ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

83

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83,                

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Tiền từ “hậu/post” mang hai nghĩa: đến sau về mặt thời gian và ở bên ngoài về mặt không gian, cho nên hàm ngụ nhiều khái niệm. Những từ hậu phê phán, hậu lư luận, hậu tiền phong, hậu hiện đại, hậu cấu trúc đánh dấu chuyển biến lư trí/văn chương trong những giai đoạn nhất định. Khi nói chuyển biến lư trí, tôi muốn nhấn mạnh đến sự kế thừa và huỷ tạo mô thức.

Về mặt kế thừa, chẳng hạn cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận kế thừa h́nh thái luận Nga (tuy nhiên ở cấu trúc luận, cơ sở là xây dựng một loại nghiên cứu văn chương làm chủ những quy ước kư hiệu đă khiến văn chương khả hữu, trong khi hậu cấu trúc luận chú ư đến phức thể của bản đọc), về mặt huỷ tạo mô thức, như đă dẫn trong tiểu luận của Derrida ở trên, từ huỷ tạo hàm ngụ hậu cấu trúc tiếp tục công tŕnh huỷ tạo của cấu trúc luận song ư thức cấu trúc luận là ư thức tai hoạ, nhận ra sự bất khả này nên thay đổi mô thức, không thuộc về mặt xă hội, tâm lư hay chính trị. Barthes chỉ ra chuyển biến từ Dẫn nhập phân tích cấu trúc truyện kể viết năm 1966 sang S/Z năm 1970, ghi nhận ở Phân tích cấu trúc, ông viện đến một cấu trúc khái quát từ đó rút ra phân tích những bản văn bất tất, trong khi ở S/Z ông loại bỏ ư niệm về một mô thức ở bên trên những bản văn ngơ hầu giả định mỗi bản văn có mô thức của riêng nó, cần phải khảo sát trong tính khu biệt, cho nên đề ra năm mă mà ông gọi là ảo cảnh của những cấu trúc, song không có nghĩa là hoàn tất của mă, nó không là ngôn từ của ngôn ngữ thuyết thoại [247].

Derrida trong bài viết đă dẫn, mà tôi nói đến trong Phá truyện, “chống lại quan niệm cấu trúc luận khi chỉ ra trong lối đọc cấu trúc luôn luôn giả định cái đồng thời đọc theo lối thần học về quyển sách”[248].

Foucault khi phê b́nh tác phẩm của J.-P. Richard qua phân tích thơ Mallarmé “hiểu Mallarmé không phải là t́m ra đằng sau bài thơ, một phát biểu rơ về mục đích mà bài thơ ẩn dấu, trái lại phải phát hiện ra lư do hiện hữu của nó, dự phóng trong cái khó hiểu của nó…nghĩa lả viết ra được cái cú pháp, không phải cái từ vựng trong trí tưởng của Mallarmé”, đă đưa ra quan điểm phê b́nh không phải là khảo mối quan hệ của con người với thế giới, không phải mối quan hệ  của một người trưởng thành đối với những cái không tưởng hay thời niên thiếu của y, hay quan hệ của một văn gia với một ngữ thoại/langue, nhưng khảo mối quan hệ của một chủ thể phát ngôn với một hữu đặc thù, khó, phức tạp, mơ hồ và cái đó gọi là ngôn ngữ/langage. Tuy tham dự vào sinh hoạt văn chương với những tranh luận về thơ, về tiểu thuyết trên những tạp chí Tel Quel, Critique, viết giới thiệu cho tác phẩm Rousseau, song Foucault chỉ hoàn tất quyển sách văn chương duy nhất về Raymond Roussel [249], ông xem lối viết thực nghiệm cuả Roussel trong cái ông gọi là không gian chuyển nghĩa/espace tropologique để chỉ lối sử dụng lặp lại và nghèo nàn của ngôn ngữ như dùng một chữ chỉ hai sự vật. Foucault không quan niệm ngôn ngữ như những nhà cấu trúc luận (nghĩa là như một hệ thống có khả năng sản xuất ra những hiệu quả của ư nghĩa, kết hợp ngữ ư và ngữ thái, bằng một mạng lặp lại, khu biệt và thay thế) nhưng quan niệm dưới góc nh́n hậu cấu trúc, ngôn ngữ như một nếp gấp/pli trong thế giới, một bộ sậu cấu thành điều kiện cân bằng giữa tính hữu và tính thực nghiệm, điều kiện của Hữu sống trong khoảng cách giữa cái Sinh không thể nhớ lại và cái Chết không bao giờ kinh nghiệm hay thấy trước được [250]. 

