ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

74

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74,

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Văn học sử nói chung có một khuyết điểm là định vị tác giả về mặt lịch đại, hay khuynh hướng, trường phái làm mất giá trị văn cách, nghĩa là đă thủ tiêu cái độc đáo và đi tới cái chết của tác giả? Tôi sẽ nói đến vấn đề này ở chương IV: văn học sử có khả hữu?

Trường hợp Maurice Blanchot chẳng hạn, như ở mục từ về ông trong Từ điển triết học, tôi đă nhận xét: những phản tư của ông đồng hành trong công việc viết như một sinh hoạt cập nhật và tiếp cận với những sách vở của người đương thời; quan niệm đến cái vô tận của văn chương có thể tiêu biểu cho nhận thức văn chương như một vô sở cứ, cái khác của triết học theo Blanchot. Trong phần Dẫn nhập tôi đă nói đến mặt lư luận văn chương của Blanchot, ở đây chỉ giới hạn nói về tiểu thuyết của ông. Bident, người viết hành trạng tư tưởng của Blanchot ghi nhận trong thập niên 1950s của thế kỷ, không nhà văn hay nhà triết học quan trọng nào viết về Blanchot. Quả thực, chỉ từ những năm 70s trở đi mới có những công tŕnh đáng kể về ông [143] cho đến những năm khởi đầu thế kỷ 21 này nở rộ nhiều nghiên cứu khai phá tư tưởng triết học và văn chương Blanchot [144]. Trong Dẫn nhập hợp tuyển lư giải những tiểu thuyết của Blanchot nhan đề Cuộc gặp gỡ bí ẩn, Kevin Hart dẫn nhận xét của Derrida về những truyện kể, tiểu thuyết, giả tưởng của Blanchot “mà phải nói là chúng ta mới bắt đầu đọc, song tương lai vẫn cón nguyên vẹn mà phê b́nh triết học hay văn học không đụng chạm tới”, “có thể phải hàng nhiều thế kỷ mới có thể đọc phần giả tưởng/tiểu thuyết của Blanchot v́ ông đă suy niệm khá triệt để cái ǵ đề đọc và viết ra mà mỗi trang phát huy ra biết bao dẫn giải bao la” [145]. Hart tiếp, tập hợp những bài tiểu luận mới trong sách nói trên nhằm t́m bước đi khiêm nhường trên con đường đọc kỹ Blanchot.

Trong hợp tuyển Maurice Blanchot và triết học do Éric Hoppenot và Alain Milon biên tập,[146] Alain Milon viết tiểu luận Giữa Blanchot và triết học như Dẫn nhập cho quyển sách này, ghi nhận một điều: Liên tưởng tên tuổi Maurice Blanchot với khái niệm triết học có một hiệu qưả khác, hỏi ít về vị trí của Blanchot trong lịch sử triết học mà nhiều về bản chất văn tự/chữ nghĩa của ông người ta không rơ là có nặng phần triết lư hơn là văn chương, thi phú. Milon từ câu nói của Blanchot “một quyển sách tải nặng thêm một quyển sách khác”[147] tự hỏi phải hiểu lời khuyến cáo này như thế nào, có phải từ kết thúc một quyển sách để viết sang một quyển sách khác? hay phủ nhận nó? hay đọc? Milon không nghĩ có tham vọng giải đáp  những nghi vấn không bao giờ chấm dứt này, nhưng mượn từ một lời của Sartre để tạo nên những ḍng chữ theo “một h́nh thái lớn đang vận động”[148] trong công cuộc có sứ mệnh là chỉ ra làm thế nào để những văn tự hiện đại thường khiến chúng ta dao động giữa những bản văn càng khó khăn cho những ai, do thiếu hiếu tri, không nắm được ngọn nguồn và hàm xúc của những diễn ngôn với những bản văn dễ dàng và chán ngắt cho những ai có thời giờ và công lao để làm một công việc phả hệ. Công việc phấn đấu chống lại sự xoá bỏ những h́nh thái đa phức như xoá bỏ quyển sách này bằng quyển sách khác dầu là mọi sách đều cấu tạo từ sách này do sách khác cũng như sách này chống sách khác, hay xoá bỏ tác giả này bằng tác giả khác, phấn đấu chống lại sự man rợ, non nớt nhất, âm hiểm nhất, can dự vào tri thức, làm cho người ta tin xoá bỏ là làm mới…

Những công tŕnh tập thể dẫn trên dường như đang làm công việc cứu hộ bản văn từ cái khốn khó của quyển sách? Đọc lại Blanchot, có thể để đối chiếu chuyển biến của tản văn thuyết thoại, trước khi nói đến phá thể tiểu thuyết ở một dung tư khác – hay cái gạch nối quá độ qua thuyết thoại của Blanchot?

