ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

116

CHƯƠNG IV:

VĂN HỌC SỬ CÓ KHẢ HỮU ?

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, 

 

 

Văn Học Sử Có Khả Hữu

Phản sử của triết học như Onfray quan niệm chỉ ra một điều là tư tưởng triết lư mà bất kỳ nhà triết học đúng nghĩa đều toan tính đưa về một mối, dầu có hệ thống hay không. Điểm này phân biệt lịch sử triết học với lịch sử văn học, tuy cả hai từ góc nh́n cổ điển đều nhằm mang tính cách giảng dạy.

Khả hữu của văn học sử

Khả hữu của văn học sử cũng như lịch sử triết học là lịch sử những bản văn. Điều đó có nghĩa, đối tượng là cái được viết ra, không phải con người, nhưng là tác phẩm. Cho nên triết học sử khai phá những quan niệm, hệ thống, không phải những cá thể. Có xung đột giữa toàn thể và hiện sinh. Đó là phản ứng chống hệ thống. Điều nghịch lư là khi xác định sự thống trị của những hệ thống lớn trong toàn bộ lịch sử, cũng đồng nghĩa với quyền lực của những bộ mặt tư tưởng, chính là những cá thể xuất chúng. Mặt khác, xung đột về mặt lư giải bản văn. Tất nhiên, có nhiều lư giải, song có thể giới hạn vào hai chiều hướng rơ rệt, như tôi đă đề cập trong chương IV Cơ sở tư tưởng thời quá độ, là triết học lục địa (Âu châu) và triết học phân tích, ngày nay chủ yếu là lư giải như thể thông diễn luận/herméneutique và lư giải như thể phân tích/analytique. Pierre Aubenque, nhà chuyên b́nh giảng Aristote gọi phân tích là lư giải ở độ không, một lư giải nhằm không chỉ là một và giản lược vai tṛ của nhà lư giải, trong khi thông diễn luận (theo Aubenque, thông diễn luận không phải bắt đầu với Schleiermacher, song từ này đến từ Aristote, thiên thứ hai của bộ Luận/Organon có tên là Peri Hermeneias, thường dịch sang tiếng La tinh là De interpretatione) thừa nhận chủ thể trong mọi lư giải [9].

Nói đến đối tượng văn học sử, như Gustave Lanson phân biệt với đối tượng sử học ở chỗ sử học nghiên cứu quá khứ c̣n văn học sử, đối tượng cũng là quá khứ, song một quá khứ tồn tại, nghĩa là cả quá khứ và hiện tại. Tính đặc thù của sử học về văn học là nghiên cứu lịch sử về văn học phải giao ḥa được việc phân tích những tác phẩm cá thể [quả thực, trên b́nh diện nghiên cứu lịch sử về lịch sử, dầu là thời đại, triều đại, quốc gia, dân tộc v.v… bao gồm res gestae tức sự biến, ngày tháng/niên hiệu, hoàn cảnh sự kiện xảy ra v.v… cũng không phải là những cá thể, song là những sự sử phi nhân cách, trong khi văn học tiên quyết phải là] những công tŕnh do cá nhân sáng tạo  với nghiên cứu văn học như một quá tŕnh lịch sử.

Tuy vậy, mặt khác cả hai lịch sử và văn học đều có một sở cứ là vị thế của sử gia/historien trong hành tác, nghĩa là phê phán, công việc của nhà phê b́nh. Emile Faguet nhận ra điều đó: nhà phê b́nh khởi sự ở chỗ nhà viết sử văn học chấm dứt, hay đúng hơn là ở trên một b́nh diện quĩ hệ khác với nhà viết sử văn học, v́ tư tưởng của nhà phê b́nh dầu với một tác giả hay một tác phẩm đ̣i hỏi phải theo những nguyên lư, hoặc do cảm tính [10].

Thực sự, cả hai thường chỉ là một người, do đó làm thế nào xác định hai công việc này, nên Lanson phân biệt phê b́nh chủ quan, nghĩa là quan hệ của tác phẩm với bản thân/người đọc và lịch sử văn học là quan hệ của tác phẩm với tác giả và công chúng; Ferdinand Brunetière nói rơ hơn, văn học sử có cơ sở, đồng hoá với phê b́nh khách quan [11].

