ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

123

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123,

 

Schleiermacher thường được xem như người khai sáng ra khoa thông diễn học hiện đại từng xác định: “tôi giảng dạy thông diễn học, và thử nâng những ǵ cho đến nay chỉ là một thu tập những tiểu chú  rời rạc và phần nào lại rất không đầy đủ để đưa lên hàng một khoa học hiểu mọi ngôn ngữ như trực quan và nỗ lực xâm nhập vào trong những ảo diệu sâu kín nhất của nó đến từ bên ngoài”[68]. Khi dẫn lại thư Schleiermacher trong Dẫn nhập vào thông diễn học triết lư, Grondin muốn nhấn mạnh đến thời điểm đánh dấu việc khởi sự giảng dạy thông diễn học cho đến măn đời năm 1834, Schleiermacher chuyên tâm vào những vấn đề thông diễn học, có đến 9 giảng khoá trong khoảng 1805-1832, tuy nhiên công tŕnh của ông chỉ do những đệ tử (như Lücke, Kimmerle, M. Frank, W. Virmond) xuất bản sau khi ông mất.

Lư luận thông diễn học của Schleiermacher xây dựng trên hai nguyên tắc: thực tiễn lănh hội và thiết lập quan niệm mới trên những chất liệu ngữ học. Ngay khởi từ nghiên cứu sớ chú Tân Ước, ông nhận xét thông diễn thần học cổ điển “không có nền tảng nghiêm xác v́ không có những nguyên lư tổng quát”[69], khi phê phán như vậy, ông mưu t́m một thông diễn học phổ quát, v́ quan niệm “thực tiễn thông diễn học…là một phần căn bản của đời sống có văn hoá, ngoài mọi nghiên cứu ngữ học hay thần học”[70]. Cho nên ông xác định “thông diễn học không chỉ thu hẹp trong phạm vi sản xuất văn học”[71] mà mở rộng ra mọi phạm vi đời sống, ngay trong những cuộc nói chuyện riêng tư/im vertraulichen Gespräch, giống như quan niệm của Dilthey trong Nhân sinh triết học/Lebensphilosophie vào nửa sau thế kỷ 19, Schleiermacher coi nói và viết đều phải được xem như “những thời đỉnh của đời sống/hervorbrechender Lebensmoment”.

Tuy khởi động của lư giải hay sớ chú (những bản văn cổ) là diễn ngôn dựa trên một tư tưởng có trước, hay trong phê b́nh là đi t́m trong tư tưởng cùng thứ mà tác giả muốn diễn đạt, song Schleiermacher xác định rơ “công việc là phải t́m hiểu ra ư nghĩa của diễn ngôn, khởi đi từ ngôn ngữ”[72], do đó ông từng quan niệm nhiệm vụ của thông diễn học là trước hết phải hiểu diễn ngôn, hơn cả tác giả, mở ngỏ cho sự phát triển của phê b́nh văn chương nở rộ trong thế kỷ sau. Trong lư luận thông diễn học của ông, Schleiermacher khu biệt mặt ngữ pháp và mặt kỹ thuật (hay cá thể, tâm lư), một bên xây dựng trên tri thức ngôn ngữ, độc lập với chủ thể của người lư giải, một bên xây dựng trên tâm cảm/Einfühlung và đồng nhất, cho nên ông đă có một quan niệm cởi mở trong phê b́nh mỹ học: Thành quả đẹp nhất của mọi phê b́nh mỹ học là nâng cao lănh hội trong nhận thức những hành cử nội tại của nhà thơ cũng như những nghệ nhân khác của ngôn ngữ trong toàn bộ quá tŕnh sáng tác từ phác thảo sơ khởi đến hoàn tất sau cùng.[73]

