ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

14

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,


9. Khoa học văn chương
(tiếp theo)

Hành trạng tư tưởng Blanchot có thể đánh dấu bằng khởi sự viết báo, không đi vào con đường hàn lâm, điều ông gọi là mạn đàm bất tận, những bài viết đối thoại với những quyển sách mới, những vấn đề mới, những tác giả. Nói về Blanchot, nhiều nhà nghiên cứu thường phân biệt con người nhà văn với con người phê b́nh, tác phẩm tri tưởng với tác phẩm phản tư.  Françoise Collin, một trong những người đầu tiên viết chuyên cứu về Blanchot  đă dẫn chính lời Blanchot trong tiểu luận Robert Musil nhân việc bộ tiểu thuyết Der Mann ohne Eigenschaften dịch sang tiếng Pháp, như xác định vai tṛ của chính ông: nhận thức rơ ràng , trong một tác phẩm văn chương, là người ta có thể diễn đạt tư tưởng  cũng khó khăn và với một h́nh thức cũng trừu tượng như trong một tác phẩm triết lư, song với điều kiện là những tư tưởng  này chưa hẳn  được tư tưởng [155].

Musil là một trong những nhà văn ở cuộc đối thoại triền miên suốt hành tŕnh vô tận vào không gian văn chương của Blanchot, bên những Sade, Hölderlin, Mallarmé, Kafka, Rilke, Thomas Mann, Bataille, Artaud, Char, Beckett, Louis-René des Forêts v.v.. và những triết gia từ Héraclite, Kant, Schlegel, Hegel, Nietzsche, Heidegger, Jaspers, Lukács, Adorno, Levinas, Foucault v.v.. Mỗi chương sách L'Entretien infini  là một (hay) nhiều đối tượng biểu hiện ngôn từ đa phức/parole plurielle, như Blanchot nhận xét: trong văn chương hiện đại, đó là mối quan tâm về một ngôn từ tự sâu xa liên tục nơi Lautréamont, Proust, những nhà siêu thực, Joyce và những tác phẩm hiển nhiên là gây công xúc/scandaleuses. Trong con người nhà văn và con người lư luận có hai hướng đối nghịch, như Blanchot phân tích, một mang yêu cầu tính liên tục với ngôn ngữ ṿng cầu, một mang yêu cầu bất liên tục, của văn chương phân đoạn. Song ông cũng nhận xét, 'văn tự dầu là của tiểu luận hay của tiểu thuyết cũng dám thử liều với một tính liên tục giả định quả thực chỉ là chỗ giao bện êm ái của  những nét chữ to và nét chữ nhỏ. Trong bản văn mà tôi đang viết lúc này, những câu văn nối tiếp nhau và liền lạc với nhau hầu như phải vậy; những đoạn bớt đi trong những tiết đoạn chỉ là những chỗ bớt đi thuận tiện; có một chuyển động tiếp theo nhằm làm cho bản đọc kế tiếp được dễ dàng, nhưng chuyển động tiếp theo này không v́ thế có thể đáp ứng một tính liên tục thực sự [156]. Trong tiêu đề tư tưởng và đ̣i hỏi tính bất liên tục của chương đầu phần một tác phẩm này, Blanchot muốn nói đến 'định đề nào dường như có nhằm đáp ứng nguyện vọng một tính liên tục tuyệt đối [mà từ Hegel đến những nhà siêu thực kỳ vọng]. Chính thực tại , nghĩa là nền tảng của mọi sự, cái ǵ hiện hữu/là trong ảo diệu cơ bản'? Đó là cầu thể lớn của Parménide, hay là mô h́nh vũ trụ của Einstein. Từ đó Blanchot suy ra chỉ những mô thức của nhận thức, cấu trúc giác quan và thiết bị, h́nh thái những ngôn ngữ, thuộc về toán học hay không phải toán học buộc chúng ta phải xé ra hay cắt đi chiếc áo đẹp không có may mặc này. Điều đó muốn nói ǵ? Nếu không phải là trong cái bất liên tục, có dấu hiệu khốn khổ của tri năng và lĩnh hội phân tích, khái quát hơn, đó là một lỗi lầm trong cấu trúc con người  chỉ ra thân phận hữu hạn nơi con người chúng ta.

