ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

36

Chương II

MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, 

 

Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật?  (tiếp theo)

Triết học Hegel như một triết học hệ thống với Hiện tượng luận tinh thần như phần mở của hệ thống và Khoa học luận lư như phần đóng của hệ thống; những tư tưởng về lịch sử triết học, về mỹ học, về triết học lịch sử, triết học tôn giáo chỉ tŕnh bày trong những bài giảng và thu tập thành những sách sau khi ông đă mất [18]. Tuy nhiên, như J. N. Findlay [19] xác định: Có thể đủ để nói là Những bài giảng về Mỹ học của Hegel chỉ ra cả cơ cấu tổ chức khái niệm và cung cấp kinh nghiệm phong phú, cùng với Hiện tượng luận [tinh thần] cả hai tác phẩm này thể hiện đầy đủ bộ diện tư tưởng của ông một cách cụ thể nhất, như thể một triết gia, ở bên trên những triết gia khác, trong việc thăm ḍ độ sâu và bề ngang kinh nghiệm của con người. Cả hai tác phẩm này cũng thể hiện sự khai triển những phạm trù thành công nhất trong triết học Hegel [20].

Khi đánh giá tầm quan trọng Những bài giảng về Mỹ học như vậy, Findlay cũng nhằm nói vị trí quan trọng của mỹ học trong triết học Hegel, nh́n sự vật đa biệt và hàm súc cũng như kết hợp những viễn tượng đa biệt, hàm súc trong một tổng hợp đa biệt và thống nhất cân bằng.

Người đọc Hegel đều có thể nhận thấy từ Hiện tượng luận tinh thần 1807 đến Bách khoa toàn thư Khoa học triết học 1817 ông đă lập một quan hệ giữa nghệ thuật và tinh thần, giữa nghệ thuật và tôn giáo. Trong Hiện tượng luận tinh thần, ở phần VII về tôn giáo, theo phân chia biện chứng từ tôn giáo tự nhiên đến tôn giáo nghệ thuật và tôn giáo thần khải, qua Bách khoa toàn thư, ở phần triết học tinh thần, nghệ thuật được đặt trong tinh thần tuyệt đối, có nghĩa là tinh thần/con người đă đưa lên hàng tinh thần tuyệt đối [21].  

Trong phần chú giải ở dưới đă nói về tôn giáo nghệ thuật mà Hegel luận trong tác phẩm lớn dẫn trên. Dường như khi luận về nghệ thuật qua tôn giáo, người ta ngờ phải chăng Hegel  muốn nghệ thuật tan biến trong tôn giáo? Ít ra, sự ngờ vực này có thể biểu hiện trong lư giải của những nhà chuyên cứu Hegel, như Hyppolite. Cho nên, trước khi phê phán Hyppolite, có thể xem lư giải của những học giả khác, như A. Kojève, hay Ferry ra sao?

---------------

[18]  Phänomenologie des Geistes 1806 (xuất bản năm 1807: System der Wissenschaft, Erster Theil, die Phänomenologie des Geistes); Wissenschaft der Logik 1812;Vorlesungen über die Geschichte der Philosophie 1833/36; Vorlesunggen über die Ästhetik 1835/38; Wissenschaft über die Philosophie der Geschichte 1837; Vorlesungen über die Philosophie der Religion 1832. GeorgWilhelm Friedrich Hegel sinh năm 1770 ở Stuggart, mất năm 1831.

[19] John Ńemeyer Findlay (1903-1987), sinh trưởng ở Pretoria, Nam Phi theo học ở  Pretoria, và hậu đại học ở Baillol College Oxford (1924-26), Graz (1933), từ 1926-1966 dạy ở nhiều  đại học như Pretoria, Otago (Tân Tây lan), King’s College London, ở Yale (1967-1972) và Boston từ 1972 đến khi mất. Ông nghiên cứu Ấn giáo, Phật giáo, Yoga và từng tham gia Thông thiên học, chuyên cứu Platon và Hegel. Ông là nhà triết học ngoài ṿng triết học phân tích luận lư, ngôn ngữ thông tục và duy vật thống trị ở đại học Anh. Công tŕnh nghiên cứu Hegel của ông như tác phẩm xuất bản đầu tiên Hegel: A Re-Examination 1958, giải thích Hiện tượng luận tinh thần của Hegel, có thể so với công tŕnh chuyên cứu Hegel của Jean Hyppolite ở Pháp.  

