ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

27

Chương I

TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,

 

Phụ lục (tiếp theo)

Nói đến mối tương quan giữa triết học và văn chương phải chăng để xác định biên giới hai lănh vực, hay xem triết học như một thể loại văn chương?

Dường như khu biệt khá mơ hồ, nếu như ta xét đến ngữ nguyên của từ văn chương/litaratura hiểu theo nghĩa hiện đại chỉ mới được dùng vào thế kỷ XVIII, bao hàm tác phẩm thuộc về văn chương và khối lượng văn tự, trong khi nguyên ủy nhằm chỉ từ grammatikè về tri thức đọc và viết [27].

Từ khởi thủy của triết học, ở Hy lạp tư tưởng của Parménide là thơ, của Platon là những thiên đối thoại [28]  ở đó triết gia không có mặt song hiện diện trong mọi nhân vật, từ Socrate (ở mọi thiên đối thoại), khách lạ xứ Élée (trong thiên Biện giả/Sophistes, Chính gia/Politikos) đến những Agathon, Apollodore, Alcibiade, Éryximaque, Phèdre, Glaucon, Calliclès, Thrasymaque, và kể cả những biện giả Gorgias, Protagoras và chính Parménide v.v… tiếng nói của Platon c̣n vọng nơi Diotime, người phụ nữ ở Mantinée dạy cho người ta biết thế nào là t́nh yêu, đến tiếng ve sầu văng vẳng trên cây (Bakhtine khai phá đa thanh trong tiểu thuyết Dostoevski, song thực ra ngay từ cổ đại, tiếng nói đa điệu thể hiện trong những thiên đối thoại của triết học, ở phương Đông với những thiên Luận ngữ, Trang tử, Mạnh tử v.v…). Diễn ngữ triết học thể hiện qua những phân đoạn (toàn bộ tác phẩm của những triết gia Hy lạp tiền-Socrate thất lạc, chỉ c̣n những đoạn thiên dựa trên bản văn của những tác giả về sau), tiểu luận (gây ngộ nhận khu biệt nhà triết học với nhà khảo luận [29]), khảo sát (như J.S. Mill trong An Examination of Sir William Hamilton’s Philosophy [30] phân tích tỉ mỉ và lục kiếm bản văn của một tác giả khác nhằm xác định ư tranh biện), suy niệm (bắt nguồn từ tiếng La tinh meditatio, là một hành vi của diễn ngôn nhằm mở ra một lộ tŕnh/itinerarium, với những suy niệm nổi tiếng trong thư tịch triết học là Suy niệm siêu h́nh của Descartes và Suy niệm kiểu Descartes của Husserl [31]), diễn luận (như Phương pháp luận của Descartes và những diễn luận của Rousseau [32], cách ngôn (nhà triết học sử dụng thể cách ngôn (từ bắt nguồn ở tiếng Hy lạp: άφορισός) nổi tiếng là Nietzsche, kế thừa truyền thống Khắc kỷ, Epicure mở đầu cho những nhà tư tưởng về sau), tụng ca/hymns bắt nguồn từ tiếng Hy lạp ϋμνος (nếu kể từ những thi thiên trong kinh Veda, kinh Thánh và những khúc Thi thiên ở phương Đông khác chuyển tải tư tưởng trong nguồn huyền thuyết/triết học), phê phán (khởi sự từ Kant và những nhà triết học về sau như Marx v.v…), thư từ ( không kể những trao đổi thư tín là một phần quan trọng trong tranh luận, thông tin, trao đổi giữa những nhà triết học từ cổ đại như Platon đến về sau không thể thiếu trong thư tịch của mỗi triết gia, quan trọng như thư tín giữa Leibniz và Clarke, những nhà tư tưởng hiện đại sử dụng tiểu thuyết thư như Vittorio Hösle với Quán cà phê của những triết gia đă chết [33]), tổng luận (như Tổng luận thần học của Thomas d’Aquin, Tổng luận phi thần học của Georges Bataille [34]), thích nghĩa (hiểu theo nghĩa của W. Benjamin, phân biệt với phê phán ở chỗ chỉ chú ư đến vẻ đẹp và nội dung tích cực của bản văn), nghiên cứu (như Nghiên cứu luận lư học của Husserl, Nghiên cứu triết lư của Wittgenstein [35]), khảo luận (như Khảo luận về bản tính con người của Hume, Khảo luận luận lư-triết học của Wittgenstein, Khảo luận Siêu h́nh học của Jean Wahl [36]), thông luận (của nhóm Bách khoa Pháp, hay Thông luận khoa học triết của Hegel [37]), sơ bộ (như Sơ bộ về mọi siêu h́nh học vị lai có thể biểu hiện là khoa học của Kant [38]), biểu bạch (Confessions của Augustin, Rousseau), nhật kư (như Nhật kư siêu h́nh của Gabriel Marcel, và gần đây nhất Sean Gaston viết dưới h́nh thức nhật kư sau cái chết của Derrida để luận về Ai điệu của triết gia [39]) dẫn nhập (vào triết học như tác phẩm của Nicolai Hartmann, Karl Jaspers v.v…), phụ lục thư (của Schopenhauer [40]), và vô số h́nh thái đặc thù khởi từ một cơ sở phương pháp triết học như Hiện tượng luận (trong những tiêu đề tác phẩm của Hegel, Husserl, Merleau-Ponty [41]), gia phổ (Généalogie của Nietzsche, M. Foucault), nhan đề những sách của Heidegger như Holzwege/đường lầm, của Derrida như Glas/chuông điệu, của Kierkegaard như Abschließende unwissenschaftliche Nachschrift/Tái bút phi khoa học kết luận chẳng hạn, không thể nhận diện vào thể loại nào.

