ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

76

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76,  

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Trong những bài viết về Kafka, từ  Đọc Kafka (1943) đến những bài viết về sau, chủ yếu không phải là ảnh hưởng, nhưng ở Kafka, Blanchot đă khai phá được những chất liệu tạo thành điều ông gọi là “tranh đấu từ văn chương cho văn chương”[166]. Trong phần Dẫn nhập, tôi đă nói đến quan điểm lư luận văn chương của ông, ở đây nhân bàn về tiểu thuyết, tôi sẽ đề cập vấn đề lưu đày trong văn chương như một khái niệm cơ bản và trong bài viết Kafka và nhu yếu của tác phẩm [167] một cách gián tiếp, Blanchot phản bác phê b́nh của Sartre khi chỉ ra bản chất và liên hệ giữa AminadabLâu đài mà Sartre không hiểu hoặc không thấy.

Ở bài viết Văn chương và lưu đày [168] tôi đă nhận xét:

“Ngày nay văn chương không c̣n biên cương của ngôn ngữ và văn tự; khả hữu của trí tưởng sáng tạo chỉ ra những yêu cầu mới của một nhận thức văn chương, mà khả hữu của lưu đày là một nhân tố xác quyết. Khả hữu đó chỉ có thể xét trong mối quan hệ giữa sáng tạo học và lư trí văn chương.

Lưu đày là ǵ? Tại sao lại lưu đày? Dường như có thể định nghĩa: người là con vật có lư trí, con vật chính trị v.v… nhưng chỉ có thể xác định: người là hữu-hướng-về-lưu-đày, như thể hữu-hướng-về-cái-chết, cũng như lưu đày là định mệnh của con người. Khác biệt ở chỗ, chết là đối tác của hư vô, lưu đày là mặt đối lập của bạo lực.”

Khi phân tích nhu yếu của văn chương, chủ yếu trên những trang Nhật kư/Tagebücher của Kafka, trong bài viết nói đến ở trên, Blanchot khởi sự bằng xác quyết: Có người bắt đầu viết, do tuyệt vọng xui khiến; nhưng tuyệt vọng không thể xác định được, như trong Nhật kư, Kafka nh́n nhận, nó luôn luôn vượt qua mục đích. Viết cũng thế chỉ bắt nguồn trong cái tuyệt vọng thực, không mời gọi và quay lưng với tất cả, trước hết là giật ng̣i bút khỏi tay người viết. Cả hai vận hành đó chẳng có ǵ chung ngoài cái bất định của chúng, ngoài cái thể nghi vấn, như thể không ai có thể tự nhủ: tôi tuyệt vọng, mà chỉ có thể hỏi:  anh tuyệt vọng ư?; cũng không thể quả quyết: tôi viết, nhưng chỉ có thể hỏi: anh viết ư? Trường hợp Kafka là như thế: hỗn loạn và phức tạp. Đam mê văn chương, kiên cường song lại không muốn mê đắm trong văn chương, muốn lợi dụng nó song văn chương không bao giờ chấp nhận làm phương tiện, Kafka biết thế nên rốt cuộc đầy những xung đột mù mịt cho chính ông, và cả với người đọc nữa.

Chỉ trong một đêm 22 tháng Chín 1912, Kafka viết một mạch xong truyện Phán quyết/Das Urteil chứng tỏ khác với nỗi lo ngại ban đầu, ông biết có thể viết: viết chỉ khả hữu, trong liên tục, mở ra toàn diện cả tâm hồn lẫn thể xác [169]. Blanchot nhận xét, đối với Kafka, xung đột đến từ nhu yếu của tác phẩm lẫn với yêu sách mang tên hạnh phúc; nếu viết kết án ông vào chỗ cô độc, bắt hiện hữu của ông là hiện hữu của kẻ độc thân, không t́nh yêu, không ràng buộc. Khi không viết, Kafka không chỉ có một ḿnh, nhưng ở trong t́nh trạng cô đơn lạnh lẽo đến ngây dại mà Blanchot ví giống như Hölderlin, tê cóng, hoá đá. Số phận của Kafka định đặt trong văn chương, nếu ta cứ theo bước vào nhật kư của ông, song điều quan yếu ghi nhận, như Blanchot trích từ những đoạn văn dài để thấy: tôi [Kafka] đă là công dân  của thế giới khác, quan hệ đối với thế giới quen thuộc giống như sa mạc với những mảnh đất cầy cấy, như thể một kẻ xa lạ nh́n lại đằng sau. Ḍng dă bốn mươi năm, Kafka nói đă lang thang ngoài vùng đất Canaan [170]; Ông tự hỏi: phải chăng tôi c̣n chưa ở trong Canaan? V́ từ lâu vẫn ở trong sa mạc, là kẻ khốn cùng mà Canaan như vùng Đất Hứa duy nhất, v́ không c̣n mảnh đất thứ ba nào cho con người.

