ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

58

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Trong Tự truyện, khi khai triển phá thể tiểu thuyết, tôi đă nói đến h́nh thành tiểu thuyết có thể phân lưỡng diện: diễn ngôn là phần ngữ thái (tức là chính câu chuyện) với nội dung là phần ngữ ư (tức là ư nghĩa của truyện kể). Sự khác biệt giữa tiểu thuyết/roman và truyện kể/récit đánh dấu một bước ngoặt trong việc h́nh thành tản văn (không c̣n là vai tṛ thứ yếu trong tiến triển của vận động văn chương) có thể đánh dấu bằng định ư viết truyện kể của Blanchot và Camus.

Truyện kể đem lại cho chúng ta thế giới, nhưng một thế giới ảo/phương tiện duy nhất để nói sự thật là đi t́m sự thật, một thứ giả tưởng bắt chước sự thật, như Michel Butor xác định: biến đổi cách nh́n và kể của chúng ta về thế giới và biến đổi thế giới [37]. Phá thể tiểu thuyết huỷ tạo những mô h́nh quy phạm trên cả ba mặt câu chuyện/bản văn/truyện kể:

đọc tiểu thuyết phá thể là lịch sử của một người tôi/bạn/họ bất kỳ đọc câu truyện của người đọc lịch sử của người đọc câu truyện về người đọc lịch sử người đọc câu truyện của người đọc câu truyện đọc lịch sử người đọc truyện [38]

Đặt vấn đề khả hữu của tiểu thuyết như tôi đă viết trong  Tiểu thuyết có khả hữu? [39] là đặt vấn đề biện chứng của sáng tạo, thể hiện ngay trong chuyển biến của tác phẩm: một quá tŕnh siêu tuyệt/Aufhebung.

Để phân tích bản văn Tiếng nóitrên, khởi sự:

Xét về phía người viết, tŕnh tự cấu tạo tác phẩm theo cấp diễn biến được kể/diễn từ được viết ra/quá tŕnh sản xuất bản văn

Xét về phía người đọc, tŕnh tự diễn ra ngoài mặt có vẻ như từ người đọc/qua bản văn/tiếp thu câu chuyện (đối tượng) trên truyện kể (quá tŕnh sản xuất)

Trong Mario Vargas Llosa, người đọc Flaubert,[40] tôi có đề cập đến S/Z (nhan đề thiên khảo luận của Barthes về một truyện ngắn Sarrasine của Balzac) tŕnh ra một phương pháp đọc của Roland Barthes: đề ra năm mă/codes tức là những ch́a khoá  để phân tích cấu trúc bản văn/truyện kể. Theo Barthes, mă là một viễn tượng của những viện ngữ/citations, một ảo cảnh những cấu trúc/mirage de structures.

Năm mă đó là: mă thông diễn (gọi tắt là HER), mă ngữ nghĩa (gt: SEM), mă tượng trưng (gt: SYM), mă hành động (gt: ACT), và mă quy chiếu (gt: REF).

Năm mă c̣n được Barthes phân tích đối chiếu với đa thanh:

       Giọng của kinh nghiệm (những cử hoạt)

       Giọng của con người (những ngữ nghĩa vị/sème)

       Giọng của khoa học (những mă văn hoá)

       Giọng của chân lư (những thông diễn luận)

       Giọng của biểu tượng.

Người đọc có thể sử dụng phương pháp của Barthes để phân tích cấu trúc Tiếng nói.

Ở đây, đứng từ phía người viết, như nói trên, có thể khởi sự từ:

Chúng tôi bị lùa vào một căn pḥng…

Chúng tôi là khái niệm nostridad nói đến trong triết học Ortega y Gasset [41]. Sự phân sáp tha nhân thành anh/em hay nó/ngôi ba là một điều hiển nhiên cho những tư tưởng nào hướng về tính liên chủ thể, muốn đào sâu ư nghĩa của từ “chúng ta”.

Trong luận án 1967, tôi đề cập mối quan hệ giữa liên chủ thể và tha nhân: L’intersubjectivité repose, par définition, sur la découverte effective par laquelle tel autre communie avec moi en reconnaissant la qualité profonde, individuelle, d’un être que j’aime moi-même tendrement aimé et qui reste établi dans mon cœur.[42]

----------------------------

[37] X. Butor, Recherches sur la technique du roman 1964.

