ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

78

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,    

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

 

Mở đầu hai tiểu thuyết Án xửLâu đài, Kafka đều trực khởi bằng tên nhân vật K. :

 

Ắt phải có kẻ nào vu cáo Josef K., v́ không có làm ǵ sai quấy, mà vào một buổi sáng kia y bị bắt (Án xử)

Trời đă xế chiều khi K. đến nơi (Lâu đài)[188]

 

Nhân vật trong cả hai tiểu thuyết đều mang cùng một tên viết tắt K. có ư nghĩa ǵ? Có phải hàm ngụ tự truyện K(afka)? Thomas Mann trong Tưởng mộ đă dẫn ở trên khẳng định Lâu đài hoàn toàn là một tiểu thuyết tự truyện.

Án xử minh thi ngay từ đầu nhân vật K. mang tên Josef, không phải Jakob, Hermann (là những tên của ông nội và cha của Kafka). Trong cuộc thẩm vấn thứ nhất, khi viên quan toà hội thẩm hỏi K. “Anh là thợ sơn nhà?” “Không, K. đáp,” mà là chánh thư kư của một Ngân hàng lớn”[189].

Có ǵ liên tưởng giữa “Prokurist” với “Prokura”/”Prokurator”? ở chương đầu, viên thanh tra nói K, là “người hay chơi chữ”[190].

Lâu đài, K. tự xưng là một trắc lượng sư/Landvermesser, ngụ ư ǵ? “vermesser” trong từ trên để chỉ việc đo đạc chính xác/genau ausmessen (Land), song c̣n ám chỉ việc đoán chừng “Vermessenheit” cùng nghĩa với những tự thị, phỏng chừng, làm chuyện điên khùng [191], và động từ “sich vermessen” mang nghĩa dám làm. quá tự tin [192], tuy nhiên từ ngôn ngữ Đức thời Trung cổ (mittelhochdeutsch, 1100-1500) động từ “”sich vermezzen” lại có nghĩa đo đạc sai lầm [193].

Trong hai tiểu thuyết Thomas U minh 1941Aminadab 1942, Blanchot cũng chỉ nhân vật mang cùng một tên Thomas, có phải mô phỏng Kafka? Chắc chắn có một điều mà Blanchot khẳng định sau này, tiểu thuyết đầu tay Thomas U minh là tác phẩm đánh dấu thời điêu tàn do thái [194] - tại sao lại “do thái” (v́ có điều hiển nhiên Blanchot không phải là người Do thái, như Kafka, Derrida v.v..)? Günther Anders (1902-1992), nhà triết học, phê b́nh Do thái chắc hẳn có một cái nh́n tâm cảm về con người lưu đày trong thế giới dystopia của Kafka khi nhận xét: Đối với Kafka, người mới tới [nhân vật K. trong Lâu đài] trên nguyên tắc, luôn luôn sai lầm theo đường lối ông nh́n vấn đề của người khách lạ, kẻ mới đến, người Do thái qua con mắt của những người không chấp nhận kẻ lạ. Cho nên, Kafka là một con người duy lư hổ thẹn về vị thế của ḿnh như mọi người Do thái cố gắng [nhập gia tuỳ tục] với phong tục tập quán của xứ sở mà hiến chế không tuyên bố nh́n nhận một cách duy lư quyền của mọi người, bao gồm ngoại nhân, như một con người.[195]

Tại sao lại Thomas U minh/l’obscur?[196] theo từ điển hiện đại, có thể gọi là người vô danh; Kevin Hart, nhà chuyên cứu Blanchot nhận xét ngay từ mở đầu bài viết về khó khăn xác định đâu là dụng ư của tác giả: Khi Blanchot đặt nhan đề quyển tiểu thuyết đầu tay của ông là “Thomas l’obscur”, ông đă lập tức đưa nó vào trong một cái ǵ trở thành một hệ liên tưởng ngày càng phức tạp về văn chương, triết lư, tôn giáo mà không phải tất cả liên tưởng này giúp làm sáng tỏ ư nghĩa của nó.[197]

Mượn thơ của René Char đă tặng Blanchot làm đề từ cho bài viết:

Có nhiều người mang một ư nghĩa mà chúng ta không đạt. Họ là ai? Niềm bí mật/chân tướng của họ  ở đáy sâu bí mật/chân tướng ngay của đời. Họ tới gần. Nó tiêu diệt họ.[198] 

Kevin Hart hẳn muốn thông tri người đọc về nước đôi/Doppelgänger hay alter ego của tiểu thuyết, v́ người đọc muốn chọn bản văn nào cũng được [199] và từ đó có những lư giải.

