ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

95

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95,         

                           

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo) 

Tiểu thuyết hiện đại  không dừng lại ở giai đoạn hậu hiện đại.Ngay trong sách chuyên khảo về tiểu thuyết hậu hiện đại của McHale, tác giả cũng đă mượn lời của Annie Dillard nhận xét tiểu thuyết hiện tại như một cái cớ để làm “siêu h́nh học không môn bài trong một tách trà”[344], điều đó chỉ muốn nói đến quá độ từ tiểu thuyết hiện đại qua hậu hiện đại quanh quẩn trong ṿng giới hạn không biên độ.

Ở chương I luận về biến đổi yếu điểm từ tiểu thuyết hiện đại đến tiểu thuyết hậu hiện đại, McHale đă nh́n nhận sự việc mà từ ngữ‘hậu hiện đại’ ám chỉ không hiện hữu; tại sao vậy? theo ông, chủ nghĩa hậu hiện đại, sự việc, rơ ràng không hiện hữu, đúng ra như kiểu [Văn chương]“thời Phục hưng” hay “chủ nghĩa Lăng mạn” không hiện hữu.[345] Trong quan niệm yếu điểm hữu thể luận của chủ nghĩa hậu hiện đại  đối lập với yếu điểm tŕ thức luận đă đề cập ở trên [xem: gio-o kỳ 88 và 89], McHale khảo sát một số những nhà văn có tiếng nhất ngày nay như Samuel Beckett, Alain Robbe-Grillet, Carlos Fuentes, Vladimir Nabokov, Robert Coover, Thomas Pynchon trong quá độ từ hiện đại luận qua hậu hiện đại luận, hàm nghĩa chuyển biến yếu điểm/change of dominant. Trong số những nhà văn này Robbe-Grillet tiêu biểu cho trường phái tiểu thuyết mới. McHale nhận xét: phân rẽ giữa thi pháp/sáng tạo hiện đại và hậu hiện đại luận trùng hợp hơn với phân rẽ giữa tântân tiểu thuyết mới [346], tiểu thuyết La Jalousie (1957) của Robbe-Grillet chẳng hạn, giống như Molloy của Beckett là những tiểu thuyết có văn phong hiện đại luận, sử dụng những quy ước hiện đại luận với quan điểm giới hạn trong lối viết, ngoại trừ nhân vật thông qua đó thế giới của tiểu thuyết tụ vào đă bị xoá bỏ, để một khoảng trống chính ra là trung tâm của ư thức. McHale lư giải khoảng trống này có thể lấp, như trong văn mạch của tiểu thuyết nói trên, người đọc tái tạo h́nh dung thiếu vắng của người chồng ghen tuông bị ám ảnh ŕnh ṃ người vợ và người t́nh giả đoán. Tác động của người đọc cho thấy tiểu thuyết trở thành một tiêu biểu cho trường sở tri thức hiện đại luận, cơ sở của người nḥm/voyeur. Sang đến tiểu thuyết La Maison de rendez-vous ( 1965) của Robbe-Grillet mới thực sự tiêu biểu cho tân tiểu thuyết mới/nouveau nouveau roman, chứng tỏ “thực tiễn viết/practice of writing” của một bản văn hậu hiện đại thể hiện yếu điểm hữu thể luận, qua cách sử dụng không gian: ở La Jalousie, phân bố không gian những đối tượng gắn với những động cơ tri thức, định vị trung tâm ư thức, và suy ra nhữg khía cạnh tâm lư của người chồng; ở La Maison de Rendez-vous, không gian không khả hữu để có thể tái tạo theo trật tự.   

Trong một tiểu luận, Robbe-Grillet đă đưa ra trước những phản lư đối với những nhà phê b́nh về La Jalousie khi ông xác định: “Đối với tôi không có một trật tự khả hữu nào ngoài trật tự của quyển sách. Quyển sách này không phải là một thuyết thoại bị rối v́ một dật thoại đơn giản ở ngoài nó, mà ở đây c̣n mở ra một lịch sử không có thực tại nào khác ngoài thực tại của truyện kể, trần thuật diễn ra không nơi nào khác hơn là trong đầu người thuyết thoại vô h́nh, nghĩa là nhà văn và người đọc”.[347]

Trong hướng tiến của tiểu thuyết ngày nay, vận động chuyển biến không dừng ở giai đoạn “hậu hiện đại”, lư ưng, cũng như những vận động cách tân sau giai đoạn ‘hậu’ chỉ là chuyển tiếp thời quá độ, cho nên tôi xác định “tiểu thuyết phá thể có nghĩa là vẫn trên con đường t́m kiếm”.

