ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

48

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, 

 

Quyển sách

Trở về với truyền thống c̣n hàm ư đi t́m lại bản vị của văn chương: quyển Sách. Quyển sách ở đây khác với những điều đă đề cập ở Dẫn nhập và chương I, mà hiểu theo nghĩa của Mallarmé “thế giới được tạo dựng để dẫn đến một quyển sách [hay]” [7]. Sách là hành tŕnh, là viễn tượng, là mơ ước, là cứu cánh, là cáo chung của văn chương, là chân lư [8]. Ở chương I Phê b́nh lư trí văn chương khi đối chiếu triết học với văn chương, tiết V với tiểu đề là quyển sách, tôi đă viết: vẫn chỉ có một quyển sách, quyển sách duy nhất. Những quan niệm, từ triết gia Derrida (hiện hữu, là hiện hữu trong quyển sách), thi sĩ Jabès (nếu thượng đế hiện hữu, v́ hiện hữu trong quyển sách) đến Kojève (quyển sách là nội dung của chính nó) vẫn không ra ngoài hiện diện quyển sách và diễn tŕnh lịch sử của nó là thời gian. Cho nên Kojève đi đến nhận xét hiện hữu thường nghiệm của khoa học không là con người, mà là quyển sách chỉ ra xuất hiện của khoa học trong thế giới chính là tri thức tuyệt đối [9].

Khái niệm về quyển sách duy nhất thường ẩn dấu một điều: chuyên đoán độc tôn của niềm tin. Những quyển sách mang tên Kinh của mọi tôn giáo dường như mang dấu ấn khởi sinh của văn tự là quyển sách độc nhất. Ngược lại, văn chương xuất hiện từ văn tự cũng lập thành quy về một quyển sách. Phải chăng kỳ vọng của người sang tạo cũng hội tụ về một tiêu điểm chung: quyển sách.

Paul Valéry trong nhiều bài viết về Mallarmé ghi nhận nhà thơ của Un Coup de dés “đă muốn đem lại cho nghệ thuật viết một ư nghĩa phổ quát, một giá trị toàn vũ, và đă nhận ra đối tượng tối thượng của thế giới và chứng thực hiện hữu của nó…chỉ có thể là một quyển Sách” [10].

Hơn nửa thế kỷ sau, Philippe Sollers nhận xét trong nhóm quần tinh mang tên tuổi như Lautréamont, Rimbaud, Raymond Roussel, Proust, Joyce, Kafka, phái siêu thực với những tên tuổi sinh ra cùng với nó hay liên hệ, theo ông, Mallarmé giữ một vị thế then chốt v́ kinh nghiệm về ngôn ngữ và văn chương. Kinh nghiệm của Mallarmé, như Blanchot đă chỉ ra “về áp lực dữ dội của văn chương không dung thứ sự khu biệt những thể loại mà muốn phá đổ những giới hạn”, sau khủng hoảng 1866-1870 từ bỏ những bài thơ ban đầu c̣n hơi hướm Baudelaire để phát hiện ra một trong những giả đề cơ bản cho tư tưởng là tính vô ngă tất yếu của tác giả. Mallarmé đă gặp gỡ hư không, gặp gỡ cái chết trong sáng tạo ra Hérodiade.

Thảm họa Igitur, như tên một bài viết của Blanchot về Igitur chỉ để đánh dấu kể từ nay “chúng ta biết là tạo ra để thống trị thế giới chứ không phải thế giới được tạo ra để thống trị chúng ta” [11].Sáng tạo Igitur, phải chăng Mallarmé bước vào khoảng không của im lặng, hay thực bừng ra ánh sáng sau đêm khi t́m ra quyển sách quan hệ với những tác phẩm đă xuất bản. Blanchot ghi nhận: đó chính là điều bí mật bao phủ suốt cuộc đời thi sĩ, cái t́nh cảm về một điều ǵ to lớn đă mất, đến không phải từ quyển Sách đă không được ra đời mà từ những phản tư tác giả đă sửa soạn và không tồn tại sau khi ông qua đời.