Như đă nói nơi trên, những đệ tử của Schleiermacher là những người (kể cả không dự lớp giảng thông diễn học của ông, hay ở những thế hệ sau) có công thu tập và xuất bản những công tŕnh về bộ môn này, song Dilthey vẫn là học giả có nhiều công phu nhất trong việc lư giải và xiển dương tư tưỏng thông diễn học của Schleiermacher [xem gio-o kỳ 121/122]. Tuy nhiên, Dilthey đă chỉ ra cái khó khăn then chốt của mọi thông diễn học là làm thế nào hiểu được toàn bộ một tác phẩm chỉ nhờ vào từ ngữ và những tổ hợp từ; hoặc lănh hội toàn diện của tiểu tiết là đă giả định lănh hội toàn thể? Ṿng luẩn quẩn này thường lặp lại đối với quan hệ của một tác phẩm đặc thù đến khí thế và tiến hóa của tác giả, kể cả mối tương quan của tác phẩm với thể loại văn của tác phẩm đó [74]. Cho nên mọi lănh hội chỉ có tính cách tương đối và bất toàn. Individuum est ineffabile.[75]

Lư luận thông diễn học của Dilthey có thể bắt đầu từ nói về lănh hội: theo ông, thông diễn học ngoài giá trị thực tiễn c̣n giữ vai tṛ thứ yếu song cơ bản, đó là thiết lập về mặt lư thuyết, giá trị phổ quát của lư giải, cơ sở nền tảng của mọi xác tín lịch sử để chống lại sự xâm nhập thường xuyên của chuyên chế lăng mạn và tư trào chủ quan hoài nghi trong lĩnh vực lịch sử.

Ông nhận xét Schleiermacher khai triển hai mặt của nhận thức là lư giải ngữ pháp và lư giải tâm lư và những quy luật của thông diễn học, đă chỉ ra được “những nhân tố của một lư luận khái quát trong tạo phẩm văn chương”, v́ “mục đích cuối cùng của thông diễn học là hiểu tác giả hơn chính ông ta”, có thể nói “một đề xuất là kết quả tất yếu của lư luận sáng tạo vô thức”[76].

Trong phần phụ lục rút ra từ những trang bản thảo/Zusätze aus den Handschriften, luận thuyết lănh hội/Verstehen được xác định như quá tŕnh những biểu hiện khả xúc trong đời sống tâm linh (Satz 1), chỉ ra những tính chung do tự những điều kiện đă chỉ ra từ phương thức nhận thức (Satz 2), và lư giải là nghệ thuật lănh hội những biểu hiện thành văn của đời sống (Satz 3). Thông diễn học chính là nghệ thuật lư giải những biểu hiện sinh động thành văn này (Satz 4b)[77].

Xác định vị trí và tác phẩm của Dilthey trong lĩnh vực thông diễn học vẫn là một vấn đề, dầu đến nay đă có nhiều tập mới xuất bản trong bộ Tuyển tập Dilthey, với những tiểu luận được giải thưởng/Preisschrift về thông diễn học trước tác khi c̣n trẻ. Thuật ngữ thông diễn học thường hiếm xuất hiện trên nhiều tác phẩm chính của ông. Chỉ nói riêng về phần liên hệ tới lư luận văn chương, đối chiếu hai tác phẩm chuyên đề về Dilthey chẳng hạn, Towards a phenomenological Theory of Literature, A study of Wilhelm Dilthey’s Poetik 1963 của Kurt Müller-Vollmer và La pensée herméneutique de Dilthey, entre Néokantisme et Phénoménologie 2002 của Jean-Claude Gens cho thấy với quá tŕnh tiếp nhận lư luận và phê b́nh văn học diễn ra biến chuyển làm thay đổi nhận thức của con người viết cũng như đọc.

Tác phẩm viết về Poetik của Dilthey nói trên không nói đến thông diễn học mà Dilthey sử dụng  

trong lư luận và phê b́nh, chỉ tới cuối sách, tác giả viết như một thú nhận khống khuyết: Cũng có thể tái dựng lại ư định của Dilthey qua liên hệ những nghiên cứu thông diễn học với những hoàn cảnh và xu hướng đặc thù biểu hiện trong Poetik của ông và trong những duyệt lại ở những tác phẩm xuất bản sau khi ông mất [78].

Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI [79], tôi đă nói đến mối quan hệ Dilthey, Husserl và Heidegger có nghĩa quan hệ giữa thông diễn học và hiện tượng học, đồng thời có nghĩa là đặt vấn đề con đường thông diễn luận trong tác phẩm Sein und Zeit của Heidegger phải hiểu như thế nào.

