ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

66

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Trong truyện ngắn Tường, như đă nói nơi trên, Sartre chọn Pablo Ibbieta là nhân vật-chủ thể/chính/thuyết thoại, cho nên với lối viết cổ điển này, người đọc sẽ thấy nhân vật Pablo đứng ở vị trí chủ thể quan sát, nghĩ về cái ta và người khác, phán xét hành động của người khác dưới góc nh́n của cá thể/hiện sinh của Pablo, như nhân vật/chủ thể Roquentin ở tiểu thuyết Buồn nôn sáng tác cùng giai đoạn này, Quan điểm của nhà văn thật rơ ràng, v́ ở đề từ tiểu thuyết, ông đă mượn từ Louis-Ferdinand Céline: “Đó là một gă không có quyền thế trong tập thể ǵ, nói đúng ra chỉ là một cá nhân vậy thôi”[82].

Khi nói đến thời tuyệt đỉnh của tiếu thuyết có nhân vật, Robbe-Grillet đă đối chiếu vai tṛ cá nhân quan trọng (nghĩa là nhà viết tiểu thuyết được nh́n nhận đúng thực là “người tạo ra nhân vật”, chẳng hạn như Balzac để lại cho ta người cha Goriot, Dostoievski với anh em nhà Karamazov, trong khi ở tiểu thuyết hiện đại như Beckett đổi tên và h́nh dạng nhân vật ngay trong cùng một truyện, Faulkner cố t́nh cho hai nhân vật khác nhau cùng một tên, Kafka chỉ cho nhân vật chữ đầu của tên, không có ǵ hết, không gia đ́nh, không bộ mặt).

Ở đây, vào đầu truyện, không giới thiệu mà Sartre đ̣i hỏi người đọc phải tự đoán “chúng tôi” này sẽ gồm ba người khi nói đến “một nhóm tù nhân khác” và ba nhân vật đó là Tom Steinbock (người Ái nhĩ lan, gia nhập Liên đoàn t́nh nguyện Quốc tế), Juan Mirbal ( em của José, người anh theo phe vô chính phủ) và Pablo Ibbieta (người chứa chấp Ramon Gris trong nhà, mà người đọc phải tự đoán là một nhân vật quan trọng của phe chống phát xít). Khác với tiểu thuyết của Hemingway và Malraux nói đến ở trên (xem chú thích), nhân vật là những người tham gia chiến đấu cũng như câu truyện là những hành động chiến đấu, trong truyện ngắn Tường của Sartre, hành động của Tom và Juan được nh́n theo cảm nghĩ của nhân vật-chủ thể Pablo [83]:

Tom là tay ăn nói giỏi và y biết rành tiếng Tây ban nha

Tom bắt đầu run rẩy…Hắn đứng dậy và bắt đầu tập thể dục. Cứ mỗi động tác, áo hắn lại banh ra ở ngực, trắng và đầy lông. Hắn nằm ngửa, giơ hai tay lên không và đạp như đạp xe. Tôi thấy mông hắn bự đang run rẩy. Hắn vạm vỡ song quá mập. Tôi nghĩ làm sao những viên đạn súng trường hay những đầu nhọn của lưỡi lê có thể ngập sâu vào được khối thịt mềm như tảng bơ được. Chắn hẳn tôi không cảm thấy như thế nếu như hắn gầy ốm

Tom bắt đầu nói, “Anh đă hạ tụi nó chứ?”, hắn hỏi. Tôi không trả lời. Hắn bắt đầu giải thích cho tôi biết hắn đă giết cả thẩy sáu tên từ đầu tháng Tám; hắn không hiểu rơ t́nh cảnh và tôi thấy rơ là hắn không muốn hiểu điều đó.

Khi Sartre phê b́nh Mauriac chuyển nhân vật chủ thể sang khách thể và điều động nhân vật như thể Thượng đế, th́ ngay trong truyện ngắn này của ông, đứng ở vai tṛ nhân vật/thuyết thoại/ngôi thứ nhất, tác giả cũng phạm vào nguyên tắc điều động nhân vật như thể nhà văn là Thượng đế, như trong một câu ở sau đó:

Chúng tôi có suốt đêm để hiểu

Hay trong những câu về Tom:

Hắn luôn luôn phải nói, không như thế hắn chẳng nhớ được ǵ trong ư nghĩ của hắn

Hỏi như Sartre đặt vấn đề với Mauriac: ai là người phán xét Tom “hắn chẳng nhớ được ǵ trong ư nghĩ của hắn” như thể áp dụng một nguyên tắc tâm lư máy móc vậy?