Trong Ars nova  viết về tiểu thuyết Docteur Faustus của Thomas Mann, Blanchot trở lại ẩn dụ vũ trụ khi hỏi: 'không gian nào? Chắc hẳn không phải để trả lời, nhưng để chỉ ra cái khó tiếp cận với một câu hỏi như vậy, mà để nại tới một ẩn dụ: hầu như ai cũng hiểu Vũ trụ là đường cong, và thường giả định là đường cong này phải xác thực, tù đó mang h́nh tượng một trái cầu hữu hạn và vô giới hạn. Nhưng không có ǵ cho phép loại trừ giả đề về một Vũ trụ không thể h́nh dung được, vượt ra khỏi mọi yêu cầu quang học, cũng vượt ra khỏi xem xét toàn thể, chủ yếu là không hữu hạn, không thống nhất, không liên tục. Vậy Vũ trụ  ra sao? Hăy gác vấn đề này lại. Và thử đặt vấn đề khác như thế này: con người sẽ ra sao vào ngày mà con người chấp nhận đối diện với ư tưởng là đường cong của thế giới cũng như thế giới của con người mang một dấu hiệu tiêu cực? Nhưng há không phải sẵn sàng tiếp nhận một tư tưởng như thế, khi giải phóng nó ra khỏi mê hoặc tính thống nhất, toan liều thúc dục nó lần đầu tiên dùng phương sách một ngoại h́nh phi thần thánh, một không gian hoàn toàn vấn nạn, loại trừ ngay khả hữu một đáp án, v́ mọi đáp án tất yếu lại rơi vào chỗ tài phán biểu tượng của những biểu tượng?  Người ta lại phải tự hỏi: con người có khả năng chất vấn triệt để, nghĩa là có khả năng thực hiện văn chương, một khi văn chương tới chỗ vắng mặt sách vở, không c̣n sách vở? Phải chăng khả dĩ có một nghệ thuật mới/Ars nova, rốt cuộc là Mann có lư?

Chất vấn triệt để/interrogation radicale, như Blanchot đề quyết, báo hiệu đến cùng cực của hành tŕnh, xa rời văn chương; phải chăng văn chương tới chỗ cáo chung, viết và đọc, trong L'Écriture du désastre 1980 [157]. Ở bộ ba tác phẩm Molloy, Malone meurt, L'Innommable  của Beckett, Blanchot ghi nhận: rơ ràng là kinh nghiệm sống động dưới sự đe dọa của phi ngă, tiếp cận một ngôn từ trung tính tự nói một ḿnh, trải qua con người nghe nó, không có riêng tư, loại bỏ mọi riêng tư, và người ta không thể bắt nó im, v́ đó là cái không ngừng, cái không thể chấm dứt. Ông viết tiếp: có lẽ chúng ta không đứng trước một quyển sách, nhưng có lẽ phải xét đến quan hệ  nhiều hơn là chỉ ở một quyển sách: ở tiếp cận thuần túy của vận động  mà mọi quyển sách đến từ đó, ở điểm nguồn này mà chắc chắn tác phẩm mất tích, nó luôn phá hủy tác phẩm, tái lập cái t́nh trạng nhàn tán không cùng trong tác phẩm, song chính với cái nhàn tán  này cũng cần phải duy tŕ một tương quan luôn luôn khởi thủ, nếu không làm thế th́ chẳng c̣n ǵ hết [158]. Khi đặt những câu hỏi ở tiêu đề bài viết là Ở đâu bây giờ? Ai bây giờ?  Blanchot muốn dẫn người đọc trực tiếp đi vào đọc những sách nêu trên của Beckett với nghi vấn 'ai' nói trong đó, cái 'tôi' đó là ai, có phải 'tác giả' song ông cũng khẳng định ngay , không phải là Beckett nữa, mà là một hữu thể người không tên/Innommable. Người ta chỉ có thể dẫn khởi hai trường phản tư, một là tác phẩm  không là ǵ hết đối với con người đặt bút viết một nơi y ở đóng kín, trong một cái ngă b́nh an, được che chở, tránh khỏi những khốn nạn của đời sống, hai là con người viết ra tác phẩm phải hy sinh cho nó, trở thành cái khác, không là ai cả mà là một chốn rỗng và linh hoạt để vang lên tiếng gọi  tác phẩm. 

