ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

65

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65,  

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Phản ứng phê b́nh  của Sartre về vị thế của nhà văn trong sáng tạo tiểu thuyết thực không có ǵ lạ, tuy nhiên đứng ở quan điểm nào mới là vấn đề tranh luận. Ở vào thời gian này, ông bắt đầu biết tới hiện tượng luận của một vị thầy triết học ở bên kia bờ sông Rhin, và tiểu luận Une idée fondamentale de la phénoménologie de Husserl: l’intentionnalité viết vào tháng giêng năm 1939 cũng in trong tập Situations I. Trong lư giải hướng tính, Sartre ghi nhận với Husserl cũng như các nhà hiện tượng học khác, ư thức của chúng ta về mọi sự vật không chỉ giới hạn vào việc nhận thức chúng. Nhận thức chỉ là một trong những h́nh thái khả hữu của ư thức của tôi về cái cây này; tôi cũng có thể thích nó, sợ nó, ghét nó và ư hướng tính là ư thức vượt chính nó t́m lại trong sự sợ, ghét hay yêu. Cho nên ông nghĩ Husserl đă tái lập sự kinh sợ và mê hoặc trong sự vật, đă phục hồi lại cho chúng ta thế giới của nghệ nhân và tiên tri: đáng ghê sợ, thù hận, hiểm độc với những trú tụ của ân sủng và t́nh yêu. Chẳng hạn, nếu chúng ta yêu một người phụ nữ, chính là v́ cô ta đáng yêu. Như vậy là chúng ta đă thoát khỏi mắc míu với Proust cũng có nghĩa là khỏi cái gọi là “đời sống nội tâm”, bởi v́ tất cả đều ở bên ngoài, ở trong thế giới, giữa tha nhân, nghĩa là trên đường, trong thành phố, giữa đám đông, sự vật trong những sự vật, con người trong những con người [75].

Bài phê b́nh F. Mauriac nói trên vào tháng hai năm 1939, mở đầu với: “Tiểu thuyết không cho sự vật, nhưng những kư hiệu/signes, chỉ với những kư hiệu này/những chữ chỉ thị trong khoảng không, làm sao tạo dựng nên một thế giới? Stavroguine [nhân vật trong tiểu thuyết Quỉ/Бесы của Dostoievski] ở đâu mà có? Người ta đă lầm khi nghĩ là y có đời sống từ trí tưởng của tôi: những chữ làm nẩy sinh ra những ảnh tượng khi chúng ta mơ mộng trên chữ, song, khi tôi đọc, tôi không mơ mà tôi giải ra được, có nghĩa là tôi không tưởng tượng ra Stavroguine mà tôi trông chờ những hành vi của y, kết cuộc phiêu lưu của y…v́ quyển sách không chỉ là một đống giấy khô mà là một h́nh thái vận động lớn: đọc.”

