ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
89
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89,
Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)
Nếu thực tại là một thế giới, có nhiều thế giới khả hữu trong tiểu thuyết hậu hiện đại. Khi dẫn sự đối lập giữa tri thức/hậu tri thức trong câu hỏi của Higgins ở đề từ phần I, McHale muốn đưa ra yếu điểm của tiểu thuyết hậu hiện đại là những thế giới khả hữu, cho nên trong suốt quyển sách từ phần Hai đến phần Năm là thảo luận và minh họa thế giới phức thể, với tiền đề là “phải có con người làm tác nhân để tin tưởng, tri tưởng và hy vọng những thế giới đó khả hữu”.
McHale mượn từ Vùng/Zone của Thomas Pynchon để chỉ ‘thế giới của chúng ta’ và ‘thế giới khác’, những thế giới giả tưởng, mặt bằng giao ngộ giữa hai thế giới, vùng phức thể là hệ biến hoá của không gian dị h́nh. Cho nên trong tiểu thuyết 98.6, Sukenick viết: Ở Israel có những chỗ rừng già chạy xuống biển và đây là nơi tôi thích ăn trưa; cũng như Barthelme có thể viết trong truyện ngắn ở City Life: Xứ Paraguay này không phải là Paraguay có trên bản đồ của chúng ta.
Barthelme tiếp: Xứ Paraguay này hiện hữu ở nơi khác; McHale diễn nghĩa: nói rơ ra, nó hiện diện trong vùng. Trong nhiều tiểu thuyết hậu hiện đại, vùng xuất hiện ít ai ngờ, như vùng Ohio trong tiểu thuyết của Patchen, Barthelme, Davenport; tại sao lại Ohio? Vùng giữa Mỹ, cương thổ phân chia ‘thế giới văn minh’ và ‘thế giới hoang dă’. Pynchon gọi là ‘vùng nội ẩn/Zone of the Interior’, vùng Mỹ/American zone trong tiểu thuyết của Butor, Sukenick, Federman [300].
Trong Cơ động/Mobile của Butor, sử dụng tính đồng âm qua bản văn lưu động lui tới địa lục, phá bỏ cái liên tục địa lư, di chuyển theo đồng nhất của địa danh nhẩy từ Concord, California đến Concord , North Carolina, qua địa đầu bên kia là Concord, Georgia rồi Concord, Florida v.v…Butor cũng dùng những khoảng cách không đều của kiểu in sắp chữ trên trang sách để biểu hiện hay mô phỏng không gian địa lư theo lối xoắn vẹo, xiên xẹo. Những tác giả khác, từ Raymond Roussel, Walter Abish đến Sukenick, Federman cũng dùng chiến lược tương tự, đặt biểu hiện không gian địa lư phụ thuộc vào lối sử dụng tự do ngữ thái/linguistic signifier.
Từ quan niệm của Foucault, không thể t́m thấy một chung địa/common locus nào cho những thế giới khác hẳn nhau cấu thành vùng, như McHale nhận xét chiếm cứ những không gian dị biệt trong vũ trụ giả tưởng trong những tiểu thuyết ấy, McHale phân chia ra những thế giới xung đột, kế cận, chịu dưới xoá bỏ, kiểu hộp-Tàu, chuyển nghĩa, có phong cách, trên giấy [301]:
Biểu hiện rơ rệt của va chạm, xung đột giữa những thế giới trong loại tiểu thuyết ‘khoa học giả tưởng’ dựng lên những đụng độ giữa những thế giới khác nhau, có những cấu trúc khác nhau, ‘tuân thủ cùng những nguyên tắc thi pháp hữu thể luận như tiểu thuyết hậu hiện đại’, đă có truyền thống lâu dài từ H.G. Wells, Aldoux Huxley, Arthur C. Clarke đến Philip K. Dick, Philip José Farmer, song ở những tiểu thuyết không thuộc ‘khoa học giả tưởng’ như Căn vườn có lối chia hai của Jorge Luis Borges mà McHale dẫn:
Hắn tin vào dẫy thời gian vô tận, trong một mạng lưới tăng trưởng, mở rộng làm choáng váng của những thời gian phân kỳ, hội tụ và song song. Mạng thời gian này - những thành phần của nó tiếp cận lẫn nhau, chia hai, giao thoa hay trường kỳ không biết đến nhau - bao gồm mọi khả hữu [302].
