ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

101

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101,    

  

Thơ phá thể (tiếp theo)

 

H́nh thành một bài thơ như Hạnh An bang phủ:

 

 

ở câu 4: vạn tượng sinh hào đoan

Thánh tông không dùng từ mao bút mà dùng từ hào đoan để diễn tả việc làm ra bài thơ. Hào đoanchữ thơ [397] .

Vạn tượng nằm trong phạm trù đối lập giữa khả thể và thực tại của khởi sinh thơ [398], phù vân/minh nguyệt là không-thời gian gây hứng thú song tầm nh́n của thi sĩ không giới hạn trong khung cảnh nhỏ hẹp mà toả rộng, cho nên mới viết lên: vạn tượng. Tượng là khái niệm cơ bản gắn liền với văn, trong nghĩa sáng tạo vũ trụ luận. Cho nên khi hốt nhiên đắc giai thú, về mặt thế giới quan là khai mở chân trời hiện tượng luận, thi sĩ đột khởi viết - tất cả cơ động của văn tự khởi xuất từ chỗ dụng bút/yong bi, vận bút/yunbi.

Như đă nói ở trên, đi t́m định nghĩa thơ khó tránh khỏi khuôn sáo, trùng lắp và nghịch lư, rốt cuộc như Meschonnic đưa ra nhận xét thơ là sản sinh và là sản phẩm của tư tưởng thơ, hàm ngụ chủ thể vận động làm thơ – nghĩa là dụng bút.

Trong Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quí Đôn đă dành thiên thứ sáu luận về Âm tự loại, gồm những điều nói về âm thanh và văn tự. Nếu như ở phương Tây, cùng thế kỷ 18, những Herder, Rousseau mưu t́m nguồn gốc của ngôn ngữ, ở phương Đông, họ Lê  trong thiên sách nói trên cũng đi luận về căn cỗi của tiếng nói và chữ viết [399]. Sau những chuyên điều về ngữ học (tôi sẽ đề cập ở chỗ khác) ông dẫn lời Hàn tử để giải thích một điều trong ngôn ngữ: Người ta ít khi được xem voi sống, mà được xem xương voi chết, trông tranh vẽ, có thể tưởng tượng được voi sống. Cho nên người ta, khi lấy ưtưởng, thường dùng chữ “tượng”. Ông cũng nói đến phép viết của các nước trong thiên hạ không giống nhau (một tỷ dụ, như chữ Hán vuông và thẳng xuống, chữ nước ngoài th́ viết ngang); đến văn tự như cổ văn có chữ đại triện, tiểu triện, lệ, chân phương. Điểm đặc sắc là Lê Quí Đôn chú trọng bàn về bút pháp, như dẫn Bút trận đồ của Tấn vệ đại phu có nói: Ng̣i bút dài một tấc, quản bút dài năm tấc; khi viết chữ chân, chữ hành, hay chữ thảo cũng vậy, cầm bút nên cách xa ng̣i bút hai tấc, một phân; dẫn Bút tuỷ luận của Ngu Thế Nam lại nói: Cách dùng bút, phải làm cho cổ tay nhẹ bổng, bút dài không quá sáu tấc, cầm bút không quá ba tấc, viết chữ chân, th́ cách một tấc, chữ hành th́ cách hai tấc, ngón tay cầm cho chắc, mà cổ tay th́ lỏng.

Luận về cầm bút và viết, các lối chữ không ít người bàn đến, như ông dẫn Giải Tấn tạp thuật đời Minh, Vương Hi Chi đời Tấn, Trương hoài Quản, những sách Bút trận đồ, Tiềm xác loại thư, Hoàng đ́nh kinh, Quan pháp thiếp. Tập cổ lục, Lưu Thanh tập, những nhân vật như Lưu Bá Thăng, Tô Đông Pha, Hoàng Đ́nh Kiên, Chung Do, Vương Tử kính, v.v…

Nói đến thuật viết sách, Lê Quí Đôn dẫn Nham thế khảo sự phân giải hai điều: một là nắm chắc điều phải để chứng tỏ điều không phải của người khác, hai là tâm, túc phần tinh thần và tay, tức phần hoạt động đều nhàn th́ “làm sách viết chữ”, tâm với tay đều bận th́ thực hiện cho sớm xong công việc, để tinh thần được yên. Ông khẳng định: “Tinh thần văn tự ở trong tâm con người, h́nh tượng văn tự ở trong sách vở” như mô tả công việc sáng tạo văn chương.