[20] Enough will have been said to indicate both the national framework and the rich empirical filling of Hegel’s Lectures on Aesthetics. Together with the Phenomenology, they represent Hegel at his most concrete, as the philosopher who above all others has plumbed the depths and breadths of human experience. They also represent the operation of Hegelian categories at its most successful. Sdt.

[21] Để có một ư niệm về hệ thống khoa học triết học của Hegel, như đă dẫn ở chú thích [18] trên, Hiện tượng luận tinh thần là phần thứ nhất/Erster Theil trong Hệ thống khoa học của Hegel, cho nên trong lần xuất bản đầu bộ Bách khoa, Hegel tự phê: trước đây trong Hiện tượng luận Tinh thần, tôi đă nghiên cứu lịch sử khoa học của ư thức như phần thứ nhất của triết học, v́ nó có nghĩa là đi trước khoa học thuần túy và phát sinh ra khái niệm của nó. Tuy nhiên đồng thời ư thức và lịch sử của nó, cũng như mọi khoa học triết học khác, không phải là một khởi đầu tuyệt đối, nhưng là một thành phần trong ṿng triết học. Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften, § 36. Như Ernst Behler nhận xét: Hegel chỉ định Hiện tượng luận như phần thứ nhất của hệ thống triết học, song không thực hiện phần thứ hai.

Tôn giáo nghệ thuật là từ ngữ Die Kunst-Religion trong Hiện tượng luận tinh thần mà Hegel dùng trong phần luận về Tôn giáo:

A.      Tôn giáo tự nhiên/Natürliche Religion như a/ bản chất ánh sáng/Das Lichtwesen [trong Những bài giảng về triết học tôn giáo/Vorlesungen über die Philosophie der Religion, Hegel nói về việc thờ ánh sáng là tôn giáo của người Parses, xứ Ba tư cổ, do Zoroastre dựng lên, ánh sáng ở đây không chỉ riêng mặt trời, v́ mặt trời chỉ là một cá thể đặc thù] trong tiết đoạn này, Hegel viết: tinh thần hiểu như bản chất, là tự thức, - hay bản chất tự thức  là chân lư và biết mọi kỳ thành như chính ḿnh -  khi đối với thực tại mà tinh thần đề ra trong vận động ư thức của nó  trước tiên chỉ là khái niệm của nó, và khái niệm này, khi đối với ánh sáng/ban ngày của triển khai này, là bóng tối/ban đêm bản chất của nó/dieser Begriff ist gegen den Tag dieser Entfaltung die Nacht seines Wesens; khi đối với hiện thể những thời khoảng của nó như những h́nh tượng độc lập, là huyền nhiệm sáng tạo ra khai sinh của nó; ánh sáng thuần túy phân bố tính đơn thuần như một vô tận những h́nh thái và hy sinh cho hữu quy ngă , ngơ hầu thực thể đặc dị mượn sự tồn tại cho bản thể của nó [Hyppolite lư giải phần này, tôn giáo trước tiên là khái niệm và đối lập đầu tiên là đối lập của hữu và vô hữu, ở đây là đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, v́ thế ông cho là vận động đi từ bản thể đến chủ thể là đi từ phương Đông đến phương Tây, do đó ông diễn giải ở tôn giáo tự nhiên, tinh thần ở trong thành phần tự tại/en-soi, ở tôn giáo mỹ học là quy ngă/pour soi và ở tôn giáo thần khải/Cơ đốc  rốt cuộc là tự tại và quy ngă. Với Pierre-Jean Labarrière, chú trọng đến biện chứng Chủ/Nô, Thống trị và Tôi đ̣i (tuy là Ḍng Tên, song Labarrière chịu ảnh hưởng Heidegger và trường phái Heidelberg và nhất là Kojève trong lư giải Hegel). Tôi không đưa ra nhận xét về những lư giải  này ở đây, và sẽ trở lại vấn đề này ở chỗ khác]; b/cây cối và động vật/Die Pflanze und das Tier mà Hegel gọi là  tôn giáo của tri giác tinh thần, tức phiếm thần/Pantheismus [trong Những bài giảng về triết học tôn giáo, Hegel đề cập tôn giáo bái vật ở Ấn và châu Phi] như tôn giáo hoa/Blumenigion và tôn giáo thú vật/Tierreligion; c/thợ cả/Der Werkmeister tiêu biểu cho tinh thần, tự sinh như đối tượng, như một loại lao động bản năng, giống như bầy ong xây tổ./wie die Bienen ihre Zellen bauen. Hyppolite nhận xét phần a/ tương ứng với xác thực khả xúc, b/ với tri giác và c/ với tri năng.