Tiểu thuyết hậu hiện đại quả thực có những liên hệ tương tự với loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng, và lại chọn tiêu điểm huyễn hoặc như loại tiểu thuyết này.từ yếu điểm hữu thể luận. Về điểm này, chúng ta trở lại phần đầu luận về huyễn hoặc khi nói tới Todorov. Qua những tiểu thuyết của Cortázar, Gass hay Blanchot, thể hiện sự đối đầu hữu thể luận giữa thế giới này với thế giới kế cận trong một tương tranh luận chiến, tương tự như địa bàn chiến tranh giữa những thế giới trong tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Chẳng hạn, trong Phán quyết tử h́nh của Blanchot, có những sự biến siêu nhiên, nhân vật người đàn bà sống lại từ chết theo lệnh người thuyết thoại, rồi về sau trở lại chiếm hữu quỷ quái người t́nh y. Ở phần cuối là:
Những trang này có thể kết thúc ở đây, và không có ǵ tiếp theo điều tôi vừa viết ra khiến tôi thêm bất cứ ǵ hay lấy đi bất kỳ cái ǵ từ nó. Cái này vẫn c̣n lại, sẽ c̣n lại đến tận cuối cùng. Bất cứ ai tính xoá sạch nó khỏi tôi, để trao đổi cho kết cuộc mà tôi vô phương t́m thấy, tự họ trở thành khởi đầu câu chuyện của tôi, và là nạn nhân của tôi. Trong bóng tôi, y nh́n tôi: chữ nghĩa của tôi là im lặng của y và y nghĩ y thống trị thế giới, song chủ quyền này vẫn là của tôi, hư vô của y là của tôi, và y cũng biết không có kết cuộc cho một người muốn kết thúc một ḿnh.[303]
Tiểu thuyết hậu hiện đại thực hiện ‘lịch sử như tiểu thuyết, tiểu thuyết như lịch sử’ là trả lời cho vấn nạn của Benjamin Hrushovski: “nhân vật không thể đi ra khỏi căn nhà giả tưởng và xuất hiện trong một quán ăn thực được” nghĩa là nhân vật có thể ra khỏi quán ăn thực và xuất hiện trong căn nhà tiểu thuyết; điều này có thể đọc trong tiểu thuyết của Clarence Major [304].
Thế giới trong tiểu thuyết của Major, theo McHale, một phần là thế giới ‘chịu dưới xoá bỏ’, minh hoạ qua một ví dụ:
Khuỷu tay tôi dựa trên bàn trang điểm bắt đầu đau.
Và có người mở cửa. Dale đứng ở đó, miệng mở rộng, quan sát chúng tôi. Tôi xoá bỏ hắn. Hắn vẫn c̣n trên sân khấu. Trong niềm hănh diện. Cắt một nấc khác trên cột vật tổ sự nghiệp của hắn.