Điều kỳ thú tôi muốn nói đến ở đây là ở hạ bán thế kỷ 20, một học giả phương Tây người Thuỵ sĩ Jean François Billeter lại chuyên tâm khảo về văn tự, thư pháp [400] đề cập nơi trên như Vân Đài Loại ngữ.  

Trong Hạnh An bang phủ của Trần Thánh tông dẫn trên, là một hứng vị lớn trong văn chương cổ điển Việt c̣n truyền lưu lại được, v́ ở kho tàng chữ nghĩa (chưa khai quật, phát hiện sau những thời thế binh lửa loạn lạc, xâm thực đô hộ…) không rơ có bài thơ nào nói đến sáng tạo thơ đầy xúc tích thực nghiệm như vậy trong chữ thơ hào đoan/háo duān.

Trong chương III bàn về Vận dụng bút ở tác phẩm đă dẫn, Billeter nói đến nghệ thuật sử dụng bút, mà người Trung hoa gọi là bút pháp/bifa, hay thường gọi là dụng bút/yongbi, vận bút/yunbi [401]. Thư pháp có hệ thống trật tự, theo Billeter tương tự như phương tây, với những thuật ngữ như đạo/dao để chỉ đường vạch, tuyến/xian để chỉ đường kỷ hà, tuyến điều/xiantiao để chỉ đường nét của một bức họa, nét mặt v.v…Những từ như bút họa/bihua, điểm họa/dianhua để chỉ những điểm và nét khai triển trong thư pháp.

Nói đến bút pháp/thư hoạ không thể không nói đến vật cụ thể: bút lông – mà Thánh tông đă chỉ ra: vạn tượng nẩy sinh/ hiểu theo nghĩa thơ: sáng tạo/poiesis từ hào đoan/đầu ngọn bút. Billeter nhận xét: bút lông không chỉ là một phương tiện/công cụ khả dĩ tạo ra những nét chữ to và nhỏ tương phản hơn là bút thường (bút lông ngỗng, bút sắt). Nó là một phương tiện được nghĩ ra để tạo những h́nh thể của một trật tự khác, không đi vào trong những phạm trù mỹ học của chúng ta [402].

Ông xác định, trông bề ngoài bút lông này giống như những bút cọ của họa sĩ phương tây, song những đặc tính của nó cần mô tả. Bút lông từ thời Chiến quốc (thế kỷ thứ ba, thứ tư trước công nguyên) đến thế kỷ X (cuối Đường, đầu Tống), đầu bút làm bằng nhiếu lớp đồng tâm, gồm một tâm/tim/xin, một bụng/phúc/fu và một lớp khoác/bối/bei [thuật ngữ hiện đại gọi là bút tâm/bixin, bút thai/bitaicái mao/gaimao]. Billeter cũng khẳng định, không như R.H. van Gulik quan niệm cho đến thế kỷ 20, bút lông vẫn được chế tạo theo cùng một cách, mà theo một nghệ nhân ở xưởng chế tạo bút ở Bắc kinh ông gặp năm 1984 cho biết kỹ thuật van Gulik mô tả đă thay đổ từ thời cuối Đường đầu Minh bằng một kỹ thuật cao cấp hơn truyền thụ cho đến ngày nay.

Có cả một nghệ thuật cầm bút, chức năng của bút như Billeter mô tả, song ở câu thơ của Hạnh An bang phủ, tại sao lại dùng chữ thơ: hào đoan? Đoan liên hệ với Tượng, v́ từ ngữ mang nhiều nghĩa: đoan là nguyên khởi của mọi vật, là thủ lĩnh, là đứng đắn, là đích thực, là đoan để/đầu đuôi của mọi sự, là cực đoan đối lập của vô đoan. Không phải bỗng dưng Thánh tông chọn chữ thơ đó. Nói như Heidegger, hào đoan gọi lên tứ tượng/geviert: trời-đất-thần-nhân.