Igitur là kết tinh của hư không và chết, của phi lư và cuồng điên. Cho nên Sollers suy luận, từ ư nghĩa của nó (igitur là tiếng la-tinh, có nghĩa donc trong tiếng pháp ), chính là từ donc trong cách ngôn cogito bất hủ của Descartes, người mà chính Mallarmé không ngừng dẫn giải: “je pense, donc je suis” với Mallarmé có thể trở thành “j’écris, donc je pense à la question: qui suis-je?” hay tương tự: “qui est ce donc de la phrase “je pense, donc je suis?”[12] ; từ igitur/donc này với Mallarmé là ngôn ngữ biểu thị cho trường sở của phủ định/huỷ thể, và cũng là ư thức tự tại trong cái chết  muốn xá miễn khỏi vận động, để dự bị cho một lư luận, một thực tiễn gắn liền với toàn bộ/tổng thể văn chương, là nghệ thuật văn chương.

Có hiểu như thế, chúng ta mới trở lại với diễn ngôn của Mallarmé dẫn trên: mọi sự, mọi điều trên đời tồn tại đều dẫn đến quyển sách.

---------

[7] “le monde est fait pour aboutir à un [beau] livre”  1891, dẫn theo Jacques Scherer trong Le “livre” de Mallarmé 1977; năm 1895 ở một bản văn khác “Tout, au monde, existe pour aboutir à un livre”, từ hay biến mất. Trong lời nói đầu tác phẩm xuất bản lần thứ nhất năm 1957, Scherer nhâấ mạnh đến dự thảo của Mallarmé t́m cấu trúc của quyển sách; nhưng quyển sách nào? Phải chăng quyển sách toàn diện, hoàn hảo thay cho mọi sách và cả thế giới nữa?

Cho nên để giải đáp những vấn nạn này, Scherer lư giải những mặt siêu h́nh, thể lư của sách và cả những mặt siêu h́nh, thể lư của kịch v́ cả hai song hành với nhau lên trinh độ tuyệt đối. kịch dĩ nhiên hàm ngụ sách, song đối với Mallarmé, tất cả quyển sách, dầu không có ǵ gợi lên một cấu trúc của kịch, theo một ư nghĩa nào đó vẫn hàm ngụ kịch. 

[8] Trong bản thảo, Mallarmé ghi:

                          quyển sách/le livre      tiêu hủy/supprime

                          thời gian/le temps       tro tàn/cendres

ở một tờ khác, như thể nh́n rơ tương lai những phê phán về tác phẩm đă xuất bản của ông, Mallarmé xác định: một quyển sách không khởi sự cũng chẳng kết cuộc: hơn nữa như thể giả vờ/un livre ne commence ni ne finit: tout au plus fait-il semblant.

Làm thế nào để đọc ở đây mối quan hệ giữa quyển sách và thời gian, như mối quan hệ giữa hữu thể và thời gian, ẩn ngữ siêu h́nh trong đối chiếu và ư nghĩa?

Trong chương I: Triết học và văn chương, tôi đă dẫn bài thơ của Mallarmé: một tṛ chơi may rủi sẽ không bao giờ phá huỷ sự t́nh cờ/un coup de dés jamais n’abolira le hazard để nói đến sự vắng mặt của quyển sách - chủ đề lôi cuốn những người ở thế hệ sau như Barthes, Blanchot, Sollers đưa lên làm mẫu tượng của phê b́nh văn chương.

[9]Das absolute Wissen’ theo Hegel.

[10] “vouloir donner à l’art d’écrire un sens universel, une valeur d’univers, et qu’il a reconnu que le suprême objet du monde et la justification de son existence…ne pouvait être qu’un Livre.” Valéry, Lettre sur Mallarmé trong Œuvres I.

[11] “Nous savons que nous sommes faits pour dominer le monde et non pas le monde pour nous dominer”. M. Blanchot, La catastrophe d’Igitur in trong NRF 1926. Một bài viết khác của Blanchot mang tiêu đề L’expéricence d’Igitur in trong L’Espace littéraire 1955.

[12] Sollers, Littérature et totalité in trong L’écriture et l’expérience des limites, 1968; những câu trên lần lượt mang nghĩa: “tôi nghĩ, vậy tôi hiện hữu”, “tôi viết, vậy tôi nghĩ đến câu hỏi: tôi là ai?”, “ai/cái ǵ là tiếng donc này trong câu” tôi nghĩ, vậy tôi hiện hữu”.

 

(c̣n nữa)

 

       Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012