Nh́n lại diễn tiến lịch sử triết học, không thể phủ nhận sự xuất hiện Wahrheit und Methode của Hans-Georg Gadamer vào năm 1960 đă đánh dấu thời điểm thông diễn học ở bước ngoặt mới. Tôi sẽ trở lại sự việc này, như đă nói đến trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ,

Ở bài thuyết tŕnh thứ mười của Kasseler Vorträge với tiêu đề trở về với Dilthey, Heidegger  đă nói đến vấn đề chính thực của Dilthey  liên quan đến ư nghĩa của lịch sử khi nhận xét: Dilthey đă chỉ ra và nhấn mạnh đến tính cách cơ bản là hữu thể lịch sử [80]. Theodore Kisiel, học giả khảo về khởi sinh tác phẩm Hữu thể và Thời gian/Sein und Zeit của Heidegger  khi phân chia ba giai đoạn mà ông gọi là Khởi thảo Dilthey, khái niệm thời gian và khởi thảo hữu vấn, nhận xét “ư nghĩa đầu tiên của Heidegger về một diễn giải mở rộng là luận về Dilthey một cách cụ thể hơn, bổ sung cho việcv lư giải Descartes trước đó, và tất cả những ǵ liên hệ tới Yorck”[81].

Quan hệ giữa Dilthey và Heidegger, hay như chính Heidegger gọi là trở về với Dilthey đánh dấu một nét đặc sắc trong hành trạng tư tưởng Heidegger liên hệ đến hiện tượng học và thông diễn học. Thật ra trong chính bài thuyết tŕnh Hiện tượng luận và Nhân học, Husserl nh́n nhận: có thể nói phân tích chính thực về ư thức là thông diễn luận đời sống ư thức như một hiện thể nhằm một cách liên tục và tự cấu thành về măt ư hướng trong vô số ư thức chủ yểu của nó. Heidegger nhận xét: Dilthey  đă vạch ra một con đường về thực tại đúng nghĩa hữu lịch sử, hiện thể của con người, song ông không đặt ra vấn đề sử tính, liên quan đến hữu của hiện thể. Chỉ có phát triển một con đường mới cho hiện tượng luận khả dĩ có thể đặt để được vấn đề này. Con đường đó chính là con đường hiện tượng luận của thông diễn học. Hữu  chính thực lịch sử  của Dilthey theo Heidegger chính là hiện thể của con người.

Khởi sinh của thông diễn học nơi những người đặt nền tảng như Schleiermacher, Dilthey hay Heidegger bắt đầu là những nhà thần học: Quan niệm thông diễn học của Schleiermacher theo Dilthey ghi nhận đă diễn đạt trong thư từ của ông trong những năm 1804-1805 khi ông được mời làm mục sư tại đại học Hall năm 1804; Dilthey viết bài tiểu luận đầu tay được giải, mang nhan đề Hệ thống thông diễn học của Schleiermacher trong quan hệ với những thông diễn học Tin lành sơ kỳ  [82] năm 1860; Heidegger trong giáo tŕnh Hữu thể luận – Thông diễn học về kiện tính học kỳ Hạ 1923 cùng thời giảng dạy Hiện tượng luận về đời sống tôn giáo [83] , học kỳ Đông 1920-21.   

----------------------------

[68] F. Schleiermacher, thư gửi cho Ehrenfried von Willich năm 1805, dẫn trong W. Virmond, Neue Textgrundlagen zu Schleiermachers früher Hermeneutik  trong Schleiermacher-Archiv I, Jean Grondin dẫn lại trong Einführung in die philosophische Hermeneutik 1991.

[69] Schleiermacher, Hermeneutik hrgs. von H. Kimmerle: die rechte Begründung [fehlte], weil die allgemeinen Prinzipien nirgends aufgestellt waren.

[70] Schleiermacher, Sdt: [ich] diese Ausübung der Hermeneutik… für einen sehr wesentlichen Teil des gebildeten Lebens halte, abgesehn von allen philologischen oder theologischen Studien.

