ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
108
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,
Thơ phá thể (tiếp theo)
Trong Le dernier à parler dẫn trên, Maurice Blanchot hỏi ngôn ngữ thơ này nhằm vào cái ǵ?
Tên tác phẩm Sprachgitter của Celan: nói, liệu có phải là đứng đằng sau màn lưới - của nhà tù – qua song sắt/song tre đó hứa hẹn hay từ khước tự do ở bên ngoài:
đêm tối, tuyết giá, nơi chốn có tên hay không có tên, hoặc giả tưởng có màn lưới này khiến hy vọng có điều ǵ đó để giải mă, ở đó vẫn c̣n câu
mit der thúc trong ảo tưởng ư nghĩa hay chân lư là tự do, trong cảnh tượng dấu vết
untrüglichen Spur (1) không lầm lỡ? song cũng như chữ nghĩa được đọc dưới dạng một sự vật, … in der Dünung một cái bên ngoài sự vật cô đọng trong sự vật này nọ, không để gọi
wandernder Wort (2) nó, nhưng để viết ra ở đó trong chuyển động ba lăng của những chữ
lang thang cái bên ngoài chưa đọc nó như một văn tự, thứ chữ không ràng buộc
Gras,auseinander- đă luôn luôn ở bên ngoài nó:cỏ, viết ra ở ngoài cái này cái kia? có lẽ geschrieben (3) cầu khẩn – há chẳng là một cẩu khẩn, một kêu gọi? - để tin cậy,
ở bên kia mạng ngôn ngữ,..chờ đợi một cái nh́n rộng hơn, một khả
hữu nh́n, nh́n mà không thấy chính những chữ cũng mang ư nghĩa
cái nh́n:
Lies nicht mehr – schau! không đọc nữa - hăy nh́n!
Schau nicht mehr – geh!(4) không nh́n nữa – đi!
… …
Tựa đề bài viết của Blanchot Le dernier à parler lấy từ câu thơ của Celan sprich als letzter trong bài Sprach auch du hàm chứa ư tứ trong:
Sprich –
Doch scheide das Nein nicht vom Ja.
Gib deinem Spruch auch den Sinn:
gib ihm den Schatten.
Nói –
Nhưng giữ đừng phân cách tiếng không từ tiếng có.
Cho lời của anh ư nghĩa này:
Hăy cho nó bóng tối.
hẳn không phải ngẫu nhiên. Blanchot nhận xét: có thể nói ở Celan, khẳng định thơ luôn luôn ở ngoài ṿng hy vọng cũng như chân lư – song lại thường vận động về hy vọng cũng như về chân lư - , lại c̣n để lại một điều nếu không phải để hy vọng, để suy nghĩ qua những câu ngắn đột nhiên làm sáng tỏ ngay cả sau khi mọi sự đă ch́m trong bóng tối:
die Nacht braucht keine Sterne…
…
Also
Stehen noch Tempel. Ein
Stern
Hat wuhl noch Licht.
Nichts,
Nichts ist verloren.
Đêm không cần những v́ sao…
…
Vẫn
những ngôi giáo đường c̣n đứng sững. Một
ngôi sao
vẫn c̣n ánh sáng.
Không,
Không có ǵ mất đi.(5)
Blanchot cũng lư giải về chữ Không trong câu thơ trên hàm ư không có ǵ mất đến độ cái không có lẽ tiếp hợp trên cái mất đi; ông dẫn câu thơ của Celan:
…das hundert-
züngige Mein-
gedicht, das Genicht.
…của tôi – thơ
Hàng trăm ngữ, liên tiếp không [453]
Blanchot lien kết cái chết/la mort và ngôn từ/la parole như một mục đích trong thơ của Celan, cho nên trong tản văn của Celan, theo ông, rơ ràng Celan không từ bỏ mục đích này. Như trong diễn văn đọc tại Bremen/Brême:
“Những bài thơ luôn luôn lên đường, có quan hệ với sự việc nào đó, hướng về sự việc nào đó. Hướng về điều ǵ? Về một cái ǵ quan trọng mở ngỏ và có thể tồn tại, về một ngôi Hai/anh em mà người ta có thể nói với, về một thực tại gần gũi của một ngôn từ”[454].
Blanchot muốn nói đến ư nghĩa trong thơ mà Celan không ngừng viết qua một ngôn ngữ kinh qua cái chết đến với ông, với những ngưới than, với hàng triệu người Do thái và không phải Do thái, một sự biến không có câu trả lời. Celan diễn đạt tâm thức trong diện đàm đó:
“Chính trong ngôn ngữ này qua bao nhiêu năm thángvề sau, tôi cố viết ra những bài thơ: để nói, để định hướng tôi và để biết tôi đang đứng ở đâu và phải tiến đi như thế nào để phác thảo được thực tại nào đó cho tôi.
Quư vị thấy đó, sự biến, vận động, lên đường, đó là nỗ lực để đạt tới một hướng đi”[455].