Tác phẩm viết về nghệ thuật bút pháp/thư pháp của Billeter không là một quyển sách kỹ thuật, mà là một thiên biên khảo của nhà triết học. Từ quan niệm về thư pháp, ông đă nhận ra những biến hoá của hoạt động, của thân thể nhà thư pháp. Ở một bản thảo duy nhất của Lư Bạch (thi sĩ đời Đường 701-762) c̣n truyền lại tới ngày nay là bài tứ tuyệt viết theo thư pháp, nguyên văn:

                   Thượng Dương đài

                Sơn cao thuỷ trường

                Vật tượng thiên vạn

                Phi hữu lăo bút

                Thanh trang hà cùng

Lư giải của Billeter: trước hết bài tứ tuyệt này khác với thơ tứ tuyệt thịnh hành thời Đường làm theo thể ngũ ngôn, bài Thượng Dương đài này làm theo thể tứ ngôn.

Câu đầu mô tả núi cao hùng vĩ, ḍng nước cuộn ra xa, biểu hiện những sức mạnh chuyển động. Câu hai nói đến chữ tượng/xiang trong vật tượng hiện ra thiên vạn, như diễn đạt ở trên là “tượng trưng của động lực” nên có thể hiểu như “từ đó nẩy sinh ra muôn vàn h́nh tượng”.

Câu ba nói đến lăo bút/laobi: lăo ở đây hàm ngụ ư trưởng thành, bút ở đây là bút được thi sĩ/nghệ nhân sử dụng, hiểu như nếu “không có ngọn bút được sử dụng toàn thiện như thế này”.

Câu bốn bắt đầu bằng “thanh trang/qingzhuang” để chỉ những h́nh thể thanh khiết, ư nói những h́nh thể sinh ra trước chúng ta từ những lực tương phản và bổ sung thành vô vàn hoá thân, đó là những h́nh thể của ngoại giới do hoạt động phóng chiếu, nên tính thanh khiết đến từ nội tại.

Billeter cũng đưa ra nhận xét: trong thơ văn cổ phương đông, nhà thơ thường đặt ở câu thơ cuối, từ then khoá cho bài thơ. Bài Thương Dương đài kết thúc bằng từ: hà cùng? Có nghĩa làm sao tận cùng được? ư nói những hóa thân của thực tại không bao giờ cùng kiệt [403]

Từ góc nh́n thư pháp/calligraphie, Billeter nghĩ: có lẽ Lư Bạch muốn dẫn khởi chính ông có bàn tay vận dụng hoàn hảo và văn tự của ông quả thực đồng đẳng với những hoá thân thực tại; như vậy câu hỏi cuối [hà cùng?] hàm nghĩa một khẳng định: “tôi muốn mở ra cho các bạn trong thời khoảng này là, trong chữ nghĩa của tôi, nẩy sinh thanh khiết mọi sự”.

Từ góc nh́n thi pháp/poétique, tôi nghĩ: thật t́nh cờ, Billeter trong cuộc nghiên cứu văn tự, thư pháp phát hiện ra bài thơ của Lư Bạch thảo dưới h́nh thức thư pháp (có thể là thủ bút độc nhất của Lư Bạch? tuy nhiên ông thêm: tính xác thực đáng ngờ; d’authenticité douteuse) song lư giải của ông về mặt ư có phần lư, song không phải do thư pháp, nhưng từ bản chất của thơ, như Nguyễn Du từng nói về chân lư thơ trong câu: Thi thành thảo thụ giai thiên cổ [404], thơ làm cho cây cỏ trở thành bất hủ, có nghĩa là làm cho vạn vật bất tử.

Tiếc là Billeter không được đọc Hạnh An bang phủ của Trần Thánh tông, để thấy triết học thơ của Hoàng đế nhà Trần đă rọi sáng chân lư: vạn tượng sinh hào đoan.

Ở bài thơ đă dẫn Arte poetica của Jorge Luis Borges chỉ ra một chân lư khác, trong bốn câu:

       Ver en la muerte el sueño, en el ocaso

       Un triste oro, tal es la poesía

       Que es inmortal y pobre. La poesía

       Vuelve como la aurora y el ocaso

Thi sĩ cũng luận về nghệ thuật/bản chất của thơ dưới những h́nh tượng:

                    En la muerte: el sueño              trong cái chết: giấc ngủ               

       Poesía{                                             Thơ{

                    En el ocaso: un triste oro         trong hoàng hôn: một khối vàng sầu

                        Inmortal                                  bất tử

       Poesía es{                                   Thơ là {

                        Pobre                                       khốn khổ

                                          la aurora                             b́nh minh

       Poesía vuelve como{                Thơ trở lại như {

                                          el ocaso                                           hoàng hôn

Tại sao định nghĩa, vận động, bản thể của thơ mang những cặp đối lập và nghịch lư như vậy?