“Hậu hiện đại luận” không hẳn là một từ ngữ có hiệu năng đủ để chỉ tiểu thuyết của thời đại, như Umberto Eco nhận xét [348] v́ mặt khác những nhà phê b́nh như J. Gardner, Gerald Graff, Charles Newman cho tiểu thuyết hậu hiện đại về mặt đạo lư là một nghệ thuật xấu, có xu hướng làm đồi trụy người đọc.

Tiểu thuyết của Federman hay Sukenick như đă nói tới ở trên ở trong một khí hậu gần với tiểu thuyết của nhóm Tel Quel, như so sánh với tiểu thuyết của Baudry hay Sollers, và sự biến đó Jean Ricardou đă thực hiện đối chiếu từ Nouveau Roman qua Tel Quel. Sự biến đó có thể đánh dấu như một đoạn tuyệt, hay một gia bội, qua nhận xét của Derrida làm đề từ [349]. Ở Tiểu thuyết mới, khái niệm truyền thống về nhân vật đă đặt thành vấn đề, như ám chỉ “cái chết của nhân vật” trong nhan đề kịch truyền thanh của Claude Ollier; nói đúng ra, phá vỡ sự thống nhất, nhấn mạnh đến ly tiếp theo hai xu hướng đảo nghịch, như Ricardou phân tích: một đằng kết hợp tính trường tồn của tên với sự đa biệt của những vai tṛ, đằng khác liên lạc tính đa dị của tên với sự liên tục của vai tṛ. Chẳng hạn trong tiểu thuyết la Maison de Rendez-vous của Robbe-Grillet, phải kể danh tính Manneret, dưới góc nh́n theo xu hướng đầu, bề ngoài có vẻ vững bền, song chức năng có những hoá thân lạ kỳ với những trạng thái kế tục dẫn đến những thái quá, ví dụ trang 70 cho y là nhà văn “ông ngồi vào bàn làm việc. Ông viết”, ở trang 84 thành nhân vật kịch bản “tội mưu sát của Edouart Manneret”, ở trang 85 lại là họa sĩ “la Maïa là bức tranh nổi tiếng của Manneret”, qua trang 117 mọi người tin tưởng đó là một kẻ cho vay nặng lăi, tới trang 167 hoá thành “một người vừa là y sĩ, nhà hoá học, mang máng c̣n là thầy tu bái vật giáo”, trong khi ở trang 208 phát lộ là điệp viên qua thong tin “Edouard Manneret vùa bị cộng sản ám sát, dưới tội danh – đương nhiên là sai – ông là một gián điệp nhị trùng phục vụ cho Đài loan. Thực ra đây là một thanh toán khá rắc rối, phức tạp”. Sau cùng, không nhất trí trầm trọng: cái chết của y không làm gián đạn cuộc sống của y.

Với tiểu thuyết của những tác giả Tel Quel, điểm nổi bật trong những bản văn là hoàn toàn vắng mặt danh từ riêng, tên nhân vật. Ngay từ quyển tiểu thuyết thứ hai của Sollers, nhan đề Le Parc 1961 chỉ có những đại danh từ cho nhân vật, Ricardou nhận xét mở ra một kỷ nguyên sử dụng đại danh từ,[350] đọc lại bài viết về Tính chủ thể trong ngôn ngữ của Émile Benveniste xác định: “Những đại danh từ này [jetu] phân biệt với mọi chỉ danh mà ngôn ngữ liệt cử ở chỗ: chúng không phản dội lại một khái niệm hay một cá nhân.

Không có khái niệm “Tôi” bao dung mọi Tôi phát biểu ở mọi thời khoảng trong miệng của mọi người phát ngôn, theo nghĩa như thể khái niệm “cây” mà mọi sử dụng cá thể của cây quy chiếu. Từ “tôi”  không chỉ định bất kỳ thực thể từ ngữ nào”.[351]

có thể nói đại danh từ Tôi có thể định đặt vị trí cũng như thủ tiêu nó, như Benveniste chỉ ra trong bài Bản tính của đại danh từ:

Tôi có ư nghĩa “người phát biểu thời tố hiện tại của diễn ngôn chứa đựng Tôi”. Phải nhấn mạnh điểm này: Tôi chỉ có thể đồng nhất do thời tố diễn ngôn chứa đựng nó và chỉ ở đó”.[352]

Ricardou, người đă viết những tác phẩm thuộc Tiểu thuyết mới trước khi tham gia nhóm Tel Quel nhận xét dựa vào cơ sở trên cho thấy sự định vị chứng tỏ cái tôi vẫn là chỗ trống không ngừng, đặc thù này có thể áp dụng vào ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Tiểu thuyết Personnes của Baudry biểu tỏ kết quả của những công tŕnh khảo sát quanh bản tính đại danh từ nói trên. Ricardou kết luận: Thủ tiêu nhân vật làm xuất hiện sự băng hoại như một biến hóa của sống c̣n, chứng tỏ hành động của Tel Quel đoạn tuyệt với hành động của Tiểu thuyết mới [353].