Sartre nhận xét Mauriac trước tiên đă đồng nhất với nhân vật  rồi bất ngờ bỏ rơi nó, như một người phán xét/quan toà, coi nó như ở ngoài – đó là đặc thị nghệ thuật của Mauriac. Ông thường sử dụng “ngôi thứ ba” theo lối hàm hồ tiểu thuyết, v́ “nó” mang cả hai chức năng đối nghịch: “nó-chủ thể” và “nó-khách thể”; ông đă lợi dụng h́nh thức này đối với nhân vật, chẳng hạn khi viết: “Thérèse xấu hổ về điều nàng đă gặp phải”. Như vậy, nàng Thérèse ở đây là chủ thể, là cái tôi giữ một khoảng cách với chính tôi và tôi biết sự xấu hổ này trong Thérèse bởi v́ chính Thérèse biết nàng đă kinh qua nó. Song trong trường hợp này, v́ với chính đôi mắt của nàng mà tôi đọc được ở nàng, tôi bao giờ cũng chỉ biết ở nàng những ǵ nàng biết: tất cả những ǵ nàng biết, không ngoài cái ǵ nàng biết. Để hiểu ai là Thérèse  thực sự, phải bẻ gẫy cái cộng phạm này, phải gấp sách lại, chẳng c̣n ǵ ngoài kư ức về ư thức luôn luôn rơ ràng này song đă trở nên bí hiểm như mọi sự đă qua, mà tôi toan tính lư giải nó như thể đó là một mảnh trong cuộc đời tôi đă qua. Song Mauriac không chỉ viết: “Nàng không thể nào không ư thức được sự nói dối của nàng: tuy nhiên nàng tạo ra, tin cậy vào nó” mà  c̣n viết: “Cưng ơi, như cái bề ngoài đă xếp đặt cho cưng… đó là lời đầu tiên của Thérèse, lời của một người phụ nữ nói với một phụ nữ khác”. Cho nên dầu là dùng tên hay đại từ để chỉ cũng không thay đổi t́nh huống của truyện, và Mauriac đă chuyển nhân vật chủ thể sang khách thể ngay trong cùng một câu: “Nàng nghe tiếng chuông đổ chín giờ. Vẫn c̣n phải kéo dài chút thời giờ, v́ c̣n quá sớm để nuốt viên thuốc bảo đảm giúp nàng ngủ được một ít giờ; không phải là trong thói quen của con người cẩn trọng tuyệt vọng này.” Sartre hỏi: như vậy ai là người phán xét Thérèse là một “người cẩn trọng tuyệt vọng”?

Không thể là nàng, mà là chính Mauriac; ông có thể rời bỏ Thérèse  để nhập vào một ư thức khác, những nhân vật như Georges, Marie, Bernard Desqueyroux, Anne, người đầy tớ gái, điều khiển nhân vật như những h́nh nộm, và xem nhà văn như thể Thượng đế.

Sartre khẳng định: nhà văn/viết tiểu thuyết không thể là Thượng đế; đưa vào tiểu thuyết quan điểm của ông Trời, hay đưa ra chân lư tuyệt đối là phạm tới hai sai lầm kỹ thuật, một là giả định trần thuật ra khỏi hành động và thuần tuư xem ngắm, hai là tuyệt đối th́ phi thời tính, tiểu thuyết biến đi và chỉ c̣n là chân lư không sinh khí. Khi Mauriac dùng quyền hành của người sáng tạo, bắt người đọc phải coi những viễn cảnh bên ngoài thành bản tính của những nhân vật ông sáng tạo ra đă biến thành những sự vật [76]. Những sự vật hiện hữu, chỉ có bề ngoài, những ư thức không hiện hữu, mà tự lập; những nhân vật tiểu thuyết có những quy luật, mà cái chính xác nhất là: nhà văn/viết tiểu thuyết chỉ có thể hoặc là chứng nhân hoặc là đồng loă, không bao giờ cùng là cả hai; Mauriac đă giết ư thức của những nhân vật; nếu tiểu thuyết là do một người viết ra cho mọi người, dưới mắt Thượng đế, phá vỡ những biểu diện không ngừng, th́ không có tiểu thuyết, không có nghệ thuật, bởi v́ tiểu thuyết sống bằng những biểu diện; Thượng đế không là nghệ nhân, Mauriac cũng không là nghệ nhân, không là nhà văn/viết tiểu thuyết.

Đứng trên cương vị nhà phê b́nh th́ như vậy, song ở vị thế người sáng tác, Sartre đă viết ra sao? Lấy truyện ngắn Tường [77] làm ví dụ nói đến ở đây [78] khác với nhập cuộc của Hemingway trong tiểu thuyết Chuông rung báo tử gọi người hay của Malraux trong tiểu thuyết Hy vọng, Sartre không trải qua kinh nghiệm nào về cuộc nội chiến Tây ban nha 1936 và truyện ngắn Tường viết ra khi cuộc chiến đă chấm dứt vào tháng Tư 1939.       

Truyện mở đầu với câu:

Họ đẩy chúng tôi vào một căn pḥng lớn màu trắng [79]

Chúng tôi hàm ngụ người viết, người thuyết thoại hay nhân vật ở vị thế “ngôi thứ nhất”.