Vi phạm nguyên tắc đó ở những đoạn về y sĩ người Bỉ:

hắn đến quan sát thân thể chúng tôi, những thân thể hấp hối ngay khi c̣n đang sống

Cả ba chúng tôi cùng nh́n y bởi v́ y là người c̣n sống…

C̣n chúng tôi không c̣n cảm thấy thân thể ḿnh nữa

Hay về Juan:

Mặt hắn quá ranh và sợ hăi với khổ sở làm đổi dạng, làm méo cả mặt. Ba ngày trước đây hắn c̣n là đứa trẻ láu lỉnh, không đến nỗi tệ; nhưng bây giờ trông hắn giống như lăo già và tôi nghĩ hắn không làm sao trẻ lại được nữa, ngay cả nếu như chúng thả hắn đi.

Hắn có vẻ kinh hăi v́ đau, hắn chỉ nghĩ đến điều đó: tuổi của hắn mà

Nó khóc: tôi thấy là mặc dầu nó thương thân nó, song nó không nghĩ đến cái chết

Khi nhận xét: “hắn không làm sao trẻ lại được nữa, ngay cả nếu như chúng thả hắn đi”, “mặc dầu nó thương thân nó, song nó không nghĩ đến cái chết”, không phải nhân vật xưng tôi, nhưng là người viết/tác giả đă nhẩy vào vị trí điều động nhân vật của đấng sáng tạo ra mọi nhân vật được sáng tạo trong truyện.

Truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của Sartre có ư hướng rơ là viết tiểu thuyết có “luận đề” [84], khi đặt tiêu đề Tường, tác giả muốn hàm ngụ: sự phân cách giữa bên trong và bên ngoài, giữa tù ngục và tự do, song c̣n mang biểu tượng chính là giữa sống và chết, với ẩn dụ tử h́nh:

Tôi nghĩ tôi muốn trở lại tường, đẩy bức tường với hết sức lực của lưng và bức tường chống lại, như trong cơn ác mộng [85]

Chết phi lư là hai ư tưởng trong truyện ngắn Tường:

Tư tưởng về cái chết đến với nhân vật chủ thể như một cái ǵ không tên, rồi sợ hăi, như nhân vật nói: “có cái ǵ xảy đến với chúng ta mà tôi không thể hiểu” [86], rồi cảm thấy đau đớn, từ thân thể (ở đây là hấp hối ngay khi c̣n đang sống v́ “tôi trông thấy xác tôi: không có ǵ khó nhưng mà chính tôi thấy nó, với mắt của tôi” và từ đó nghĩ “không thấy ǵ hết, không nghe thấy ǵ hết và thế giới này vẫn tiếp diễn với những kẻ khác” v́ trong cái chết này “không phải tự nhiên mà chết” và ư thức “chúng tôi giống nhau như hai anh em sinh đôi, giản dị bởi v́ chúng tôi sẽ chết với nhau”.

Cũng như Roquentin trong Buồn nôn diễn tả gịng ư thức với ngoại giới, nhân vật chủ thể trong Tường “đi đến chỗ chết, không có ǵ có vẻ tự nhiên đối với tôi, không phải cái đống bụi này, không phải cái ghế dài, cũng không phải cái mơm dơ dáy của Pedro”, “mọi đồ vật có một vẻ kỳ quặc: chúng có vẻ mờ dần đi, không dày đặc như thường lệ”,  với tha nhân “không vui là nghĩ về cùng những việc như Tom…tôi nh́n nghiêng hắn, và, lần đầu tiên, lạ với tôi là hắn mang cái chết hiện ra trên mặt hắn”.