Giới vực giữa cầu trúc luận và hậu cấu trúc luận không rơ nét, về cả mặt thời kỳ và khu vực, vả lại nhiều nhà hậu cấu trúc luận thực sự khởi đi từ giai đoạn cấu trúc luận. Về khu vực chẳng hạn, thường được xem như thuộc về người Pháp, thậm chí một tác giả như David Couzens Hoy nhận xét “phong trào gọi là hậu cấu trúc Pháp không thể h́nh dung được nếu không có ảnh hưởng của Friedrich Nietzsche” và gọi có một Nietzsche của người Pháp, một Nietzsche mệnh danh là Nietzsche hậu cấu trúc [251]. Barthes viết những tiểu luận phê b́nh về “tiểu thuyết mới”, về Robbe-Grillet khi vẫn c̣n trong giai đoạn “cấu trúc luận”? cho nên trong Lời tựa 1963 của bộ Tiểu luận phê b́nh, ông viết: Tất cả những bản văn ở đây như những mắt xích của một dây quan hệ ư nghĩa, song sợi dây xích này th́ b́nh bồng. Ai có thể quyết định nó, cho nó một ngữ ư chắc chắn? Có lẽ thời gian… Ngày nay tôi có thể nói chắc về thuyết Brecht hay tiểu thuyết mới (v́ những trào lưu này giữ phần đầu trong sách Những tiểu luận này) bằng những từ ngữ nghĩa học (v́ đó là ngôn ngữ hiện tại của tôi) và trong Lời nói đầu năm 1971, ông viết: Những tiểu luận phê b́nh này đánh dấu năm 1964…Tôi đang ở năm 1971…Từ mấy năm nay, một trào lưu nghiên cứu, tranh biện nữa, phát triển ở Pháp chung quanh khái niệm kư hiệu, mô tả và tiến tŕnh của nó; người ta gọi trào lưu này là kư hiệu học, cấu trúc luận, phân tích ngữ nghĩa hay phân tích bản văn, điều đó không quan trọng, cách nào, cũng không ai bằng ḷng với những từ này, đối với người này th́ đó chỉ là một phương thức, đối với người khác là một sử dụng khá căng và lũng đoạn…tất cả những bản văn này đều đa nghĩa (cũng như tác giả trong giai đoạn này – 1954-1964 - vừa tham dự vào phân tích văn chương, khởi thảo một khoa học kư hiệu và bảo vệ lư luận Brecht về nghệ thuật)…Và rồi, nếu có một điều, rơ ràng, là “cấu trúc luận” dạy cho chúng ta, đó là bản đọc hiện tại (và tương lai) dự phần vào quyển sách quá khứ: người ta có thể hy vọng những bản văn này biến thể qua cái nh́n mới từ những cái khác có thể nh́n vào chúng;  nói một cách chính xác hơn, chúng chịu điều mà người ta có thể gọi là một câu kết/thông đồng của ngôn ngữ; là ngôn ngữ của trào tiền phong sau cùng có thể cho chúng một ư nghĩa mới, mà dù thế nào đi nữa (do khuynh hướng đa phức đơn giản)  đă là của chúng; nói tóm lại, chúng có thể ở trong một phong trào/vận động phiên dịch (kư hiệu không là ǵ khác cái có thể phiên dịch được) [252].   