[71] Schleiermacher, Sdt: die Hermeneutik [ist] auch nicht lediglich auf schriftstellerische Produktion zu beschränken.

[72] Schleiermacher, Allgemeine Hermeneutik von 1809-10: Die Aufgabe ist, aus der Sprache den Sinn einer Rede zu verstehen.

[73] Schleiermacher, Hermeneutik: Die schönste Frucht von aller ästhetischen Kritik ist ein erhöhtes Verständnis von dem inneren Verfahren der Dichter und anderer Künstler der Rede, von dem ganzen Hergang der Komposition, vom ersten Entwurf an bis zur letzten Ausführung.

[74] Dilthey, Sdt: [ông nêu ra ví dụ lấy từ tác phẩm viết về Dẫn nhập vào thiên sách Nhà nước của Platon/Einleitung zum platonischen  Staat, trong đó Schleiermacher đă giải quyết một cách thực tiễn khó khăn này] để trong dấu ngoặc [] “khởi sự từ một khái yếu kế hoạch so với một bản đọc mau, phải ḍ dẫm từ quan sát toàn bộ, rọi sáng những khó khăn và dừng lại ở mọi đoạn văn cho nh́n ra công việc sáng tác. Khi đó có thể bắt đầu việc lư giải chính”

[75] Dilthey, Sdt: So bleibt alles Verstehen immer nur relative und kann nie vollendet werden. Individuum est ineffabile.(in nghiêng là nguyên văn cụm từ tiếng La tinh: cá thể không thể kể xiết).Nhận thức cá nhân là cơ bản trong thông diễn học. Humboldt xác định: In der Individualität liegt das Geheimnis alles Daseins ( trong cá thể chứa đựng huyền nhiệm của hiện thể) v́ cá tính không chỉ khó diễn tả, lại khó nhận thức.

[76] Dilthey, Sdt: “die Ansätze zu einer allgemeinen Theorie der literarischen Produktion”; “das letzte Ziel des hermeneutischen Verfahrens ist, den Autor besser zu verstehen, al ser sich selber verstanden hat. Ein Satz, welcher die notwendige Konsequenz der Lehre von dem unbewußten Schaffen ist.”

Khái niệm “sáng tạo vô thức” ở đây không được nói rơ ở chỗ nào khác; tuy nhiên Dilthey không đồng t́nh với quan niệm linh cảm/dự cảm -  “Ahnung” thuật ngữ Ast sử dụng và “Keimentschluß” của Schleiermacher mà Dilthey xem như có thể giản lược vào giả đề có thể hoán chuyển trong quan hệ giữa tổng thể và từng phần.

[77] Dilthey, Sdt: (Satz 1): Verstehen [nennen wir] den Vorgang, in welchem aus sinnlich gegebenen Äußerungen seelischen Lebens dieses zur Erkenntnis kommt; (Satz 2) [so muß das Verstehen derselben durch] die angegebenen Bedingungen dieser Erkenntnisart gegebene gemeinsame Merkmale haben; (Satz 3) Das kunstmäßige Verstehen von schriftlich fixierten Lebensäußerungen [nennen wir] Auslegung, Interpretation. (Satz 4b) Diese Kunstlehre des Verstehens schriftlich fixierter Lebensäußerungen [nennen wir] Hermeneutik.

[78] K. Müller-Vollmer, Sdt: Again it would be possible to reconstruct Dilthey’s intentions by relating the hermeneutic studies to the particular circumstances and tendencies embodied in his Poetik and in his posthumous revisions.

[79] Đặng Phùng Quân, Triết học nào cho thế kỷ XXI 2010.

[80] M. Heidegger, Sdt: Dilthey hat gezeit und betont, daß der Grundcharakter sei: Geschichtlich-Sein.

[81] T. Kisiel, The Genesis of Heidegger’s Being and Time 1993.

[82] W. Dilthey, Das hermeneutische System Schleiermachers in Auseinandersetzung mit der älteren protestantischen Hermeneutik.

[83] M. Heidegger, Phänomenologie des religiösen Leben

c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014