ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

22

Chương I

TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22,

 

Cần phải phá bỏ, nghĩa là triệt hủy mọi hệ thống khái niệm chung quanh khái niệm dấu hiệu (như ngữ ư - ngữ thái, nội dung và diễn tả, v.v…). Theo Derrida, Nietzsche đă đóng góp lớn lao vào việc giải phóng ngữ thái ra khỏi sự lệ thuộc vào logos và khái niệm liên hệ đến chân lư hay ngữ ư tối sơ:

Bản đọc và bản viết, bản văn đối với Nietzsche là những khai triển “nguyên ủy” đối với một ư nghĩa mà trước tiên, những khai triển này không nhằm sao lại hay khám phá, nó cũng không phải là một chân lư được chỉ thị trong yếu tố nguyên lai và hiện diện của logos, như thể topos noetos, trí năng thần linh hay cơ cấu của tất yếu tiên thiên (Derrida). Thiếu sót chính yếu nhất của siêu h́nh học – đă gây ra sự lộn xộn trong bản văn và sự tối tăm của công việc chỉ thị - là thiếu sót một văn tự, thiếu cái có thể xuất hiện cắt đứt mọi “ư chí” ngăn hăm và bao cản [7]. Nietzsche viết: phần lớn các nhà tư tưởng viết dở là v́ họ không bằng ḷng chỉ thông tri những tư tưởng của họ cho chúng ta, nhưng họ muốn thông tri cả cách tư tưởng về tư tưởng này (das Denken der Gedanken).

Derrida phê b́nh Heidegger đă đọc Nietzsche qua sự xâm nhập có “tính ngây thơ” không sao vạch được một lối ra khỏi siêu h́nh học, không thể phê b́nh triệt để siêu h́nh học khi vẫn dùng đến một cách thế, một loại hay một bút pháp của bản văn, những mệnh đề không được đọc hay đọc sai; cần phải có một cách khác, trung thành với lối viết của Nietzsche: Nietzsche viết điều ông đă viết. Văn tự của ông tự nguyên ủy không thể giản lược vào logos và chân lư. Heidegger vẫn c̣n ở trong ṿng rào logos của hữu thể, với “tư tưởng vâng theo lệnh truyền của Hữu thể” là nguồn lực trước tiên và sau cùng của dấu hiệu, phân biệt giữa signanssignatum. Sự đoạn ĺa giữa “lệnh truyền của hữu thể” với phonè, giữa “tiếng gọi của hữu thể” với âm tiết hợp chứng tỏ vị thế lưỡng lự của Heidegger đối với siêu h́nh học hiện diện và chủ nghĩa lấy logos làm trung tâm bản vị.

III. Đọc/Viết.

Vấn đề hữu thể vẫn c̣n treo lửng trong tư tưởng Heidegger. Một vấn nạn khác: phối ngẫu giữa ngôn từ và hữu thể trong từ ngữ độc nhất, trong từ ngữ tột cùng riêng tư. Tiếng “hữu thể” ở trong mọi ngôn ngữ khác nhau chỉ thị ư nghĩa của hữu thể, cũng vẫn là một “từ ngữ nguyên ủy” (Urwort), vẫn nói về “từ ngữ đầu tiên của hữu thể” (das frühe Wort des Seins). Nhưng liệu có hy vọng là tiếng duy nhất? Sự khác biệt được nhận ra: Hữu thể nói ở khắp nơi và luôn luôn qua mọi ngôn ngữ (Heideggger). Sự khác biệt, Derrida đặt ra từ ngữ mới “la différance” để chỉ thị việc sản xuất ra sự khác biệt.

Nietzsche đă nghi hoặc: Há không phải là người ta viết ra những quyển sách để giấu giếm điều ǵ người ta che đậy tột cùng sâu xa?...Mọi triết học đều che giấu một triết học khác.

J.M. Rey nhận định Nietzsche chính là một trong những người đầu tiên đă biết đọc, trong bầu không khí của diễn ngôn triết lư, một sự tiêu hao khái niệm, để đặt nó trong mỗi tương quan với một khai niêm dấu hiệu và một thực hành văn tự.

Đọc/viết: một thứ “luận lư của giả tưởng” để vượt thoát khỏi nỗi ám ảnh của chân lư (là một đám mây mù lưu động gồm những ẩn dụ, hoán ngôn, thay thế cho ngữ ư), ngơ hầu để viết trong một bản đọc “có triệu trưng” “quan hệ” với bản văn.

Tại sao lại viết trong một bản đọc “có triệu trưng”? Tại sao phải đọc bản viết? Đọc như thế nào?