Hippolyte Taine (1828-1893) nghiên cứu về Stuart Mill dưới nhan đề Chủ nghĩa thực chứng Anh [42] viết khảo luận theo truyền thống Pháp (như Descartes trong Phương pháp luận, hay Montaigne trong Tiểu luận) như thiên tự truyện, thuyết thoại: Năm ngoái tôi ở Oxford, trong những phiên họp của British Association for the advancement of learning, và tôi thấy ở đó, giữa những học giả hiếm hoi vẫn c̣n ở lại, một người Anh trẻ, có tài khí, mà tôi có thể nói thẳng. Vào lúc chiều, anh dẫn tôi đến viện bảo tàng mới, chứa mọi tiêu bản: có những lớp giảng dạy ngắn, chơi những nhạc cụ mới; những mệnh phụ có mặt ở đó và tham dự những thí nghiệm; ngày sau cùng, các bà hát quốc ca God save the Queen với đầy nhiệt t́nh…

Kierkegaard viết như một nhà văn, sử dụng nhiều bút hiệu trong những tác phẩm để lại, và ông phát biểu: “Hoạt động viết văn của tôi là chính sự phát triển, giáo dục cho chính tôi”[43], Bút hiệu/đa hiệu có thể là một kiểu tuyên ngôn đối lập với chính tác giả, chẳng hạn ở bản thào đầu tay De omnibus dubitandum est/mọi sự đều đáng ngờ với bút hiệu Johannes Climacus, Enten-Eller, Et Livs Fragment/Hoặc…hoặc, một đoạn đời với bút hiệu là người xuất bản Victor Eremita nhằm tŕnh bày hai người viết A (phần Enten, mở đầu là Diapsalmata  ad se ipsum/điệp khúc cho chính ḿnh) và B (viết phần Eller), và giao hảo thư từ; bút hiệu Hilarius Bogbinder ở Stadier paa Livets Vei/những giai đoạn của đường đời, và nhiều bút hiệu khác như Johannes de silentio, Anti-Climacus, Constantin Constantius, Vigilius Haufniensis, Nicolaus Notabene…

Sau Hữu và Thời/Sein und Zeit, Heidegger đă vượt truyền thống đại học khi viết NiệmThức [44] trong những năm 1936/1939, những trang bản thảo không nhằm để giảng dạy, viết trong lộ đồ tự do của nhà văn, như những trang bản thảo để lại của Schopenhauer, h́nh họa, cách ngôn, nhảy…

Nơi một tư tưởng khác, Maurice Blanchot cũng khởi sự một con đường mới sau Mallarmé với Văn tự của tai họa/viết trong thất bại [45] - quyển sách cuối hay cuối cùng của quyển Sách?

Vấn đề đặt ra là: Triết học của Văn chương đang h́nh thành – hay khả hữu? 

---------------------

 

[27] Khái niệm literature có thể bao hàm hai mặt: cấu trúc và chức năng? Như Todorov nhận xét “cấu trúc tạo thành từ những chức năng và chức năng sáng tạo ra cấu trúc” như khi Heidegger tự vấn về bản chất của thơ, là đă nói về chức năng, v́ nói “nghệ thuật là thực hiện chân lư” hay “thơ là nền tảng của hữu qua ngôn từ” chính là tạo nguyện vọng về cái này hay cái kia phải hiện thể.