 

---------------------------

[397] Xem: chương I Triết học và Văn chương.

[398] Mở đầu Khởi sinh thơ/La naissance de la poésie 1991 của Jean-Michel Rey viết về Antonin Artaud để chứng minh Artaud đă xây dựng một hệ thống luận thơ/une généalogie poétique, chương Lệnh ám tả của Hữu thể/Sous la dictée de l’Être, Rey dẫn lời Artaud: “Il y a la vérité qui est horriblement cruelle. C’est tout/Có chân lư tàn nhẫn một cách ghê gớm. Tất cả như thế đó.” A. Artaud, Œuvres completes, tập VII.

Nơi Artaud của hiện đại, bắt đầu công tŕnh thơ dưới lệnh sức của Hữu thể, là đối đầu với nguy hiểm, “đó là con người thực tuyệt vọng nói với anh và chỉ biết hạnh phúc  ở trên đời bây giờ khi đă ĺa bỏ thế giới này và biệt ly nó một cách tuyệt đối.” Sdt, tập VII.

Ở Trần Thánh tông, chỉ có thế giới của hạnh phúc. 

[399] Lê Quí Đôn, Sdt: Văn tự do thanh âm phát sinh. Thanh âm là do tính mà ra. Đạo trời biến hoá mà định ra tính mệnh của muôn loài muôn vật. Tính mệnh có trước h́nh thể và thanh âm có sau. (Xem chú thích [103] phần Dẫn nhập Đường vào văn chương, Phê b́nh lư trí văn chương q. I 2012).

[400] J.F. Billeter, Essai sur l’art chinois de l’écriture et ses fondements/Khảo về nghệ thuật văn tự trung hoa và những cơ sở của nó 1989, có cải tác (refonte) in lại năm 2010. Trong lời Tựa, Billeter xác định: Văn tự trung hoa cấu thành một thế giới h́nh thể xứng đáng để nghiên cứu như vậy. Kỹ thuật về bút, khá ngạc nhiên cho người ta phát hiện ra nó, tŕnh ra một hứng vị về mặt những kỹ thuật của con người nói chung.

[401] Billeter, Sdt, ch. III La manœuvre du pinceau: l’art de se servir du pinceau…Les Chinois l’appellent soit bifa “technique du pinceau” soit, plus souvent, yongbi “utiliser le pinceau” ou yunbi “faire tourner le pinceau”.

Bị chú: Billeter phiên diễn âm Hán theo lối pinyin.

[402] Billeter, Sdt: le pinceau n’est donc pas seulement un instrument susceptible de produire des pleins et des deliés plus contrastés qu’une plume. Il est un instrument conçu pour produire des formes d’un autre ordre, qui n’entrent pas dans nos catégories esthétiques.

[403] Billeter, Sdt:

chữ tượng diễn đạt ở trên là “tượng trưng của động lực”: le mot xiang rendu plus haut par “figure dynamique”;

có thể hiểu như “từ đó nẩy sinh ra muôn vàn h́nh tượng/de là naissent des figures sans nombre”;

Billeter dịch bài thơ như sau:

       Les monts se dressent, les eaux s’écoulent,

       Et de là naissent des figures sans nombre.

       Sans un pinceau parfaitement exercé,

       Comment épuiser ce surgissement limpide?

       Núi đứng dựng (vươn cao), thác chẩy xiết,

       từ đó nẩy sinh ra muôn vàn h́nh tượng.

       Không có ngọn bút sử dụng hoàn hảo này,

       Làm sao hết được sự sinh sôi trồi mọc thanh khiết này

 

 

Bị chú: Thủ bút Thượng Dương đài của Lư Bạch. Nguồn: Billeter, Sdt.

 [404] Xem chú thích [105] phần Dẫn nhập Đường vào văn chương. Phê b́nh lư trí văn chương quyển I 2012).

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013