B.      Tôn giáo nghệ thuật/Die Kunst-Religion [những dịch giả tiếng Pháp và tiếng Anh như Hyppolite chuyển ngữ ra La religion esthétique, với Labarrière là La religion d’art, Baillie cũng như Miller dịch là Religion in the form of Art, Labarrière giải thích: đúng là ở đây không phải là tôn giáo (của) nghệ thuật mà là tôn giáo  đă được nghệ thuật đánh dấu, cho nên đă dịch theo kiểu mẫu của biểu ngữ Kunstwerk/œuvre d’art] ở đây Hegel nói đến chuyển tiếp từ người thợ cả đă bỏ lao động tổng hợp, tức công việc hỗn hợp những h́nh thái không có quan hệ lẫn nhau giữa tư tưởng và tự nhiên, v́ tinh thần đă đưa h́nh tượng của nó đạt được h́nh thái của hoạt động ư thức tự tại/tự thức/selbstbewußten Tätigkeit và người thợ cả trở thành người lao động tinh thần. Tinh thần ở thời khoảng này đă có ư thức về bản chất tuyệt đối của nó, nghĩa là tinh thần đạo lư, tức là tinh thần thực/sittliche oder wahre Geist. Chính vào thời đại này, nghệ thuật tuyệt đối xuất hiện. Trước đây, nghệ thuật là một loại lao động theo bản năng, đắm ch́m vào trong hiện thể, làm việc khởi từ hiện thể này và thâm nhập trong nó, không có bản thể trong trật tự đạo lư tự do, do đó cũng không có hoạt động tinh thần tự do liên quan tới tự ngă lao động. Sau này tinh thần vượt ra ngoài nghệ thuật để đạt tới biểu tượng tối cao – không những là bản thể sinh ra từ tự ngă mà trong biểu tượng của nó chính là cái tự ngă này. [Đoạn văn trong phần này của HHHHegel có tầm quan trọng thể hiện quan niệm nghệ thuật về mặt bản chất: vai tṛ cá thể trong tự trị liên hợp giữa thế giới Hy lạp và thế giới La mă ở quá tŕnh lịch sử]. Tác phẩm nghệ thuật có ư nghĩa riêng của tự ngă, mà Hegel phân liệt từng bước ba thời khoảng của quá tŕnh sinh thành/chuyển biến này là tác phẩm nghệ thuật trừu tượng/das abstrakte Kunstwerk, tác phẩm nghệ thuật sinh động/das lebendige Kunstwerk đến tác phẩm nghệ thuật tinh thần/das geistige Kunstwerk. Ông xác định tác phẩm nghệ thuật đầu tiên mà trực tiếp là tác phẩm trừu tượng và đặc dị, một mặt là ra khỏi cách thế trực tiếp và khách quan để hướng về tự thức/Selbstbewußtsein, mặt khác tự thức này quy ngă trong thờ phụng để triệt tiêu sự khu biệt đối với tinh thần trước đây nhằm sản xuất ra được tác phẩm nghệ thuật sinh động trong chính nó/an ihm  selbst belebte Kunstwerk. Ba h́nh thái tác phẩm nghệ thuật này là biểu hiện thần thánh một cách khách quan (hướng ngoại) qua điêu khắc/nghệ thuật tạo h́nh [phân biệt với kiến trúc, như thể đặc thù/h́nh tượng tự Ngă với phổ quát/biểu tượng bản chất vô cơ trong quan hệ với h́nh tượng], qua ngôn ngữ là thành phần cao cấp, hiện thể là hiện hữu tự thức trực tiếp/ein Dasein, das unmittelbar selbstbewußtsein Existenz ist, ngôn ngữ nói đến ở đây như tụng ca/die Hymne có tính hướng nội, và phân biệt với sấm ngôn/Orakel cũng là một ngôn ngữ của thần thánh, song không là ngôn ngữ của tự thức phổ quát, qua thờ phụng/der Kultus, tự Ngă có ư thức về  bản chất thần thánh từ phía bên kia hạ xuống tới nó. Tác phẩm nghệ thuật sinh động biểu hiện qua hai h́nh tượng: lễ điển và tính vật thể/hữu h́nh; Hegel đề cập tới trong thờ phụng tôn giáo nghệ thuật, dân tộc tiếp cận được tới vị thần của ḿnh là dân tộc có đạo lư, hiểu biết được Quốc gia của ḿnh và những hoạt động của nó là chính ư chí và hoàn thành cho chính nó/Das Volk, das in dem Kultus der Kunstreligion sich seinem Gotte naht, ist das sittliche Volk, das seinen Staat und die Handlungen desselben als den Willen und das Vollbringen seiner selbst weiß. Chính từ thờ phụng mà tự thức trong bản chất của nó được thỏa măn và thần thánh đi vào trong nó  như vào trong trú sở của ḿnh. Hegel luận giải về trú sở/Stätte ở đây đối với quy ngă là đêm của bản thể hay tính cá thể thuần túy (tuy nhiên không phải cá thể của nhà