương mà những nhà văn mang theo ấn chứng. Barthes ghi nhận giả thuyết về một Mallarmé kẻ giết ngôn ngữ mượn từ Blanchot .

[150] Những nhà văn Pháp này tiêu biểu những xu hướng khác nhau vào lúc Barthes viết  'Văn tự của Tiểu thuyết' trong Le degré zéro de l'écriture . Một số bài viết trong sách này đăng trên tạp chí Combat (gắn liền vớI tên tuổi Albert Camus), Barthes nói đến Maurice Blanchot trong hai cuộc mạn đàm: một với Raymond Bellour trong 'Sur Le système de la mode et l'analyse structural des récits' năm 1967 nhận xét Blanchot thuộc vào 'cái không thể so sánh, không thể bắt chước, và không thể thích dụng/l'inégalable, l'inimitable et l'inapplicable), một trên Tạp chí Tel Quel năm 1963 trả lời Le degré zéro de l'écriture với nhà xuất bản Éditions du Seuil, sau khi Gallimard từ chối) có thể như trong những người tiền phong làm mới tiểu thuyết những câu hỏi của nhóm chủ biên, nhận xét tác phẩm của Blanchot viết phê b́nh hay 'tiểu thuyết'  biểu hiện một lối sử thi của ư nghĩa , có thể nói sử thi nguyên tổ, bởi v́ đó là của người đầu tiên trước khi có ư nghĩa); Jean Cayrol (cùng với Albert Béguin là những người giới thiệu, theo Barthes trong bài viết đề cập nhóm Nouveau Roman nhan đề Il n'y a pas d'école Robbe-Grillet  (trên Arguments 1958, in lại trong Essais critiques 1964 ), nhận xét tại sao lại không kể Cayrol trong trào lưu này, v́ kỹ thuật tiểu thuyết của ông thường rất phóng đạt/hardie.

 [151]'il perd volontairement tout recours à l'élégance ou à l'ornementation, car ces deux dimensions introduiraient à nouveau dans l'écriture, le Temps, c'est-à-dire une puissance dérivante, porteuse d'Histoire.' L'écriture et le silence trong Le degré zéro de l'écriture.

[152] Nguyên văn: La mode et la littérature signifient fortement, subtilement, avec tous les détours d'un art extrême, mais, si l'on veut, ells signifient 'rien', leur être est dans la signification, non dans leurs signifiés. La littérature, aujourd'hui  trong Essais critiques

.[153] Hầu hết những sách của Blanchot do Gallimard xuất bản, trong khi của Barthes hầu hết ở Editions du Seuil. Blanchot viết tiểu thuyết, truyện kể, ưa viết phân đoạn như Nietzsche. Tư tưởng về cái trung tính, sự vắng mặt tác giả  gần vớI Barthes. Quan niệm về khoa học văn chương của họ đánh dấu phát triển trong thập niên 50s và 60s ở thế kỷ XX.

[154] Christophe Bident: Maurice Blanchot, Partenaire invisible 1998. Bident ghi nhận nếu không kể hai bài viết của Bataille về truyện kể và bài viết của Levinas về tư tưởng phê b́nh, không nhà văn hay nhà triết học quan trọng nào trong những năm 50s này viết về Blanchot. Bataille và Levinas là hai người bạn thân nhất của Blanchot.

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2011