Trước hết, để có cái mốc đối chiếu, qua một tỷ dụ, tiểu thuyết Aminadab của Blanchot.

Jean-Paul Sartre trong bài viết Aminadab, hay huyễn hoặc xem như môt ngôn ngữ [149] đă lấy một đoạn trong Thomas U minh làm đề từ: “Tư tưởng được dung làm đối tượng một cách bi lư bởi cái khác với tư tưởng”[150] trước khi bắt đầu tóm lược câu chuyện: Thomas qua một thôn nhỏ, một người đàn bà từ một căn nhà ra dấu, y đi vào và ngẫu nhiên nhận ra đang ở trong một đoàn nhóm những người thuê nhà lạ lùng, ở đây mọi người tỏ ra vừa làm luật vừa cam chịu luật; y được tham dự những nghi lễ nhập hội rời rạc, rồi bị lôi kéo vào một bầu bạn hầu như câm và ở trong đoàn nhóm này, y đi từ pḥng này qua pḥng khác, lên tầng lầu này qua tầng khác, thường quên mất đi t́m cái ǵ nhưng lại nhân cơ hội nhớ ra khi người ta muốn giữ nó. Sau nhiều cuộc phiêu lưu, y biến đổi, mất bạn, và ngă bệnh. Chính lúc đó, y nhận được những lời cảnh cáo cuối cùng: một viên chức già bảo y: Chính anh phải đặt những câu hỏi, một nữ y tá thêm vào: Ông là nạn nhân của một ảo tưởng, anh tin là người ta gọi ông, song không có ai ở đó và tiếng gọi là tự ông; tuy nhiên y khăng khăng không nghe, đi lên những tầng trên t́m lại được người đàn bà đă ra dấu cho y. Nhưng là để nghe nói: Không có lệnh nào gọi anh cả, chỉ là một lệnh khác đang đợi. Dần dà Thomas yếu đi; vào rạng ngày, bạn đồng hội cũ đến gặp y và giải thích cho y hay đă lầm đường. Anh không nhận ra con đường của anh…Tôi như thể là một anh khác. Tôi biết tất cả những lối đường của căn nhà này và tôi biết đâu là lối đường anh phải theo. Chỉ cần anh hỏi tôi…” Thomas đặt câu hỏi cuối, nhưng không được trả lời và căn pḥng tràn ngập bóng đêm bên ngoài “đẹp và êm dịu”…giấc mộng lớn không ở tầm tay con người nó bao phủ.”

Qua tóm lược như vậy, Sartre nghĩ đă tŕnh bày ra những ư định của tác giả, và rơ ràng hơn, theo ông là quyển sách này giống một cách kỳ lạ với những tiểu thuyết của Kafka: cũng văn phong tinh tế và tao nhă, cũng lễ mạo của những ác mộng, cũng nghi thức có qui củ, lạ đời, cũng những t́m kiếm vô ích, bởi không dẫn tới đâu hết, cũng những lư lẽ cạn kiệt và không tiến triển, cũng những khai tâm vô sinh bởi không truyền thụ ǵ hết. Vậy mà Blanchot quả quyết không đọc Kafka khi ông viết Aminadab. Điều đó dễ làm chúng ta ngưỡng mộ cho sự gặp gỡ kỳ lạ mà nhà văn trẻ này, chưa chắc chắn về phương cách của ḿnh, đă t́m ra công cụ tạo nên những âm chưa từng nghe trước đây dưới những ngón tay khác, để diễn đạt một vài ư tưởng tầm thường về đời người.

Sartre không rơ giao ngộ này từ đâu, song điều ông quan tâm là cho phép dựng lại cái “t́nh trạng sau cùng” này của văn chương huyễn hoặc.

Nói đến văn chương huyễn hoặc, như tôi đă đề cập ở tiết về Quyển sách, trong bài phê b́nh tiểu thuyết Aminadab của Blanchot, Sartre muốn nói ǵ trong việc đối chiếu Blanchot với Kafka, và thể loại huyễn hoặc nói chung, khi đi t́m sự giống nhau kỳ lạ giữa AminadabLâu đài/Das Schloß của Kafka? Tôi không tranh biện về quan điểm và lư chứng của Sartre về thể văn chương huyễn hoặc, nhưng qua phê phán của Sartre và những lư luận của những người khác sau này với đối tượng Aminadab để nói rộng hơn về lư luận và phê b́nh văn chương là mục tiêu của chương III này.   