René Wellek trong Discriminations nhận xét từ “literature” được dùng để chỉ mọi sản phẩm văn chương trong văn học Pháp, Đức, Ư hầu như đă mất nội hàm nguyên thủy mà chỉ c̣n mang ư nghĩa ngày nay chúng ta dùng để gọi “văn chương tri tưởng”  là thơ và văn xuôi giả tưởng.và dẫn Carlo Denina trong Discorso sopra le vicende della letteratura /Luận về thăng trầm của văn chương(1760) quan niệm không luận về sự tiến triển của khoa học và nghệ thuật, không thực sự là một phần của văn chương, mà chỉ bàn về những công tŕnh học thuật thuộc thi vị và hùng biện, nói đúng ra là văn chương (Non parleremo…dei progessi delle scienze e delle arti, che propriamente non sono parte di letteratura…al buon gusto, ed alla eloquenza, vale a dire alla letteratura). Wellek cũng dẫn tư kiến của  những học giả khác ngay ở thế kỷ 19 như Philarète Chasles xem từ “văn chương” là vô nghĩa và chỉ là một sa đọa của trí thức (J’ai peur d’estime pour le mot littérature. Ce mot me parait dénué de sens; il est éclos d’une dépravation intellectuelle, Etudes sur l’antiquité, 1846). Tuy nhiên việc sử dụng từ ‘văn chương” có một tiến triển khả quan ở Anh cũng như ở Pháp, “littérature” gần như để chỉ nhận thức về những “belles-lettres”, định nghĩa của Voltaire cũng tương tự như quan niệm của Denina dẫn trên: một kiến thức về những tác phẩm có thi vị, mang màu sắc lịch sử, thơ, hung biện, phê phán…đến những đối tượng có vẻ đẹp, thơ và sử viết thật hay (une connaissance des ouvrages de gout, unre teinture d’histoire, de poésie, d’éloquence, de critique…aux objets qui ont de la beauté, à la poésie, à l’histoire bien écrite).

Ngày nay, từ Literature nói chung được hiểu như gắn liền với văn tự, như  định nghĩa trong Sachwörterbuch der Literatur của Gero von Wilpert chẳng hạn bao gồm những công tŕnh trên mọi lĩnh vực, từ thư tín đến tự điển, thông tin chính trị đến khảo cứu triết học, luật pháp, tôn giáo, lịch sử [lat. Literature = Buchstabenschrift), >Schrifttum<, dem Wortsinn nach der gesamte Bestand an Schriftwerken jeder Art einschließlich wissenschaftlicher Arbeiten ûber alle Gebiete vom Brief bis zum Wörterbuch und von der juristischen, philosophischen, geschichtlichen oder religiösen Abhandlung bis zur politischen Zeitungsnotiz] . Từ điển bách khoa lư luận và phê b́nh luận mới/ The Continuum Encyclopedia of Modern Criticism and Theory do Julian Wolfreys chủ trương xuất bản 2002  trong bảng Ngữ vựng về “Literature” ghi chú là để chỉ những biểu hiện văn bản của văn tự, thuộc tri tưởng, sáng tạo hay giả tưởng trong thơ, văn, kịch; từ này cũng dùng hàm ngụ mỹ học hay h́nh thái khác của phán đoán giá trị, nên có công tŕnh  được xem là thuộc văn chương hay không.

[28] Trong phác thảo Philosophische Lehrjahre/Những năm tập sự làm triết học của Gadamer ghi nhận Paul Friedländer dạy ông đọc Platon như một nhà văn.

Những học giả về sau đọc Nietzsche như một nhà văn (X:Alexander:Nietzsche, Life as Literature, 1985), Freud như một nhà văn (X: Patrick. J. Mahony: Freud as a Writer, 1987). 

Trong Moira, luận về đoạn thơ thứ Tám của Parménide, đối chiếu Фάσις với Λόγος của Héraclite, hỏi có phải sự tiết lậu này người Hy lạp gọi là Άλήθεια: Parménide theo Heidegger đă nói đến điều đó ở khởi đầu Thơ giáo hỗ của ông, hơn nữa, Άλήθεια là nữ thần “khi nghe những ǵ nữ thần nói, Parménide nói lên tư tưởng riêng của ông - mặc dầu ông để những ǵ bản chất của Άλήθεια có căn cơ không nói ra”. Đó là quan hệ tư tưởng của Hữu. (Heidegger, Thuyết và luận/Vorträge und Aufsätze, 1959).