Một lư luận phê b́nh như vậy xây dựng trên một lịch sử, nhưng lịch sử nào? những vấn đề này dẫn đến nhiều tranh luận về cơ sở của lịch sử, cũng như về mặt phương pháp luận, nghĩa là phương pháp nào? để thực hiện văn học sử. Trong chương Ba ở trên, khi xét đến lư luận văn chương và phê b́nh văn học, hàm ngụ quan hệ của hai hoạt động, giả định văn học sử dẫn đến phê b́nh, hay khẳng định như Escarpit: lịch sử văn học là nghiên cứu về mặt lịch đại, c̣n phê b́nh văn học là nghiên cứu phân tích, song khi định nghĩa phân tích ở đây là phân tích tác phẩm chọn lọc theo chức năng của một hệ thống, hay theo viễn quan của lịch sử thật ra khá hàm hồ, dễ rơi vào ṿng luẩn quẩn với những vấn nạn, như phê b́nh có trước hay văn học sử có trước, viễn quan nào, hệ thống nào? Phải chăng, chỉ có những hệ thống đa phương. Điểm gặp gỡ giữa những lư luận ngày nay, là nhận ra sự tiến hóa, tức biến đổi nghĩa là không khảo sát nội tại của những tác phẩm, song nghiên cứu diễn ngôn văn chương, những h́nh thái bản văn, những phương sách/procédés; lịch sử văn học như vậy là lịch sử những h́nh thái văn chương, những mă văn chương/codes littéraires (Genette), cấu trúc phát sinh (Goldmann), tiếp nhận/Rezeption (Jauss), đọc (Riffaterre), sẽ nói đến trong những chương sau về vai tṛ và chức năng của thông diễn học, văn phong học, ngữ nghĩa học, kư hiệu học v.v… xác định văn chương không chỉ là lịch sử của văn học, song như một khoa học.

Bộ lịch sử văn học như Vân Đài loại ngữ của Lê Quí Đôn nói đến văn nghệ loại, âm tự loại, thư tịch loại như những chương sách liên hợp những vấn đề văn chương thuộc thông diễn luận, ngữ nghĩa của văn tự và lịch sử văn chương. Chẳng hạn, khởi từ nhận thức về bản chất của văn chương:

Văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh thế.

Chu tử nói: Lời không văn vẻ, không phổ biến được xa rộng. trong bốn điều Văn, Hạnh, Trung, Tín, văn đứng đầu, vậy văn là việc gốc, không phải việc ngọn.

Sách Luận ngữ nói: lấy đạo để lập chí, lấy đức để giữ ǵn, lấy nhân để nương tựa, lấy nghệ để vui chơi/chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ. Xem đó người xưa cũng chỉ nói ngang nhau, không chia ra điều nào là gốc, điều nào là ngọn. 

Khi luận về văn thơ, ông dẫn:

Thơ có bốn điều không nên/tứ bất là: khí cao nhi bất nộ, lực kính nhi bất lộ, t́nh đa nhi bất ám, tài thiệm nhi bất sơ;[12]

lại có bốn điều sâu sắc/tứ thâm là: khí thế nhân huân, do thâm ư thể khí; ư độ bàng bạc, do thâm ư tác dụng; dụng bát bất trệ, do thâm ư thanh đối; dụng sự bất trực, do thâm ư nghĩa loại;[13]

có hai điều phải bỏ/nhị phế là: tuy dục phế sảo thượng trực nhi tứ trí bất đắc trực; tuy dục phế từ thượng ư nhi điển lệ bất đắc di;[14]

và bốn điều phải tránh/tứ ly: tuy đạo t́nh nhi ly tịch thâm; tuy dụng kinh sử nhi ly thư sinh; tuy thượng cao dật nhi ly vu viễn; tuy dục phi động nhi ly khinh phù;[15]

sáu cái mê lầm, như lấy huyền hoặc làm cao siêu, lấy chậm chạp làm nhẹ nhàng, lấy dụng ư làm giỏi riêng ḿnh, lấy quỉ quái làm mới lạ, lấy nát bét làm ổn thoả, khí lực kém coi như dễ dàng;