Lưu đày phương Tây dường như gắn liền với thân phận Do thái, cho nên không phải chỉ có những Kafka trong văn chương, c̣n những Paul Celan (sẽ nói đến trong phần thơ). Cho nên ở đây Blanchot khẳng định một điều: đọc những trang nhật kư của Kafka nói đến ở đây, tất yếu không phải đọc trong viễn quan Ki tô giáo nói chung, nhưng trong viễn quan “Abraham”, bởi bị đày đọa ra khỏi thế giới muốn nói lên là ra khỏi Canaan, lang thang trong sa mạc, trong lầm lỡ của di thực vô tận, phải phấn đấu không ngừng để tạo một thế giới khác ở bên ngoài này và từ lầm lỡ này tạo ra nguyên lư, ngọn nguồn cho một tự do mới. Tranh đấu không chung cuộc, không xác tín để chinh phục sự thất bại, chân lư của lưu đày và trở về ngay trong ḷng sự thất tán. Blanchot chỉ ra ẩn ngữ trong Nhật kư mà Kafla rơ ràng muốn nói đền là “tất cả văn chương của ông như một bí truyền thư, một mật giáo mới [171].

Ông lư giải tiểu thuyết Lâu đài, trắc lượng sư hoàn toàn thoát khỏi những lỗi lầm của Joseph K. trong Án xử; không t́m cách trở lại nơi chôn nhau cắt rốn, đă mất cuộc sống trong Canaan, xoá bỏ chân lư của thế giới này; trước tiên không khinh thường, mà luôn luôn chuyển động không ngừng, không thoái chí, đi từ thất bại này qua thất bại khác, qua một vận động bền bỉ khơi lên nỗi lo ngại lạnh lẽo của thời gian không ngừng nghỉ. Y cứ đi, trong ngoan cường không khuất phục, luôn trong ư nghĩa của lầm lẫn cùng cực, không thèm cái làng c̣n có đôi điều thực tế, nhưng muốn cái lâu đài có lẽ chẳng thực, tách ra khỏi Frieda c̣n mang vài phản ánh sống để hướng về Olga, cái phó bản bị loại, hơn nữa lại tự nguyện chọn như thế. Tất cả để đi đến chỗ tốt hơn, nhưng không thể v́ người trắc lượng sư đă không ngừng rơi vào một lỗi mà Kafka coi như trầm trọng nhất, lỗi lầm không nhẫn nại.

Người ta chắc hẳn cũng lầm như người trắc lượng sư lầm, khi người ta tưởng nhận ra trong ảo giác của chế độ bàn giấy, tượng trưng chính đáng của một thế giới bên trên. Klamm không phải là vô h́nh, người trắc lượng sư muốn nh́n thấy y và nh́n y. Lâu đài, cái mục đích tối thượng không phải ở ngoài tầm nh́n. Dĩ nhiên, nh́n cho kỹ, những h́nh dáng ấy phỉnh phờ, lừa gạt, Lâu đài chỉ là một đống những túp nhà làng nhỏ, Klamm là con người thô kệch ngồi đối diện bàn giấy. Chẳng có ǵ ngoài cái tầm thường và xấu xí. Chính đó là cái cơ may cho người trắc lượng sư, đó là chân lư, sự chính trực lừa gạt của những ảnh tượng này; tự chúng không có quyến rũ, không có ǵ chứng thực hứng thú mê hoặc mà người ta mang cho chúng, chúng cũng nhắc nhở chúng không là mục tiêu thực. Nhưng đồng thời trong cái không ư nghĩa này để quên cái chân lư khác, dầu biết chúng cũng cùng những ảnh tượng của mục tiêu này, cũng tham dự vào sự chói lọi, vào giá trị không xoá bỏ và không cột vào với chúng, đă là quay lưng với cái cơ bản. T́nh huống có thể tóm lược như sau:  đó là không nhẫn nại làm cho chung cục không đạt được khi thay thế nó bằng tiếp cận một h́nh thế trung gian. Chính không nhẫn nại phá huỷ tiến gần tới chung cục bằng ngăn cản nhận biết trong trung gian, h́nh thế của trực tiếp.