[38] X. ĐPQ, Phá truyện 1997:

Những phân giải lư luận dựa trên h́nh thành của tiểu thuyết để tạo nên lư luận về tiểu thuyết và kỹ thuật tường văn để tạo nên lư luận về tường văn, thông qua đó khi xét đến tŕnh tự của phá thể tiểu thuyết là sự h́nh thành phá thể trật tự của cấu trúc tiểu thuyết trước khi nói đến lư luận.

Felix Martinez-Bonati trong La estructura de la obra literaria qua nhận thức hiện tượng luận nói đến cấu trúc ba lănh giới của tác phẩm, tương ứng với ba trật tự của ư nghĩa: thế giới bắt nguồn từ phóng chiếu tri tưởng của nội dung minh thuyết  trong những câu mô phỏng về cơ bản là lănh giới của biểu hiện tri tưởng/el mundo en que se enajena el contenido apofántico de la frase mimética, no es fundamentalmente sino la órbita de la representacíón imaginaria (tất nhiên, diễn từ của nhân vật trong tiểu thuyết thuộc về tầng hiện tượng này, song không cấu tạo ư nghĩa biểu hiện của những câu thuyết thoại cơ bản - ngoại trừ trong những đối thoại được thuyết thoại);  người kể, tầng hiện tượng hiện diện liên tục trong diễn từ thuyết thoại, về bản chất, là lănh giới của chiều kích biểu hiện/el narrador, estrato de permanente presencia fenoménica en el discurso narrativo, es, substancialmente, la esfera de la dimensión expresiva (về tiềm năng, tầng này cũng có ư nghĩa biểu hiện, chẳng hạn, người kể có thể nói về chính ḿnh); người đọc, tức là sự hiện diện tất yếu của người nghe giả tưởng có nguyên nhân nằm trong bản tính đặc sắc của phương thức thuyết thoại/la presencia necesaria del oyente ficticio…tiene su fundamento en el carácter del modo narrativo (một thuyết thoại trong chiều kích xưng danh cao tất nhiên thường xẩy ra trong hoàn cảnh thông giao gây ấn tượng). Tuy chịu ảnh hưởng lư luận về những tầng của Ingarden, song Martinez-Bonati với nhận thức ba lănh giới nói trên (người viết/người kể, người đọc/người nghe với thế giới) nhằm bổ túc cho  tầng ư nghĩa (ư nghĩa biểu hiện và ư nghĩa xưng danh) bao hàm ba chiều kích này.

H́nh thái luận Nga với Boris Eikhenbaum phân biệt khái niệm t́nh tiết truyện/syuzhet là cấu tạo, câu truyện/fabula là chất liệu của truyện và chuy ện/skaz là quy tắc cấu tạo nên những truyện không có t́nh tiết; với Viktor Shklovsky minh định không thể lẫn lộn khái niệm syuzhet với khái niệm fabula là chất liệu dùng để tạo h́nh cho t́nh tiết truyện. 

Tiểu thuyết được viết ra có một văn phạm truyện kể của nó, với những chức năng của danh từ, động từ hay tính từ riêng, không phải văn phạm của một ngôn ngữ nào: văn phạm truyện kể mang cấu trúc có chiều sâu trên căn bản những quan hệ luận lư tĩnh như Algirdas Julien Greimas chỉ ra ngữ vị mâu thuẫn và tương phản:

                              

Mâu thuẫn:          trắng       không-trắng

                                           Tương phản:        trắng      đen

 

là nguyên lư và cấu trúc có chiều rộng mang những nguyên tắc theo thời gian và nhân quả là hợp từ ngay trong câu truyện cực tiểu:

như Gerald Prince đưa ra ví dụ:   hắn giàu, rồi hắn mất một số tiển do đó rồi hắn nghèo

ở đây diễn biến đầu (giàu) và thứ ba (nghèo) là tĩnh, và diễn biến thứ hai (mất tiền) là động.

Greimas c̣n phân biệt hai thành tố: diễn viên/acteur và diễn thủ/actant, trong đó diễn thủ là những phạm trù khái quát theo sáu mô h́nh:                        người gửi                 khách thể

                                           người nhận                   trợ thủ

                                           chủ thể                         đối thủ

những quan hệ qua lại giữa diễn viên và diễn thủ không nhất thiết tương ứng v́ hai diễn viên có thể cùng diễn thủ (hai nhân vật cùng một hành động) hoặc ngược lại, một diễn viên có thể biểu hiện hai diễn thủ (một nhân vật vừa là người nhận và người gửi).

H́nh thành một tiểu thuyết hay truyện kể theo một trật tự sáng tạo:

                                           tác giả                          người kể

                                           sự việc được kể                        độc giả

xét từ khía cạnh bản văn th́ tác động chỉ từ người kể qua sự việc được kể, c̣n tác giả và độc giả ở bên ngoài quá tŕnh thực hiện.

