ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
110
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Thơ phá thể (tiếp theo)
Khi gọi Büchner là thi sĩ của sinh vật tức con người/Dichter der Kreatur, Celan ngụ ư bài thơ luôn luôn hy vọng nói cho tha nhân, một tiếng cho sinh vật – ein auf die Kreatur zu beziehendes Wort; song, mặt khác, ông xác định thơ th́ đơn độc lên đường, cho nên lại nói đến đương đầu, gặp gỡ, niềm bí mật của gặp gỡ - im Geheimnis der Begegnung; thơ trở thành chuyện tṛ, dầu chuyện tṛ thường là thất vọng [466]; song, không phải là tuyệt vọng, dầu cuối cùng hay mở đầu, Celan vẫn hô hào: Mở rộng nghệ thuật/Elargissez l’Art! Đem cái tinh thần huyền bí đó đến với Büchner và nghĩ là đă t́m thấy trong tác phẩm Büchner, và gặp lại chính ḿnh [467].
Gặp gỡ, theo Celan là những con đường ở đó ngôn ngữ trở thành tiếng nói, những ngả đường đi từ tiếng nói đến một người anh em đang lắng nghe, những ngả đường tự nhiên, có thể là những nét đại cương của hiện hữu, một kế hoạch hướng về tự thân trên đường đi t́m tự thân [468]. Celan xem đó như một cách trở về nhà/eine Art Heimkehr.
Không phải ngẫu nhiên, ở cuối cuộc nói chuyện, Celan nhắc lại từ ‘gặp gỡ’/Begegnung cũng như khi xem ngôn ngữ, phi vật chất, ở trên mặt đất, ở thế gian này như một ṿng tṛn chạy ngang hai cực trái đất, tự nối lại và trên đường gặp gỡ bao nhiêu chí tuyến – ông t́m ra một kinh tuyến/ich finde…einen Meridian [469], đó cũng là nhan đề câu chuyện.
Sự gặp gỡ trong phá thể vốn là nguồn của sáng tạo:
Gerald L. Bruns khi dẫn bài thơ của Celan:
ST
Ein Vau, pf, in der That
schlägt, mps,
ein Sieben-Rad:
o
oo
ooo
O
giả định chữ O này là đơn vị cơ bản trong thơ Celan [470].
Có thể dịch bài thơ? Hay có thể hiểu bài thơ? Bruns mượn lời Blanchot: nói không, nói lên ngơ hầu để nói không.
Trong một bài thơ khác của Celan:
KEINE SANDKUNST MEHR, kein Sandbuch, keine Meister.
Nichts erwürfelt. Wieviel
Stumme?
Siebenzehn.
Deine Frage – deine Antwort.
Deine Gesang, was weiß er?
Tiefimschnee,
Iefimnee,
I – i – e.
Không c̣n nghệ thuật cát, sách cát, bậc thầy
Không c̣n trên tṛ chơi may rủi. Biết bao nhiêu
kẻ câm?
Mười bẩy.
Câu hỏi của ḿnh - trả lời của ḿnh
Khúc ca của ḿnh, biết ǵ đây?
Ngập sâu trong tuyết,
â trong yết,
A – o - ê
Nguyên âm có một vị trí nhất định trong thơ Celan. Như tuyên ngôn Rimbaud: phải tuyệt đối mới/hiện đại, trong bài thơ mười bốn câu/sonnet Voyelles:
A noir, E blanc, I rouge, U vert, O bleu: voyelles,[471]
Nguyên âm
A đen, E trắng, I đỏ, U lục, O xanh: nguyên âm
Một ngày kia ta sẽ nói về sự tiềm sinh của các ngươi:
A, chiếc yếm nịt đen mướt loài ruồi chói lọi
Bay vo ve quanh mùi hôi thối nồng nàn
Những hải loan rợp bóng; E, thuần khiết hơi nước và thiên khung,
Những mũi giáo băng hà cao ngạo, những quân tướng trắng, những tán hoa rung nhẹ
I, đỏ thắm, khạc máu, nụ cười những đoá môi xinh
Trong thịnh nộ hay say sưa sám hối;
U, chu tŕnh, chuyển động thần minh của những biển xanh,
Yên b́nh nơi những thảo nguyên rải rác gia súc, yên b́nh nơi những nếp nhăn
Luyện đan thuật in trên những vầng trán cao học giả;
O, kèn loa tuyệt tác đầy những thanh âm kỳ dị,
Những niềm im lặng kinh qua thế giới và thiên thần:
- O Ô mẫu cuối, tia sáng tím trong đôi mắt y!
Những nguyên âm theo thứ tự: a e i o u song ở đây nhà thơ đảo lộn hai nguyên âm cuối: đặt u trước o, dụng ư theo thứ tự mẫu âm Hy lạp - từ alpha/Α (α) đến omega/Ω (ω).
Nếu Celan dùng nguyên âm trong đường hướng ngôn ngữ của thơ và ngôn ngữ Do thái, chẳng hạn như bài thơ dẫn trên I – i – e, mười bẩy thiếu một cho mười tám người cầu kinh trong nghi thức tế lễ Do thái, hay ‘18’ trong tiếng Hebrew đánh vần có nghĩa là ‘c̣n sống’ (theo Felstiner), ở đây ‘nguyên âm’ Rimbaud dùng hàm ngụ tiếng kèn ở khổ thơ thứ tư là tiếng kèn ngày Phán xét “đầy những thanh âm kỳ dị”, như lời ông nói: những phát kiến/tưởng tượng ra cái lạ cần những h́nh thái mới [472] cho nên ngay câu hai khổ đầu, thi sĩ đă tuyên xưng việc sinh ra những nguyên âm, tức ngôn từ/verbe – như một nhiệm vụ của thơ.