Lư giải Lâu đài của Blanchot c̣n minh thi một số những dấu chỉ về cái ảo tượng của chế độ bàn giấy, thói nhếch nhác đại lăn đặc thị chế độ này, những con người cặp đôi từ kẻ thi hành, người gác, kẻ mang tin luôn luôn đi cặp đôi như để chứng tỏ họ chỉ phản ảnh lẫn nhau, phản ảnh của một toàn thể vô h́nh, tất cả cái dẫy hoá thân này, phát dục có phương pháp của khoảng cách này không bao giờ cho như vô tận nhưng sâu xa vô định một cách tất yếu do sự biến hoá từ mục tiêu sang chướng ngại, nhưng cũng những chướng ngại thành những trung gian dẫn đến mục tiêu, tất cả họa tượng mănh liệt này không h́nh dung chân lư của thế giới bên trên, cũng không h́nh dung tính siêu việt của nó, đúng ra là h́nh dung phúc và hoạ của biểu thị, của nhu yếu này mà con người lưu đày (cho in nghiêng-ĐPQ) phải tự tạo từ lầm lẫn một phương tiện chân lư và từ cái lừa gạt y một cách vô hạn ra cái khả năng cuối cùng để nắm bắt cái vô cùng.

Blanchot cho in bài phân tích Lâu đài này vào năm 1952 trong chiều hướng xây dựng một lư luận về cái ông gọi là “không gian văn chương”[172], cái không gian mở ra từ tranh biện lẫn nhau giữa quyền nói và quyền nghe (l’espace déployé par la contestation mutuelle du pouvoir de dire et du pouvoir d’entendre), ở đó quyển sách chỉ là tác phẩm khi trở thành cái riêng tư thân thiết giữa người viết ra nó và người đọc nó.

Trong bài phân tích này, Blanchot ở phân đoạn gần cuối mang tên “không gian của tác phẩm” đặt vấn đề trong chừng mực nào Kafka có ư thức sự tương tự giữa đường lối nói đến ở trên với vận động để tác phẩm hướng về nguồn gốc, có thể hoàn tất cũng như thử nghiệm của những nhân vật cách nào để qua nghệ thuật, tác giả mưu toan mở ra con đường về tác phẩm, và qua tác phẩm về một cái ǵ đó là thực. Chứng cớ đó khá rơ ràng: lỗi mà ông trừng phạt K. cũng chính là lỗi mà tác giả, nhà nghệ thuật phải tự trách bản thân. Không nhẫn nại là cái lỗi đó. Không nhẫn nại trong việc gấp rút đưa câu chuyện đến chỗ giải quyết/gỡ mối,  trước khi được khai triển trong mọi hướng dùng hết mực độ thời gian, đưa cái bất xác đến một toàn thể thực mà mỗi vận động không chính đáng, mỗi ảnh tượng c̣n sai lạc phần nào có thể biến thái đến một xác thực khó lay chuyển. Blancot nhận xét, nhiều lư do khiến Kafka gần như không hoàn tất bất cứ “câu chuyện” nào của ông, vừa bắt đầu chuyện này th́ lại bỏ để thử dịu trong câu chuyện khác [173] mà theo ông, có lẽ Kafka không biết, đă chứng thực sâu xa  viết, là giao phó cho cái không ngừng, và do lo ngại, xao xuyến về cái không kiên nhẫn, bận tâm cẩn mật với nhu yếu viết, ông thường không chịu thay đổi để hoàn tất, tín thác vô ưu và sung sướng để một chung cục không bao giờ xong.

