ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

120

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,

 

Thông diễn học là từ ngữ xuất phát từ thời cổ đại hy lạp và là thuật ngữ chính thức Aristote sử dụng trong bộ Luận/Organon, như tôi đă nói đến ở chương IV [xem chú thích 9]. ở Từ vựng triết học của Lalande,trong mục từ Herméneutique, Lalande xác định như một phương pháp lư giải những bản văn tôn giáo, triết lư, cũng áp dụng cho lư giải những ǵ thuộc kư hiệu, tượng trưng [42]. Trong hai vế của định nghĩa, phần sau về kư hiệu là điều Aristote đă xác định trong Περί έρμηνείας/De Interpretatione: những từ nói ra là những kư hiệu của những xúc động trong tâm hồn và những từ viết ra là những kư hiệu của xúc động trong ngôn từ. Tuy nhiên, thông diễn học của Aristote không giới hạn ở đó.  Định nghĩa của Lalande thực sự chưa đầy đủ, chỉ xét riêng về mặt triết học.

Trong Đại từ điển triết học [43] của nhà Larousse xác định thông diễn học hiện đại cấu thành ở ngă  ba nghệ thuật lư giải: nghệ thuật sớ chú những bản văn tôn giáo nhằm khai sáng chân lư thiêng liêng hàm ẩn trong bản văn; nghệ thuật lư giải luật pháp nhằm ứng dụng khái quát một quy pháp thành văn vào một trường hợp đặc thù; và nghệ thuật bác ngữ học đưa vào văn chương, xem như bộ môn hàng đầu trong khoa học nhân văn, thoát khỏi lệ thuộc thần học và xem nhận thức tính phổ quát của nhân loại như chân trời của đọc. Sự phát triển của khoa phê b́nh ở thế kỷ 17 tạo thành thời khoảng đầu tiên khai sinh ra một nghệ thuật thống nhất của đọc và lư giải theo văn diện những ư nghĩa của một bản văn; chính ở thời đại này xuất hiện từ “thông diễn”. F. Schleier- macher là người đầu tiên nhận thức một nghệ thuật khái quát của lư giải ứng dụng vào mọi loại sản xuất của tinh thần con người, cưỡng lại lĩnh hội. Thông diễn học nhằm kết nối khoa ngữ pháp lĩnh hội tác phẩm về mặt h́nh thái với khoa tâm lư thông qua tác phẩm nhắm vào kinh nghiệm sống của tinh thần sáng tạo ra nó.

Từ điển triết học lục địa [44] xác định thông diễn học là khoa lư giải, song c̣n là một truyền thống đặc biệt của triết học lục địa mang ư nghĩa cho tri thức luận, lư luận về ư nghĩa và quan niệm về tính chủ thể của con người. Thông diễn học có thể đặc thị qua xu hướng đa nguyên, chống lại nền tảng thuyết/anti-foundationalist v́ phủ nhận dự định xây dựng tri thức trên đắc thủ bất khả nghị với sự vật, quan niệm sử tính và hữu hạn trong nhận thức của con người.

Từ thông diễn học triết lư đến thông diễn học văn chương

Vấn đề đầu tiên vẫn là hỏi: thông diễn học là ǵ? Trong từ vựng triết học [45] của  Schmidt chẳng hạn, dùng ba từ để giải thích Hermeneutik là Kunst der Auslegung/nghệ thuật/techne lư giải, Verdolmetschungskunst/nghệ thuật giải thích, Erklärungskunst/nghệ thuật minh giải và xác định là phương pháp đặc thù của khoa ngữ học cổ điển nhằm diễn giải thực chất của những tác phẩm cổ văn đồ sộ.

Thực sự, từ điển, từ vựng thường xây dựng trên những công tŕnh đă hiện hữu hoàn tất, như trong mục từ nói trên, dẫn công tŕnh của Schleiermacher để xác định thông diễn học là lư luận về nhận thức/Verstehen, đến Dilthey xiển minh ư nghĩa của thông diễn học, Heidegger xác định thông diễn học dẫn đến hiện tượng học hiện thể/Phänomenologie des Daseins.

Thông qua quá tŕnh diễn tiến của thông diễn học, khó có thể xác minh như một phương pháp luận triết học, hay như một học thuyết bao hàm lư luận và thực tiễn, hoặc như một xu hướng, phong trào tư tưởng như h́nh thái luận, cấu trúc luận. Tuy nhiên, về mặt thăng trầm của thông diễn học, giống như hiện tượng học, có thể xét đến một số khuôn mặt tiêu biểu, từ Aristote đến Friedrich Ast, Schleiermacher, Dilthey, Heidegger, Emilio Betti, Gadamer, Ricœur …

Trước hết, thông diễn học khởi từ Aristote và Heidegger là người lư giải Aristote một cách xuất sắc (đó là lư do ông đă nổi tiếng trong những giáo tŕnh về Aristote trước khi đến dạy ở đại học Marburg). Trong giáo tŕnh khóa Hạ 1923 mang tên Hữu thể luận – Thông diễn học về kiện tính [46] Heidegger dẫn Từ điển ngữ nguyên của E. Boisacq [47]:

Từ έρμηνευτίκή [thong diễn học] (έπιστή [khoa học], τέχνη [nghệ thuật]) h́nh thành từ έρμηνεΰειν [đương giải], έρμηνεία [lư giải], έρμηνες [chú giải]. Heidegger nhận xét, ngữ nguyên của từ này thật tối tăm, khó hiểu, song lien hệ tới tên của thần Έρμής [Hermes], sứ giả của các thần. 