Wolfgang Iser giả định thêm hai tác nhân là: tác giả và độc giả được hàm ngụ (implied author/reader) trong quá tŕnh thực hiện bản văn: tác giả thực biến chuyển theo thăng trầm của đời sống hiện thực, c̣n tác giả ám tang là một thực thể ổn định trong tác phẩm hiện diện, nhưng không có tiếng nói hay phương tiện giao ngộ trực tiếp và người kể mới là tiếng nói, phát ngôn của bản văn – tác giả thực ngoài đời có thể sống một đời khác biệt với tác giả ám tang như hai con người tương phản và người kể bị giới hạn trong khung cảnh của truyện kể.

Trong Viết: : Đọc - Mối quan hệ bất khả thi (in lại trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002), tôi nhận định mối quan hệ giữa tác phẩm/người viết/người đọc không đơn giản như nhiều nhà lư luận văn học cổ điển nghĩ, v́ những vấn đề như: đâu là cấu trúc sang tạo của tác phẩm? đâu là cơ sở của phản ứng đọc? đâu là tiếp nhận của h́nh thành viết? liệu có sự khác biệt giữa lư luận đọc của người viết và lư luận viết của người đọc, giữa người viết và người viết? vị thế của người đọc ở chỗ nào? tiếp nhận hay cử hoạt?

Tất cả tuỳ thuộc vào việc xác định nhận thức trong khi viết hay đọc: khi đặt vấn đề viết cho ai? nhà văn không chỉ nhằm một đối tượng: người đọc – mà trước hết là chọn lựa một khởi đầu. Xu hướng thông thường là chọn con đường hiện thực, nhưng hiện thực nào, đó mới là vấn đề.

Chủ nghĩa hiện thực mới của tiểu thuyết mới/nouveau roman chẳng hạn, chủ trương không chỉ miêu tả sự vật nh́n thấy, nhưng đồng thời c̣n hư cấu ra những sự vật và nh́n sự vật như thể hư cấu, những sự vật có vẻ tách rời hay không c̣n như thông dụng, những khoảnh khắc bất động, những câu chuyện lẫn lộn, những lời nói tách khỏi mạch văn, tất cả như có vẻ không tự nhiên, có vẻ sai lạc – đó không phải là phi lư mà là sự việc hiện ra như thế - nhà văn của “tiểu thuyết mới” chỉ yêu cầu công chúng hăy c̣n tin cậy vào quyền năng của văn chương để có một cách sống trong thế giới hiện tại và tham dự vào sự sáng tạo thường trực  cho thế giới tương lai.

Trong khoa Thuyết thoại học/Narratologie, phát hiện những cơ chế của thoại bản, đối trọng của phê b́nh dẫn giải. Gérard Genette đề ra một số những phạm trù cơ bản như trật tự (thời gian truyện kể và thời gian thuyết thoại/erzahlte Zeit/Erzahlzeit) kỳ gian và chu kỳ, thoại cách và thoại kư nhằm khu biệt quan điểm của nhân vật trong thoại cảnh với người kể truyện, khái niệm về tụ điểm hoá bên trong, theo đó thuyết thoại nhằm thông qua ư thức của nhân vật để khu biệt với tụ điểm hoá bên ngoài, theo đó thuyết thoại nhắm vào nhân vật (chẳng hạn trong tiểu thuyết của Ernest Hemingway, người đọc chỉ thấy những ǵ nhân vật hành động, chứ không thấy những ǵ nhân vật nghĩ), những thoại tầng như cảnh trạng/intradiegetic, ngoại cảnh trạng/heterodiegetic và siêu cảnh trạng/metadiegetic nhằm khu biệt những cảnh giới thuyết thoại.

[39] X. Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002.

[40] X. Đường vào văn chương 2012.

[41] X. Jose Ortega y Gasset, El hombre y la gente (Con người và quần chúng) 1949-50. Không có khái niệm nostridad đối với gỗ đá, và giới hạn trong vũ trụ sinh vật, mà chỉ có trong vũ trụ loài người.

[42] “Liên chủ thể thực sự dựa vào sự khám phá hữu hiệu trong đó tha nhân cộng thông với tôi khi nhận biết phẩm tính sâu xa, cá biệt một hữu thể mà tôi yêu trừu mến và hăy c̣n ở trong tâm tôi.” ĐPQ, L’existence d’autrui et la fidélité dans l’œuvre de G. Marcel 1967.

 

Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012