Tôi nhận xét sau cùng như đă viết: tiểu thuyết của nhóm Tel Quel nối tiếp đồng thời là phản ứng vượt giai đoạn khai phá của Nouveau Roman trong những thập niên kế tiếp, chứng tỏ một lối tư duy mới xây dựng trên thực tại kỹ thuật đưa vào phá thể tiểu thuyết… thế nên bất kỳ định nghĩa nào về nó cũng chỉ là một mặt của vấn đề.[354]

 

 

Thơ phá thể

Khởi sự để nói về phá thể thơ lại là một vấn đề khác, ngay trước những câu hỏi như “thơ là ǵ?”, “thơ với thực tại”, hay “cái chết của thơ”, “thơ có thực là sáng tạo” như trong ngôn ngữ phương tây xác định?

----------------------------

[344] Annie Dillard, Living by Fiction 1982: “unlicensed metaphysics in a teacup”.

[345] Brian McHale, Postmodernist Fiction 1987: Rather, postmodernism, the thing, does not exist precisely in the way that “the Renaissance” or “romanticism” do not exist.

[346] McHale, Sdt: the nouveau and the nouveau nouveau roman.[nguyên văn in nghiêng theo McHale]

[347] Alain Robbe-Grillet, Pour un Nouveau Roman: Il n’existait pour moi aucun ordre possible en dehors de celui du livre. Celui-ci n’était pas une narration emmêlée d’une anecdote simple extérieure à lui, mais ici encore le déroulement meme d’une histoire qui n’avait d’autre réalité que celle du récit, déroulement qui ne s’opérait nulle part ailleurs que dans la tête du narrateur invisible, c’est-à-dire de l’écrivain, et du lecteur.”

[348] Linda Hutcheon trong A Poetics of Postmodernism dẫn Umberto Eco: “Unfortunately, ‘postmodernism’ is a term bon à tout faire”.

[349] “Quel serait donc cet événement? Il aurait la forme extérieure d’une rupture et d’un redoublement”.

[350] Như của Sollers: Le Parc, Drame, Nombres, Lois, H., Paradis; của Baudry: Les Images, Le Pressentiment, Personnes, Personnages dans le Rideau, À celle qui n’a pas de nom; của Jean Thibaudeau: Une cérémonie royale, Ouverture, Voilà les morts à notre tour d’en sortir, L’Amérique roman; của Maurice Roche: Compact, Circus, Codex, Qui n’a pas vu Dieu n’a rien vu, Opera bouffu

Sollers sau Paradis I x.b. năm 1981 đă viết Femmes xuất bản ngay hai năm sau (1983) và lần lượt Les Folies françaises, Le Lys d’or, Le Secret, La Fête à Venise và Philip Thody [xem chú thích 343 ở trên] đă từng phê phán. Dường như gián tiếp trả lời cho những nhà phê b́nh như Thody, trong Lời tựa viết năm 1994  tác phẩm La Guerre du Goût, Philippe Sollers viết: Điều đáng kể là Femmes đă không được xem như một quyển sách “tiền phong”, như thể Drame hay Paradis. Chính v́ nội dung của nó làm khó chịu và c̣n làm khó chịu. Với nội dung làm khó chịu, giả đ̣ như bao hàm trực tiếp. Đă đành đó là vấn đề t́nh dục, như người ta nói, như mỗi người được mời gọi phán đoán. Người này nói, à, t́nh dục; người kia nghĩ, ồ đó là thương mại. Nỗi khốn kiểu Pavlov của kỷ nguyên ngoạn mục như thế đó… 

[351] E, Benveniste, Problèmes de linguistique générale 1: Or ces pronoms se distinguent de toutes les désignations que la langue articule, en ceci: ils ne renvoient ni à un concept ni à un individu.

Il n’y a pas de concept “je” englobant tous les je qui s’énoncent à tout instant dans les bouches de tous les locuteurs, au sens où il y a un concept “arbre” auquel se ramènent tous les emplois individuels de arbre. Le “je” ne dénomme donc aucune entité lexicale” trong De la subjectivité dans le langage.

[352] Benveniste, Sdt: “Je signifie “la personne qui énonce la présente instance de discours contenant je… Il faut donc souligner ce point: je ne peut être identifié que par l’instance de discours qui le contient et par là seulement”, trong La nature des pronoms.

[353] Jean Ricardou, Pour une théorie du nouveau roman, chương 10 Nouveau roman, Tel Quel: L’abolition du personage fait paraître sa subversion comme l’avatar d’une survivance.

[354] ĐPQ, Tự truyện chương phá truyện (phá thể tiểu thuyết).

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013