Dale lại mở cửa và lần này hắn đi vào.[305]
nhằm để phê phán quan niệm của Roman Ingarden “mọi sự trong tầng đối tượng hiện diện th́ bất xác”, v́ theo McHale, dĩ nhiên Ingarden nghĩ đến những câu diễn đạt những cảnh trạng có thể được tái tạo không chỉ theo một đường lối, những loại câu trong phê b́nh văn chương quy ước dưới tiêu đề hàm hồ, song không nghĩ đến loại hàm hồ như trong đoạn tiểu thuyết dẫn trên:
trước tiên một cảnh trạng diễn đạt: “có người mở cửa. Dale đứng ở đó”, rồi cảnh trạng này bị lấy lại hoặc huỷ bỏ, ‘không diễn đạt’: “Tôi xoá bỏ hắn”. Cảnh trạng ‘bị xoá bỏ’ vẫn c̣n đó, song chỉ như một loại dư ảnh thuộc thị giác. Dale đối với người đọc, cùng lúc vừa đứng đó ở của và vẫn c̣n trên sân khấu. Sau cùng cảnh trạng bị xoá bỏ diễn lại: “Dale lại mở cửa và lần này hắn đi vào”. Đây là t́nh trạng ‘lóng lánh’ hay ‘trắng đục’ của hàm hồ, dao động giữa hai cảnh trạng, chậm lại và trải ra, phân tích theo nhiếp ảnh, như Eadweard Muybridge, theo McHale có thể xem xét mỗi cái ở t́nh trạng ‘đứng yên’, từng cảnh một, Dale ở cửa, Dale c̣n trên sân khấu, Dale lại ở cửa, trong quá tŕnh nh́n rơ đối tượng và sự biến tiểu thuyết được cấu tạo và huỷ tạo ở văn bản văn chương, để thấy khác biệt, giữa một đằng dựa trên quá tŕnh cấu tạo, Ingarden tin là thường xuyên thuộc về hậu cảnh/nền của công tŕnh nghệ thuật văn chương, một đằng trên quá tŕnh huỷ tạo, như trường hợp dẫn trên của Major thuộc về cận cảnh.
“Tôi xoá bỏ hắn”, như trong lư luận huỷ tạo của Derrida, dấu hiệu gạch chéo bên từ ‘ệtre’ và từ ‘chose’ trong câu: le signe est[X] cette chose[X] mal nommée, bị xoá song vẫn c̣n đọc được, như từ ‘Sein’[X] trong luận về Hữu của Heidegger, dấu chỉ có thể xoá bỏ, nhưng ư nghĩa vẫn c̣n, hiện diện.
---------------------------
[300] Những tiểu thuyết McHale dẫn trên như The Journal of Albion Moonlight 1941 của Kenneth Patchen, Up, Aloft in the Air 1964 của Donald Barthelme, The Invention of Photography in Toledo (trong tập truyện ngắn Da Vinci’s Bicycle 1979) của Guy Davenport, Mobile 1962 của Michel Butor, Out 1973 của Ronald Sukenick, Take It or Leave It 1976 của Raymond Federman.
[301] Worlds in collision, world next door, worlds under erasure, Chinese-box worlds, tropological worlds, styled worlds, worlds on paper.
[302] Borges, El jardín de senderos que se bifurcan (nguyên văn): Creía en infinitas series de tiempos, en una red creciente y vertiginosa de tiempos divergentes, convergentes y paralelos. Esa trama de tiempos que se aproximan, se bifurcan, se cortan o que secularmente se ignoran, abarca todas las posibilidades.
[303] M. Blanchot, L’arrêt de mort (Death sentence, bản dịch Anh ngữ của Lydia Davis): These pages can end here, and nothing that follows what I have just written will make me add anything to it or take anything away from it. This remains, this will remain until the very end. Whorever would obliterate it from me, in exchange for that end which I am searching for in vain, would himself become the beginning of my own story, and he would be my victim. In darkness, he would see me: my word would be his silence, and he would think he was holding sway over the world, but that sovereignty would still be mine, his nothingness mine, and he would know that there is no end for a man who wants to end alone.
[304] Xem ĐPQ, Tự truyện: trang 5 tiểu thuyết Reflex and Bone Structure của Clarence Major: Tôi đang ở trong pḥng đợi nha sĩ. Một xấp những tạp chí để trên bàn. H́nh khuôn mặt Coea trên b́a mỗi tạp chí. Ḍng chữ tít: Ngôi sao mới sáng chói nhất thời đại! Xem trang 10! Tôi mở một tờ tạp chí đến trang 10 ở đó có quảng cáo nguyên trang quyển sách. Nhan đề quyển sách: Reflex and Bone Structure
cùng quyển sách tác giả đang viết và tác giả đang ở trong quyển sách tác giả đang viết.
[305] Clarence Major, Sdt.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013