Đọc xuất hiện như một hành vi của viết và viết tương tự cũng vén mở như một hành vi của đọc - viết và đọc chỉ là những thời khoảng đồng thời của cùng một sự sản xuất (Baudry).

Những thời khoảng đồng thời diễn ra tính cách điền khuyết yếu tố chỉ thị của một bản văn hơn là đọc cho được, đi t́m cú pháp xác định yếu tố chỉ thị này dưới những h́nh thức làm đầy bằng không gian tượng h́nh - những không gian đa biệt với Marx là giá cả, với Freud là giấc mộng, với Mallarmé là tên điệu vũ, với Lautréamont là những dấu hiệu tượng h́nh.

Không gian tượng h́nh: thứ văn tự không thuộc ngữ âm. Thứ văn tự mà Hegel quan niệm tự nội và tự quy có tính cách trí tuệ nhất là văn tự ABC, thuộc về ngữ âm cũng chỉ là thứ yếu. Thứ văn tự của tinh thần này theo tập quán đắc thủ sẽ trở thành tượng h́nh - trở thành văn tự phi ngữ âm. Đó là đời sống của bản văn, đặc tính trực tiếp của văn tự trong bản văn: Ư nghĩa ở trong bản văn cũng như đời sống ở trong cơ thể, trong tế bào.

Không thể quan niệm dấu hiệu nhị thức: văn tự chỉ thị để diễn tả vật được chỉ thị (ngữ ư) như trong lịch sử siêu h́nh học tây phương, một lịch sử quan niệm thế giới “lộn ngược” (Hegel) cũng như không thể tách rời đời sống ra khỏi vật chất sống động, làm trừu tượng đời sống thành một “nguyên lư” được. Cho nên Baudry đi đến nhận định:

Nếu thế giới là “những dấu hiệu”, “những triệu chứng”, “những h́nh tượng”, chính v́ trước tiên thế giới xuất hiện như một bản văn, một bản văn không có khởi thủy hay cáo chung và công việc đọc cho ra bản văn nhằm rút ra, móc lấy những biểu thị, làm gia bội chúng lên [8].

Điều này không có nghĩa là dẫn tới một thứ văn tự tự nhiên, bởi v́ thứ văn tự có tính cách ẩn dụ này vẫn liên hợp với tiếng nói, với hơi thở thần linh. Nhưng là một thứ văn tự phi nhân quả. Trong chiều hướng này, chủ thể được coi là nguyên nhân của chữ viết biến đi cùng với tác giả, nghĩa là nhà văn. Đó là một trong những định đề căn bản của tư tưởng Mallarmé.

Có khả hữu của khoa học văn tự - Jacques Derrida đề ra một danh từ mới: Grammatologie. Khoa học: một thứ ngôn ngữ đă hoàn tất? Hay là một văn phạm có khả năng phân biệt ngôn từ với văn tự, giá trị của ngữ âm với giá trị của tượng h́nh? Khả năng phân biệt hàm ngụ sự đoạn tuyệt tri thức luận: thứ văn tự phi nhân quả này không biểu tượng sự sáng tạo của một cá nhân đơn độc; không có một bút pháp riêng là sở hữu của một ai, nhưng chỉ có một bút pháp chung, một thứ văn tự tổng quát với những biểu hiện đặc thù. Điều này đ̣i hỏi đặc tính vô ngă tất yếu của tác giả:

Dầu cái tên của tác giả có trên quyển sách của ông, chắc hẳn ngày nay chỉ ở trong những tập tục và gần như một bổn phận, nhưng đó là một nguyên nhân chính yếu về điều là những quyển sách ít có hiệu quả. V́ nếu những quyển sách hay, ắt có giá trị hơn những con người, đó là phần tinh túy; nhưng ngay khi tác giả tự xưng với cái nhan đề, phần tinh tuư đó loăng tan trong yếu tố cá nhân riêng tư đối với người đọc, và mục đích của quyển sách hỏng do sự kiện này. (Nietzsche, Humain, trop humain II, §156).

Kierkegaard đă lựa chọn hiện sinh là chỉ để những bút hiệu trên các quyển sách của ông. Bút hiệu là hiện tượng đánh dấu sự xóa bỏ, dấu mặt của nhà văn. Nói như Marcelin Pleynet: không phải “tác giả” kư tên trên một “tác phẩm”, nhưng một bản văn mang một cái tên. Mối tương quan giữa bản văn và cái tên kư trên bản văn chứng tỏ: cái tên là một phần của bản văn và mang những tương giao đặc sắc của toàn thể xă hội - dấu hiệu của tản văn nơi thế giới.