nghệ thuật  v́ chưa ḥa hợp với bản chất để trở thành khách quan), nhưng là đêm thỏa măn v́ cảm thức/pathos trong nó là trở về của trực quan, của tính khách thể đă thăng hóa; nói đến cảm thức quy ngă là bản chất của mặt trời mọc/Aufgang, nhưng tự hậu cũng tự lặn/Untergang và mang theo tự thức, đồng thời cùng với hiện thể và kỳ thành. Trong những trang sách này, Hegel nói đến vận động thực hiện của bản chất này,  đến lực khách quan của tự nhiên, là hiện thể cho Tha thể, đến những hóa thân trong tinh thần của đất như nguyên tắc nữ tính của dinh dưỡng, thực lợi của ăn uống, đến nguyên lư nam tính của lực bộc phát của hiện thể tự thức; tuy nhiên chưa phải là tinh thần tuyệt đối, mà mới chỉ là tinh thần trực tiếp, tinh thần của tự nhiên mà đời sống tự thức của nó chỉ là huyền nhiệm của bánh và rượu, của Ceres [nữ thần nông nghiệp và thịnh vượng] và Bacchus [tửu thần], của say sưa cuồng nhiệt này phải tạo ra đối tượng, sản sinh ra một tác phẩm ( như nghệ nhân nói đến ở trên tạo ra pho tượng) cũng hoàn chỉnh  như một tự Ngă sinh động/ein lebendiges Selbst. Thờ phụng như vậy là lễ điển  của con người để tự vinh danh, chưa phải là ư nghĩa của bản chất tuyệt đối, v́ mới chỉ biểu hiện cho con người, chưa phải là tinh thần, cũng chưa là một bản chất chủ yếu mang h́nh tượng người, nhưng đă đề ra những thời , cơ sở cho thần khải/Offenbarung, ở đây Hegel nói đến thời trừu tượng của tính vật thể sinh động của bản chất/der lebendigen Körperlichkeit des Wesens: con người đặt ḿnh vào chỗ của tượng như một h́nh tượng phát triển và đào luyện cốt để cho sự vận/động được hoàn toàn tự do - đối lập với pho tượng là sự tĩnh/nghỉ hoàn toàn tự do [Hegel minh họa qua h́nh tượng người cầm đuốc nổi bật giữa đám đông như là vận động tiêu biểu cho một tác phẩm nghệ thuật sinh động, kết hợp dũng mănh với vẻ đẹp, không phải tượng thần bằng đá mà là biểu tượng bằng xượng bằng thịt, cao cả nhất cho bản chất của họ]. Tuy nhiên, theo Hegel cả hai biểu hiện là nhiệt thành và vẻ đẹp thân thể nói đến ở đây chỉ ra sự thống nhất của tự thức và bản chất tinh thần song vẫn thiếu cân bằng, v́ nhiệt thành ở ngoài tự ngă nhưng trong vẻ đẹp thân thể, chính bản chất tinh thần ở ngoài tự ngă. Tác phẩm nghệ thuật tinh thần trong biên chứng tam thế làm trung gian giữa lănh vực trừu tượng và lănh vực cụ thể, có thần trong phạm vi biểu tượng và trong ngôn ngữ tinh thần tạo ra. Hegel khởi từ những tinh thần dân tộc/die Volksgeister ư thức được h́nh tượng bản chất của họ trong một linh vật đặc thù [Labarrière lư giải là vật tổ/totem xác định lư lịch của môt dân tộc] tụ hợp và thống nhất trong Nhất thể, trong một đền Toàn thần/Pantheon, phạm vi trú sở là ngôn ngữ, bao gồm những thời khoảng có trước, những vị Thần sơn trong sử thi, người và thần sống động trong bi kịch, phân giải thực thể thần linh trong tính xác thực của ngă trong hài kịch cổ đại. Điều đó có nghĩa thần không thực hiện trên đá nữa mà trong ngôn ngữ của dân tộc lên hàng phổ quát. Sử thi Homère, bi kịch Sophocle, hài kịch Aristophane tạo thành một chuyển biến biện chứng chỉ ra sự trở về của thần trong người. Cho nên Hegel nhận xét cảm thức không c̣n là quyền năng làm sững sờ của thiên nhiên, nhưng là kư lực phát sinh/die Mnemosyne, giác tỉnh của ư thức và nội hướng chuyển biến, nội tỉnh bởi kư ức về bản chất trực tiếp có trước. Ở thời khoảng này, tôn giáo nghệ thuật tự hoàn tất trong tự ngă và hoàn toàn trở về trong chính nó. Sự thống nhất ở đây không là thống nhất thiếu ư thức của thờ phụng và huyền nhiệm, nhưng là Tự ngă đích thực của diễn viên  trùng hợp với nhân vật, cũng như của khán giả, trước những ǵ đang tŕnh diễn, thấy hoàn toàn như trở về nhà, và thấy ḿnh diễn trong đó; có thể nói như sự trở về của phổ quát trong xác thực của tự ngă.