Trong ngữ cảnh dịch/diễn tả này, từ ‘hậu-cấu trúc luận là chữ mới trong tiếng Pháp, dịch từ tiếng Anh để mô tả một kinh nghiệm của thích ứng và phiên dịch, cho nên đă có tác phẩm viết về Hậu Cấu trúc luận Anh từ 1968 sẽ nói đến sau. 

 

-----------------

[247] Xem chú thích [242]. Barthes nói đến chuyển biến từ Introduction à l’analyse structurale  des récits 1966 đến S/Z 1970 trong ‘A Conversation with Roland Barthes’ trong Signs of the Times 1971.

[248] Xem Phá truyện trong Tự truyện 1997. Trong Force et Signification, Derrida viết: On nous accordera aussi facilement qu’il s’agit ici de la métaphysique implicite de tout structuralisme ou de tout geste structuraliste. En particulier, une lecture structurale présuppose toujours, fait toujours appel, dans son moment propre, à cette simultanéité théologique du livre et se croit privée de l’essentiel quand elle n’y accède pas (Mọi người cũng dễ dàng đồng ư với chúng tôi ở đây về siêu h́nh học bao hàm trong mọi cấu trúc luận hay mọi hành xử cấu trúc luận. Riêng một bản đọc cấu trúc luôn luôn giả định, nại tới trong thời cơ của nó đến cái đồng thời thần học này của quyển sách và tưởng mất đi cái chủ chốt khi không đạt tới). Cái đồng thời ở đây là quan niệm chân lư về thời gian theo Proust hay Claudel, như một liên tục không đảo nghịch chỉ là hiện tượng, ảnh tượng ngoài mặt của chân lư cơ bản của Vũ trụ được Thương đế nghĩ và tạo ra. Đó là một siêu h́nh học hay một thần học về thời tính. Trong ngữ cảnh của bài viết này, Derrida đang nói đến lối đọc Proust hay Claudel theo cấu trúc luận của Jean Rousset, của J.-P. Richard. Theo Rousset “chỉ có bản đọc toàn diện là bản đọc biến đổi quyển sách thành một hệ thống mạng đồng thời giữa những quan hệ hỗ tương”, đối với J.-P. Richard, “Cái khó của mọi biện luận cấu trúc là ở chỗ phải mô tả một cách liên tục những ǵ thực sự hiện diện đồng thời cùng lúc”. Ở đây, Rousset nói đến cái khó về mặt đọc để đạt được cái đồng thời là chân lư, Richard nói đến cái khó về mặt viết nhận thức cái đồng thời là chân lư; trong cả hai trường hợp, theo Derrida, đồng thời  chỉ là một huyền thuyết

[249] M. Foucault, Raymond Roussel 1963. Những bài viết văn chương như: Introduction, Rousseau juge de Jean-Jacques: Dialogues 1962, La folie, l’absence d’œuvre trên La table ronde 1964, Le Mallarmé de J.-P. Richard trên Annales 1964, La prose d’Actéon trên NRF 1964, Débat sur le roman Tel Quel 1964, Débat sur la poésie Tel Quel 1964, Structuralism and Post-Structuralism: An Interview with Michel Foucault  Telos 1983.

[250] Xem lại chương I: Triết học và Văn chương trong Đường vào Văn chương q. I phần cuối về Foucault và Deleuze.

[251] David Couzens Hoy, Critical Resistance, From Poststructuralism to Post-Critique 2004: The movement called French poststructuralism is unimaginable without the influence of Friedrich Nietzsche. Ở một chỗ, Hoy giải thích: the Nietzsche that I am presenting first is a “French Nietzsche”- that is, an interpretation of Nietzsche that sees him as offering a philosopher of interpretation. Trong một tiết luận về The Poststructuralist Nietzsche: Nietzsche’s influence on poststructuralism was reciprocated in poststructuralism’s influence on the reading of Nietzsche.