[29]  Khảo luận/essay theo Aldous Huxley định nghĩa là một thiết bị văn chương để nói hết thẩy mọi điều, thông thường về một chủ đích nhất định, thuộc vào một thể loại đặc biệt,có tính cá nhân , tự truyện, hay khách quan và kiện tính, hoặc trừu tượng và phổ quát, như thể ba cột trụ của khung tham chiếu.

Montaigne là điển h́nh của nhà khảo luận với Essais xuất bản năm 1580. Michel Butor nhận xét những “câu văn” của Montaigne dẫn từ một tác giả khác, hy-la thường không bao giờ có tham chiếu; nhưng trái lại khi dẫn kinh thánh, ông luôn đưa ra tham chiếu ngay chính do Montaigne sáng kiến ra, chẳng hạn khi tham chiếu Truyền đạo/Ecclésiaste  th́ trong 11 câu dẫn, chỉ có hai câu đúng thực, 9 trích dẫn sau đây sai:

[1] “Extrema homini scientia ut res sunt boni consulere,  caetera securum. Eccl.” (Cao đỉnh tri thức đối với con người là xem xét cái ǵ tốt trong sự cố xẩy đến, và không quan tâm với những ǵ c̣n lại).

[2] “Cognoscendi studium homini dedit Deus ejus torquendi gratia. Ecccl. I.” (Thượng đế cho con người ham thích nhận thức khiến con người bức xúc).

[3] “Omnium quae sub sole sunt fortuna et lex par est. Eccl. 9” (Mọi sự dưới ánh mặt trời đều có vận mệnh và luật lệ).

[4] “Quare ignoras quomodo anima conjungitur corpori, nescis opera Dei. Eccl II” (Bởi v́ ngươi không biết hồn hợp nhất với xác, ngươi không biết công tŕnh của Thượng đế).

[5] “Nescis homo, hoc an illud magis expediat, an aeque utrumque. Eccl, II” (Hỡi con người, ngươi không biết cái này hay cái kia tương xứng hơn, hay cả hai đều xứng).

[6] “Res omnes sunt difficiliores quam ut eas possit homo consequi. Eccl. I” (Mọi sự đều quá khó để con ngườiu có thể hiểu).

[7] “Fecit Deus hominem simile umbrae de qua post solis occasum quis judicabit? Eccl. 7” (Thượng đế tạo con người giống như cái bóng, ai phán đoán được khi nào biến đi khi xa rời ánh sáng?).

[8] “Ex tot Dei operibus nihilum magis cuiquam homini incognitum quam venti vestigium. Eccl. XI” (Trong mọi công tŕnh của Thượng đế, không có có xa lạ với bất kỳ con người nào hơn là vết gió thoảng).

[9]  “Orbis magnae vel parvae earum rerum quas Deus tam multas fecit notitia in nobis est. Eccl.” (Với vô số những thế giới sự vật lớn nhỏ, khái niệm là ở nơi chúng ta). 

Tuy nhiên, trong triết học đă có những tác phẩm của Locke, Essay concerning human Understanding 1690, của Leibniz,  Nouveaux Essais sur l’entendement humain khởi thảo năm 1696, xuất bản năm 1765, của Rousseu, Essai sur l’origine des langues où il est parlé de la mélodie et de l’imitation musicale.

[30] Trong lần xuất bản thứ ba, Mill liệt kê những sách phản bác  (không kể những bài điểm sách trên báo) của những người theo Hamilton như: H.L. Mansel: The Philosophy of the Conditioned: comprising some remarks on Sir William Hamilton’s Philosophy, and on Mr. J.S. Mill’s Examination of that Philosophy/Triết học của Có điều kiện*, gồm cả một số nhận xét về triết học của Hamilton và Khảo sát triết học này của Mill, 1866; L. M. Phillips: The Battle of the Two Philosophies, by an Inquirer/Cuộc chiến giữa hai triết học 1866; James McCosh: An Examination of Mr. J.S. Mill’s Philosophy,  being a Defence of Fundamental Truth/khảo sát triết học của J.S. Mill như một bảo vệ chân lư nền tảng 1866 (ở sách này, tác giả sử dụng chính từ  khảo sát  để tranh biện với Mill) v.v…