Trong L'Entretien infini  khi đặt vấn đề tri thức con người mang theo và yêu cầu của ngôn từ viết ra là báo hiệu một quan hệ khác động đến hữu thể như tính liên tục, thống nhất hay thu tập của hữu, là một quan hệ tự loại trừ vấn tính về hữu mà dặt để một vấn đề không thuộc về hữu, như vậy không nói đến hữu thể luận cũng như biện chứng ở đây [159]. 

Nói đến văn chương đối với Blanchot, không phải v́ văn chương sự vật, hay ư niệm, v́ văn chương không ở nơi nào khác hơn là trong tác phẩm. Cho nên nó cũng không thuộc về biện chứng, để tổng hợp hay đối lập. Đó là quyển sách vị lai, v́ 'bản chất của văn chương' chính là quyển sách. Quyển sách nào? Blanchot đi t́m ở Mallarmé. Ông viết: quyển sách không có tác giả, bởi v́ nó được viết ra khởi từ  sự biến đi biết nói của tác giả. Quyển sách cần nhà văn/người viết  vớI việc là con ngườI này là vắng mặt và trường sở của vắng mặt'. Con ngườI ngẫu nhiên đă không có chỗ trong sách như thể tác giả, vậy th́ ngườI đọc làm sao có thể thấy ḿnh quan trọng ở nơi chốn đó? Chính Mallarmé đă viết những lờI kiêu hănh nhất trong khẳng định yêu cầu cơ bản của tác phẩm: Quyển sách, phi nhân cách hóa, cũng như ĺa  khỏi tác giả, th́ cũng không cần tiếp cận ngườI đọc. Nên biết rằng, giữa những phụ tùng con người, nó chỉ xuất hiện một mỉnh:đă thành, đang hiện [160]. Blanchot lại đi t́m ở quyển sách khác, một truyện kể với nhan đề Madame Edwarda, song ở b́a sau mang một cái tên khác: Divinus Deus , từ những gịng mở đầu: 'nếu anh sợ mọi chuyện, hăy đọc quyển sách này, nhưng trước tiên, hăy nghe tôi: nếu anh cười, tức là anh sợ. Một quyển sách, dường như với anh là vật không có sinh khí. Có thể lắm. Tuy nhiên, nếu như, điều xẩy đến, là anh không biết đọc? anh phải lo sợ..? Anh đang ở một ḿnh? Anh lạnh? Anh có biết vào lúc nào con người là 'chính anh'? ngu ngốc? và trần truồng?[161] , truyện kể theo Blanchot là 'đẹp' nhất trong những truyện kể hiện đại v́ 'nó làm chúng ta chịu trách nhiệm trong việc đọc theo một cách là không để chúng ta được phép phán đoán nó; một truyện kể gây công xúc v́ bà Edwarda là một phụ nữ trong nhà thổ. Ngoài những điều phân tích về mâu thuẫn  nghệ thuật và đạo lư, điều chủ yếu ông muốn nói đến là ở tất cả những điều đem ra đế lư giải, tác giả cũng không là ǵ khác với mọi người đọc.