C.      Tôn giáo thần khải/Die offenbare Religion: Hegel khởi sự từ nhận xét qua tôn giáo nghệ thuật, tinh thần đi từ h́nh thái của bản thể đến h́nh thái của chủ thể, v́ tôn giáo nghệ thuật sản sinh ra h́nh tượng của tinh thần và như vậy đặt để trong nó hoạt động và tự thức, mà trong bản thể khủng cụ chỉ có biến đi hay trong tin cậy không biết được ḿnh là ǵ. Nhập thể làm người/Menschwerdung của bản chất thần linh bắt đầu từ tượng thần chỉ thể hiện h́nh tương bề ngoài của tự Ngă, nhưng trong tôn giáo nghệ thuật, thống nhất cả hai mặt h́nh tượng và hoạt động được thực hiện đồng thời lại đưa lên  đến cực điểm của tự Ngă, có thể nói tự Ngă là bản chất tuyệt đối, thành ra thuộc về tinh thần vô tôn giáo. Chính trong phần luận này,Hegel nói đến tự thức khốn khổ/das unglückliche Selbstbewußtsein và nỗi đau đớn diễn đạt trong lời tàn bạo: Thượng đế đă chết (es ist der Schmerz, der sich als das harte Wort ausspricht, daß Gott gestorben ist).

Tuy nhiên, tôi không thảo luận vấn đề này ở đây, v́ ra ngoài phạm vi luận về mỹ học với văn chương.

 

(c̣n na)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2012