Lư giải đầu tiên Hart muốn nói đến là hỏi có ǵ chung và riêng giữa tư tưởng của triết gia cổ đại có tên là Heraclitus U minh với tư tưởng hay thuyết thoại của Blanchot? Hart nhắc đến Heidegger, nhà tư tưởng mà Blanchot (qua Levinas gợi ư) đọc Sein und Zeit ngay từ những năm 1927 hay 1928 và cảm nhận như “một đánh động tri thức”, đă giải thích Heraclitus gọi là U minh/ό Σκοτειυός “ngay khi những bản viết của ông được giữ nguyên vẹn” mặc dầu ngày nay người ta chỉ có thể đọc được một vài phân đoạn, cho nên chỉ phỏng đoán được nguồn tư tưởng có cái ǵ thống nhất trong chữ nghĩa của ông và khó có thể nghĩ từ nguồn này, nên đặt tính ngữ “U minh” để gọi triết gia cổ đại Hy lạp này. Có thể nói U minh, mù mịt không phải khó thể hiểu, nhưng c̣n như một cái ǵ chống cưỡng tư duy, nên Heidegger nói “ngay ư nghĩa hàm ngụ tính ngữ  này cũng vẫn tối tăm với chúng ta”[200].

Tuy nhiên cần phải xác định là Thomas l’obscur của Blanchot đă xuất bản vào năm 1941, hai năm trước khi Heidegger dạy giáo tŕnh “Khởi đầu tư tưởng tây phương (Heraklit)” kỳ Hạ 1943 [201]. Hart nhận xét Blanchot suy niệm và dùng từ u minh/l’obscur khởi từ đọc thơ Mallarmé, và đă viết “Thơ Mallarmé có tối tăm” xuất hiện vào tháng Hai 1942 tranh biện và phê b́nh tác phẩm Mallarmé l’obscur của Charles Mauron xuất bản năm 1941, tuy nhiên điều đó không có nghĩa từ U minh Blanchot dùng trong tiểu thuyết của ông có cùng ư nghĩa với sách nói trên của Mauron, v́ Mauron nghĩ là có thể giải thích cái tối tăm trong thơ Mallarmé một cách sáng sủa [202]. Hart cũng đối chiếu tiểu thuyết của Blanchot với tiểu thuyết Jude the Obscure của Thomas Hardy xuất bản năm 1895, giữa t́nh yêu của Thomas và Anne trong Thomas l’obscur với t́nh yêu của Jude và Sue trong tiểu thuyết của Hardy.  Tuy những đặc tính giống nhau, như cặp đôi, song t́nh yêu của cặp Thomas-Anne là chuyện t́nh bị chia cắt đến chết, trong khi chuyện t́nh Jude-Sue là chuyện t́nh xấu số của tiểu thuyết có khuynh hướng phê phán xă hội. Jude và Sue là những con người vô danh trong xă hội.

Blanchot chỉ thực sự trở lại vấn đề U minh với Héraclite qua tư duy riêng của ông về triết học cổ đại Hy lạp, và ảnh hưởng của Heidegger và René Char sau này, trong giai đoạn xuất bản Cuộc đàm thoại vô tận [203]. Trong phân đoạn Làm sao khai mở u minh?, nhân luận về sự vắng mặt của tác phẩm, về văn tự, về thơ, về cái chết, chẳng hạn khi nhận xét “sự giật lùi trước cái ǵ đang chết là sự giật lùi trước thực tại”, ngay trong thuyết thoại Thomas l’obscur khi tả “ ngay lúc huyệt vừa đào xong, Thomas gieo ḿnh xuống với tảng đá lớn buộc quanh cổ, chàng đâm sầm vào một cái thân thể cứng hơn đất hàng ngàn lần,  đúng là thân thể của người phu đào huyệt đă chui xuống huyệt để đào nó”, có thể nói là “chàng đă thực sự chết và đồng thời bị thực tại của cái chết đẩy lùi lại”[204].

