ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
69
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69,
Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)
Trong bài Giải thích Kẻ xa lạ [104], Sartre giải thích nhan đề tiểu thuyết này của Camus: kẻ xa lạ, chính là con người đối diện với thế giới, và gơi ư lẽ ra Camus có thể dùng tên một tác phẩm của Georges Gissing: Sinh ra trong lưu đày [105] để đặt tên cho tác phẩm của ḿnh. Tuy nhiên Sartre không minh giải lư do nào lien hệ giữa Kẻ xa lạ của Camus với Gissing và nhân vật Peak trong tiểu thyết này của Gissing.
Thực ra một trong nhửng luận đề chủ yếu của Camus là lưu đày, tản mạn trong mọi tác phẩm.Trong tiểu luận Văn chương và lưu đày, tôi đă luận về Camus:
Những đoản thiên của Camus đặt dưới tiêu đề Lưu đày và Vương quốc viết ra trong vận động hướng nội, tsimtsum này [106] - từ h́nh ảnh người đàn bà xê dịch trên lữ tŕnh quen thuộc hàng ngày, bỗng dưng một đêm bắt gặp ḿnh ngoại t́nh với cảnh giới tự nhiên xa lạ, đến người thầy giáo làng ra khỏi ngôi trường cô tịch với nhiệm vụ thách đố bất ngờ là đưa một tên tù sát nhân về nơi vô định – không một chọn lựa (Camus không là một nhà văn “hiện sinh”),Vương quốc là điểm hẹn trong hành tŕnh đưa nhân vật từ cơi lưu đày (tiểu thuyết của Camus tuyệt không có ư đồ tôn giáo) đi tới.
Camus là một nhà văn lưu đày đương đầu với kẻ thù ở cả hai phía khuynh tả và khuynh hữu (khi Camus được trao giải thưởng Nobel văn chương 1957, phe hữu châm biếm hội đồnbg nobel đă mang vinh dự cho một tác phẩm đă chấm dứt, phe tả chỉ trích hội đồng tưởng đă lựa được một nhà văn trẻ, kỳ thực là một xơ cứng non yểu). Ông đến từ xứ sở Algérie, như Louis Althusser và J. Derrida, nhưng ông không thực sự là một trí thức Pháp, một nhà văn Pháp. Ở đó manh nha tâm thức lư đày, như ông viết trong Huyền thuyết Sisyphe:
“Một thế giới người ta có thể giải thích ngay cả với những lư lẽ tồi là một thế giới thân quen. Song ngược lại, trong một thế giới bất ngờ bị tước đoạt những ảo ảnh và ánh sang, con người cảm thấy là một người xa lạ. Cuộc lưu đày này không thể cứu văn v́ y bị tước đoạt những kỷ niệm của một tổ quốc đă mất cũng như niềm tin vào một miền đất hứa. Cuộc ly dị giữa cn người và đời sống, diễn viên và cảnh trí, chính là tâm cảm của phi lư” [107].
Cũng như những nhà văn lưu đày khác, Albert Camus viết về một xứ sở ông đă ra đi. Những tiểu thuyết Kẻ xa lạ, Dịch hạch cho đến những di cảo Người đầu tiên đều lấy bối cảnh là thành phố Alger. Ông không ngừng t́m kiếm về nơi quê nhà, như viết trong thiên tuỳ bút Mùa hạ ở Alger: quê hương chỉ nhận ra khi nào đă mất nó. Tâm cảm lưu đày in dấu ở khắp các bản văn, Camus thố lộ: ở bất kỳ nơi nào, tôi cũng chỉ là kẻ lưu đày. Ngay trên đất Pháp, nói như một nhân vật của ông: tôi tự kết án ḿnh vào lưu đày mien viễn. Viết Người nổi loạn, Camus đoạn tuyệt với khí hậu trí thức Paris khi phê phán chủ nghĩa hư vô và cộng sản, mất những người đồng hành thời Kháng chiến, song ông đă thực sự chấp nhận một trách nhiệm trên mảnh đất lưu đày.[108]
Trong kịch Ngộ nhận, Camus để nhân vật Jan bày tỏ ư nghĩ về lưu đày và chia cách, điều mà nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ không cảm nhận được:
“Người ta không thể hạnh phúc trong lưu đày hay trong quên lăng. Ngưởi ta không thể cứ là một kẻ xa lạ măi. Anh muốn t́m, thấy lại quê hương anh, mang hạnh phúc cho những người anh yêu” [109].
----------------------------
[104] Sartre, Explication de L’Etranger, in Situations, I.