song trong sáu điều nên quyết/chí theo đuổi dường như nghịch với sáu điều trên là rất hiểm song không xa xôi, rất lạ mà không sai lầm, giản dị nhưng tự nhiên, khắc khổ song không vô ích, rất gần mà ư tứ bao la, phóng khoáng mà không viển vông;

làm thơ có được bảy đức là biết lư lẽ sự vật, cao siêu, trang nhă, lịch lăm, có tinh thần, chân thật, thể cách mẫu mực, tuân thủ hai cú pháp về ư tứ và cảnh ngộ

làm thơ phải hội được năm phép tắc về thể, cách, khí, hứng và âm tiết; phải đạt được chin phẩm chất như cao siêu, thâm sâu, cổ kính, xa xôi, hùng chí, hồn nhiên, phiêu dật, bi tráng, uyển ảo, lại phải biết khởi đầu ra sao, tinh thông cú pháp, biết chọn chữ nghĩa.

Lê Quí Đôn diễn đạt khoa sáng tạo học/poétique của ông qua những điểm cơ bản: về phong cách/style như thống khoái, thong dong không vội vàng cấp bách, làm thơ không cần chú trọng vào đề tài quá, không ôm đồm sự kiện, lời lẽ đừng quá thẳng tuột, nông cạn, sử dụng âm vận không được gượng ép, ư và lời không được tương phản. Từ tư thế phê b́nh, ông khẳng định: thơ phát khởi từ ḷng người/tâm do đó ông đưa ra một nhận xét độc đáo như một nhà dân tộc học/folklore: trong mấy trăm bài thơ của Kinh Thi của dân gian có những bài thi sĩ đời sau không theo kịp v́ xuất phát từ chỗ tâm chân thật. Lại so những bài hành, bài ca, nhạc phủ ư vị cổ kính, trong những đời về sau, trói buộc thanh luật, hạn chế âm vận, kẻ làm thơ có tài c̣n vấp váp, huống chi kẻ vô tài khổ v́ câu nệ, do đó lời thơ phát tự trong tâm ra không chân thực.

Ông lại đưa ra quan điểm tam tài:người/trời/sự v́ t́nh là tự con người, tiếng kêu tự nhiên/thiên lăi ở trong ḷng người mà ra,  cảnh là trời ở bên ngoài con người tiếp cận mà sinh ư, sự là đối vật do đó t́nh-cảnh-sự là ba vị thế, ba nhân tố không thể thiếu về mặt sáng tạo.

-----------------------

[9] P. Aubenque, Le conflit actuel des interprétations: analytique ou herméneutique?(trong Comment écrire l’histoire de la philosophie? 2001 (xem chú thích [4] ở trên).

[10] E. Faguet, L’art de lire: Le critique..commence où l’historien littéraire finit, ou plutôt il est sur un tout autre plan géométrique que l’historien littếraire. À lui, ce qu’on demande, au contraire, c’est sa pensée sur un auteur ou sur un ouvrage, sa pensée, soit qu’elle soit faite de principles, ou qu’elle le soit d’émotions.

[11] G. Lanson, Essais de méthode, de critique et d’histoire littéraire; F. Brunetière, Essais sur la littéraire contemporaine.

[12] Lê Quí Đôn, Sdt: chí khí cao mà không giận dữ, cách lực cứng cỏi song không lộ ra, t́nh cảm đầy nhưng không u ám, tài sức dung dưỡng, không thô kệch.

[13] Lê Quí Đôn, Sdt: Thể khí sâu sắc, thâm hậu, ư tứ gây tác dụng toả ra rộng răi, dụng bút không bê trệ, điều khiển âm thanh thật đạt, bày tỏ ư nghĩa sâu xa song không quá thẳng.

[14] Lê Quí Đôn, Sdt: Làm sao sắc sảo, chuộng thẳng thắn mà không biến thành lệch lạc; bỏ lời lấy ư nhưng không mất vẻ đẹp đẽ.

[15] Lê Quí Đôn, Sdt: lột được đạo lư t́nh cảm tránh u ám thầm kín; sử dụng kinh sử tránh lối viết kiểu học tṛ [tuôn ra như vẹt]; đạt tới độ cao siêu  song tránh viển vông; năng động nhưng không khinh bạc.

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014