Thật ra trước đó đă có một hợp tuyển tiểu luận với phó đề Những tiểu luận từ người Pháp/Essays from the French viết về Joyce nhan đề Post-structuralist Joyce do Derek Attridge và Daniel Ferrer biên tập, xuất bản năm 1984 đă viết trong lời Tựa: với hai loại người đọc: có hứng thú với Joyce và quan tâm đến lư luận văn chương…Phần lớn những tiểu luận này trước tiên xuất hiện trên những tạp chí ở Paris – Tel Quel, Poétique, Change – là diễn đàn chính cho tranh biện phê b́nh ở giai đoạn này, và tất cả những tiểu luận này góp phần cho trào lưu xa rời cấu trúc luận đă thống trị thảo luận trí thức trong thập niên 1960s để tiến tới cái ngày nay gọi là ‘hậu-cấu trúc luận’ (dầu không phải ở chính nước Pháp). Những tác giả các tiểu luận ấy đến từ những quá tŕnh đào tạo khác nhau và có những định hướng lư luận khác nhau, nhưng chung một ưu tư về cơ chế tổ chức bản văn* và những ngụ ư cho chủ thể viết và đọc. Những tác giả này gồm Hélène Cixous, Stephen Heath, Jacques Aubert, Jean-Michel Rabaté, André Topia, Daniel Ferrer, Jacques Derrida.

Tổ chức bản văn/Textuality, như Barbara Johnson giải thích là biểu hiện sức mạnh của ư nghĩa không giới hạn, hỗn tạp và phá đổ cũng như xoá bỏ vượt qua mọi đóng kín - sức mạnh hoạt động ngay trong chính những Tác phẩm lớn là  khái niệm đối lập với khái niệm Văn chương theo quan niệm của Barthes, Văn chương được coi như một dẫy những Tác phẩm lớn rời rạc và có ư nghĩa cao, (trong mục Viết in trong Critical Terms for Literary Study 1990, Edited by Frank Lentricchia and Thomas McLaughlin)

[252] Roland Barthes, Essais critiques 1964: trong lời Tựa 1963, viết: Tous les textes qui sont donnés ici sont comme les maillons d’une chaîne de sens, mais cette chaîne est flottante. Qui pourrait la fixer, lui donne un signifié sûr? Le temps peut-être…Je puis bien parler aujoud’hui le brechtisme ou le nouveau roman (puisque ces mouvements occupant le premier cours de ces Essais) en termes sémantiques (puisque c’est là mon langage actuel); trong lời Nói đầu 1971, Barthes viết: Les Essais critiques datent de 1964…Je suis en 1971…On le sait, depuis quelques années, un mouvement de recherche, de combat aussi, s’est développé en France autour de la notion de signe, de sa description et de son procès; qu’on appelle ce mouvement  sémiologie, structuralisme, sémanalyse ou analyse textuelle, peu importe: de toute manière, personne n’est content de ces mots, les uns parce qu’ils n’y voient qu’une mode, les autres un usage trop étendu et corrompu…tous ces textes sont polysémiques (comme l’était l’auteur en cette période – 1954-1964 – où il était engagé à la fois dans l’analyse littéraire, l’esquisse d’une science sémiologique et la défense de la théorie brechtienne de l’art)…Et puis, s’il est une chose, précisément, que le “structuralisme” nous a apprise, c’est que la lecture présente (et future) fait partie du livre passé: on peut espérer que ces textes seront déformés par le regard nouveau que d’autres pourront porter sur eux; que, d’une façon encore plus précise, ils se prêteront à ce que l’on pourrait appeler une collusion de languages; que le langage de la dernière avant-garde pourra leur donner un sens nouveau, qui, de toute façon (par simple vocation plurielle), était déjà le leur; en un mot, qu’ils pourront être pris dans un mouvement de traduction* (le signe n’est rien d’autre que traductible)

* Traduction có thể hiểu theo nghĩa phiên dịch (sujet personne) và diễn tả/giải thích (sujet chose).

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013