Nếu trong bài thơ Todtnauberg của Celan đi từ mở đầu:
Arnika, Augentrost/Cúc khoa, Xa cúc
đến:
Orchis und Orchis/Phong lan và phong lan
đi từ A lạc quan đến O đen tối, ở Voyelles của Rimbaud, những nguyên âm có màu sắc như ông khẳng quyết: tôi chế ra màu sắc cho những nguyên âm![473]
Khởi từ mẫu âm đầu A alpha/α từ ngữ h́nh thái ‘tam giác’ đen vẽ lên cảnh tượng đàn ruồi khoác y đen/noir corset velu bay lượn kêu vo ve quanh những tử thi đến mẫu âm E trắng tương phản, h́nh ảnh thanh khiết của thơ ngây, siêu thoát, sự đối lập giữa đen và trắng. vô và hữu là những màu ngũ sắc giữa trời và đất, từ I đến từ màu máu của rượu và môi xinh ví như bạo động, từ U biểu hiện màu xanh của đất trời, có biển có thảo nguyên, có sinh vật và thượng đẳng kết hợp từ ḷ luyện kim/đan ngôn từ A, E và I, biến cải những nguyên âm như một chu tŕ thuần thục và cuối cùng là điểm đến, mẫu âm Ω omega/ω tiếng kèn và tĩnh lặng khai sinh “những thế giới và thiên giới” kết thúc bằng ‘gạch ngang’ và ‘chấm than’:
những h́nh tượng ‘grands fronts studieux’, ‘des Mondes et des Anges’, ‘rayon violet de Ses Yeux’ gợi lên tứ tượng/geviert - trời/đất/thần/nhân vẫn c̣n như một ẩn số của hữu thể luận văn chương?
Trong thơ cụ thể của Seiichi Niikuni/新國誠一 mẫu tự môn/ảm/âm được thi sĩ tŕnh bày theo một quá tŕnh vuông vức:
Môn/ảm/âm về mặt ngữ nghĩa:cửa/u tối/tiếng - tiếng nằm trong cửa trở nên u ám; ngôn ngữ khó hiểu v́ chưa được khai môn, mở cửa [474] – có thể hiểu theo ư khác: âm thanh, ngôn ngữ c̣n nằm trong cửa ḿnh đợi tới ngày khai hoa, nở nhụy mới sinh ra:
Ngôn ngữ/langage/logos như Hamann trong thư gửi Herder đă viết: Lư trí là Ngôn ngữ, là Logos…nên tôi vẫn đợi một thiên sứ của Mặc thị/Khải huyền đến mang theo then khóa cho vực sâu này [475].
Vực sâu ấy là vấn đề của phê b́nh lư trí văn chương!
-------------------------------
[466] Celan, Sdt: [Das Gedicht] wird Gespräch – oft ist es verzweifeltes Gespräch.
[467] Celan, Sdt: Elargissez l’Art!* …Ich bin mit ihr [neuen Unheimlichkeit] zu Büchner gegangen – ich habe sie dort wiederzufinden geglaubt…Ich bin…mir selbst begegnet.
*Nguyên văn tiếng Pháp.
[468] Celan, Sdt: Wege, auf denen die Sprache stimmhaft wird, es sind Begegnungen, Wege einer Stimme zu einem wahrnehmenden Du, kreatürliche Wege, Daseinsentwürfe vielleicht, ein Sichvorasschicken zu sich selbst, auf der Suche nach sich selbst.
Khi coi ngôn ngữ trở thành tiếng nói trên đường, có thể liên tưởng tới dụng ư của Celan giữa tiếng nói/voix với ngả đường/voie.
[469] Từ Tropen dùng trong câu: Und das Gedicht wäre somit der Ort, wo alle Trophen und Metaphern ad absurdum geführt werden wollen và trong câu: Ich finde etwas - wie die Sprache…, etwas Kreisförmiges, über die beiden Pole in sich selbst Zurückkehrendes und dabei -…sogar die Trophen Durchkreuzendes… tuy mang hai nghĩa khác nhau, nhưng chủ ư là gặp gỡ.
[470] G.L. Bruns đă dẫn bài thơ này trong phần giới thiệu Gadamer on Celan, Edited by R. Heinemann and B. Krajewski 1997, và trong Maurice Blanchot, the Refusal of Philosophy 1997. Trong tác phẩm này, sau bài thơ, Bruns hỏi: Liệu người ta có thể nghĩ ở đây về những chữ “o” như những bánh xe?
[471] Rimbaud, Poésies:
Voyelles
A noir, E blanc, I rouge, U vert, O bleu: voyelles,
Je dirai quelque jour vos naissances latentes:
A, noir corset velu des mouches éclatantes
Qui bombinent autour des puanteurs cruelles,
Golfes d’ombre; E, candeurs des vapeurs et des tentes,
Lances des glaciers fiers, rois blancs, frissons d’ombelles;
I, pourpres, sang craché, rire des lèvres belles
Dans la colère ou les ivresses pénitentes;
U, cycles, vibrements divins des mers virides,
Paix des pâtis semés d’animaux, paix des rides
Que l’alchimie imprime aux grands fronts studieux;
O, suprême Clairon plein des strideurs étranges,
Silences traversés des Mondes et des Anges:
- O l’Oméga, rayon violet de Ses Yeux! –
[472] Les inventions d’inconnu réclament des formes nouvelles.
[473] J’inventai la couleur des voyelles!
[474] ĐPQ, Truyện cực tiểu trong Tẩu khúc Văn chương/Triết lư 2004.
[475] Gérard Bucher dẫn trong Le testament poétique 1994.
(c̣n nữa)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014