[105] Georges Gissing (1857-1903) Né en exil, Marie Canavaggia dịch từ nguyên tác Born in Exile 1892 tiểu thuyết về nhân vật Godwin Peak, sinh ra, sống và chết trong lưu đày. Gissing được coi như một trong ba nhà văn hay nhất (với Thomas Hardy và George Meredith) của văn chương nưới Anh ở thế kỷ 19. Nội dung tiểu thuyết của Gissing phản ảnh một phần đời trẻ của Gissing, sống về mặt trí thức của giới thượng lưu song xuất thân từ giai cấp nghèo.
[106] Khái niệm tsimtsum của Isaac Luria (1534-72) chỉ ra hành xử của thượng đế tự ẩn trong lưu đày để sáng tạo ra thế giới có thể ứng dụng vào vận động của nhà văn lưu đày, vận động hướng nội, đày người sáng tạo ra khỏi thế giới thường nhật như Bettina Knapp nhận xét:
“Có thể liên tưởng giữa lưu đày tự nội của thượng đế với những trầm luân của người Do thái ở Tây ban nha bị trục xuất (*) với mọi người lưu đày từ thời tối cổ đến những nạn nhân của ḷ thiêu người trong thế kỷ hai mươi và sau đó, cũng có thể áp dụng cho con nguời sáng tạo nói chung và riêng cho nhà văn.”
(*) Cuộc trục xuất người Do thái không cải đạo xẩy ra vào thời Pháp đ́nh tôn giáo Tây ban nha (Inquisición española) 1480 ra khỏi xứ Tây ban nha. Triết gia Baruch Spinoza thuộc ḍng tộc người Do thái lưu đày này và sống ở Hà lan (X: ĐPQ, Chân dung triết gia 1973) .
[107] Un monde qu’on peut expliquer même avec de mauvaises raisons est un monde familier. Mais au contraire, dans un univers soudain privé d’illusions et de lumières, l’homme se sent un étranger. Cet exil est sans recourse puisqu’il est privé des souvenirs d’une patrie perdue ou de l’espoir d’une terre promise. Ce divorce entre l’homme de sa vie, l’acteur et son décor, c’est proprement le sentiment de l’absurdité. (Chữ in nghiêng do tôi -ĐPQ)
[108] Đặng Phùng Quân, Văn chương và lưu đày, in Tấu khúc Văn chương/triết lư 2004. Những sách dẫn trên của Camus, nguyên tác là L’Etranger, La Peste, Le Premier Homme, L’Eté à Alger, L’Homme révolté.
Tôi đă viết sự khu biệt giữa văn chương lưu đày và văn chương di dân trong bản văn này:
Có thể xác định nhà văn lưu đày là một người di dân cầm bút, nhưng không phải người di dân cầm bút nào cũng là nhà văn lưu đày. Sự khác biệt ở chỗ: du mục là tâm cảnh của đoạn ĺa, đi tới và không bao giờ quay trở về; chim thiên di xa rời trường sở trên dường tạm dung và bay trở về. Kẻ di dân có thể gửi thân ở một nơi và thích nghi hoàn cảnh hội nhập. Y có thể viết văn bằng ngôn ngữ bản địa. Y có thể là di sản của hậu thực dân. Nhưng y không là nhà văn lưu đày. Sdt.
[109] Seulement, on ne peut pas être heureux dans l’exil ou dans l’oubli. On ne peut toujours rester un étranger. Je veux retrouver mon pays, render heureux tous ceux que j’aime. Le Malentendu.
Kịch Ngộ nhận/Le Malentendu 1944 về một người lữ hành, Jan đă không muốn để lộ lư lịch của ḿnh khi về quê nhà gặp mẹ và emsau hai mươi năm, v́ ḷng mong muốn được nhận ra như nói với vợ, tên Maria: Người ta không thể là kẻ xa lạ măi; thực vậy, con người cần hạnh phúc, nhưng cũng cần t́m lai nơi ở trên thế giới này. Dừng chân ở quán trọ là nơi của mẹ và em, Jan đă không cho mẹ và em gái biết ḿnh là ai, Jan uống tách trà do em gái, Martha mang lại đă bỏ thuốc ngủ để có thể giết người dễ dàng và đem xác ra bỏ ngoài sông. Martha đă giết mọi khách đến trọ để có đủ tiền với mẹ về sống ở một xứ có biển miền Nam. Khi Maria đến nói cho hay Martha đă giết anh ḿnh, Martha đă thốt lên “Chị nên hiểu là sự đau khổ của chị cũng không bằng với bất công đă làm cho con người”, và đi trầm ḿnh,
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013