Trong chiều hướng đó, ở những thiên đối thoại của Plato, như Ion về “thi sĩ chính là những sứ giả của các thần” hay Theaitetos định nghĩa logos là “diễn ngôn của những khu biệt”[48]; ở Περί Ψυχής/De anima của Aristote, έρμηνεία được dùng như thay cho đàm thoại, nói chuyện/διάλεκτος  trong đoạn văn “con người sống dung lưỡi để nếm mùi vị cũng như để nói chuyện khi tới chỗ giao dịch; trong điều đó, nếm mùi vị là một phương thức thiết yếu của giao dịch, song nói và thảo luận một điều ǵ với người khác hiện hữu ngơ hầu bảo đảm hữu thể công chính của con người”[49].  Heidegger cũng dẫn ở thiên Thi pháp, Aristote xác định “ngôn ngữ tạo ra điều ǵ được nhận biết qua từ ngữ/chữ”[50]. Một lần nữa, ông nhắc lại một trong những bản văn của Aristote mang tên Peri hermeneias, luận về logos là hoàn tất cơ bản việc khai mở những hữu để chúng ta quen thuộc với chúng, tuy nhiên Aristote và những môn đệ kế tục không cho bản văn một cái tên như vậy. Ngôn từ khả dĩ khai mở/άληϑεϋειν nên bản văn nói trên xứng đáng được gọi tên như vậy.

Trong Bách khoa từ điển thơ và thi pháp của đại học Princeton ở mục từ Thông diễn học xác định ư nghĩa của từ ngữ này “bắt nguồn từ tiếng hy lạp hermēneúein/chú giải có` ba nghĩa: giải thích thơ bằng lời nói, cắt nghĩa và chuyển dịch; trong thiên Epinomis, Platon nói đến nghệ thuật giải thích sấm ngôn là hermēneutikē mantikē và trong thiên Ion, xem thi sĩ là hermēnēs tōn theōn/thông ngôn của các thần. Như trong một quyển sách thời cổ đại, từ ngữ hermēneía nhằm nói đến khả năng diễn đạt và thông giao (như Peri harmēneias của Aristote, Memorabilia của Xenophon); hermēneuticà biblia là những từ điển thuật ngữ, trong khi hermēneía là những sách thích nghĩa và sớ chú kinh thánh. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18 (năm 1737), thông diễn/hermeneutics  thường được phân biệt với sớ chú/exegesis.     

--------------------------------

[42] A. Lalande. Sdt: Interprétation des texts philosophiques ou religieux, et spécialement de la Bible (herméneutique sacrée). Ce mot s’applique surtou à l’interprétation de ce qui est symbolique.

[43] Grand Dictionnaire de la Philosophie, Larousse 2003.

[44] A Dictionary of Continental Philosophy, 2005.

[45] Philosophisches Wörterbuch, 1935/1961.

[46] Martin Heidegger, Ontologie –Hermeneutik der Faktizität, GA 63.

Những giáo tŕnh về Aristote như Phänomenologische Interpretation zu Aristoteles. Einführung in die phänomenologische Forschung (Lư giải hiện tượng luận về Aristote, Dẫn nhập vào nghiên cứu hiện tượng luận, khóa Đông 1921/2), GA 62; Phänomenologische Interpretation  ausgewählter Abhandlungen des Aristoteles zu Ontologie und Logik (Lư giải hiện tượng luận về những tuyển luận của Aristote từ hữu thể luận và luận lư học, khoá Hạ 1922), GA 61 và khảo luận cùng tên với giáo tŕnh nói trên: Phänomenologische Interpretation zu Aristoteles (Anzeige der hermeneutischen Situation/Hiệu chỉ của vị thế thông diễn học) 1922, in lại trong Dilthey-Jahrbuch 6, 1989GA 62.

[47] E. Boisacq, Dictionnaire étymologique 1916.

[48] Platon, Ion: οί δέ ποιηταί ούδέν άλλ’ ή έρμηνής είσιν  τών  ϑεών 534e.

Theaitetos: ΛόγΥος = ή τής σής διαϕορότητος έρμηνεία 209a5

[49] Aristote, Peri psyche: …ή δ’ έρμηνεία ένεκα τοΰ εύ B 8 420b.

[50] Aristote, Περί ποιητικής: λέξιν εϊναι τήν διά τής όνομασίας έρμηνείαν

 

c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014