Để đọc được ư nghĩ của tha nhân trong mục đích của quan niệm chết, Sartre đă lại nhẩy quá sự thực để đạt sự khu biệt giữa hiện sinh và chết, khi viết:

Cả ba người chúng tôi cùng nh́n y bởi v́ y là người c̣n sống. Y có dáng điệu của người sống, những lo toan của một người sống; y run lập cập trong cái hang này, như những con người c̣n sống run rẩy; y có cái thân thể biết phục ṭng và được nuôi béo tốt. C̣n chúng tôi không c̣n càm thấy thân thể ḿnh nữa - dẫu sao cũng không cùng cách thức đó nữa

Quan hệ giữa sự vật và chết:

Chính là cái chết của hắn mà Tom vừa chạm vào trên ghế

Hay áp đặt ư tưởng phân liệt sống và chết:

Trong một tích tắc y nh́n chúng tôi với vẻ kinh hăi, th́nh ĺnh y nhận ra chúng tôi không phải người như y

hoặc tưởng tượng người ở xa để xác định hiện sinh là chết vẫn là chết một ḿnh:

Concha có thể khóc khi nàng biết tôi chết; trong nhiều tháng, nàng sẽ không thấy thú vị sống. Song tôi vẫn là người phải chết. Tôi nghĩ đến đôi mắt đẹp hiền dịu của nàng. Khi nàng nh́n tôi, có một điều ǵ đó chuyển từ nàng sang tôi. Nhưng tôi nghĩ hết rồi: nếu nàng nh́n tôi hiện giờ, cái nh́n của nàng vẫn trong đôi mắt nàng, nó không chạy qua tôi. Tôi vẫn một ḿnh

Ảnh hưởng tư tưởng “hiện sinh” của Heidegger trong cuối thập niên 30s ở Pháp nói chung và trực tiếp vào Sartre mà Blanchot ghi nhận trong bài phê b́nh Phác thảo của một tiểu thuyết, khi điểm quyển Buồn nôn vừa xuất bản là quyển tiểu thuyết này rơ ràng lấy cảm hứng từ một phong trào triết học vẫn c̣n ít được biết đến ở Pháp, nhưng rất quan trọng, đó là triết học Husserl và đặc biệt là triết học Heidegger “đă đem đến cho nghệ thuật một quan điểm mới để chiêm nghiệm sự thiết yếu của tư tưởng này”[87]; tuy ca ngợi quyển tiểu thuyết của Sartre, song Blanchot cũng nhận ra khuyết điểm của nó là tuy buồn nôn là kinh nghiệm đáng thảng thốt kinh ngạc vén lộ cái hiện sinh không hữu, cái linh cảm tiếp cận, giữa những sự vật hiện hữu, không phải là với sự vật, nhưng với hiện hữu của sự vật, song trong tiểu thuyết của Sartre, chỉ diễn đạt cái t́nh cảm mới nẩy sinh, tự phân tích song bất toàn trong một câu truyện quá yếu so với bản chất của nó. 

Người đọc truyện ngắn Tường có thể đối chiếu những ư tưởng trong đó so với khái niệm Sein-zum-Tode của Heidegger [88]; tuy nhiên, những khuyết điểm nêu trên có phải chứng thực sự thất bại của thể loại văn chương luận đề?

 

-------------------

[82] “C’est un garçon sans importance collective, c’est tout juste un individu”, L.-F.Céline, L’Eglise (kịch).