Vấn đề cơ bản hiện tại với Blanchot là câu hỏi xem ra có vẻ lạ lùng: Văn chương đi về đâu? Câu trả lời c̣n lạ nhất dó là: văn chương đi về chính nó, về chính bản chất của nó là biến đi, là cái chết. Lời nói danh tiếng của Hegel được lập lại: nghệ thuật đối với chúng ta là chuyrện đă qua, có nghĩa là nghệ thuật không c̣n khả năng mang nhu cầu tuyệt đối nữa. Nghệ thuật chỉ gần với tuyệt đối trong quá khứ, giá trị và quyền năng chỉ c̣n trong Bảo tàng viện. Ngày nay nơi chúng ta, nghệ thuật đă trở thành khoái lạc mỹ thuật đơn thuần, là bổ trợ của văn hóa.

Blanchot nhận xét, đă đành trong thế giới kỹ thuật ngày nay, gườI vẫn có thể tiếp tục thuê mướn nhà văn, làm giầu cho các họa sĩ, vinh danh những quyển sách và mở rộng những thư viện, giành cho nghệ thuật một chỗ đứng v́ nó có ích hay vô ích. Song nếu ngườI ta thử trở về với văn chương hay với chính những nghệ thuật, dường như những điều đă nói khác rồi. Nếu như Novalis từng ca ngợi một cách kỳ bí là 'nhà thơ bất hủ Klingsor không chết mà vẫn tồn tại trong thế giới', hay Eichendorff gọi 'nhà thơ là trái tim của thế giới', th́ thời điểm 1850 đă làm thay đổi, theo ư Blanchot, thế giới hiện đại đi về vận số của nó quyết liệt hơn.

Những tên tuổi của Mallarmé, của Cézanne tiêu biểu cho vận hội mới này: họ không mơ mộng nghệ nhân là con người quan trọng, hiển hiện hơn những người khác nữa. Họ không đi t́m hào quang gắn lên đầu nghệ nhân, như đă có từ thời Phục hưng, mà khiêm tốn, không phải quay về với họ, nhưng vớI một đi t́m tối tăm, một mối quan tâm chủ yếu, mà điều quan trọng không gắn với khẳng định nhân cách của họ, hay động lực thúc đẩy của con người hiện đại nữa. Những nhà họa sĩ danh tiếng như Cézanne, Van Gogh không đề cao họa sĩ hay hội họa nữa, như chính Van Gogh đă nói: tôi không là một nghệ nhân; trong thơ Mallarmé linh cảm thấy tác phẩm không dội lại con người nào đó tạo ra nó; trái ngược với tư tưởng cổ hủ nơi nhà thơ tán thán không phải tôi nói, nhưng vị thần trong tôi nói đó. Tóm lại, sáng tạo văn chương không c̣n đồng nghĩa với sáng tạo ra thế giới từ thần linh, thiên chúa, cũng không c̣n cái vĩnh cửu, bất biến của thế giới thơ nữa, mà trái lại nó đă đảo lộn những giá trị thường gắn với từ ngữ sáng tạo và hiện hữu.

------------------

[155] Blanchot, Le livre à venir, 1959 : Il conçoit précisément que, dans une œuvre littéraire, on puisse exprimer des pensées aussi difficiles et d'une forme aussi abstraite que dans un ouvrage philosophique, mais à condition qu'elles ne soient pas encore pensées; tiểu luận Musil  gồm hai phần 1/ La passion de l'indifférence và 2/ L'expérience de 'l'autre état' đăng trên tạp chí La Nouvelle Revue Française, số 62 và 63 năm 1958, in lại trong sách nói trên. F. Collin dẫn đoạn văn trên trong Maurice Blanchot et la question de l'écriture/MB và vấn đề văn tự 1971. Nhan đề bộ tiểu thuyết của Musil là Con người không đặc tính, Philippe Jaccottet dịch sang tiếng Pháp là L'homme sans qualités, Editions du  Seuil xuất bản  năm 1957. [Tôi  dịch theo M. Blanchot L'homme sans particularités  như ông lư giải gần với tiếng Đức và tự nhiên nhất trong tiếng Pháp v́ : L'expression 'l'homme sans qualités' quoi que d'un usage élégant, a le tort de n'avoir pas de sens immédiate et de laisser perdre l'idée que l'homme en question n'a rien qui lui soit propre: ni qualités, mais non plus nulle substance. Sa particularité essentielle, dit Musil dans ses notes, c'est qu'il n'a rien de particulier. C'est l'homme quelconque, et plus profondément l'homme sans essence/Biểu ngữ 'con người không phẩm chất' mặc dầu sử dụng cao nhă, song có cái sai là không mang ư nghĩa trực tiếp và để làm mất ư tưởng về con người đang ở trong vấn đề không có ǵ là riêng của ḿnh: không phẩm chất mà cũng không có bản chất. Đặc tính chủ yếu của con người, như Musil nói trong những ghi chú của ông, chính là không có ǵ đặc biệt cả. Đó là con ngườI nào đó, và sâu xa hơn nữa là con người không có bản thể .]