Quả thực tác giả đă chọn lựa và trong phần tiếp theo của câu trên là:

và đôi mắt tôi bắt đầu bị nhấp nháy v́ ánh sáng làm cho khó chịu.

Tất nhiên người đọc sẽ hỏi: tôi đây là ai? người nào? Có nghĩa là người viết, người thuyết thoại hay nhân chứng? trong bản văn đang đọc; tác giả đă khai mở ngay vấn nạn này ở ngay trang kế của truyện:

Đến lượt tôi.

“Anh tên là Pablo Ibbieta?”

“Phải”.

Đến đây người đọc đă biết trong chúng tôi, nghĩa là đám đông tù nhân, hai người được nêu tên là Tom và Juan, có nghĩa là những nhân vật trong thuyết thoại với nhân vật xưng tôi là Pablo.

Vấn nạn tiếp là tại sao trong ba nhân vật của truyện: Tom Steinbock, Pablo Ibbieta, Juan Mirbal, tác giả lại chọn, có nghĩa là đứng về phía nhân vật ngôi thứ nhất, “nhân vật-chủ thể” (như chữ dùng của Sartre trong bài phê b́nh Mauriac); đứng ở phía người viết/nhà văn, tất nhiên không thể là t́nh cờ.

Nhưng trước hết, vấn đề nhân vật là một trong những vấn đề cơ bản của văn chương, trong tản văn/tiểu thuyết cũng như trong sử thi, kịch hay cả trong thơ. Nếu như trong thi pháp cổ đại của Aristote, nhân vật không phải là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm, kể cả trong tu từ học cổ điển với phép phân loại theo quy tắc “ai, tại sao, nơi nào, làm sao” [80] cũng không xác định rơ vị thế nhân vật, có thể nói thi pháp hiện đại khu biệt ra nhiều xu hướng lư luận đă xếp loại những tác phẩm thuyết thoại dựa trên nhân vật, theo nhiều tiêu chuẩn tâm lư học, xă hội học, ư thức hệ, dật thoại, h́nh loại v.v…kể cả khu biệt giữa tiểu thuyết cổ điển và tiểu thuyết mới, tiểu thuyết phá thể sẽ bàn đến sau [81]. 

Tuy nhiên ở đây, Sartre chọn Pablo là nhân vật xưng tôi, về một mặt nào đó, là theo tinh thần duy lư kiểu Descartes, tự hợp lư v́ trong ba nhân vật Pablo, Tom và Juan vào kết thúc của truyện, Tom và Juan là những người đă chết, đă bị xử tử. Trong ng̣i bút của Sartre, nhân vật thuyết thoại xưng tôi phải là người chứng c̣n sống, đó là Pablo. Nhưng cũng chính trong chọn lựa như thế, Sartre lại chọn vị thế của nhà văn như thể Thượng đế, điều mà ông đă phê phán Mauriac. Nếu ông không đồng nhất với nhân vật rồi bỏ rơi nhân vật (như phê phán Mauriac nói đến ở nơi trên), song ông đă điều động nhân vật vào một kết luận, về một phía, về một đề cương “hiện sinh”, như ông đă làm trong tác phẩm đầu tay Buồn nôn/La Nausée

 

------------------------

 

 

[75] Sartre dùng những từ réinstallé/tái lập, restitué/phục hồi theo ư nghĩa của hiện tượng luận zu den Sachen selbst/trở lại với chính sự vật..

[76] Như ở ngay mở đầu bài viết, Sartre xác định tiểu thuyết không cho sự vật, mà cho kư hiệu, cho nên ở tiểu luận Văn chương là ǵ? đă khu biệt tản văn với thơ (và những nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc chỉ biết tới chính nó) v́ thơ coi chữ là sự vật, không phải kư hiệu, chữ như kư hiệu liên hệ với thực tại, như sự vật th́ không; tản văn, tiểu thuyết dùng ngôn ngữ để thông giao, nên Sartre quan niệm thích tản văn hơn theo chủ trương văn chương nhập cuộc của ông.