Yves Gilonne trong hợp tuyển Blanchot và triết học [205] đă nh́n Blanchot dưới góc “u minh” trong khi luận về tư tưởng Héraclite để khai phá ngọn nguồn của ngôn từ trung tính, bắt đầu từ chương René Char và tư tưởng trung tính, Blanchot nói với chúng ta: Cái vô danh/chưa biết luôn luôn được tư duy ở trung tính, Tư tưởng trung tính là một đe dọa và một xúc phạm cho tư tưởng. Tuy nhiên, một trong những nét đầu tiên của một trong những ngôn ngữ đầu tiên của tư tưởng tây phương, Héraclite là nói về trung tính đặc thù [206].

Cho nên,trong chương viết về Héraclite khi bàn về luận án Héraclite hay con người giữa sự vật và từ ngữ của Clémence Ramnoux, Blanchot đă viết: Héraclite U minh: được gọi tên như vậy ngay từ thời cổ đại…trong kế hoạch đă quyết thực hiện giải đáp, trong văn tự, tính nghiêm trọng và trù mật, tính đơn giản và xếp đặt phức tạp cấu trúc những h́nh thái và, khởi từ đó, thực hiện đáp trả cái u minh của ngôn ngữ và sáng sủa của sự vật, chủ động được nghĩa đôi của từ ngữ và bí mật phân tán những biểu diện, nghĩa là có thể diễn/tán-ngôn và diễn ngôn. Theo Gilonne, việc đặt trọng điểm vào tính u minh của Héraclite đối với Blanchot là dẫn đưa tất cả diễn ngôn vào chân trời nứt đôi (“diễn/tán-ngôn”) của một ngôn từ trung tính (ne-uter: không cái này không cái kia) không ngừng mời gọi chúng ta suy nghĩ lại văn tự như thể bẻ gẫy chủ yếu ngôn ngữ tiền triết học.[207]

Ngôn ngữ thơ của Réné Char có một số từ về mặt ngữ pháp mang trung tính, ngôn ngữ tư duy của Héraclite mang trung tính. Đó là vấn đề. Blanchot nói đến Char để nói đến Héraclite mà Char mệnh danh là “thiên tài cao khiết, an định và ưu lự” có thể định hướng nghiêm trọng cuộc sống chúng ta, nhằm đáp ứng những thiết yếu tức th́?

 

-----------------------------

[188] Jemand muß Josef K. verleumdet haben, den ohne daß er etwas Böses getan hätte, wurde er eines Morgens verhaftet. (Der Prozeß)

Es war spätabends, als K. ankam (Das Schloß).

[189] “Sie sind Zimmermaler?” “Nein, sagte K.,”sondern erster Prokurist einer großen Bank.”

[190] “Da Sie auf alle Worte aufpassen”.

[191] Anmaßung, Überheblichkeit, Tollkühnheit.

[192] Sich erdreisten, sich erkühnen.

[193] Falsch messen.

[194] “d’ouvrage de la décadence juive”. M. Blanchot, Pour l’amitié 1996. Paulhan ghi nhận tiểu thuyết này bị báo giới Paris (dưới thời Quốc xă chiếm đóng) tiếp nhận một cách xấu xa: “les journaux d’ici en parlent méchamment”, điển h́nh là những người theo Quốc xă như Brasillach, Rebatet (C’est un superbe monument d’imbécilité prétentieuse/Đây là một công tŕnh đồ sộ của ngu xuẩn cao ngạo, Lucien Rebatet, Note de lecture sur Thomas l’obscur trên Je suis partout số 534, 1941). Tuy nhiên những văn hữu như Paulhan đánh giá “thực sự là một tiểu thuyết”, Monique Saint-Hélier  nhận ra “ư nghĩa của ánh sáng trong một quyển sách thực hiện từ đêm tối”, Camus bị lôi cuốn do chiều hướng siêu h́nh của tác phẩm ghi lại: Phải đọc lại và thấy tất cả bừng sáng – nhưng từ ánh sáng không chói tắm gội cho những bông nhật quang lan của chốn đ́nh lưu gớm guốc này (Il faut alors relire et tout s’éclaire – mais de la lumière sans éclat qui baigne les asphodèles du séjour mortel). Camus, Carnets 1942. Và nhiều nhà văn uy tín khác vào thời đại này như Thierry Maulnier. Marcel Arland nói đến tác giả, cùng những tên tuổi đem ra để so sánh như Lautréamont, Proust, Kafka, Kierkegaard, Rilke v.v… Cho nên việc Sartre phê phán nặng nề Blanchot cũng là điều dễ hiểu  như ư kiến của Bident, Boschetti trong chiến lược tiêu diệt đối thủ văn chương.