Khi mượn câu nói trong kịch này để chỉ Ferdinand Bardemu là một con người vất vả về số mệnh, chỉ muốn sống yên thân trong bóng tối, hẳn Sartre muốn h́nh dung nhân vật Roquentin trong Buồn nôn, mà ở cuối tiểu thuyết, đă viết: Tôi bỏ đi, tôi cảm thấy mơ hồ. Tôi không dám có quyết định. Nếu tôi ngỡ có tài…Nhưng không bao giờ - không bao giờ tôi có ǵ viết về loại này; những bài viết lịch sử, phải rồi, - và c̣n nữa. Một quyển sách. Một tiểu thuyết. Và nếu có những người đọc tiểu thuyết này, họ sẽ nói: “Chính Antoine Roquentin viết ra nó. Đó là một gă tóc hoe hay lang thang trong những quán cà phê”, và họ nghĩ về cuộc đời tôi như tôi nghĩ về cuộc đời của cô da đen này: như nghĩ về một cái ǵ quí giá và có nửa phần hoang đường. Một quyển sách. Dĩ nhiên, trước tiên đó là một công việc chán ngán mệt mỏi, song điều đó không ngăn trở tôi hiện hữu và cảm thấy tôi hiện hữu. Nhưng có một thời khoảng quyển sách đă được viết ra, đă ở đằng sau tôi và tôi nghĩ đă có một ít ánh sáng rơ ràng trong quá khứ của tôi. Lúc đó có lẽ nhờ nó mà tôi có thể nhớ lại cuộc đời tôi mà không c̣n cảm thấy hiềm ố. Có lẽ một ngày kia, khi nghĩ đúng vào giờ này, vào cái giờ ảm đạm này mà tôi chờ, quay lưng đi trước mọi đàm tiếu, đến lúc lên xe lửa, có lẽ tôi cảm thấy tim tôi đập nhanh hơn và tôi tự nhủ: “Chính vào ngày này, giờ này mọi sự bắt đầu.” Và tôi đi đến chỗ  chấp nhận – quá khứ, không ǵ ngoài quá khứ.

Đêm xuống. Ở tầng nhất của khách sạn Printania, hai cửa sổ vừa mở đèn. Công trường Ga Mới xông lừng mùi gỗ  ẩm: ngày mai trời sẽ mưa trên thị trấn Bouville.   

[83] Khi nói đến tiểu thuyết của Sartre, trong La Part du Feu/dự phần của lửa Blanchot phân biệt hai loại vấn đề chủ yếu: ở La Nausée là vấn đề hiện sinh và ở Les chemins de la liberté/những con đường tự do là vấn đề tự do.

[84] Trong sách dẫn trên của Blanchot, dưới tiêu đề “tiểu thuyết của Sartre”, Blanchot đă phân tích và phê phán tiểu thuyết Buồn nônNhững con đường tự do của Sartre mà ông đă xếp vào loại tiểu thuyết có luận đề. Mở đầu Blanchot dẫn khởi vấn nạn tại sao tiểu thuyết luận đề mang tiếng v́ thường vượt quá sự thực, biến phản tư về sự vật thực thành những tư duy chết, chính ư tưởng không có đời sống  mà thế giới giả tạo che dấu vụng về.

Việc phê phán lẫn nhau giữa Sartre và Blanchot là vấn đề có nguyên uỷ, sẽ nói đến sau.

[85] “Je pense que je voudrai rentrer dans le mur, je pousserai le mur avec le dos de toutes mes forces, et le mur résistera, comme dans les cauchemars.”

[86]“Il va nous arriver quelque chose que je ne peux pas comprendre”.

[87]“offer à l’art un point de vue nouveau pour contempler sa nécessité” M. Blanchot, L’ébauche d’un roman in trên Aux écoutes, số 1047, 1938.

[88] Hiện thể là một hữu thể tới cái chết, song không phải là hữu trong thời mà là hữu như thể thời tính (Das Dasein ist ein Sein zum Tode, aber nicht ein Sein in der Zeit, sondern ein Sein als Zeit. (Xem: g. Schischkoff, Philosophisches Wörterbuch).

Trong một chú thích khi luận về Sein-zum-Tode, Heidegger ghi nhận: Tolstoi trong truyện ngắn Cái chết của Ivan Ilych đă biểu tỏ hiện tượng xâu xé và sụp đổ khi có người chết/Der Tod des Iwan Iljitsch das Phänomen der Erschütterung und des Zusammenbruchs dieses ‘man stirbt’ dargestellt. (Xem: Heidegger, Sein und Zeit). Người chết ở đây hàm ngụ ‘người ta/das Man’ để nói về thái độ của con người ta về cái chết của kẻ khác, đồng thời cũng chiêm nghiệm về cái chết của chính bản thân. Heidegger tham chiếu truyện của Tolstoi để minh hoạ qua văn chương phân tích về mặt hữu trên cơ sở hiện thể, cái chết thường nhật của con người ta.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013