[77] Xem bản dịch ở gio-o kỳ 54-57.

[78] Truyện ngắn in trong tập truyện ngắn cùng tên lấy khung cảnh là cuộc nội chiến Tây ban nha 1936/39 giữa hai phe: Mặt trận B́nh dân/Frente Popular và phe cánh hữu, với những sự biến như đối lập với Trung ương, liên kết với Unità, khởi xướng tự trị, độc lập (như Catalogne, Basque – trong truyện ngắn của Sartre, viên thiếu tá chỉ huy hỏi Pablo Ibbieta và Tom Steinbock có phải là dân Basque), đối lập giữa phe bảo hoàng và phe cộng hoà, giữa giai cấp thống trị với giai cấp trung lưu và công nhân, giữa  phát xít (Falange Española của José Antonio Primo de Rivera và Francisco Franco) với cộng hoà v.v… Cuộc nội chiến phức tạp này đă là đề tài cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn chương, thường được nói đến nhiều như tiểu thuyết For Whom the Bell Tolls/Chuông rung báo tử cho người của E. Hemingway, L’Espoir/Hy vọng của A. Malraux, tham gia của nhiều nhà văn quốc tế như Ehrenbourg, Pablo Neruda, John Dos Passos, Rafaël Alberti v.v…

Tiểu thuyết Chuông rung báo tử cho người viết và hoàn tất năm 1940 với nhân vật chính là Robert Jordan, chuyên viên thuốc nổ, đă tham gia Liên đoàn t́nh nguyện quốc tế/International Brigades  và có nhiệm vụ giật sập cầu trong cuộc tấn công của phe cộng hoà chống phe phát xít Franco vào thị trấn Segovia và mối t́nh với Maria, người thiếu nữ Tây ban nha chịu nhiều khổ đau trong cuộc nội chiến. Hemingway là phóng viên cho North American Newspaper Alliance trải qua những kinh nghiệm thực về cuộc chiến này. Tác giả cũng như nhân vật Jordan đứng về phía Cộng hoả chống Phát xít.

Tiểu thuyết Hy vọng của André Malraux cũng như một tiểu thuyết khác của ông La condition humaine/thân phận con người thường được đánh giá như những phóng sự về cuộc nội chiến Tây ban nha ở quyển tiểu thuyết trước và cuộc nổi dậy ở Thượng hải trong quyển tiểu thuyết sau. Tuy nhiên ở Hy vọng, lối viết nhật báo/écriture journalistique đă hoàn toàn sáp nhập vào tiểu thuyết. Malraux là nhà văn trực tiếp tham gia trong cuộc chiến, ở đề từ ông viết “tặng những đồng chí của tôi trong trận đánh Teruel/A mes camarades de la bataille de Teruel”[khi đưa vào điện ảnh, phim mô phỏng truyện chuyển sang tiếng Tây ban nha mang tên Sierra de Teruel]. Malraux nhận xét lối tiểu thuyết này là “ư chí của chân lư t́m lại sức mạnh từ khi người ta thấy làm sao nhà văn có thể sử dụng thế giới thực, từ khi ở nghệ thuật dựa trên ẩn dụ được nghệ thuật dựa trên tỉnh lược âm thầm thay thế”.

Hy vọng được viết ra ngay vào năm 1937 trong khi cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn. 

[79] On nous poussa dans une grande sale blanche

[80] Trong tiếng La tinh: quis, quid, ubi, quomodo; tiếng Anh: who, why, where, how .

[81] Chẳng hạn Alain Robbe-Grillet xác định: tiểu thuyết có nhân vật  đă thuộc về quá khứ, đặc thị cho một thời đại: thời tuyệt đỉnh của cá nhân/Le roman de personages appartient bel et bien au passé, il caractérise une époque: celle qui marqua l’apogée de l’individu. Pour un nouveau roman.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013