[156] 'l'écriture - qu'elle soit celle de l'essai ou du roman - court le risqué de se contenter d'une prétendue continuité qui ne sera, en fait, qu'un agréable entrelacs de pleins et déliés. Dans le texte que j'écris en ce moment, les phrases se suivent et se lient à peu près comme il faut; les coupures en paragraphes ne sont que des coupures de commodité; il y a un movement suivi destiné à faciliter la suite de la lecture, mais ce movement suivi ne peut cependant prétendre répondre à une continuité véritable'. L'Entretien infini.

[157] Văn tự của tai họa : Ni lire, ni écrire, ni parler, c'est pourtant par là que nous échappons au déjà dit, au Savoir, à l'entente, entrant dans l'espace inconnu, espasce de détresse, où ce qui est donné n'est peut-être reçu par personne (không đọc, không viết, không nói, tuy nhiên ở đó chúng ta thoát khỏi Tri thức, quán thông, để đi vào không gian xa lạ, không gian của khổ nguy, ở đó cái cho không ai nhận được).

[158] Nguyên văn: Peut-être ne sommes-nous pas en présence d'un livre, mais peut-être s'agit-il bien plus que d'un livre: de l'approche pure du movement d'où viennent tous les livres, de ce point originel où sans doute l'œuvre se perd, qui toujours ruine l'œuvre, qui en elle restaure le désœuvrement sans fin, mais avec lequel il lui faut aussi entretenir un rapport toujours plus initial, sous peine de n'être rien. Où maintenant? Qui maintenant?  trong NRF số 10, 1953, in lại trong Le livre à venir 1959.

[159] Ngay từ L'espace littéraire 1955,  Blanchot không hỏi 'Qu'est-ce que la littérature/văn chương là ǵ?' nhưng hỏi : 'qu'en est-il de la littérature/có thể nói ǵ về văn chương?'

[160] Blanchot dẫn nguyên văn của Mallarmé: Impersonnifié, le volume, autant qu'on s'en sépare comme auteur, ne réclame approche de lecteur. Tel, sache, entre les accessories humains, il a lieu tout seul: fait, étant.  Ông lư giải sự cô độc đó cũng là hoàn tất khởi từ nó như từ một cảnh sở, khẳng định kép tương cận trong nó, chia cách bởi một thiếu xót luận lư và thời tính, của cái ǵ làm ra nó  và của hiện hữu nó phụ thuộc, không liên can gi tới 'tạo thành'

[161]  Nguyên văn: Si tu as peur de tout, lis ce livre, mais d'abord, écoute-moi: si tu ris, c'est que tu as peur. Un livre, il te semble, est chose inerte. C'est possible. Et pourtant, si, comme il arrive, tu ne sais pas lire? Devrais-tu redouter..? Es-tu seul?  As-tu froid?  Sais-tu jusqu'à quel point l'homme est 'toi-même'? imbécile? et nu?  Truyện kể này mang tên tác giả Pierre Angélique vẫn c̣n không được biết tới. xuất bản năm 1941 năm mươi bản, và năm mươi bản nữa năm 1945, và năm mươi bản năm 1956, thực sự như Pauvert tiết lộ, chỉ là tên giả của G. Bataille [lần xuất bản năm 1956 Bataille cũng chỉ để tên ở lời Tựa].

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011