Trong bài đọc Kafka trên tạp chí L’Arche tháng 11 năm 1945 (cùng với bài những tiếu thuyết của Sartre in trên cùng tạp chí tháng 10 năm 1945)[174] dường như đủ để trả lời cho bài viết đă nói đến ở trên của Sartre, như Blanchot xác định: có lẽ tính kỳ dị của những quyển sách như Án xử hay Lâu đài không ngừng đưa chúng ta trở lại một chân lư ngoài văn chương, đương lúc chúng ta bắt đâu phản bội chân lư này, v́ nó kéo chúng ta ra khỏi văn chương mà thực sự nó không thể hỗn hợp…Chính v́ thế chúng ta chỉ hiểu tác phẩm [của Kafka] trong khi phản bội nó, và cái đọc của chúng ta  quay quanh một ngộ nhận thật phiền muộn.[175]     

  

-----------------------

[166] “une sorte de combat par la littérature pour la littérature”, Blanchot, L’écriture du désastre 1980 dùng làm đề từ cho De Kafka à Kafka, 1981.

[167] Kafka et l’exigence de l’œuvre in Blanchot, Sdt.

[168] [Văn chương và Lưu đày in ĐPQ, Tẩu khúc văn chương/triết lư 2004.

[169] Không phải t́nh cờ Blanchot nhắc lại hai lần ngày này trong bài viết nói trên. Theo Bident, Blanchot nhận ra sự trùng hợp giữa ngày sinh của chính ông (22 tháng Chín 1907) với đêm huyền bí mà đối với Kafka đột khởi mặc thị h́nh thái và tiết điệu viết của ḿnh, đánh dấu “nhu yếu của tác phẩm”; Blanchot dường như có thể dồng hoá với Kafka: tôi không là ǵ hết ngoài văn chương, nguyện vọng và thiên chức duy nhất của tôi…tất cả những ǵ tôi làm chỉ là kết quả của cô đơn, ẩn dật.   

[170] Vùng đất thời cổ đại, ngày nay trong lănh thổ Do thái, Palestine và Lebanon, giữa vùng Địa trung hải và song Jordan.

[171] Une nouvelle Kabbale, une nouvelle doctrine secrète. Trong chú thích cuối trang, Blanchot dẫn Scholem để nói về những hăi hùng của Lưu đày ảnh hưởng học thuyết bí truyền thư về luân hồi đă có một số đông quần chúng khi nhấn mạnh đền những giai đoạn khác nhau của linh hồn lưu đày…Hợp nhất với Thượng đế hay phóng trục tuyệt đối trở thành hai cực, phát triển một hệ thống cho người Do thái khả năng sống dưới thống trị của một chế độ đang t́m cách phá huỷ những lực lượng của Lưu đày.

[172]“L’espace littéraire”, khái niệm không gian này cho ǵ khác biệt với Poulet, Bachelard hay Joseph Frank, sẽ nói đến ở chỗ khác. Đó cũng là nhan đề cùng tên xuất bản năm 1955, có in lại tiểu luận này trong phần III: L’espace et l’exigence de l’œuvre.

[173] Quả thực, ở những tiểu thuyết như Án xử/Der Prozeß, Lâu đài/Das Schloß, Châu Mỹ/Amerika thường có những chương chưa kết thúc, những dị bản/Variante, những phân đoạn/Fragmente v.v…

[174]“La lecture de Kafka” và “Les romans de Sartre”, cả hai đều in lại trong La Part du feu 1949.    [175] Blanchot, Sdt: Peut-être est-ce l’étrangeté de livres comme Le Procès ou Le Château de nous renvoyer sans cesse à une vérité extralittéraire, alors que nous commençons à trahir cette vérité, dèa qu’elle nous attire hors de la littérature avec laquelle elle ne peut pourtant pas se confondre…C’est pourquoi, nous ne la [l’œuvre de Kafka] comprenons qu’en la trahissant, et notre lecture tourne anxieusement autour d’un malentendu.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013