[195] G. Anders, Franz Kafka (bản dịch tiếng Anh), 1960.

[196]  Trong Từ điển Robert, obscur (ure) về tĩnh từ có nghĩa: cái ǵ thiếu ánh sáng (td: đêm tối, pḥng tối, đường phố tối),  sẫm (màu sẫm), về mặt trừu tượng, có nghĩa: cái ǵ khó hiểu, khó giải thích, (đứng trước một danh từ) có nghĩa là không rơ ràng, huyền bí, (đối với con người) có nghĩa: không tiếng tăm, thanh danh, về mặt văn chương, có nghĩa: giản dị, khiêm cung.

[197] K. Hart, The Neutral Reduction Thomas l’obscur in hợp tuyển Clandestine Encounters, Philosophy in the Narratives of Maurice Blanchot  (KH chủ biên) 2010.

[198] “Certains êtres ont une signification qui nous manque. Qui sont-ils? Leur secret tient au plus profond du secret même de la vie. Ils s’en approchent. Elle les tue.” René Char, Le partenaire mortel thơ xuôi tặng Maurice Blanchot.

[199] Quả thực, Thomas l’obscur có hai bản: bản năm 1941 và bản mới năm 1950. Bản đầu có tiểu đề là tiểu thuyết/roman và bản sau là truyện kể/trần thuật/récit. Không thể xác định tác giả chọn lựa thế nào v́ ở những tác phẩm khác, chỉ có Aminadab, Le Très-Haut đôi khi được phụ đề là tiểu thuyết và Au moment voulu là truyện kể. Những tác giả trong hợp tuyển nói trên luận về những tác phẩm của Blanchot dưới cái tên chung là Thuyết thoại/Narratives.

[200] Hart dẫn Heidegger trong bài Aletheia (Heraclitus, Fragment B 16) in Early Greek Thinking, qua bản dịch sang tiếng Anh của David Farrell Krell và Frank A. Capuzzi 1975.

[201] Heidegger, Der Anfang des abendländischen Denkens (Heraklit).

[202] Trong bài điểm sách Mauron, Blanchot nhận xét: Mauron nghĩ là nói với chúng ta về thơ như vậy, song thực sự chỉ nói với chúng ta về chính ông.

[203] M. Blanchot, L’Entretien infini 1969.

[204] Blanchot, “Le recul devant ce qui meurt est recul devant la réalité” L’Entretien infini; “il était réellement mort et en même temps repoussé de la réalité de la mort” Thomas l’obscur.

[205] Blanchot et la philosophie 2010 do Eric Hoppenot và Alain Milon chủ biên.

[206] Y. Gilonne, Blanchot “l’obscur” vers une approche héraclitéenne du neutre trong Hợp tuyển nói trên, dẫn từ chương René Char et la pensée du neutre in L’Entretien infini: L’inconnu est toujours pensé au neutre. La pensée du neutre est une menace et un scandale pour la pensée. Cependant…l’un des premiers traits de l’un des premiers languages de la pensée occidentale, celui d’Héraclite, est de parler au neutre singulier.

[207] Blanchot: Héraclite l’Obscur: qualifié ainsi dès les temps anciens, dans le dessein résolu de faire se répondre, dans l’écriture, la sévérité et la densité, la simplicité et l’arrangement complexe de la structure des formes et, à partir de là, de faire se répondre l’obscurité du langage et la clarté des choses, la maîtrise du double sens des mots et le secret de la dispersion des apparences, c’est-à-dire peut-être le dis-cours et le discours. Sdt.

Dis-: hoán đầu ngữ có nghĩa là  phân tán.

Gilonne: Ainsi pour Maurice Blanchot, l’enjeu de l’obscurité d’Héraclite est de reconduire tout discours à l’horizon bifide (“dis-cours”) d’une parole neutre (ne-uter: ni l’une ni l’autre) qui nous invite à sans cesse repenser l’écriture en tant que fracture essentielle de la langue préphilosophique. Sdt

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013