----------------

[143] Ngoài tạp chí Critique tập hợp bài viết của Françoise Collin, René Char, Michel Foucault, Roger Laporte, Emmanuel Levinas, Paul de Man, Jean Pfeiffer, Georges Poulet, Jean Starobinski làm một số đặc biệt về Maurice Blanchot, số 229 tháng sáu 1966, những tác phẩm tiêu biều khác từ thập niên 70s như F. Collin, Maurice Blanchot et la question de l’écriture 1971, D. Wilhem, Maurice Blanchot: la voix narrative 1974, P. Madaule, Une tâche sérieuse? 1973, R. Laporte, B. Noël, Deux lectures de M. Blanchot 1973, E. Levinas, Sur Maurice Blanchot 1975, E. Londyn, Maurice Blanchot romancier 1976, G. Préli, La Force du dehors 1977.

[144] Xem: mục từ Maurice Blanchot trong Từ điển triết học 2011 (ĐPQ).

[1] Clandestine Encounters, Philosophy in the Narratives of Maurice Blanchot, edited by Kevin Hart 2010.

“Jacques Derrida evoked his friend’s “récits, novels, fictions” that “we are scarcely beginning, it seems to me, to read,” and observed that their “future remains pretty much intact,” untouched by literary or philosophical criticism.”

“It will be centuries – centuries! – beforewe can read Blanchot’s fictions,”…”He has rethought so radically what it means to read and write that each page calls forth an immense commentary”.

Trong hợp tuyển này ngoài phần Dẫn nhập nói trên. có mười hai bài viết của Liska và Cools, The Glory and the Abyss: Le ressassement éternel; K. Hart, The Neutral Reduction: Thomas l’obscur; C. A. Strathman, Aminadab: Quest for the Origin of the Work of Art; S.E. Lewis, A Law without Flesh: Reading Erotic Phenomena in Le Très-Haut; A. Toumayan, The Haunted House of Being: Part II of L’arrêt de mort; C. Fynsk, Writing and Sopvereignty: La folie du jour; C. Bident, On Minor Reading Events, Orality and Spacing in the Openting of Au moment voulu; R. Gasché, The Imperative of Transparency: Celui qui ne m’accompagnait pas; C.Sheaffer-Jones, “As Though with a New Beginning”: Le dernier homme; M. Holland, Space and Beyond: L’attente l’oubli; L. Hill, Weary Words: L’entretien infini; T.S. Davis, Neutral War: L’instant de ma mort

Những chữ in nghiêng là những tác phẩm thuyết thoại của Blanchot. Về nhan đề hợp tuyển Cuộc gặp gỡ bí ẩn theo người phụ trách biên tập là phỏng theo nhan đề bài tham luận của Blanchot: Notre compagne clandestine/Đồng bạn bí ẩn của chúng tôi trong hợp tuyển Textes pour Emmanuel Lévinas 1980 do François Laruelle biên tập.

Blanchot dùng từ compagne (giống cái) đánh dấu cuộc gặp gỡ Lévinas ở Strasbourg trong thập niên 1920s không phải chỉ quen biết với một người (nam) để trở thành bạn vong niên mà c̣n là với triết học (philosophie: giống cái), mà ông nói là “như một phần minh chứng cho tôi tin triết học chính là đời sống, tuổi trẻ, trong niềm đam mê vô độ, song lại hữu lư, bùng nổ những tư tưởng mới và ẩn mật hay những từ ngữ c̣n mới lạ về sau hiển lộ phi phàm, làm mới không ngờ và miên trường/c’est avec une sorte d’évidence que je me suis persuadé que la philosophie était la vie même, la jeunesse même, dans sa passion démesurée, cependant raisonnable se renouvelant sans cesse ou soudainement par l’éclat de pensées toutes nouvelles, énigmatiques, ou de noms encore inconnus qui brilleraient plus tard prodigieusement”.

“Triết học là đồng bạn vĩnh cửu của chúng tôi/La philosophie serait notre compagne à jamais…” Sdt.

[146] Blanchot et la philosophie, Édition établie sous la direction d’Éric Hoppenot et Alain Milon 2010

[147] “Un livre surcharge un autre livre” Blanchot, L’œuvre finale in L’Entretien infini 1969.

[148] “Une grande forme en mouvement” Sartre, Situations II 1948.

[149] Sartre, Aminadab, ou du fantastique considéré comme un langage, in trên Cahiers du Sud, số 255 và 256, tháng Tư và tháng Năm 1943, in lại trong Situations I 1947.

[150] “La pensée prise ironiquement pour objet par autre chose que la pensée” M. Blanchot, Thomas l’Obscur 1941.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013