Và bài thơ làm nền cho bài viết của Blanchot:
Sprich auch du
Sprich als letzter,
Sag deinen Spruch.
Nói đi, anh cũng vậy, dầu anh có là người cuối cùng để nói.
Chính điều mà bài thơ cho chúng ta đọc, cho chúng ta sống, cho chúng ta nắm bắt được vận động của thơ như Celan đă đề ra với mọi người, hầu như khá bi lư:
“Thưa quư bà quư ông, thơ, cái ngôn từ vô cùng này, ngôn từ của cái chết vô vọng và cái Không duy nhất”[456] .
-----------------------------
[453] M. Blanchot, Sdt: Câu thơ trên dẫn qua bản tiếng Pháp của Blanchot:
… le mien – poème
aux cents langues, suite de rien.
Ông không nói rơ bản dịch của ông, hay của người khác (?). Trong bản dịch tiếng Anh của Michael Hamburger:
… the hundred-
tongued pseudo-
poem, the noem.
là khổ đầu của bài thơ không có tên, bắt đầu bằng:
WEGGEBEIZT vom
Strahlenwind deiner Sprache
Bản dịch tiếng Pháp và tiếng Anh khác nhau về tiếp nhận tân ngữ của Celan một cách khác nhau: ở bản Pháp, từ Mein-Gedicht hiểu theo nghĩa thơ-của-tôi/mein , ở bản Anh, hiểu từ mein/pseudo, có lẽ gần với lư giải của Krzysztof Ziarek trong Inflected Language: toward a Hermeneutics of Nearness; Heidegger, Levinas, Stevens, Celan 1994, Mein, however, suggests also a falsehood, a perjury, indicating that the subject’s text is only a false poem, a pseudo-poem. This ambiguity encoded into Mein-Gedicht indicates Celan’s point that the other cannot be thought or “meant”, that she/he escapes meaning. This is why the poem, always the subject’s possession, becomes das Genicht, a “no poem” (Tuy nhiên, Mein cũng gợi ư một giả mạo, phản thệ [Mein<Meineid], chỉ ra là bản văn của chủ đề chỉ là một bài thơ giả, bài thơ giả mạo. Sự hàm hồ này ghi mă trong Mein-Gedicht chỉ ra quan điểm của Celan là tha thể không thể được nghĩ hay “có ư nghĩa”, là họ thoát ṿng ư nghĩa. Đó là lư do tại sao bài thơ, luôn luôn là sở hữu của chủ thể, trờ thành das Genicht, một “cái không phải thơ”. Ziarek dẫn câu thơ trên qua bản dịch Paul Celan, Speech Grille and Other Poems, người dịch là Joachim Neugroschel 1971:
… the hundred-
tongued perjury-
poem, the no-em.
Bị chú: những câu thơ trong bài đánh số (1) dẫn từ bài Engführung, trong tiểu luận trên tiếng Pháp của Blanchot : la trace ne trompe pas; (2) dẫn từ bài Sprich auch du, trong bản tiếng Pháp của Blanchot: dans le movement de houle des mots qui toujours vont; (3)(4)(5) dẫn từ bài Engführung, trong bản tiếng Pháp lần lượt là: herbe, écrite hors l’une de l’autre?; ne lit plus – regarde! Ne regarde plus – va!; la nuit n’a pas besoin d’étoiles… Ainsi des temples sont encore debout. Une étoile a bien encore de la lumière. Rien, rien n’est perdu.
[454] Nguyên văn của Celan, Sdt: Gedichte sind auch in dieser Weise unterwegs: sie halten auf etwas zu. Worauf? Auf etwas Offenstehendes, Besetzbares, auf ein ansprechbares Du vielleicht, auf eine ansprechbare Wirklichkeit.
[455] Celan, Sdt: In dieser Sprache habe ich, in jenen Jahren und in den Jahren nachher, Gedichte zu schreiben versucht: um zu sprechen, um mich zu orientieren, um zu erkunden, wo ich mich befand und wohin es mit mir wollte, um mir Wirklichkeit zu entwerfen.
Es war, Sie sehen es, Ereignis, Bewegung, Unterwegssein, es war der Versuch, Richtung zu gewinnen.
[456] M. Blanchot, Sdt: Câu thơ dẫn trên trong bản văn của Blanchot, nguyên văn tiếng Pháp: Parle, toi aussi, fusses-tu le dernier à parler; và trong diễn thuyết của Celan: La poésie, Mesdames et Messieurs: cette parole d’infini, parole de la mort vaine et du seul Rien.
Nguyên văn tiếng Đức trong Der Meridian, diễn thuyết đọc khi Celan lănh giải thuởng Georg-Büchner:
Die Dichtung, meine Damen und Herren -: diese Unendlichsprechung von lauter Sterblichkeit und Umsonst!
(c̣n nữa)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013