*Triết học Có điều kiện là nhan đề chương VI trong sách dẫn trên của J.S. Mill, theo ông, trong nghĩa hẹp chủ ư trong một mệnh đề đơn giản mà Hamilton thường lập lại như một quy luật cơ bản của trí thức con người. Sự khác biệt giữa quan niệm của Mill với Hamilton ở chỗ, từ ảnh hưởng của Kant, có thể hiểu cái Phi điều kiện/the Unconditioned  là khái niệm trừu tượng thống nhất cái Vô hạn và cái Tuyệt đối; Mill dẫn ví dụ trong luận lư học, mệnh đề điều kiện là một khẳng quyết dưới h́nh thức “Nếu như thế này thế nọ, vậy th́ thế này thế nọ”; Phi điều kiện phải hiểu theo nghĩa là cái ǵ không phụ thuộc  hiện hữu, hay phẩm chất vào bất kỳ cái ǵ có trước nó, nói khác đi đồng nghĩa với Phi nguyên do/the Uncaused; Hamilton theo Mill coi hậu quả như một điều kiện của nguyên nhân, cái Có điều kiện có nghĩa là cái Tương đối.

[31] Suy niệm siêu h́nh học của Descartes viết bằng tiếng La tinh đă được quận công  ở Luynes dịch ngay sang tiếng Pháp xuất hiện năm 1641 và Clerselier dịch những phản bác và trả lời của chính Descartes; vào đầu thế kỷ XX, Husserl viết Cartesianische Méditationen/Méditations cartésiennes đọc tại Đại học Sorbonne năm 1929 gồm 5 Suy niệm và E.Fink viết Suy niệm thứ sáu để bổ xung, so với truyền thống sáu Suy niệm của Descartes.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

[32]  Discours de la méthode của Descartes viết bằng tiếng Pháp phá lệ truyền thống, không chỉ khởi đầu triết học mới, c̣n là một tự truyện triết lư; những diễn luận của Rousseau như Discours sur les sciences et les arts/Luận về khoa học và nghệ thuật 1751, Discours sur l’origine et les fondements de l’inégalité parmi les homes/Luận về nguồn gốc và cơ sở của tính bất b́nh đẳng giữa con người 1754.

[33] Das Café der toten Philosophen: Ein philosophischer Briefwechsel für Kinder und Erwachsene/một trao đổi thư tín triết lư cho trẻ em và người lớn 1996. (Xem: ĐPQ, Lịch sử triết học dưới lăng kính siêu quốc trên gio-o).

[34] Thomas d’Aquin, Summa Theologiae: G. Bataille, La Somme Athéologique.

[35] E. Husserl,  Logische Untersuchungen, L. Wittgenstein, Philosophische Untersuchungen.

[36]  David Hume, A Treatise of Human Nature, J. Wahl, Traité de Métaphysique. Những bản dịch Logisch-Philosophische Abhandlung của L. Wittgenstein sang tiếng Anh (của C.K. Ogden), tiếng Pháp (của Gilles Gaston Granger) đều dùng nhan đề Tractatus Logico-Philosophicus.

[37]   Encyclopédie ou Dictionnaire raisonné des sciences, des arts, et des métiers; Hegel, Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften.

[38] Kant, Prolegoma zu einer jeden künftigen Metaphysik, die als Wissenschafte wird auftreten können.

[39] G. Marcel, Journal métaphysique 1927; Sean Gaston, The Impossible Mourning of Jacques Derrida, 2006.

[40] Schopenhauer, Parerga und Paralipomena.

[41] Hegel, Phänomenologie des Geistes, Husserl, Phänomenologie des inneren Zeitbewußtseins, Maurice Merleau-Ponty, Phénoménologie de la perception.

[42] H. Taine, Le positivism anglais, Etude sur Stuart Mill.

[43] Dẫn theo J. Wahl, Etudes Kierkegaardiennes, cũng như dẫn nhận xét của Ruttenbeck: chính đời sống của Kierkegaard h́nh thành ra tư tưởng của ông (trong Sören Kierkegaard, Der Christliche Denker und sein Werk). Wahl ghi chú: Kierkegaard sử dụng cả hai từ pseudonymie/biệt hiệu và polyonymie/đa hiệu khi nói về việc kư trên tác phẩm.

[44] M. Heidegger, Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis)/ Đóng góp vào triết học (Từ Sự-hữu/Niệm)Besinnung/Thức.

[45] Blanchot, L’écriture du désastre.

 

(c̣n na)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011