Tương giao văn tự/xă hội: đó là công việc khảo cứu độ không của văn tự trong bản viết của R. Barthes. Ông đă đưa ra một quan điểm phê b́nh triệt để văn học tây phương từ hơn một thế kỷ nay; văn tự đă là một bài tập thuần thục đối diện với H́nh thức-Đối tượng mà nhà văn gặp gỡ một cách khốc liệt trên đường, cần phải nh́n thảng, đối đầu, lănh nhận và không thể nào triệt hủy nếu không tự hủy chính ḿnh như thể nhà văn. H́nh thức treo lơ lửng trước cái nh́n như một đối tượng bêu xấu: nếu nó sáng lạn, nó trở thành lỗi thời, nếu nó vô chính phủ, nó có tính cách phi xă hội, và nó trở thành cô đơn khi có tính cách đặc thù đối với thời đại và con người. Một trong những nền tảng sâu xa mang đặc tính huyền thoại nơi nhà văn là bút pháp, trong khi bút pháp chỉ là ẩn dụ nghĩa là phương tŕnh cân bằng giữa ư hướng văn chương và cơ cấu xác thịt của tác giả. Barthes phân biệt ngôn từ và bút pháp là những lực mù ḷa với văn tự là một hành vi liên đới lịch sử, ngôn từ và bút pháp chỉ là những đối vật trong khi văn tự là một chức vụ, là mối tương quan giữa sản xuất và xă hội, là h́nh thức sử dụng trong ỳ hướng gắn liền với vận hành của lịch sử.

Barthes không quan niệm không có tác phẩm, nhưng ông nhận định tác phẩm hiện đại không thể khả hữu, khi nhà văn với văn tự của ông c̣n ở trong một mâu thuẫn không lối thoát:  

Trong bất cứ h́nh thức văn chương nào, cũng có sự chọn lựa tổng quát một thái độ, một thái độ đạo đức, chính v́ những tương quan giữa suy tưởng của nhà văn về xử thế xă hội đối với h́nh thức và sự chọn lựa của ḿnh, chọn lựa một luân lư về h́nh thức,chọn lựa không khí xă hội mà trong đó nhà văn quyết định xác nhận bản chất ngôn ngữ của ḿnh. Tóm lại nhà văn định vị trên một thực tế hàm hồ: giao ngộ tương tác giữa nhà văn và xă hội; tự cứu cánh tính xă hội này đưa đẩy nhà văn tới những nguồn lực cần thiết trong sự sáng tạo của ông, bằng một thứ chuyển hoán bi đát. Chính v́ không có tư tưởng nào không cần ngôn ngữ mà H́nh thức là phán quyết đầu tiên và sau cùng của trách nhiệm văn chương, và chính v́ xă hội không ḥa giải mà ngôn ngữ, tất yếu và thiết yếu bị chỉ huy, đă tạo dựng cho nhà văn một thân phận xâu xé, xót xa [9].

Ảo tưởng của ngôn ngữ là giả định có những văn tự trắng, văn tự trung lập nghĩa là có thể có một thứ văn tự thụ động, vô tội (điều kiện khí dụng, cách thế hiện hữu của im lặng) hay một thứ văn tự trắng (tự động, siêu thực).

Có sự phóng thể trong văn chương: Barthes nhận xét nơi nhiều tiểu thuyết gia hiện đại, lịch sử của con người lẫn với chuyển biến của phép liên biến động từ (conjugaison): Khởi từ một cái “tôi” hăy c̣n là h́nh thức trung thành nhất của tính vô danh, con người tác giả dần dà đoạt quyền của ngôi thứ ba, một khi sự hiện hữu trở thành định mệnh, và độc thoại trở thành Tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một cái chết, nó tạo dời sống thành một số phận, kỷ niệm thành một hành vi hữu ích, và kỳ gian thành một thời gian được điều khiển và có ư nghĩa. Mọi văn chương có thể phát biểu: Larvatus prodeo - cử chỉ tàn bạo của mỗi nhà văn đem ra nhạo báng cái mặt nạ mằ ông ẩn núp sau đó. Cho nên giải phóng văn chương chính là phá hủy sự tôn thờ cái kỹ thuật của những nhà chép sử, biên soạn tiểu sự, những nhà đạo đức, thần học mưu t́m nợi sự “sáng tạo” điều bí mật của thứ văn tự chất chứa chân lư trong linh hồn hay thú chữ nghĩa tự nhiên, thần thánh thiêng liêng.

----------------

[7] Xem: J.M. Rey: L’enjeu des signes (Lecture de Nietzsche).

[8] Xem: K. Jaspers: Thế giới là bản thảo của một thế giới khác, không thể thông hiểu qua một bản đọc phổ quát và chỉ có hiện sinh mới đọc được.

[9] Xem: Roland Barthes, Le degré zéro de l’écriture.

 

(c̣n nữa)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011